• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 (02/12 – 06/12/2019)

NS: 25/11/2019 NG: Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 61. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân các số thập phân.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1-GTB (1’) GV nêu MĐYC của tiết học.

2-Luyện tập (30’)

*Bài 1 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả bài làm và nêu cách làm - N.xét, chữa bài.

*Bài 4 (VBT)

a) Tính rồi so sánh giá trị của:

(a + b) x c và a x c + b x c - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi 1HS lên bảng làm vào bảng phụ - Nhận xét, chữa bài. Y/c HS rút ra nh.xét.

- Cho HS nối tiếp nhau nêu phần nhận xét.

- Dùng chức năng khảo sát để cho Hs làm BT: Cách tính nhanh của biểu thức sau là:

96,28 x 3,527 + 3,527 x 3,72 A. 339,57956 + 13,12044

B. (96,527 + 3,72) x 3,527 C. (96,28 + 3.527) x 3,72 C. Củng cố, dặn dò (4’)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

0,25 x 400 x 6,7 2,5 x 12,5 x 40 x 80 Luyện tập chung

*Bài tập 1:

a) 750,30; 20,834 b) 332,64; 84,035.

*Bài tập 2:

a) 83,7 ; 3,94 b) 13805; 4,201 c) 2,9; 0,098

*Bài tập 4:

a) (a + b) x c = 44,1; 1,625; 6,12 a x c + b x c = 44,1; 1,625; 6,12 - HS nhận xét:

(a + b) x c = a x c + b x c hay a x c + b x c = (a + b) x c

- Hs thực hiện.

(2)

TẬP ĐỌC

Tiết 25. NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3.Thái độ: HS có ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường.

*GDQTE: Hiểu mỗi em có quyền tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài sản công. Có bổn phận bảo vệ tài sản của công.

* GD QP&AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

II. CÁC KNSCB

- Ứng phó với tình huống căng thẳng, linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ.

- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

III. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ, tranh minh họa IV. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’)

- Gọi 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Hành trình của bầy ong.

- Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới

1- GTB (1') Đưa tranh giới thiệu bài học.

2- Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc (10’)

- Gọi 1H đọc bài - lớp đọc thầm - y/c Hs chia đoạn (3 đoạn)

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 GV ghi từ khó - y/c HS đọc

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Gọi 2 HS đọc chú giải

GV đưa ra bảng phụ ghi câu văn dài - Nêu cách ngắt nghỉ, từ cần nhấn giọng

- T/c cho Hs đọc bài theo nhóm đôi

- Gọi 1 nhóm đọc trước lớp- NX tuyên dương.

- G đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài (12’)

Đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong

Người gác rừng tí hon

- Hs thực hiện

+ Đ1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?

+ Đ2: Tiếp cho đến thu lại gỗ + Đ3: Phần còn lại.

- Hs thực hiện

+loanh quanh, lén chạy, loay hoay

- Hs thực hiện

+ Ba gã trộm đứng khựng lại/

như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách.

- 3 hs đọc câu - Hs thực hiện - Hs lắng nghe

(3)

- Gọi 1Hs đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm.

- T/c gửi tập tin cho Hs, sau khi Hs gửi lại bài, Gv nhận xét, chốt KT.

Câu 1. Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?

A. Chắc mọi người đi lấy nấm.

B. Chắc các đồng nghiệp của bố đi tuần.

C. Hai ngày nay không có khách tham quan cơ mà !

Câu 2. Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?

A. Nhiều cây gỗ bị chặt

B. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài, có tiếng bàn bạc của bọn trộm gỗ.

C. Nhìn thấy bọn trộm gỗ đang bàn cách chuyển gỗ về.

+) Rút ra ý 1:

- Cho HS đọc đoạn 2:

+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?

+) Rút ra ý 2:

- Cho HS đọc đoạn còn lại và TL nhóm 4 theo các câu hỏi:

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?

+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

+) Rút ra ý 3:

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt ý đúng, ghi bảng.

c) Đọc diễn cảm: (10’)

- Gọi Hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài

- GV đưa bảng phụ ghi đoạn 2 lên, y/c Hs nêu giọng đọc, cách ngắt nhịp, nhấn giọng và đọc.

- T/c cho Hs luyện đọc cá nhân - T/c thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi Hs đọc lại ND của bài

- G hệ thống nội dung bài - liên hệ.

+ Em học được điều gì ở bạn nhỏ?

1. Sự nghi vấn, thắc mắc của bạn nhỏ:

+ Hai ngày nay không có khách tham quan cơ mà ! + Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài, có tiếng bàn bạc của bọn trộm gỗ.

2. Sự thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ:

+ Thông minh: thắc mắc…, lần theo dấu chân,…gọi điện báo công an

+ Dũng cảm: gọi điện báo, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

3. Tình yêu rừng của bạn nhỏ:

+ Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá…

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản…

*Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh, dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Hs thực hiện - Hs nêu ý kiến - hs thực hiện

- Đại diện 4 tổ tham gia.

- 2 HS đọc - 2 HS nêu

*Mỗi người có quyền th.gia

(4)

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?

- GDQP&AN: Em hãy nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm?

- Nhận xét tiết học.

giữ gìn, BVMT và tài sản công.Có BP BVt.sản của công.

- Nguyễn Thanh Lộc, lớp 7A6 (13 tuổi) và học sinh Ông Như Bảo Thạch, lớp 6A1 (12 tuổi) Trường THCS Phú Cường, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), vì có hành động mưu trí, dũng cảm theo dõi, bắt nghi can trộm tài sản.

--- KHOA HỌC

TIẾT 25: NHÔM I/ MỤC TIÊU. Sau bài học học sinh có khả năng:

1. Kiến thức: Quan sát và phát hiện một số tính chất của nhôm

2.Kĩ năng: HS kể tên một số dụng cụ , máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm và nêu nguồn gốc, cách bảo quản đồ dùng làm bằng nhôm và hợp kim nhôm

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo quản đồ dùng làm từ nhôm và hợp kim nhôm.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK.

- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Bài cũ: (5’)

+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới.

a/ Hoạt động 1: (15’) Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.

- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm - GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay…)

b/ Hoạt động 2: (10’) Làm việc với vật thật.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan

- 2 HS trình bày - Lớp nhận xét.

- HS đính tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được lên bảng

- 1 số HS giới thiệu sản phẩm

- Các nhóm quan sát thìa nhôm hoặc

(5)

sát và mô tả đồ dùng bằng nhôm

- GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.

c/ Hoạt động 3: (7’) Làm việc với SGK.

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53

- GV nhận xét thống nhất các kết quả làm việc, chốt nhanh

• Nhôm là kim loại

• Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn.

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

C. Củng cố - dặn dò (3’)

+ Nêu tính chất của nhồm và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm?

- Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Đá vôi

đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Các nhóm khác bổ sung.

- HS làm phiếu học tập, trình bày bài làm

a) Nguồn gốc : Có ở quặng nhôm b) Tính chất:

+ Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

+ Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm

- 2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

Buổi chiều

LỊCH SỬ

Tiết 13. “THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. MỤC TIÊU

1. KT: Học xong bài, HS biết: Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

2. KN: Ghi nhớ các sự kiện của cách mạng nước ta đúng, nhanh.

3. TĐ: Gd lòng yêu thích môn học, yêu lịch sử nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP, phiếu A4 cho HĐ 3, MCVT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài học tiết trước.

2. Bài mới

*HĐ 1 (5’) (làm việc cả lớp)

- GV giới thiệu bài - Nêu nhiệm vụ HT.

*HĐ 2 (12’): (làm việc cả lớp)

- GV HDHS tìm hiểu những ng.nhân vì

- HS nêu.

- Hs lắng nghe

(6)

sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc, y/c Hs đọc đoạn Đêm 18 rạng sáng 19/12/1946 … không chịu làm nô lệ.

+ Sau ngày CM tháng 8 thành công, TD Pháp đã có những hành động gì?

+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng và Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì ?

+ TƯ Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc k/c vào khi nào ? + Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì xảy ra?

+ Lời kêu gọi toàn quốc k/c của CT HCM thể hiện điều gì ?

+ Câu văn nào thể hiện rõ nhất điều đó?

- Mời một số HS trình bày.

- GV nh.xét, chốt ý đúng và cho hs nghe bản Lời kêu gọi toàn quốc k/c và h/ảnh ngôi nhà nơi Bác đã viết lời kêu gọi (slide 1)

*HĐ 3 (14’): (làm việc theo nhóm) - Y/c Hs đọc phần còn lại của bài và thảo luận nhóm 2.

+ Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?

+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?

+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?

- GV HD giúp đỡ các nhóm.

- Chiếu kết quả của một số nhóm.

1) Nguyên nhân:

+ Thực dân Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội, chúng còn gửi tối hậu thư ...

+ TD Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

+ không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Đêm 18, rạng sáng 19/12/1946

+ Đài Tiếng nói VN đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc k/c của Chủ tịch HCM.

+ tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân.

+ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, …

- Hs nêu ý kiến theo từng câu hỏi - Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Hs thực hiện theo nhóm bàn.

2) Diễn biến:

- Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ròng rã suốt 60 ngày đêm ta đánh hơn 200 trận.

- Huế, rạng sáng 20-12-1946, quân và dân ta nhất tề vùng lên.

- Đà Nẵng, sáng ngày 20-12-1946, ta nổ súng tấn công địch.

- Các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.

3) Kết quả:

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ.

- Một số nhóm nộp bài

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(7)

- GV chốt lại ý đúng, cho Hs xem các hình ảnh về tinh thần của nhân dân trong những ngày toàn quốc kháng chiến (slide 2).

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Liên hệ cho Hs về địa phương trong những ngày TQKC.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại ND chính của bài.

- GV nhận xét giờ học, CB bài sau.

- Hs theo dõi.

- Hs nêu ý kiến.

- 2 Hs đọc

CHÍNH TẢ (nhớ - viết)

Tiết 13. HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/x .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong và trình bày bài đẹp.

3. Thái độ: Gd lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.

- Phiếu, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng viết - lớp viết vào nháp - Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới

1- Giới thiệu bài (1’) Trực tiếp.

2- Nội dung (20') a. HS nhớ viết :

- Gọi 2 HS đọc 2 khổ thơ cuối bài.

+ Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong ?

- Gọi 2H viết tiếng khó lên bảng lớp - Hs khác viết BC.

- Y/c HS nhớ và viết bài.

- GV chấm vở (7 em) n.xét,tuyên dương bài viết đẹp.

b. Bài tập: (12')

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 2a - Y/c HS thi tìm viết nhanh từ ngữ có chứa s/ x nối tiếp theo 4 tổ (mỗi

- Hs thực hiện viết từ ngữ chứa âm đầu s/x.

- Hs thực hiện

+ Bài thơ ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

*Từ khó: đẫm, rù rì, rong ruổi.

