• Không có kết quả nào được tìm thấy

liệu này hiển thị những khách hàng tiềm năng bạn có thể nuôi dưỡng cho lưu lượng truy cập bạn cần.

Thời gian trên trang

Bằng cách quan sát thời gian mà người dùng ở lại trên một trang, bạn có thể hiểu được cách khách truy cập di chuyển trên trang và cụ thể hơn là họ có thực sự đọc nội dung hay không. Nếu thời gian trung bình là vài giây thì bạn nên xem xét lại. Sử dụng các số liệu đó để cải thiện nội dung của mình hoặc thậm chí xây dựng lại chức năng tổng thể của trang web.

Truyền thông xã hội

Hầu hết các kênh xã hội đều có các công cụ phân tích tích hợp (như Facebook Insights) cho phép bạn dễ dàng tìm hiểu các chỉ số cơ bản và xu hướng tương tác. Đây thường là thông tin khá cơ bản và được diễn giải nhẹ nhàng hoặc kết hợp với các loại dữ liệu từ công cụ khác để có được bức tranh đầy đủ.

kiện đánh dấu cho sự chuyển đổi Content marketing mới là năm 1982, Hasbro tạo ra một quảng cáo truyền hình chỉ để quảng cáo cho bộ truyện tranh của ông khi luật chính phủ hạn chế việc số lượng phim hoạt hình liên quan đến quảng cáo đồ chơi trên truyền hình. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, kể từ lần phát hành truyện tranh đầu tiên, khoảng 20% số bé trai từ 5 đến 12 tuổi đều có 2 hoặc nhiều đồ chơi GI-Joe. Đến năm 1987, hai trong số 3 cậu bé cùng tuổi có ít nhất một món đồ chơi GI-Joe. Lúc này bộ truyện tranh GI-Joe là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất của Marvel.

Những năm 1990, khi Internet bắt đầu phát triển, máy tính được sử dụng phổ biến hơn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng chuyển từ truyền hình, phương tiện in ấn, gửi thư tay thay thế bằng các phương tiện kỹ thuật số. Các trang web, blog bắt đầu mọc lên nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu tìm thấy nhiều cơ hội tiếp thị thông qua Email.

Giờ đây, bất cứ ai có internet đều có thể tạo ra nội dung và quảng bá rộng rãi mà chi phí mức chi phí rất thấp. Lúc này kênh truyền thông phổ biến nhất để cung cấp nội dung chính là những blog.

Cụm từ Content marketing thực sự bắt đầu được đưa vào sử dụng một cách phổ biến là từ năm 2001. Mở đầu cho hoạt động Content marketing là Công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Công ty cho ra đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu lên tới 20 tỉ USD.

Nhưng mãi đến năm 2011 mới gọi là thời kỳ bùng nổ của hoạt động Content marketing. Tiêu biểu cho sự bùng nổ này là tạp chí dành cho giám đốc Content marketing - Chief Content Officer. Theo Theo Admicro, 2014 tạp chí này đã được cho ra đời với bản in và bản online và có đến 88% doanh nghiệp có sử dụng Content marketing và 25% kinh phí dành cho Content marketing là những con số đã được thống kê từ các doanh nghiệp.

1.2.2. Thực trạng hoạt động Content marketing tại Việt Nam

Content marketing là một xu thế marketing bắt đầu trên thế giới từ những năm 2000. Tuy nhiên phải đến những năm 2012-2013, Content marketing mới bắt đầu trở thành xu thế tại Việt Nam và được giới marketing cũng như doanh nghiệp quan tâm

Trường ĐH KInh tế Huế

nhiều hơn.

Điển hình cho việc sử dụng hoạt động Content marketing trong giai đoạn này phải nhắc đến Big C - một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng Content marketing cho dòng sản phẩm điện máy. Điện máy là mặt hàng có giá trị cao và phức tạp, vì vậy, lựa chọn sản phẩm điện máy là việc không dễ dàng đối với khách hàng.

Nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, Big C cải tiến phương pháp bán hàng điện máy truyền thống sang phương pháp bán hàng hiện đại với 3 mục tiêu chính:

- Chủ động cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ và có chiều sâu hơn.

- Đa dạng hóa gian hàng.

- Tăng cường tư vấn trực tiếp cho khách hàng.

Với việc bố trí các video hướng dẫn phát liên tục trên các LCD cùng các bảng thông tin dán cố định trên tường. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào, khách hàng có thể đến tại khu vực được phân chia riêng biệt cho mặt hàng đó, chủ động theo dõi các video đang phát hoặc các hướng dẫn trên tường, sẽ nhanh chóng nắm bắt được những thông tin cần thiết về đặc tính, nguyên tắc lựa chọn, ý nghĩa các thông số kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, bảo quản sản phẩm… một cách cụ thể và chi tiết.

Đồng thời việc sử dụng hệ thống máy vi tính cảm ứng được bố trí tại các «quầy bar» hiện đại và năng động. Chỉ với những cái click chuột đơn giản, khách hàng có thể xem thông tin liên quan đến một sản phẩm bất kỳ: hình ảnh, đặc tính, thông số kỹ thuật, giá, cận cảnh từng góc cạnh chi tiết của sản phẩm một cách sống động… qua đó giúp khách hàng nắm bắt rõ thông tin và hiểu thông thạo về sản phẩm.

