• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

gày soạn: 25/3/21

Ngày giảng: 5/4/21

Tiết 109 HOÁN DỤ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ 2. Kĩ năng

- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ . 3. Thái độ

- Có thái độ học tập tích cực, biết vận dụng hoán dụ vào trong cuộc sống và bài viết.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Nội dung tích hợp - Tích hợp kĩ năng sống

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ.

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp

- Phương pháp: Thuyết trình.

(2)

- Kỹ thuật : Động não.

- Thời gian: 1’.

GV: Tiết học trước các em đã được học về biện pháp ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ. Trong tiết học ngày hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một biện pháp nữa đó chính là hoán dụ. Vậy hoán dụ là gì và được thực hiện bằng những cách nào? Tiết học ngày hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Phân tích VD, rút ra nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, chia sẻ và năng lực

- Thời gian: 20 phút.

- Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.

- Kỹ thuật: Động não, kích thích tư duy, tb 1p

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2: 5p’

- Mục tiêu: hs nắm được các kiểu hóan dụ và tác dụng của nó

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP thuyết trình, vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút - Gv chiếu ngữ liệu, y/c hs đọc - Trả lời các câu hỏi sau:

? Bàn tay gợi cho em liên tưởng dến sự vật nào?

? Đó là mối quan hệ gì?

? "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới cái gì?

? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì?

? Mối quan hệ giữa nhúng như thế nào?

? Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong VD d ?

? Có mấy kiểu hoán dụ?

- GV cho HS đọc lại ghi nhớ

I. Hoán dụ là gì II. Các kiểu hoán dụ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (a) Bàn tay: Bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để LĐ (khả năng sáng tạo của sức LĐ).

-> Quan hệ: bộ phận và toàn thể.

(b) Một và ba: số lượng ít và nhiều.

-> Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn.

(c) Đổ máu: Sự kiện khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thành phố Huế.

-> Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.

(d). Phép hoán dụ: Cả nước -> Quan hệ: Vật chứa (Cả nước) - Và vật được chứa (Nhân dân VN) sống trên đất nước VN.

2. Ghi nhớ 2

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập - Thời gian: 7 phút.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...

- Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn, giao việc, chia nhóm, bản đồ tư duy...

- Gv chia lớp thành ba nhóm nhỏ. Y/c mỗi nhóm thảo luận một phần của bài tập 1 - Ccas nhóm thảo luận trong vòng 5’, đại diện trình bày kết quả.

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

(3)

Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.

a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.

- Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể  quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

- Trăm năm: dài, trừu tượng.

 Ý nghĩa: Trồng cây: Kinh tế, trồng người: giáo dục.

- Một xã hội phát triển là cả kinh tế và giáo dục đều phát triển trong đó kinh tế là động lực, giáo dục là mục đích.

+ Hoán dụ: Trồng cây: (Xây dựng kinh tế) - xây dựng xã hội phát triển.

+ Trồng người: (xây dựng con người) - xây dựng xã hội mới.

- Hồ Chủ Tịch nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có con người XHCN.

+ Quan hệ:

* Kinh tế: Bộ phận - Toàn thể.

* Giáo dục: Công việc đặc trưng - Toàn bộ sự nghiệp.

c) áo chàm: Hoán dụ kép.

- áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm.

+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.

+ áo chàm: Chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc, chỉ tình cảm của quần chúng cách mạng nói chung đối với Đảng, Bác.

+ Quan hệ: Bộ phận và toàn thể.

+ Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

BT2: So sánh hoán dụ, ẩn dụ:

* Giống: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

* Khác:

Èn dụ Hoán dụ

- Dựa vào quan hệ tương đồng về: - Dựa vào quan hệ tương cận giữa

+ Hình thức +Bộ phận- toàn thể

+ Cách thức +Vật chứa- vật bị chứa

+ Phẩm chất +Dấu hiệu- sự vật

+Cảm giác +Cụ thể- trừu tượng

VD ẩn dụ:

+ Hình thức:

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng ->màu đỏ: màu sắc

+ Cách thức: thắp = nở hoa: hoạt động.

+ Phẩm chất: Người cha mái tóc bạc -> Bác Hồ: yêu thương, quan tâm..

+ Cảm giác: Mùi hồi chín chảy tràn qua mặt.