* Viết bài:

Bài tập 2a: Tìm các từ chứa các tiếng:

- HS thực hiện

củ sâm, sương gió, say sưa, siêu

(8)

tổ 5 Hs).

- GV nhận xét

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 3

- Gọi 1 HS làm bảng lớp - NX- ĐG.

- Gọi 2 HS đọc hoàn chỉnh khổ thơ đã điền - 1H nêu cách viết s/x.

C. Củng cố, dặn dò (2') - G hệ thống nội dung bài.

- Về nhà viết nhiều cho đẹp.

canh sâm,

sương mù, sung sướng

sửa chữa

nước, siêu âm xâm

nhập, xâm lược

xương tay, xương xương, công xưởng

ngày xưa, xưa kia

xiêu vẹo, liêu xiêu Bài tập 3: Điền vào chỗ trống s hay x:

Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh

Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.

- Lớp làm vở.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 13: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS biết:

- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội. Trẻ em có quyền được cả xã hội yêu thương chăm sóc.

- Thể hiện hành vi tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, trẻ nhỏ

- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già,em nhỏ, không đồng tình với hành vi, việc làm không đúng với cụ già em nhỏ.

II/ CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI - KN tư duy phê phán

- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.

- KN giao tiếp, ứng xử với ban bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.

- Khả năng thể hiện sự cảm thong, chia sẻ với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - Các đồ dùng đóng vai.

IV. CÁC HĐ DẠY-HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ.(5’) - Y/c HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới.

1 ) Giới thiệu bài. Nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

2) Bài mới.

a. Hoạt động 1: Đóng vai BT1 (15’)

+ Mục tiêu: HS biết giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ cụ già em nhỏ.

+ Cách tiến hành - HS đọc câu chuyện.

- HS đóng vai minh hoạ theo nọi dung câu chuyện

- HS thảo luận theo câu hỏi SGK - Nhận xét phần trình bày của Hs

- 3HS lên bảng.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe

- HS đọc câu chuyện

- HS thảo luận phân vai theo nhóm

- HS trình bày

(9)

=> GVKL:

+ Tôn trọng người già, em nhỏ va giúp đỡ họ bằng nhỡng việc làm phù hợp với khả năng

* Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là việc làm tốt giữa con người với con người...

- Hs đọc ghi nhớ

b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK (15’)

+ Mục tiêu: Nhận biết được hành vi Kính già yêu trẻ.

+ Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT1 - HS làm việc cá nhân

- HS trình bày bài làm trước lớp

- GV kết luận, Nhận xét hs 3. Củng cố dặn dò. (4’)

* Tại sao cần tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ người, người già và em nhỏ.

=> Việc làm đó chính là KNS và phẩm chất đạo đức cần hình thành trong mỗi con người.

- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS học tập tốt.

- Y/c về nhà chuẩn bị bài tuần sau

- 3 Hs đọc

- HS làm việc cá nhân - HS trình bày

+ Các hành vi (a), (b), (c) thể hiện kính già yêu trẻ.

+ Hành vi (d) chia sẻ hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ nhỏ.

- hs lắng nghe - HS trả lời.

- HS lắng nghe

NS:27/11/2019

NG: Thứ ba ngày 03 tháng 12 năm 2019 TOÁN

Tiết 62. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất nhân một STP với một tổng, một hiệu hai STP trong thực hành tính.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài, biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DH:

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1- GTB (1’): Nêu MĐYC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1: (VBT)

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

12,3 x 3,12 + 12,3 x 6,88 2,23 x 8,56 + 8,56 x 7,77 Luyện tập chung

*Bài 1.

(10)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3: (VBT)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.

- Gọi HS lên bảng chữa bài - Nhận xét.

*Bài tập 4: (VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.

a) 420,2 b) 1036,73 c) 35.

*Bài 2:

a)C1:(22,6 + 7,4) x 30,5 = 30 x 30,5 = 915

C2: (22,6 + 7,4) x 30,5

= 22,6 x 30,5 + 7,4 x 30,5 = 689 + 225,7

= 915.

*Bài 3.

8,32 x 4 x 25 = 8,32 x (4 x 25) = 8,32 x 100 = 832

*Bài 4.

Bài giải

Mua 1 lít mật ong hết số tiền là:

160 000 : 2 = 80 000 (đồng) Mua 4,5 lít mật ong hết số tiền là:

80 000 x 4,5 = 360 000 (đồng) Số tiền phải trả nhiều hơn là:

360 000 - 160 000 = 200 000 (đồng)

Đáp số: 200 000 đồng.

- Hs lắng nghe ---

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 25. MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.

2. Kiến thức: Viết được một đoạn văn có đề tài gắn với nội dung BVMT.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

*GDQTE: Hiểu chúng ta có quyền sống trong môi trường trong lành và phải có bổn phận giữ gìn, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DH: MTB, máy chiếu, phông chiếu, MT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 2 HS làm BT 4 - Lớp nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1') - Trực tiếp.

- Làm lại BT4.

MRVT: Bảo vệ môi trường

(11)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32')

Bài 1: - G nêu yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- Gọi 2H đọc đoạn văn - lớp đọc thầm.

- Gọi 1H đọc từ khó hiểu.

- Gọi H trình bày kết quả

- Y/c Hs dùng MTB tìm các hình ảnh về các khu bảo tồn sinh học mà em biết.

- Gv nhận xét - KL và cho Hs xem một số h/ảnh về các khu bảo tồn sinh học (slide 1).

Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- GV giải thích yêu cầu bài tập: chọn 1 cụm từ bài tập 2.

- Gọi HS nói tên đề tài mình chọn.

- Y/c HS viết bài - G giúp đỡ H còn lúng túng.

- Gọi HS đọc bài viết. (5H).

- Lớp và GV nhận xét, khen bài viết hay.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - G hệ thống nội dung bài.

+ Em phải làm gì để môi trường luôn xanh- sạch - đẹp?

*LH: Chúng ta có quyền sống trong MT trong lành và phải có bổn phận giữ gìn, BVMT.

- GVNX tiết học, dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Bài 1: Giải nghĩa từ:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

Bài 3: (15’) Viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài: chọn một cụm từ ở BT2:

- 5-7 Hs nêu - Hs thực hiện

- 2 hs nêu

--- NS: 27/11/2019

NG: Thứ tư ngày 04 tháng 12 năm 2019 TOÁN

Tiết 63. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng trong thực hành tính.

3. Thái độ: HS ý thức tự giác học bài và cẩn thận khi thực hiện phép chia.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính.

42,5 x 9 94,3 x 0,4 - Gọi Hs dưới lớp trả lời:

? Muốn nhân một STP với một STN ta làm tn?

? Muốn nhân một STP với một STP ta làm tn?

- Nhận xét, củng cố, tuyên dương.

- 2HS lên bảng làm bài.

- Hs trả lời.

(12)

B. Bài mới

1. GTB (1’): Nêu MĐYC của tiết học.

2. HD chia một STP cho một STN (12’) a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ, vẽ hình, cho HS nêu cách làm:

Phải thực hiện phép chia: 8,4 : 4 = ? (m) - GV đưa ra đầu bài.

- Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép chia.

- GV HD HS thực hiện phép chia một STP cho một số tự nhiên:

*Đặt tính rồi tính: 8,4 4

0 4 2,1 (m) 0

- Cho HS nêu lại cách chia STP : 8,4 cho số tự nhiên 4.

b) Ví dụ 2:

- GV nêu VD : 72,58 : 19 = ?

- GV HD HS làm vào BC. 1HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chữa.

- Cho HS nêu lại cách làm.

c) Quy tắc:

?Muốn chia một STP cho một STN ta làm ntn?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc quy tắc.

- Y/c Hs vận dụng và đặt tính rồi tính 5,28 : 4 3- Luyện tập (18’)

*Bài 1 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài (3 phép tính đầu).

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2:(VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, đọc kết quả bài làm, đổi vở đối chiếu bài trên bảng ( bảng phụ).

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’)

? Muốn chia một STP cho một STN ta làm tn?

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị cho bài sau.

- Hs đọc lại VD

- HS đổi ra đơn vị dm sau đó thực hiện phép chia ra BC.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS nêu.

- Hs đọc lại phép tính, so sánh với VD1.

- HS thực hiện đặt tính rồi tính:

72,58 19 15 5 3,82 0 38

0 - HS nêu.

- HS đọc quy tắc trong SGK - Hs làm trên BC.

*Bài tập 1

1,24; 1,9; 0,0238; 0,08; 0,59;

0,357.

*Bài tập 2 a) x = 1,9 b) x = 0,36

- 2 HS nêu

--- KỂ CHUYỆN

(13)

Tiết 13. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Chọn một trong hai đề sau:

1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để BVMT.

2. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

+ Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần noi theo tấm gương dũng cảm.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: GDHS học tập tấm gương dũng cảm biết bảo vệ môi trường, góp phần làm môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

* GDQTE: Hiểu chúng ta có quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng. Có bổn phận quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

*GDQP&AN: Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.

B. Bài mới

1- GTB (2’) GV nêu MĐYC của tiết học.

2-HD HS hiểu yêu cầu của đề bài (8’) - Cho 1-2 HS đọc đề bài.

- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là truyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc người xung quanh.

- Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.

- Y/c HS lập dàn ý truyện định kể.

- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.

- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’)

a) Kể chuyện theo cặp

- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.

b) Thi kể chuyện trước lớp:

- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người

- HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- HS đọc đề bài

- HS đọc gợi ý.

- HS lập dàn ý.

- HS GT câu chuyện sẽ kể.

- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi

(14)

kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:

+ Nội dung câu chuyện có hay không?

+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, + Cách dùng từ, đặt câu.

- Cả lớp và GV bình chọn:

+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.

+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

*Liên hệ: Chúng ta có quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng. Có bổn phận quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

-GDQP&AN: Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường?

- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Dặn HS CB trước cho tiết kể chuyện tuần sau.

của GV và của bạn.

- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.

- HS kể tên

- Hs lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

Tiết 26. TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.

2. Kiến thức: HS hiểu được những nội dung chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.

3. Thái độ: GDHS có ý thức trồng rừng và bảo vệ rừng, cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống.

* GDBVMT: Hiểu cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống II. ĐỒ DÙNG DH: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp và TLCH 2, 3 - Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1') Dùng tranh minh hoạ.

(slide 1)

2. Luyện đọc, tìm hiểu bài a) Luyện đọc: (10’)

- Gọi 1 HS khá đọc bài - Y/c Hs chia đoạn (3 đoạn).

Đọc bài: Người gác rừng tí hon

- Hs thực hiện.

+ Đ1: Từ đầu đến sóng lớn

+ Đ2: Tiếp cho đến Cồn Mờ (N.Định) + Đ3: Đoạn còn lại.

