• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 24

Tiết 85 VƯỢT THÁC

(Võ Quảng)

Lưu ý: Các em HS cần đọc kĩ văn bản “Vượt Thác”(SGK trang 37-39) và phần

“Đọc – Hiểu văn bản” (SGK trang 40) A. MỤC TIÊU: (HS đọc)

- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC: (HS ghi bài vào tập) I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: SGK/trg 39

(Các em gạch chân các ý sau vào SGK, không cần ghi vào tập: Võ Quảng [1920- 2007], quê tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.)

2. Tác phẩm:

Trích từ chương XI của truyện Quê Nội(1974).

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Bức tranh thiên nhiên:

- Gió nồm thổi, thuyền rẽ sóng lướt bon bon -… bãi dâu bạt ngàn.

- …càng về ngược, vườn tược càng um tùm.

- …những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- …núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

-> So sánh, nhân hóa, từ gợi hình.

=> Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, tươi đẹp.

2. Nhân vật dượng Hương Thư:

a) Lúc vượt thác:

- Ngoại hình:

+ Cởi trần.

+ Như một pho tượng đồng đúc.

+ Các bắp thịt cuồn cuộn.

+ Hai hàm răng cắn chặt.

+ Quai hàm bạnh ra.

+ Cặp mắt nảy lửa.

(2)

- Động tác:

+ Co người phóng sào.

+ Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào.

-> So sánh.

=> Đẹp, khỏe, dũng mãnh.

b/Lúc ở nhà:Nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì.

=>Khiêm nhường, hiền lành.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.

- Sử dụng phép nhân hoá, so sánh phong phú, có hiệu quả.

- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh,biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

2. Nội dung:

Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.

IV. Luyện tập: (Học sinh làm bài tập vào vở)

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả?( HS đọc lại hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt Thác để thực hiện) V. Củng cố - Dặn dò:

- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.

- Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.

- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”.

- Đọc thêm các bài tả cảnh.

- Tập viết 1 đoạn ngắn 6 dòng tả vườn cây vào mùa quả chín có thực hiện phép so sánh?

- Chuẩn bị bài “ So sánh” (tt).

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nghệ thuật nào để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nêu tác dụng của các nghệ thuật ấy??. Câu 3: Một trong những thành

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả thiên nhiên Việt Bắc?.

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.. - Hiểu được

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn

- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: VN-Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, con người với thiên nhiên  nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một