• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 15

Ngày soạn: 13/12/2019

Ngày giảng; Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2019 Học vần

Bài 60: OM- AM

A- Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức

- Hs nhận biết được om, am, làng xóm, rừng tràm. từ và câu ứng dụng trong sgk.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng

- Đọc viết được : om, am, làng xóm, rừng tràm,từ và câu ứng dụng - Phát triển lời nói 2-3 câu tự nhiên theo chủ đề: nói lời cảm ơn 3. Thái độ:

- Biết nói lời cảm ơn khi được chia sẻ giúp đỡ.

*QTE: + Bổn phận phải kính trọng biết ơn các thầy, cô giáo.

+ Biết nói lời cảm ơn khi đựơc chia sẻ giúp đỡ.

B- Đồ dùng dạy học

- Bộ đồ dùng, máy tính bảng, PHTM.

- Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho hs đọc : bình minh, nhà rông, nắng chang chang.

- Đọc câu ứng dụng:

Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

- Gv đọc cho học sinh viết : bình minh, nhà rông

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

- 3 hs đọc .

- Lớp viết bảng con

(2)

*Vần om:

- Cho hs quan sát tranh rút ra tiếng mới chứa vần om

+ Vần om do mấy âm ghép lại?

a. 2 âm; b. 3 âm; c. 1 âm

- HS gài vần om sau đó đọc cn, đt

+ Muốn có tiếng xóm phải thêm âm gì dấu gì?

- HS gài tiếng xóm sau đó đọc cn, đt - Có tiếng xóm muốn có từ làng xóm ta thêm thiếng gì?

- HS gài bảng

* Vần am: thay âm o bằng âm a được vần mới là vần gì?

- Gài vần am

+ Muốn có tiếng tràm phải thêm âm gì dấu gì?

- So sánh 2 vần am, om Đọc từ ngữ ứng dụng(7’) chòm râu quả trám đom đóm trái cam - 1 hs đọc mẫu

- GV giải nghĩa từ

- HS đọc lại và nêu cấu tạo - Hs đọc cn+ đt

Hướng dẫn viết: om, am(7’)

- Gv giới thiệu cách viết: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai

+ HS sử dụng máy tính bảng tìm đáp án đúng.

- 2 âm ghép lại âm o đứng trước âm m đứng sau

- Gài vần om đọc: o- mờ- om đọc cn, đt - Ta thêm âm x đứng trước vần om đứng sau dấu sắc trên đầu âm o

- Gài tiếng xóm đọc cn, đt - Hs ta thêm tiếng làng - Hs gài đọc cn, đt

- Đọc: xờ- om- xom- sắc xóm làng xóm.

- Nêu cấu tạo tiếng xóm.

- Vần am

- Gài vần am đọc: a- mờ- am - Gài tiếng tràm từ rừng tràm

- Đọc: trờ- am- tram- huyền tràm rừng tràm

- Nêu cấu tạo tiếng tràm.

- Hs so sánh

- Đọc cá nhân, nhóm - Hs lắng nghe

- Hs đọc và nêu

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

(3)

cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập

a. Luyện đọc(13’) - Hs đọc lại bài tiết 1

- Gv cho học sinh quan sát tranh và đọc câu ứng dụng

- Đọc câu ứng dụng - Chỉnh sửa phát âm b. Luyện nói(10’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói:

- Gv hỏi hs: Nói lời cảm ơn.

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Tại sao em bé lại cảm ơn chị?

+ Em đã bào giờ nói “Em xin cảm ơn”

chưa?

+ Khi nào ta phải cảm ơn?

Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

*QTE: Em đã khi nào nói cảm ơn chưa?

*QTE: Bổn phận của người học sinh con phải làm gỡ đối với thầy cô giáo?

c. Luyện viết(15’)

- Gv nêu lại cách viết: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

C. Củng cố dặn dò(5’) - 1hs đọc toàn bài trong sgk

- Trò chơi tìm tiếng mới có vần om, am - Gv tổng kết cuộc chơi, nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước

- Đọc bài tiết 1trong sgk

- Quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trong sgk, đọc câu ứng dụng.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài - Hs chơi trò chơi

(4)

bài 61

--- Toán

Tiết 57: Luyện tập

I.Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh thực hiện được phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9.

- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo phép cộng trừ trong phạm vi 9

3. Thái độ: Hs hăng say học tập, chăm chỉ làm bài, thuộc được các công thức vừa học.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - Cho học sinh làm bài: Tính:

8+ 1= 9- 5=

8- 8= 9- 0=

9- 7= 9- 1=

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B.Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*D y b i m i à

HOẠT ĐỘNG DẠY

Bài 1: ( 5’)Viết số thích hợp vào chố chấm:

a) 8 + 1 = 7 + 2 = 6 + 3 = 5 + 4 = 1 + 8 = 2 + 7 = 3 + 6 = 4 + 5 = 9 – 8 = 9 – 7 = 9 – 6 = 9 – 5 = 9 – 1 = 9 – 2 = 9 – 3 = 9 – 4 = - Gọi học sinh nhận xét tính chất giao hoán của phép cộng 8+ 1= 1+ 8 và mối quan hệ giữa cộng và trừ: 9- 1= 8; 9- 7= 2

- YC hs làm phần b, c.

- Cho hs làm bài.

- Đọc bài và nhận xét.