Nét tương đồng:Khứu giác-> thị giác,xúc giác .

BT4/: Viết đoạn văn ngắn về Lượm trong đó có sử dụng phép tu từ hoán dụ:

(4)

* Hình thức:

- Chữ cái đầu dòng được viết hoa, viết lùi vào một ô kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

- Sử dụng các phép liên kết:

+ Phép lặptừ Lượm,

+ Phép thế:em, chú thay cho Lượm), liên tưởng, nối, từ đồng nghĩa, trái nghĩa...(

- Đoạn văn thường có câu chủ đề. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính.

+ Câu chủ đề: Lượm thật dũng cảm, kiên cường!

* Nội dung:

- Các câu trong đoạn cùng tập trung diễn đạt một chủ đề: viết về sự dũng cảm hoặc miêu tả Lượm+ phép tu từ hoán dụ.

Đoạn văn tham khảo:

Ngày Huế đổ máu, Lượm tình nguyện làm liên lạc cho bộ đội. Chú bé trở thành một chiến sĩ nhỏ. Lượm thường đội mũ ca lô hơi lệch, khoác trên vai chiếc xắc xinh xinh. Tiếng súng đùng đoàng, đạn đan chéo vào nhau. Thư cần chuyển gấp trước giờ G. Sốc lại chiếc xắc nhỏ, chú quyết định lao qua làn đạn của địch. Thư đã đến nơi an toàn. Trở về nhà trên cánh đồng quê hương. Bỗng loè chớp đỏ, một viên đạn của kẻ thù đã găm vào trái tim non nớt của em. Một dòng máu tươi trào ra. Em ngã xuống trên cánh đồng ngào ngạt hương lúa đang vào sữa. Lượm thật dũng cảm, kiên cường!

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng HD - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

- Kỹ thuật: Động não, hợp tác - Thời gian: 10p

KHÁI QUÁT LẠI BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

? Hãy nhắc lại các phép tu từ đã được học?( SS, NH,AD, HD)

GV : Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm và hấp dẫn. Vậy là các em đã được học 4 biện pháp tu từ . Bây giờ để củng cố lại kiến thức đã học, cô mời các em cùng tham gia vào một trò chơi với tên gọi : BẠN CHỌN SỐ NÀO ? Mỗi câu trả lời đúng là một phần kiến thức cần nhớ về phép tu từ các em được học . Mong rằng trò chơi bổ ích này sẽ giúp các em tự tin hơn khi biết nhận diện , phân tích được giá trị tác dụng của chúng và sẽ có sự lựa chọn phép tu từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp hàng ngày.

- Hình thức : chơi trò chơi : BẠN CHỌN SỐ NÀO ? - Chuẩn bị :

+ Gv : Câu hỏi, phần thưởng, luật chơi.

+ Hs : Nắm được kiến thức về các phép tu từ đã học.

(5)

- Phương pháp: phát vấn câu hỏi.

- Phương tiện : máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút…

GV chiếu trò chơi - phổ biến luật chơi

Trò chơi này gồm 8 ô tương ứng với 8 con số, trong đó có 6 ô câu hỏi và 2 ô phân thưởng. Cô mời 6 bạn cùng tham gia trò chơi này .Các bạn có quyền lựa chọn câu hỏi theo con số. May mắn sẽ đến với các bạn nếu như bốc vào ô phần thưởng. Các bạn đã hiểu luật chơi chưa ? Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu trò chơi.

CÂU HỎI ( S13-22)

Câu 1: Em hãy hát một bài hát dành cho thiếu nhi có sử dụng phép nhân hóa.

Câu 2: Khổ thơ sau có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu so sánh nào ?

Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh) Câu 3 : Cho biết câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm ( Minh Huệ) Câu 4: Phần quà

Câu 5 :Cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đó là biện pháp tu từ nào ?

Câu 6: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhất về các phép tu từ đã được học?

Câu 7: Em hãy nêu tác dụng chung của của các phép tu từ đã học.

Câu 8 : Phần quà.