Ngoài ra khách hàng cũng có thể đối chiếu, so sánh các sản phẩm với nhau dựa trên những tiêu chí làm chuẩn rất đa dạng như: giá, nhà sản xuất, đặc tính… qua đó giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về mặt hàng để có thể cân nhắc, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen sử dụng...

Bằng việc sử dụng loại Content marketing này, Big C có thể giới thiệu đến khách hàng một lượng hàng hóa hết sức đa dạng và phong phú mà không cần một không gian quá lớn. Từ đó khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và dễ dàng tập trung hơn. Big C

Trường ĐH KInh tế Huế

chủ động hơn trong việc cập nhật được số lượng hàng tồn kho, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mãi… một cách chính xác, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. Từ việc quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học và đầy đủ, Big C dễ dàng hơn trong việc chăm sóc khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi một cách chu đáo nhất.

1.2.3. Bài học từ Coca Cola

Tháng 11 vừa rồi, Jonathan vừa giới thiệu chiến lược mới của Coca Cola: “from creative excellence to content excellence” (từ xuất sắc về sáng tạo đến xuất sắc về nội dung). Jonathan nói rằng: “All advertisers need a lot more content so that they can keep the engagement with consumers fresh and relevant, because of the 24/7 connectivity. If you’re going to be successful around the world, you have to have fat and fertile ideas at the core.” (Tất cả các nhà quảng cáo cần nhiều nội dung hơn để họ có thể giữ cho sự tương tác với người tiêu dùng luôn mới mẻ và phù hợp, nhờ khả năng kết nối 24/7. Nếu bạn muốn thành công trên khắp thế giới, thì cốt lõi là bạn phải có những ý tưởng tốt và màu mỡ). Vậy thì “content excellence” là gì mà một thương hiệu vĩ đại như Coca Cola lại muốn theo đuổi?

Hãy hình dung ngày hôm qua, doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm và doanh nghiệp tạo ra một phim quảng cáo 30 giây cho nó. Theo lý thuyết tiếp thị, sản phẩm của doanh nghiệp là Product, còn phim quảng cáo của doanh nghiệp là Promotion nhằm để quảng bá cho Product của doanh nghiệp. Cái khách hàng cần không phải là phim quảng cáo 30 giây của doanh nghiệp, họ cần sản phẩm. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày hôm nay, cái họ cần không hẳn chỉ là sản phẩm thật (actual product).

Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một loại nước tương mới nhằm tạo ra nhiều món ăn ngon và lạ, khách hàng cần doanh nghiệp cung cấp cho họ những cẩm nang nấu ăn với loại nước tương này. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi với định vị là an toàn, khách hàng cần doanh nghiệp cung cấp thêm những kỹ thuật và cách thức lái xe an toàn cho cả gia đình.

Nếu doanh nghiệp là một nhãn hàng sữa giúp phát triển trí não, khách hàng cần

Trường ĐH KInh tế Huế

doanh nghiệp cung cấp kiến thức khoa học về nuôi dạy con thông minh.

Nếu doanh nghiệp sản xuất máy chụp ảnh chuyên nghiệp, khách hàng cần doanh nghiệp tạo ra thêm nhiều nội dung nói về cách chụp ảnh chuyên nghiệp hay các buổi nói chuyện với chuyên gia nhiếp ảnh. Và nếu doanh nghiệp sản xuất nước ngọt như Coca Cola giúp mọi người chia sẻ hạnh phúc thì khách hàng cần doanh nghiệp kể cho họ nghe những câu chuyện làm cho họ hạnh phúc. Và những gì vừa đề cập chính là

“Content” và là một cách tiếp cận mới trong tiếp thị ngày nay: “Content marketing”.

1.2.4. Bài học từ các doanh nghiệp nước ngoài khác

Công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên "Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố ("Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.

Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình làm họ phấn khích nhất trên Instagram bằng cách sử dụng chức năng hashtag; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời.

Một ví dụ điển hình nữa về Công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois tại Mỹ, đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn - phân biệt chủ thể Công ty trong quá trình tiếp cận của thương hiệu trong lĩnh vực được coi cạnh tranh khá khốc liệt này. Thông qua nghiên cứu và phân tích trên các website, Công ty này đã nhận thấy trang luật của mình là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất so với web của các Công ty khác. Vì vậy, Công ty đã quyết định tăng thêm

Trường ĐH KInh tế Huế

sự nổi bật bằng cách tạo ra một loạt clip phỏng vấn mà trong đó các luật sư sẽ là người trả lời các câu hỏi như: Doanh nghiệp đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu doanh nghiệp có thời gian đi du lịch, doanh nghiệp sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của doanh nghiệp là gì? Với thông điệp ở đây là: Doanh nghiệp sẽ không tìm thấy cái mắc áo nào ở đây (ý chỉ những điều tầm thường), nhưng doanh nghiệp sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.