(15)

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 GV ghi từ khó đọc

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Gọi 2 hs đọc phần chú giải

GV đưa câu văn dài hs nêu cách ngắt nghỉ, từ cần nhấn giọng (slide 2)

Gọi 2 HS nêu cách đọc và đọc

- Y/c Hs luyện đọc trong nhóm đôi, sau đó gọi 3 nhóm đọc, nhận xét

- G đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài: (12’)

- Gọi 1Hs đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm.

+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?

* G tiểu kết - H nêu ý đoạn 1.

- Gọi Hs đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm.

+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?

+ Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?

* G tiểu kết - H nêu ý đoạn 2.

- Gọi 1Hs đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm.

+ Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?

*G tiểu kết - H nêu ý đoạn 3.

- Gọi H nêu ND chính của bài - G chốt lại.(slide 2)

- Gọi 2H đọc lại.

- Cho Hs xem các h/ảnh về hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, phong trào trồng rừng, t/d của rừng ngập mặn. (slide 3)

c. Đọc diễn cảm (10').

- Gọi HS đọc nối tiếp bài

- Đưa ra đoạn 3, y/c Hs nêu giọng đọc, cách nhấn giọng. (slide 4)

- Gọi đọc bài.

- Y/c Hs luyện đọc cá nhân - T/c thi đọc diễn cảm - Gv nhận xét - đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò (2')

G hệ thống nội dung bài - liên hệ.

- Hs thực hiện.

+ Nhân dân các địa phương / đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi / đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập / và bảo vệ vững chắc đê điều.

- Hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

1. Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn:

+ Ng.nhân: do chiến tranh, quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.

+ Hậu quả: đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

2. Phong trào trồng rừng ngập mặn:

- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền…

- Các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

3. Tác dụng của rừng ngập mặn:

- Bảo vệ vững chắc đê điều.

- Tăng thu nhập cho người dân.

- Loài chim phong phú.

* Trồng rừng là biện pháp quan trọng đẻ bảo vệ đê điều, cải tạo môi trường và góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

- Hs thực hiện.

- 3 Hs đọc nối tiếp.

- Hs quan sát, nêu ý kiến.

- Hs thực hiện

- Đại diện 4 tổ tham gia

(16)

+B.văn cung cấp cho em thông tin gì ?

* Liên hệ: Mỗi chúng ta cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Lắng nghe

--- NS: 28/12/2019

NG: Thứ năm ngày 05 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 64. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia số thập phân cho số tự nhiên.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính:

45,5 : 12 394,2 : 73

- Hỏi Hs dưới lớp: Nêu cách chia một STP cho một STN?

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1’) GVnêu MĐYC của tiết học.

2. Luyện tập (30’)

*Bài tập 1: (VBT) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3:(VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị cho bài sau.

- 2 Hs thực hiện

- HS lên bảng làm bài.

Luyện tập

*Bài tập 1:

17,9 ; 1,41 ; 0,36.

*Bài tập 3:

Bài giải

Số chè hộp 1 hơn hộp 2 là:

1,2 x 2 = 2,4 (kg)

Hộp 1 lúc đầu có số kg chè là:

(13,6 + 2,4) : 2 = 8 (kg) Hộp 2 lúc đầu có số kg chè là:

13,6 – 8 = 5,6 (kg)

Đáp số: Hộp 1: 8kg Hộp 2: 5,6 kg.

Lắng nghe

TẬP LÀM VĂN

Tiết 25. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(17)

(Tả ngoại hình) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữâ các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết m.tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.

2. Kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật đối với người được tả.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.

- Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 3HS đọc- lớp nh.xét - đánh giá.

B. Bài mới

1- Giới thiệu bài(1').

- GV nêu MĐYC giờ học.

2- Hướng dẫn luyện tập (34').

- Y/c 2 HS tiếp nối đọc YC và ND bài Bà tôi và bài Chú bé vùng biển - lớp đọc thầm.

- GV phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm: 1 + 2 : (1a).

+ Nhóm: 3 + 4 : (1b).

* Lưu ý: phần 1b dùng bút chì mờ gạch chân những đặc điểm ngoại hình của Thắng.

- Y/c HS trao đổi theo cặp.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét - chốt lại.

- Gọi 1H nêu y/c bài 2

- Gọi 4 HS tiếp thu tốt đọc kết quả quan sát ghi chép.

- Cả lớp làm bài - 1H làm bảng lớp.

- G nhận xét - đánh giá - Gọi 5H đọc lại.

*Gv: Đánh giá cao bài có sáng tạo trong quan sát và miêu tả.

- GV treo bảng phụ dàn ý khái quát của bài - 2H đọc lại.

Đọc kết quả quan sát một người mà em thường gặp.

Bài 1: Chọn làm một trong 2 bài: "Bà tôi", hoặc bài "Chú bé vùng biển":

* Kết quả:

a. Bài Bà tôi:

* Đoạn 1: Tả mái tóc của bà gồm 3 câu.

- 3 chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ, chi tiết sau làm rõ cho tiết trước.

* Đoạn 2: Tả giọng nói… (câu 1 + 2) đôi mắt… (câu 3)

Khuôn mặt… (câu 4)

Thể hiện rõ bên ngoài và tính cách, tính tình của bà dịu hiền, yêu đời, lạc quan.

b. Đọc đoạn văn, nêu đặc điểm ngoại hình của bạn Thắng, những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?

Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm…)

1. MB: giới thiệu người định tả.

2. TB:

- Tả hình dáng (tầm vóc, ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng …)

- Tả tính tình, hành động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác…)

3. KB: nêu cảm nghĩ về người được tả.

(18)

C. Củng cố - Dặn dò (2') - Gv hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 26. LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết về các cặp QHT trong câu và tác dụng của chúng.

2. Kĩ năng: HS biết sử dụng một số căp quan hệ từ thường gặp.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng QHT đúng lúc, đúng chỗ khi đặt câu và viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’) - Gọi 2 HS đọc bài tập

- GV nh.xét, củng cố kiến thức B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1')

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn làm bài tập (34').

- Gọi 1 HS đọc YC, ND bài 1 - Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét - đánh giá.

- Gọi 1 HS đọc YC, ND bài tập - Y/c H suy nghĩ, trình bày kết quả.

- G nhận xét - đánh giá.

*G: Cần lựa chọn cặp QHT thích hợp.

- Gọi 2 HS tiếp nối đọc YC bài 3

- T/c cho HS làm việc cá nhân, 1 học sinh lamg vào bảng phụ

- Nhận xét.

- Gọi HS nêu tác dụng của quan hệ từ

+ Sử dụng QHT trong câu có tác dụng gì?

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Khi sử dụng các QHT hoặc cặp QHT, ta cần chú ý điều gì?

- G hệ thống nội dung bài.

Đọc bài tập 3 (T.99)

Bài 1: Các QHT từ trong câu văn:

a. Nhờ…….mà…

b. Không những….mà còn..

Bài 2: Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b thành một câu sử dụng các cặp QHT: "Vì… nên", hoặc “Chẳng những …mà còn…”

*KQ: a. Vì…nên…

b. Chẳng những …mà còn…

Bài 3: So sánh điểm khác nhau giữa hai đoạn văn.Vì sao?

*KQ: - So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số QHT và cặp QHT ở các câu:

- Câu 6: Vì vậy, Mai……

- Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé…….

- Câu 8: Vì chẳng kịp, nên cô bé…….

Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề hơn.

+ Cần sử dụng các QHT đúng lúc, đúng chỗ.

(19)

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Buổi chiều

BÁC HỒ VỚI NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC Bài 4. THƯ BÁC HỒ GỬI BÁC SĨ VŨ ĐÌNH TỤNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc

2. Kĩ năng: Nhận thức về giá trị của cuộc sống hòa bình và tự do ngày nay 3. Thái độ: Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn đó.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C

HĐ của GV HĐ của HS

*HĐ 1: Khởi động (5 phút)

+ T/c cho hs chơi Trò chơi: Tìm tên danh nhân/

nhân vật lịch sử

- Nhận xét, tuyên dương

*HĐ 2: Đọc hiểu (35 phút) - Gọi Hs đọc mục tiêu của bài

- GV yêu cầu HS đọc to bài đọc “Thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng”.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.19, 20).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp (mỗi HS trả lời một câu hỏi).

- Y/c Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi 5, 6 (tr.20) theo nhóm 4.

- Nhận xét, tuyên dương

- Y/c các nhóm chia sẻ câu chuyện về tấm gương anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc.

*HĐ3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) - GV y/c HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.20, 21).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

*HĐ 4: Tổng kết và đánh giá (5 phút)

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học và nêu cảm nhận của bản thân sau khi học bài này.

- Nxét quá trình làm việc của HS và các nhóm.

- Hs thực hiện theo nhóm

- Hs thực hiện

- HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

- Hs làm cá nhân, báo cáo

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.

- Hs thực hiện

- Hs chia sẻ trước lớp - Hs thực hiện

- Hs nhắc lại

Khoa học

TIẾT 26: ĐÁ VÔI

I/ MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức: HS kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.

(20)

2. Kĩ năng: HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có của giờ trước.

3. Thái độ: Có ý thức học và tự giác làm thí nghiệm.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình vẽ trong SGK trang 54, 55, vài mẫu đá vôi, đá cuội, dấm chua hoặc a-xít.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

+ Kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm có trong nhà bạn?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Bài mới

a/ Hoạt động 1: (15’) Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.

- Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh vùng núi đá vôi

- GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng:

Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)…Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng…

b/ Hoạt động 2: (15’) Làm việc với mẫu vật.

- GV tiến hành làm 2 thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét

+ Cọ sát hòn đá vôi vào hòn đá cuội

+ Nhỏ vài giọt giấm hoặc a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội

GV kết luận: Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.

- Yêu cầu nêu lại nội dung bài học

* Biển đảo: Gv hầu hết các đảo và quần đảo của VN là những đảo đá vôi.

- Giới thiệu cảnh quan Vịnh Hạ Long - GD tình yêu biển đảo.

C. Củng cố - dặn dò (5’) + Nêu tính chất của đá vôi?

- 2 HS trình bày - HS nhận xét

- HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng

- 1 số HS giới thiệu tranh ảnh

- HS quan sát, nhận xét:

+ Chỗ cọ sát, đá cuội bị mài mòn + Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào + Đá vôi mềm hơn đá cuội

+Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên

+ Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi.

+ Đá vôi có tác dụng vá giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các-bô-nic

- Đá cuội không có phản ứng với a- xít.

- 3 HS nêu.

- HS trả lời.

(21)

- Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: “Gốm xây dựng: gạch, ngói”.

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

NS:27/12/2019 NG: Thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 65. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10 ; 100 ; 1000 ; … I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,….