Kết thúc trò chơi, gv chốt lại toàn bộ kiến thức về các phép tu từ = sơ đồ tư duy (S23)

(6)

So sánh

Ẩn dụ Hoán dụ

Nhân hóa

Các biện pháp tu từ

Tác dụng chung của các phép tu từ là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2p

Sưu tầm những câu văn trong các văn bản đã học và đọc thêm ; trong đời sống hang ngày những câu văn có sử dụng phép hoán dụ

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, nắm được khái niệm và các kiểu hoán dụ - Tự đặt câu có sử dụng hoán dụ

- Hoàn thiện bài tập.

- Soạn bài: Các thành phần chính của câu + Trả lời các câu hỏi trong sgk

+ Làm bài tập phần lyện tập.

+ Tập làm thơ 4 chữ , mỗi HS chuẩn bị một bài thơ 4 chữ.

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:2/4/21

Ngày giảng:6/4/21

Tiết 110 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn tiếng . 2. Kĩ năng

- Nhận diện và tập phân tích vần, luật của thể thơ 4 tiếng khi học hay khi đọc.

3. Thái độ

- Có thái độ học tập tích cực

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

(7)

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Kỹ thuật : Động não.

- Thời gian: 1’.

Thơ 4 chữ xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè... Bài thơ có nhiêu dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, giao vần liền, hay vần hỗn hợp.

* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs nhận diện và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút

? Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu và chỉ ra những chữ cùng vần với

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Những chữ cùng vần trong bài thơ Lượm

Mai - cháu, về - bè, loắt choắt - xắc - thoăn thoắt, nghênh nghênh - lệch, vang - vàng, mí - chí, quân - dần - à - cá -

(8)

nhau trong bài thơ đó?

- Hs tìm, trả lời

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

? Từ bài thơ Lượm và một số đoạn thơ trong sgk, em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ?

- Hs trả lời, gv chốt

Hoạt động 2: 25’

- Mục tiêu: hs phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ qua bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP luyện tập, thảo luận

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm

- Cho HS đọc bài thơ đã chuẩn bị sẵn ở nhà và tự phân tích nhịp thơ đó?

- Cho HS tự nhận xét và sửa bài của mình - Cho HS đọc lại đoạn thơ đã sửa sẵn - GV nhận xét chung, sửa chữa những sai sót về vần, chữ.

nhà..

2. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ

- Mỗi câu gồm bốn tiếng. Số câu trong bài không hạn định, các khổ trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.

- Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (về đồng dao, về hát du...) - Nhịp 2/2, chẵn đều

- Vần: kết hợp các kiểu vần: chân, lưng, bằng trắc, liền cách.

* Phân tích một đoạn thơ mẫu:

Chú bé/ loắt choắt (Vần liền, trắc- VL, T)

Cái xắc/ xinh xinh (VL,T - VL, B) Cái chân/ thoăn thoắt (VL, C, T) Cái đầu/ nghênh nghênh (VC , B) Ca lô đội/ lệch (VL, B)

Mồm huýt /sáo vang

Như con/ chim chích (VC, T) Nhảy trên/ đường vàng (VC, B) II. Tập làm thơ bốn chữ

(9)

Tập làm một bài thơ bốn chữ với độ dài không quá 10 câu, đề tài: Tả một con vật nuôi trong nhà.

- Hs tự làm, đọc trước lớp - Gv và hs nhận xét

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( 10)

? Làm thơ 4 chữ theo đề tài , nhà trường, cảnh vật, mùa xuân, hạ, thu, đông...

* HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: (3 )

?Tìm đọc thêm một số bài thơ 4 chữ hay và viết cảm xúc về baì thơ đó.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ: Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ. Nhớ một số vần cơ bản. Nhận diện được thể thơ bốn chữ. Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm bài thơ 4 chữ.

- Chuẩn bị bài mới:

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn:2/4/21

Ngày giảng:6/4/21

Tiết 111 Văn bản: CÔ TÔ

(Nuyễn Tuân) I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

(10)

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên và con người trên đất nước 4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trug thực, yêu nước, trách hiệm - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm? Hình ảnh nào trong bài thơ làm em cảm động nhất? Vì sao?

2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ đầu và đoạn thơ thứ hai có gì giống và khác nhau?

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cách 1: GV cho HS xem các hình ảnh về Biển đảo Việt Nam, người dân làng chài trên biển.

(11)

- Em có cảm nhận gì khi xem những bức tranh trên?

- Giới thiệu vào bài:

Cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương, bức tranh lao động của con người luôn là đề tài được khai thác và đưa vào trong văn thơ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ, ông là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, vậy hôm nay Thầy và các em sẽ tìm hiểu cái đẹp mà nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở vùng biển đảo Cô Tô qua bài học ngày hôm nay: ‘‘ Cô Tô’’

* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 7’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và văn bản Cô Tô

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- PP đàm thoại, phân tích, thuyết trình, quy nạp, luyện tập,

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu

? Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Tuân?

- Hs thuyết trình

- Gv chiếu chân dung nhà văn, chốt - Nhiều HS phát biểu ( GV cho điểm)

+ Nguyễn Tuân còn có nhiều bút danh khác : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang,... Ngoài sở trường chính là tùy bút và kí, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học, dịch giả. Ông

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: 1910-1987 - Quê ở Hà Nội

- Là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.

- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

(12)

từng là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí, ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.

+ Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như: “ Vang bóng một thời”; “ Người lái đò sông Đà”; “Chữ người tử tù”; hay “ Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”;…

- GV bổ sung:

….. NT là một nghệ sĩ rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều ngành NT khác như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… Ông vận dụng con mắt của nhiều ngành NT khác nhau để tăng cường quan sát và miêu tả…

=> Với những đóng góp của mình, năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

- Hs trình bày - HS trả lời:

- GV: Cô Tô là một bài kí dài gần 6000 chữ, viết năm 1972, sau được in trong tập Kí Nguyễn Tuân 1976. Là tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô với tất cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm phục.

* GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh.

? Xác định vị trí đảo Cô Tô và giới thiệu đôi nét về hòn đảo? ( HS khá giỏi – HS lên bảng) ( là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh…)

GV chuyển ý:…. Thông qua tài năng của ông, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp của TN và CS nơi đây. Để cảm nhận rõ hơn điều này, chúng ta chuyển sang phần tiếp theo…

Hoạt động 2: 29’

- Mục tiêu: hs hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng

2. Tác phẩm

- Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

II. Đọc hiểu văn bản

(13)

sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm

- GV nêu yêu cầu đọc:

+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, mới lạ, đặc sắc.

+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi;

- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc - Cho HS đọc chú thích SGK

* GV chuyển ý: Để hiểu được VB một cách trọn vẹn, một trong những yếu tố là phải hiểu đc nghĩa của từ. Trong sgk chú thích 13 từ khó, các em hãy tự đọc thầm để nắm đc nghĩa của các từ này

* GV: Ngoài từ khó trong sgk, chúng ta tìm hiểu thêm nghĩa của một số từ ngữ khác. Đó là các từ: xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Nhiệm vụ của các em là nối cho chính xác từ với nghĩa của từ.

- Máy chiếu bảng:

+ Xanh mượt: màu xanh sáng, mỡ màng, tươi tốt, đầy sức sống.

+ Lam biếc: Màu xanh đậm đặc, có ánh sáng chiếu rọi vào.

+ Vàng giòn: vàng khô và sáng

? Văn bản thuộc thể loại gì? PTBĐ của văn bản?

- HS trả lời theo cảm nhận của mình (Kí là ghi chép những sự việc có thật, những điều xảy ra mà tác giả được trực tiếp chứng kiến, quan sát) - GV bổ sung:

+ Kí là thể quen thuộc trong kí sự. Kí là ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.

+ Sau văn bản “ Cô Tô”, chúng ta sẽ được tìm hiểu tiếp các văn: Lao xao; Cây tre Việt Nam;

Lòng yêu nước cũng thuộc thể kí.

+ Kí khác với truyện như thế nào ? chúng ta tự

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục - 3 phần

(14)

tìm hiểu từ bây giờ để đến bài Ôn tập truyện và kí trong những tiết học tới, chúng ta sẽ đánh giá lại sự hiểu biết của mình…

? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?

- Chia làm ba phần.

+ Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây" - Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).

+ Từ "Mặt trời" đến "là là nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).

+ Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).

? Như vậy, bài văn có 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em?

- Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo.

Có thể là cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây.

? Em có nhận xét gì về bức tranh minh hoạ trong SGK?

