• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh:

1.1.4.1 Các căn cứ đểxây dựng chiến lược:

Căn cứvào khách hàng:

Khách hàng là đối tượng phục vụmà bất cứdoanh nghiệp nào cũng đều nhằm tới, vì thế khách hàng là căn cứ cơ sởcủa chiến lược kinh doanh. Với sựhiện đại hoá của xã hội nhu cầu sử dụng hàng hoá của những nhóm người này khác nhóm người kia vì thế tạo nên những thị trường hiện đại hoá không đồng nhất. Do đó, doanh nghiệp phải cần nắm được và biết phân loại thị trường, phân loại khách hàng cho phù hợp với những nhóm khách hàng riêng biệt để phục vụtốt hơn. Có hai cách phân chia thị trường:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phân chia mục tiêu: Phân khách hàng theo mục đích của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ: Họ sử dụng đểkinh doanh, bán lẻhay tiêu dùng

Phân theo khả năng đáp ứng cho khách hàng: Cách này dựa vào khả năng và nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó sẽgiúp doanh nghiệp chọn được thịphần phù hợp nhất với khả năng và nguồn lực của mình. Có như vậy thì chiến lược kinh doanh mới có tính khảthi cao.

(Trích Chiến lược kinh doanh, GS.PTS Vũ Thị Ngọc Phùng)

Căn cứvào khả năng của doanh nghip:

Doanh nghiệp cần phải dựa vào khả năng của mình đểhoạch định chiến lược kinh doanh. Do tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp thường vượt lên trên nhu cầu thị trường nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này ngày càng trở lên khốc liệt và gay gắt, xu thế đòi hỏi phân chia thị trường ngày càng trở lên cấp thiết hơn.

Để nắm được thị trường thì doanh nghiệp phải chú trọng khai thác triệt để thế mạnh của mình khi xây dựng chiến lược. Phải biết phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Biết sửdụng cảnguồn lực là conngười, tiền, vật tư sao cho cân đối. Nếu có sự dư thừa hoặc thiếu hụt ở yếu tố nào đó sẽ gây ra lãng phí do vậy sẽ không khai thác được triệt đểkhả năng của doanh nghiệp.

Trong ba yếu tốnguồn lực nói trên thì con người là yếu tốquan trọng nhất. Có thểsắp xếp ba yếu tốtrên theo thứtự ưu tiên như sau: Con người, tiền, vật.

(Trích Chiến lược kinh doanh, GS.PTS Vũ Thị Ngọc Phùng)

Căn cứ vào đối thcnh tranh

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải dựa vào sự so sánh khả năng của doanh nghiệp mình vớicác đối thủcạnh tranh khác, từ đótìm ra lợi thếcủa mình.

- Lợi thế vô hình: Đó là ưu thế không định lượng được như uy tín, các mối quan hệ của doanh nghiệp, điều kiện, địa điểm kinh doanh, thói quen sử dụng sản phẩm và dịch vụcủa khách hàng.

- Lợi thế hữu hình: Thường đánh giá qua khối lượng, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, vốn đầu tư, giá cả, trình độ quản lý...Để so sánh tìm rađược lợi thếcủa mình, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp phân chia nhỏ các vấn đề để phân tích, đối chiếu tìm ra những mặt mạnh của mình so với đối thủcạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.1.4.2 Nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là chương trình hành động để đạt được những mục tiêu cụthểcủa doanh nghiệp như: tồn tại,tăng trưởng, lợi nhuận, thị trường tiêu thụ, loại sản phẩm, hiệu quảsửdụng vốn... Chương trình hànhđộng vạch ra hướng đi cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Còn kếhoạch đặt ra cụthể các chỉ tiêu và biện pháp phải thực hiện để đạt mục đích đó.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng trên những căn cứ khác nhau nhưng đều bao gồm hai bộ phận: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận (cấp kinh doanh, cấp chức năng)

Nội dung xây dựng chiến lược tổng quát: Trước hết phải đề xuất chiến lược tổng quát, tức là vạch ra mục tiêu chiến lược tổng quát. Chiến lược tổng quát có nhiệm vụ xác định cách đi và hướng đi tới những mục tiêu chủ yếunhư nhịp độ tăng trưởng của sản phẩm, lợi nhuận, thị phần, công nghệ...có thểchia mục tiêu trên thành 3 loại:

- Khả năng sinh lời: Với mục đích tối đa hoá lợi nhuận do vậy khả năng sinh lời của đồng vốn hoặc tổng chi phí và tổng lợi nhuận trong thời gian nhất định phải là mục tiêu chủyếu của chiến lược kinh doanh.

- Thế lực trên thị trường: Trong thị trường cạnh tranh thì thế lực của doanh nghiệp được đo bằng thị phần mà doanh nghiệp chiếm được hay tỷ trọng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp so với tổng hàng hoá, dịch vụ cùng loại được cung cấp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp khác.

- An toàn trong kinh doanh: Để thu được lợi nhuận cao doanh nghiệp có thểxây dựng những chiến lược kinh doanh hết sức táo bạo, chiến lược kinh doanh càng táo bạo thì mức độrủi ro càng cao. Rất nhiều nguyên nhân dẫnđến rủi ro như: Thiếu thông tin cần thiết, không đủ khả năng phân tích thông tin, vội vã tiến hành khi chưa đến thời cơ... Khi xây dựng chiến lược kinh doanh chúng ta luôn phải chú ý đến những biện pháp phòng ngừa. Có 3 biện pháp phòng ngừa đó là: Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ; mua bảo hiểm; thường xuyên cập nhật và phân tích hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nội dung xây dựng chiến lược bộ phận: Trên cơ sở chiến lược tổng quát, doanh nghiệp xúc tiến việc xây dựng các chiến lược bộphận. Nếu không có các chiến lược bộphận thì chiến lược tổng quát chỉlà mongđợi. Chiếnlược bộphận bao gồm những loại chiến lược chủ yếu sau: Chiến lược Maketing; Chiến lược nguồn nhân lực; Chiến lược phát triển, chiến lược cơ sởvật chất–hạtầng.

(Trích Chiến lược kinh doanh, GS.PTS Vũ Thị Ngọc Phùng)