2. Kĩ năng: Bước đầu biết thực hiện phép chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;

…, vận dụng để giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: HS ý thức tự giác học bài và biết vận dụng kiến thức vào thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DH:

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính:

29,4 : 12 653,8 : 25

- Gọi Hs dưới lớp nêu cách chia một STP cho một số tự nhiên.

- Nhận xét, củng cố, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1’) Nêu MĐYC của tiết học.

2. HD thực hiện chia một STP cho 10; 100;

100; ... (10’) a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?

- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính:

213,8 10

13 21,38 38

80 0

+ Nêu cách chia một số thập phân cho 10?

b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 89,13 : 100 = ?

- Cho HS làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chốt lại.

- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.

- Hs thực hiện - HS dưới lớp nêu.

- HS thực hiện phép chia ra nháp.

- HS nêu phần nh.xét trong SGK

- HS thực hiện đặt tính rồi tính ra nháp.

89,13 100 9 13 0,8913 130

300

(22)

+ Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?

c) Quy tắc:

+ Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.

3. Luyện tập (20’)

*Bài tập 1:(VBT)

- Gọi HS đọc YC của bài. YC HS làm bài, chữa bài

- Gọi HS NX và nhắc lại cách làm

*Bài tập 2: (VBT)

- Mời 1 HS nêu y/c, HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3:(VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’)

+ Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... ta làm thế nào ?

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị cho bài sau.

0

- HS nêu phần nhận xét SGK

- HS nêu.

- HS đọc phần quy tắc SGK.

*Bài 1:

a) 0,49 b) 2,468 c) 0,675

*Bài 2:

a) 320,08 b) 25,67 c) 630,06 d) 66,94

*Bài 3:

Bài giải

Số gạo chuyển đến là:

246,7 : 10 = 24,67 (tấn) Trong kho có tất cả số gạo là:

246,7 + 24,67 = 271,37 (tấn) = 271370 kg.

Đáp số: 271370 kg.

- 2 HS nêu

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 26. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có của giờ trước.

2. Kiến thức: Củng cố lại cách viết đoạn văn tả ngoại hình.

3. Thái độ: Tỏ thái độ thân mật, yêu mến người mình tả.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1, gợi ý 4.

- Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’)

- Gọi 2 HS trình bày- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

Trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa).

(23)

- GV nêu MĐ, yêu cầu giờ học.

2. HDHS làm bài tập (30’)

- Gọi H đọc đề bài - G chép bảng lớp.

- Gọi 2H đọc lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp gợi ý SGK.

- Gọi 2H học tốt làm mẫu - H khác lắng nghe.

- Cả lớp làm bài.

- Gọi 5H đọc nối tiếp bài đã viết.

- G nhận xét - đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò (2') - G hệ thống nội dung bài.

- Gọi 1H nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập (tiết trước), hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thương găp.

*VD: Hoàng nhỏ bé, loắt choắt nhưng rất nhanh nhẹn. Là học sinh lớp 5 nhưng bạn chỉ nhỉnh hơn các em lớp 3 một ít thôi. Bạn ăn mặc rất gọn gàng, sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ thắm luôn ngay ngắn trên cổ. Đôi mắt to, đen, sáng long lanh ẩn giấu vẻ tinh nghịch.

SINH HOẠT LỚP

TUẦN 13 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 14 1. Nhận xét tuần 13

* Ưu điểm:

...

...

...

*Tồn tại:….………...

*Tuyên dương: ...………...

………...

*Nhắc nhở: ...………....

2. Phương hướng tuần 14

- Cả lớp phải thực hiện tốt việc đeo khăn quàng.

- Phải đi học đầy đủ, đúng giờ, không đi học muộn và nghỉ học vô lí do.

- Phải thực hiện nghiêm túc quy định về học tập, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ.

- Thực hiện nghiêm túc ATGT: phải đội mũ BH đầy đủ khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện.

- Duy trì làm làm tốt Tiếng trống sạch trường.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.

- Không đi dép giẫm lên các bồn cỏ xung quanh các gốc cây, trước cửa các phòng học.

- Chăm sóc các chậu hoa, cây cảnh ở trước cửa lớp học.

- Luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, tài sản của lớp học. không vẽ vẩy mực và bôi bẩn lên tường.

(24)

- Phải thực hiện nghiêm túc hoạt động giữa giờ.

Buổi chiều

Địa lý

TIẾT 13: CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) I/ MỤC TIÊU. Học xong bài, HS:

1. Kiến thức:

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

+ Cộng nghiệp phân bố rộng khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vung đồng bằng và ven biển.

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...

3. Thái độ: HS yêu thích môn học . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Tranh ảnh một số ngành CN.

- Lược đồ công nghiệp VN

III/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Nêu vai trò của ngành công nghiệp?

- Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công?

Gv nhận xét và đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Các hoạt động

a/ Phân bố các ngành công nghiệp:

(15’)

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H3.

? Tìm những nơi có các ngành CN khai thác than, dầu mỏ, A-pa-tít, CN nhiệt điện, thuỷ điện?

- 1 học sinh nêu.

- Lớp nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS quan sát lược đồhình trong SGK, trả lời.

+ Công nghiệp khai thác than: Quảng Ninh

+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông (thềm lục địa)

+ Công nghiệp khai thác A-pa-tít: Lào Cai.

+ Nhà máy thuỷ điện: Vùng núi phía Bắc:( Thác Bà- Hoà bình), vùng Tây Nguyên( Y-a-ly, sông Hinh, Trị An) + Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ ở

(25)

- GV: Các khu CN tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.

- Treo lược đồ lên bảng. Yc HS quan sát và chỉ lược đồ các địa phương có khu công nghiệp.

- Quan sát H3, thảo luận (3’) Nêu những trung tâm CN lớn của nước ta.

GV kết luận: Các trung tâm CN lớn:

Hà Nội, HCM, Hải Phòng, Việt trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa- Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một...

? Nêu những điều kiện để TP HCM trở thành trung tâm CN lớn nhất cả nước.

*SDNLTK&HQ: Cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt là than, dầu mỏ, điện,..,

- Thảo luận theo cặp, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.

- GV chốt lại ý đúng:

1 - b ; 2 - d ; 3 - a ; 4 - c .

b./ Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta (15’)

* Ư D PHTM ( Sử dụng pp tập tin) - Gv tiến hành gửi tập tin cho HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận để làm vào phiếu bài tập.

- GV nhận tin bài HS đã gửi, chiếu phiếu bài tập của các nhóm, gọi 1 nhóm trình bày phiếu học tập của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

- GV sửa chữa và giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố HCM

+ Thành phố HCM là trung tâm văn hoá, khoa học, kĩ thuật lớn nhất nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành c/nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như:

cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin...

+ Thành phố HCM có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là nơi đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc

Bà Rịa – Vũng Tàu.

- HS trình bày và chỉ trên bảng đồ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận trả lời.

- HS chỉ lên bản đồ.

- HS nêu.

A Ngành công nghiệp

B Phân bố 1. Nhiệt điện a. Nơi có nhiều

thác ghềnh 2. Thuỷ điện b. Nơi có mỏ

khoáng sản 3. Khai thác

khoáng sản

c. Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, khách hàng 4. Cơ khí, dệt

may, thực phẩm

d. Gần nơi có than, dầu khí

- HS nhận tập tin, thảo luận và làm vào phiếu bài tập và gửi lại cho GV

Phiếu bài tập

- Quan sát lược đồ công nghiệp VN, sơ đồ các điều kiện để Thành phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:

Các trung tâm công nghiệp của nước ta

Trung tâm lớn

nhất

Trung tâm lớn

Trung tâm vừa

2. Nêu các đ/k để T/phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

(26)

chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng lân cận đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.

+ Thành phố HCM còn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích s/xuất phát triển.

+ T/phố HCM ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm ; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực, t/phẩm.

3. Củng cố, dặn dò (5’)

*Cần làm gì để bảo vệ khu công nghiệp ven biển

- HS đọc phần Bài học trong SGK.

- Nhận xét giờ học. Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo.

- Hs trả lời.

- 2,3 hs đọc bài học trong SGK - Lắng nghe.

PHTN

BÀI 7: ROBOT LẬP TRÌNH DI ĐỘNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các bước lắp ráp và nguyên lý vận hành của Robot lập trình di động.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn qua việc lắp ráp mô hình.

- Kỹ năng kỹ thuật thông qua việc lắp ráp mô hình, đấu nối dây điện, nguồn điện.

- Sáng tạo, tư duy hệ thống, tư duy giải quyết vấn đề trong quá trình lắp ráp, vận hành thủ nghiệm, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính kiến, ...

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học và theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tích cực, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Ý thức được vấn đề sử dụng và bảo quản thiết bị II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên chuẩn bị bộ Robot , Pin 9V.

- Học sinh: Vở ghi chép.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(27)

1. KTBC: 5p

- Cho HS nêu lại đặc điểm cấu tạo của robot dò đường?

- Gv nhận xét 1. Bài mới (28p)

- Chia nhóm, giao thiết bị và nhiệm vụ

- Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp học.

- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5-8 học sinh (tùy thuộc vào tổng số học sinh trong lớp học).

- Yêu cầu nhóm trưởng và tự phân chia công việc - Mời các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị và mang về cho nhóm (lưu ý chưa được sử dụng khi giáo viên chưa yêu cầu).

Lắp ráp mô hình và vận hành thử nghiệm Hình thức hoạt động: làm việc nhóm.

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách hướng dẫn lắp ghép được kèm theo bộ thiết bị và cách thiết lập công tắc trượt (DIP) cho mô hình.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình.

Bước 3: Vận hành thử nghiệm

- Các nhóm tiến hành kiểm tra mô hình so với mô hình mẫu trong tài liệu, chạy thử nghiệm, nếu đạt yêu cầu (xem thêm phần mô tả Robot lập trình di động) thì tiến hành báo cáo, nếu Robot không hoạt động, hoặc các chi tiết lắp chưa đúng thì cần sửa lại.

Thảo luận, nhận xét, đánh giá

- Giáo viên giảng dạy kiến thức liên quan đến Robot lập trình di động (kiến thức để các nhóm có thể trả lời được các câu hỏi thảo luận ở phần tiếp theo).

Sắp xếp, dọn dẹp

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu để các lớp học sau thuận tiện khi sử dụng.

3. Củng cố, dặn dò (2p)

- Dặn dò HS về nhà học bài cũ và xem trước bài mới

Một số học sinh nêu

- Hs lắng nghe và thực hiện

- Các nhóm nhận dụng cụ và thao tác lắp theo hướng dẫn.

- Các nhóm tháo robot và cất đúng các chi tiết vào hộp

- Hs lắng nghe, ghi nhớ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

I. Kiến thức:- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .. - Biết cách

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi

Kiến thức: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Rèn kĩ

Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường..1.