- Bức tranh minh hoạ toàn cảnh Cô Tô trong trẻo, sáng sủa nhưng chưa tả được các sắc màu cụ thể như lời nhà văn Nguyễn Tuân

- Gọi HS đọc đoạn 1

? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào?

GV: + Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí.

+ TG đã ở trên đảo Cô Tô nhiều ngày. Đến ngày thứ 5, sau khi cơn bão đi qua, tác giả đã đi thăm những chú bộ đội đóng quân ở đây.

? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô? ( TL nhóm bàn)

GV: Đây là khoảnh khắc bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả.Ông không chọn thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn

3. Phân tích

3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão

- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - một ngày sau cơn bão.

- Vị trí quan sát: nóc đồn biên

(15)

thích sự độc đáo, khác người.

? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí quan sát nào? ( nóc đồn Cô Tô)

- GV giải thích đồn - đồn biên phòng: là nơi đóng quân của các chú bộ đội, thường được xây dựng ở vị trí cao, dễ quan sát để thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ TQ.

? Vị trí này có gì thuận lợi?

GV: Điểm nhìn cao vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô.

( Tích hợp TLV: Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm quan sát rất quan trọng....)

? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua câu văn nào?

- GV: Đây là câu văn thể hiện sự cảm nhận đầu tiên, bao quát của tác giả về không gian Cô Tô

? Để miêu tả cảnh sắc 1 vùng biển đảo tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?

HS trả lời: Tác giả chọn các hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát ( GV kết hợp máy chiếu)

* TL nhóm: 3 phút

? Tìm hiểu về TN Cô Tô sau cơn bão có ý kiến cho rằng: tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh bằng những ngôn từ hết sức điệu luyện.... Em có đồng ý với ý kiến đó ko...

? Làm sáng tỏ ý kiến của em qua việc phân tích? – HS làm ra phiếu học tập

+ ? Tìm những từ ngữ miêu tả những hình ảnh của TN

- bầu trời: trong sáng - cây: thêm xanh mượt

- nước biển: lam biếc đặm đà hơn - cát: vàng giòn hơn

- lưới: càng thêm mẻ cá giã đôi

+ ? Nhận xét về nghệ thuật dùng từ, cách MT của tác giả?

+ ? Qua cách miêu tả đó, em hình dung nước biển, cây và cát ... như thế nào?

HS: nước biển có mầu xanh đậm đặc, phản chiếu ánh sáng trông rất đẹp, cát thì rất vàng...,

phòng.

- Không gian: trong trẻo, sáng sủa.

- Nghệ thuật:

+ Dùng 1 loạt các tính từ, từ láy gợi tả màu sắc và ánh sáng

+ Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. + Phép so sánh, ẩn dụ

(16)

cây thì xanh tươi mượt mà, đầy sức sống...

* Các nhóm lần lượt trả lời

* GV nhận xét, đánh giá

? Qua những hình ảnh ( từ ngữ) .... nào gây cho em ấn tương sâu sắc nhất? Vì sao?

- HS tự bộc lộ - GV khen ngợi, cho điểm ( ... )

GV chốt: Để miêu tả cảnh đảo, tác giả thể hiện cái tài hoa trong vs lựa chọn từ ngữ miêu tả.

Cây thì xanh mượt. Từ xanh mượt ấy gợi cho ta hình ảnh sau cơn mưa cây cối như được gột rửa, như trút bỏ đi cái lớp áo bụi bặm của những ngày nắng giáo và bây giờ, bão qua đi, mưa qua đi, chúng như được khoác trên mình một chiếc áo mới sạch sẽ tinh tươm. Tác giả miêu tả những hình ảnh trên không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cảm nhận của riêng bản thân mình.

Miêu tả nước biển, ngoài quan sát bằng thị giác, thấy màu nước biển lam biếc – một màu xanh làm say lòng người , tác giả còn miêu tả bằng vị giác, như nếm nước biển ” đặm đà”. Với cát cũng vậy, cát vàng là quan sát bằng thị giác, còn cát vàng giòn, thì không nhừng ” nhìn thấy” mà còn như ăn được. Bởi vì ăn thì mới cảm nhận đc giòn hay không. Nước lam biếc đặm đà, cát vàng giòn. Cái đặm đà của nước biển, cái giòn của cát thì phải là người rất tinh tế và nhạy cảm mới cảm nhận được...