* Củng cố cho hs mối quan hệ giữa phép cộng và

HOẠT ĐỘNG HỌC - Hs nêu yc

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu nhận xét.

- Học sinh làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Vài hs thực hiện.

(5)

phép trừ trong phạm vi 9

Bài 2: ( 5’)Nối phép tính với số thích hợp:

7 + 2 9 - 2 9 – 0 8 + 1 9 – 1 3 + 5

- Cho hs nêu cách nối các phép tính với các số.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

* Củng cố cho hs cách tìm kết quả qua cách nối các phép tính.

Bài 3: ( 5’) (>, <, =)?

6 + 3 …. 9 3 + 4 ….5 + 3 4 +5 …. 5 + 4 9 – 2 ….. 8 9 - 0 …. 8 + 1 9 - 6 …. 8 - 6 - Yêu cầu học sinh nêu lại cách làm bài.

- Cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc và nhận xét.

* Củng cố cho hs biết so sánh các số và phép cộng và phép trừ trong phạm vi 9

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.

- Gọi hs nêu trước lớp.

* Củng cố cho hs viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

Bài 5 ( 5’)

+ Hình bên có mấy hình vuông?

a. 1 hình. b. 2 hình. C. 3 hình + Có mấy hình tam giác?

a. 3 b. 4. c. 2

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu: 7+ 2= 9 - Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs nêu yc

- Hs tự làm bài và nêu kết quả.

1 hs nêu yêu cầu.

- Hs nêu.

- Cả lớp làm bài.

4 + 5 = 9 - Chữa bài tập trên bảng.

- Hs trả lời

- Hs đọc kết quả bài làm.

(6)

- Yêu cầu hs đếm số hình vuông và hình tam giác.

- Gọi hs nêu kết quả: 2 hình vuông, 4 hình tam giác.

- Xác định số hình vuông và hình tam giác.

- Hs nêu kết quả.

C. Củng cố- dặn dò( 5’

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Đoán kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học.

--- Đạo đức

Bài 7: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)

A- Mục đích yêu cầu : 1.Kiến thức :

- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.

2.Kĩ năng: Học sinh thực hiện việc đi học đều đúng giờ.

3. Thái độ: GDHS có ý thức thực hiện nghiêm túc việc đi học đều và đúng giờ

*QTE:Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều, đúng giờ là quyền lợi và bổn phận của các em giúp cho các em việc thực hiện tốt quyền học tập của mình.

B. Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.

- Kỹ năng quản lý thời gian để đi học đều và đúng giờ.

C.Phương pháp /kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Thảo luận nhóm.

- Động não.

- Sử lý tình huống D- Đồ dùng:

- Tranh minh họa; đồ dùng để sắm vai.

E. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv:

I. Kiểm tra bài cũ: (4)

- Tiết trước em học bài đạo đức nào?

- Để đi học đỳng giờ em cần làm gỡ?

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới:

Hoạt động của hs:

- 2 hs nêu.

(7)

1. Hoạt động 1:

- Hs làm bài tập 4 đúng vai theo các nhân vật trong tình huống đó.

- Gv giới thiệu các nhân vật của câu chuyện và hướng dẫn học sinh đóng vai các nhân vật trong bài tập.

- Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?

- Gv kl.

2. Hoạt động 2: (10) Học sinh thảo luận nhóm bài tập 5 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận phân vai 2 học sinh đóng nhân vật trong tình huống

- Cho hs đóng vai trước lớp.

- Gv hỏi: Nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn?

- Giáo viên kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn để đi học.

3. Hoạt động3: (7) Thảo luận lớp.

- Gv hỏi: + Bạn nào lớp mình luôn đi học muộn?

+ Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?

- Giáo viên nêu một số câu hỏi để học sinh trả lời.

- Cho học sinh đọc câu thơ ở cuối bài.

- Cả lớp hát bài “Đi tới trường.”

4- Củng cố- dặn dò: (5)

- Giáo viên kết luận: Đi học đều và đúng guờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Lớp vừa được học xong bài đạo đức gì? Lớp mình có đi học muộn nữa không?

- Gv nhận xét giờ học. Gv nhắc nhở hs không được đi học muộn.

- Hs đọc yêu bài tập - Hs làm việc theo nhóm 4– thảo luận- đóng vai – Theo dõi các nhóm cho nhận xét

- Hs trả lời câu hỏi

- Học sinh sắm vai trong từng tình huống.

- Hs đóng vai trước lớp.

- Học sinh trả lời.

- Hs tự nhận xét.

- Hs trả lời

- Hs đọc câu thơ - Cả lớp hát - Hs lắng nghe - Hs trả lời

--- Ngày soạn: 14/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2019 Học vần

Bài 61: ĂM- ÂM

A- Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

(8)

- Đọc được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm, từ và câu ứng dụng; Viết Được : ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng: - Phát triển lời nói tự nhiên,luyện nói được 2-4 câu theo chủ đề Thứ, ngày, tháng, năm.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho hs đọc: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.

- Đọc câu ứng dụng:

Mưa tháng bảy gãy cành trám Nắng tháng tám rám trái bòng.

- Gv đọc học sinh viết bảng: om, am, làng xóm, trái cam - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần ăm

a. Nhận diện vần: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăm - Gv giới thiệu: Vần ăm được tạo nên từ ă và m.

- So sánh vần ăm với am

- Cho hs ghép vần ăm vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (9) - Gv phát âm mẫu: ăm - Gọi hs đọc: ăm

- