• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (mới 2022 + Bài Tập) – Toán 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (mới 2022 + Bài Tập) – Toán 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 5. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối A. Lý thuyết

1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số a, được kí hiệu là | a |, ta định nghĩa như sau:

a khi a 0;

| a |

a khi a 0.

 

= − 

Ví dụ 1. Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức sau:

a) A = | x – 5 | + x + 2 khi x ≥ 5.

b) B = 2x – 3 + | −3x | khi x > 0.

Lời giải:

a) Khi x ≥ 5 ta có x – 5 ≥ 0 nên | x – 5 | = x – 5.

Do đó A = | x – 5 | + x + 2 = x – 5 + x + 2 = 2x – 3.

b) Khi x > 0 ta có −3x < 0 nên | −3x | = −(− 3x) = 3x.

Do đó B = 2x – 3 + | − 3x | = 2x – 3 + 3x = 5x – 3.

2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối a) Phương pháp chung

Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối.

Bước 2: Rút gọn hai vế của phương trình, giải phương trình.

Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét.

Bước 4: Kết luận nghiệm.

b) Một số dạng cơ bản

(2)

Dạng | A | = B

Cách 1: | A | B A 0

A B

 

=   = hoặc A 0

A B

 

− = Cách 2: | A | B B 0

A B

 

=   = hoặc B 0

A B

 

 = −

Dạng | A | = | B |  A = B hoặc A = − B.

Dạng phương trình có chứa nhiều dấu giá trị tuyệt đối:

- Xét dấu các biểu thức chứa ẩn nằm trong dấu giá trị tuyệt đối.

- Chia trục số thành nhiều khoảng sao cho trong mỗi khoảng, các biểu thức nói trên có dấu xác định.

- Xét từng khoảng, khử các dấu giá trị tuyệt đối, rồi giải phương trình tương ứng trong trường hợp đó.

- Kết hợp các trường hợp đã xét, suy ra số nghiệm của phương trình đã cho.

Ví dụ 2. Giải phương trình | 2x | = 3x + 8.

Lời giải:

Ta có | 2x | = 3x + 8.

+ Với x ≥ 0 ta có | 2x | = 2x

Khi đó, phương trình trở thành 2x = 3x + 8

 2x − 3x = 8

 − x = 8

 x = −8 (không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0).

Do đó x = −8 không phải là một nghiệm của phương trình đã cho.

+ Với x < 0 ta có | 2x | = −2x

(3)

Khi đó, phương trình trở thành −2x = 3x + 8

 −2x − 3x = 8

 −5x = 8 x 8

 = −5 (thỏa mãn điều kiện x < 0).

Do đó x 8

= −5 là một nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = 8 5

− 

 

 . B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức sau:

a) A = 3x + 2 + | 4x | với x > 0.

b) B = | x – 3 | – 2x + 8 với x > 3.

c) C = | x – 5 | – x + 2 với x < 5.

Lời giải:

a) Khi x > 0 ta có 4x > 0 nên | 4x | = 4x.

Do đó A = 3x + 2 + | 4x | = 3x + 2 + 4x = 7x + 2.

b) Khi x > 3 ta có x – 3 > 0 nên | x – 3 | = x – 3.

Do đó B = | x – 3 | – 2x + 8 = x – 3 – 2x + 8 = 5 – x.

c) Khi x < 5 ta có x – 5 < 0 nên | x – 5 | = – (x – 5) = 5 – x.

Do đó C = | x – 5 | – x + 2 = 5 – x – x + 2 = 7 – 2x.

Bài 2. Giải các phương trình sau:

a) | 5x | = 4x – 8;

(4)

b) | 2x | + 12 = 3x;

c) | x + 2 | = 3x – 14.

Lời giải:

a) Ta có | 5x | = 4x − 8.

+ Với x ≥ 0 ta có | 5x | = 5x

Khi đó, phương trình trở thành 5x = 4x − 8

 5x − 4x = −8

 x = −8 (không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0).

Do đó x = −8 không phải là một nghiệm của phương trình đã cho.

+ Với x < 0 ta có | 5x | = −5x

Khi đó, phương trình trở thành −5x = 4x − 8

 −5x − 4x = −8

 −9x = −8 x 8

 =9 (không thỏa mãn điều kiện x < 0).

Do đó x 8

= 9 không phải là một nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có vô nghiệm.

b) Ta có | 2x | + 12 = 3x.

+ Với x ≥ 0 ta có | 2x | = 2x

Khi đó, phương trình trở thành 2x + 12 = 3x

 2x − 3x = −12

(5)

 −x = −12

 x = 12 (thỏa mãn điều kiện x ≥ 0).

Do đó x = 12 là một nghiệm của phương trình đã cho.

+ Với x < 0 ta có | 2x | = −2x

Khi đó, phương trình trở thành −2x + 12 = 3x

 −2x − 3x = −12

 −5x = −12 x 12

 = 5 (không thỏa mãn điều kiện x < 0).

Do đó x 12

= 5 không phải là một nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {12}.

c) Ta có | x + 2 | = 3x – 14.

+ Với x + 2 ≥ 0 hay x ≥ –2 ta có | x + 2 | = x + 2.

Khi đó, phương trình trở thành x + 2 = 3x – 14

 x − 3x = −14 – 2

 −2x = −16

 x = 8 (thỏa mãn điều kiện x ≥ 0).

Do đó x = 8 là một nghiệm của phương trình đã cho.

+ Với x < 0 ta có | x + 2 | = − (x + 2) = – x – 2.

Khi đó, phương trình trở thành – x – 2 = 3x – 14

 −x − 3x = 2 −14

(6)

 −4x = −12

 x = 3 (không thỏa mãn điều kiện x < 0).

Do đó x = 3 không phải là một nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {8}.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x, kí hiệu |x| là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.. CÁC DẠNG BÀI TẬP

- HS hiểu định nghĩa giá trị tuyệt đối từ đó biết cách mở dấu giá trị truyệt đối của biểu thức có chứa dấu GTTĐ.. + Biết giả BPT chứa

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên dương m để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (4; +∞)... Do đó trường hợp 2 không tồn tại giá trị nào của m thỏa

Vậy phương trình đã cho

Vậy phương trình (3) tương

Trong đề tham khảo của Bộ GD lần 1 và lần 2, cũng như đề thi thử của các sở giáo dục, các trường phổ thông năm 2020 thường có bài toán liên quan đến GTLN-GTNN của hàm

DẠNG TOÁN: Đây là dạng toán max, min của hàm trị tuyệt đối có chứa tham số.. GTLN - GTNN CỦA HÀM TRỊ TUYỆT ĐỐI CÓ CHỨA

Cực trị hàm số là một đặc tính rất quan trọng của hàm số, giúp chúng ta cùng với tính chất khác của hàm số để khảo sát và vẽ chính xác hoá đồ thị một hàm số, bên cạnh