GV: bên cạnh ... tác giả còn sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự đó là những từ nào? ( HS gạch chân các từ: thêm, hơn, càng, lại)

? Qua những từ đó, em hình dung như thế nào về cảnh trước cơn bão và sau cơn bão?

HS: Cảnh trước cơn bão đã đẹp nhưng sau cơn bão, cảnh càng đẹp hơn

GV: đó chính là sự hồi sinh của sự sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên. Thông thường khi một cơn bão đi qua, thiên nhiên như bắt đầu một sự sống mới... cơn bão đi qua chỉ để lại một vài dấu tích không đáng kể như thể không phải do may mắn mà là do sức sống dẻo dai của cây trái và con người xứ này trụ vững được. Tất cả

-> Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.

-> Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi

(17)

dường như xôn xao, sống dậy sau trận bão. Cô Tô không chỉ đẹp mà còn rất giàu tiềm năng kinh tế...

? Qua lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân, em hình dung ntn về bức tranh phong cảnh của Cô Tô sau trận bão?

- Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.

- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.

? Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, cảm xúc của tác giả đối với Cô Tô như thế nào?

- Cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào được đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông?

- Yêu mến và gần gũi như Cô Tô là quê hương mình.

Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi thưởng thức bức tranh ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân qua phần văn bản thứ nhất?

? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em học tập được điều gì từ nhà văn NT trong cách miêu tả TN?

HS: + Biết chọn vị trí quan sát ( điểm nhìn) + Chọn lọc từ ngữ đặc sắc, gợi hình + Vốn sống, vốn từ ngữ phong phú + Lời văn giàu cảm xúc….

sáng, phong phú, độc đáo.

=> Tác giả yêu mến, gần gũi và coi Cô Tô như quê hương của mình.

*. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại toàn bộ văn bản - Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị phần còn lại

- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự:

+ Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc

Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?

? Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?-

? Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì

(18)

độc đáo trong cách đón nhận ấy?

? Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?

? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?

? Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

? Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt?

? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?

? Viết đoạn văn tả cảnh Cô Tô (khoảng 5- 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân BPTT

* Rút kinh nghiệm Ngày soạn:2/4/21 Ngày giảng:9/4/21

Tiết 112 Văn bản: CÔ TÔ (tiếp)

(Nuyễn Tuân) I. Mục tiêu

II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Hình dung của em về cảnh biển Cô Tô sau cơn bão? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

3. Bài mới 30p

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 29’

- Mục tiêu: hs hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích

I. Giới thiệu chung II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão

3.2. Cảnh mặt trời mọc trên

(19)

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm

Thiên nhiên Cô Tô vốn rất đẹp nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách tinh tế và trọn vẹn. Thiên nhiên Cô Tô không chỉ đẹp ở thời điểm sau trận bão mà còn đẹp một cách rực rỡ, huy hoàng ở cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Bằng tấm lòng, tình yêu, niềm tự hào về đất nước con người Việt Nam, những trang viết của Nguyễn Tuân thực sự là những trang hoa, tờ hoa lấp lánh vẻ đẹp của cuôc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp tiết 2 của văn bản Cô Tô...

- Gọi HS đọc đoạn 2

(?) Để miêu tả cảnh mặt trời mọc, tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu? Em có nhận xét gì về cách chọn này?

-Trên những hòn đá đầu sư, bên bờ biển, sát mép nước -> Phù hợp cho việc quan sát cảnh mặt trời lên

(?) Cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?

- Cách đón mặt trời -- - Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.

-> Cách đón nhận công phu và trang trọng

? Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?

- Nhà văn là người yêu thiên nhiên.

- GV: Nguyễn Tuân là người có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp....

(?) Cảnh mặt trời mọc được tác giả quan sát và miêu tả theo trình tự nào?

- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được

biển, đảo Cô Tô

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhhịp cánh.

Cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ

(20)

quan sát và miêu tả theo trình tự:

+ Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc

* Tổ chức hoạt động nhóm: Cặp đôi (thực hiện theo dãy bàn). GV phát phiếu học tập ngẫu nhiên cho các cặp

Thời gian thảo luận theo cặp đôi: 3phút.

(?) Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm? Xác định nghệ thuật và nhận xét về cảnh ở từng thời điểm đó?

(1) - Trước khi mặt trời mọc.

(2) - Trong khi mặt trời mọc.

(3)- Sau khi mặt trời mọc.

(?) Gọi trả lời theo tinh thần xung phong

GV chốt kiến thức- khen ngợi các cặp đôi trả lời tốt

- Thu phiếu HT.

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhhịp cánh.

? Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?

- Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ (Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như..). Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn.

 Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.

- HS đọc đoạn 3

? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?

- Cái giếng nước ngọt giữa đảo

? Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

3.3. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô

- Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình

(21)

- Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị.

? Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt?

- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con

? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?

- Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động

- GV: Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con LĐ trên biển cả trên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, vui tươi, giản dị của con người đảo biển.

? Em hãy khái quát nội dung của văn bản?

- Hs trả lời dựa vào phần ghi nhớ

? Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

- Hình ảnh so sánh độc đáo

- Ngôn ngữ miêu tả điêu luyện, chính xác, giàu cảm xúc

dị.

- Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã. Tác giả cảm thấy được niềm vui và sự thân tình ở chính nơi dây.

= > Sử dụng lời kể, lời tả, kết hợp so sánh

 Cảnh SH lao động khẩn trương, tấp nập, thanh bình

 Cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm - Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng

- Lời văn giàu cảm xúc 4.2. Nội dung

- Vẻ đẹp độc đáo của c/s thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô

4.3. Ghi nhớ - sgk

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,...

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, vấn đáp

- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, hoàn tất một nhiệm vụ,…

Thời gian: 4p

Câu 1: Trong đoạn trích Cô Tô, quần đảo Cô Tô thuộc địa phương nào?

A. Quảng Ninh. B. Nghệ An.

C. Hải Phòng. D. Vũng Tàu

Câu 2: Trong đoạn trích Cô Tô, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của bức tranh bình minh trên biển?

(22)

A. So sánh. B. Nhân hóa.

C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.

Câu 3: Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự. B. Biểu cảm.

C. Miêu tả. D. Nghị luận.

Câu 4: Trong đoạn đầu của bài kí Cô Tô, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô. B. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo.

C. Đầu mũi đảo. D. Trên dốc cao.

Câu 5: Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?

A. Khẩn trương, thanh bình. B. Êm ả, bình lặng.

C. Hân hoan, vui vẻ. D. Hối hả, vội vã.

Câu 6: Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô hiện ra như thế nào?

A. Trù phú và đông đúc. B. Nên thơ và gần gũi.

C. Tươi sáng và độc đáo. D. Hoang sơ và thanh vắng.

Câu 7: Trong đoạn trích Cô Tô, ngày thứ năm trên đảo của tác giả là ngày như thế nào?

A. Một ngày mưa tầm tã. B. Một ngày nắng ấm chan hòa.

C. Một ngày trong trẻo và sáng sủa.

D. Một ngày sôi động và thật nhiều ý nghĩa.

Câu 8: Đoạn trích Cô Tô thuộc thể loại:

A. Tùy bút. B. Kí.

C. Truyện ngắn. D. Hồi kí.

Hoạt động : VẬN DỤNG

- Mục tiêu: bồi dưỡng tình yêu đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước...

- Phương pháp: HS chơi trò chơi ; tự khám phá, tìm hiểu về các thắng cảnh Việt Nam

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút - Thời gian: 7p

Viết đoạn văn tả cảnh Cô Tô (khoảng 5- 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân BPTT

- Báo cáo kết quả chuẩn bị bài ở nhà

- Chọn bài tiêu biểu (1- 2 bài) chiếu lên màn hình

- HS khác nhận xét về hình thức, nội dung của đoạn văn.

- GV chốt, cho điểm động viên

(23)

Hoạt động 5: Củng cố - tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: lồng ghép giáo dục về ý nghĩa, vai trò của biển đảo quê hương - Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Máy chiếu

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.

- Thời gian: 4p

? Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo Tổ Quốc:

- Đọc tên các biển đảo

- Hãy cho biết Biển đảo có vai trò gì đối với kinh tế và giao thông biển, an ninh quốc phòng?

- Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?

4. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại toàn bộ văn bản - Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Tìm bố cục của văn bản

+ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản + Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu trong sgk V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả trong bài văn.. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực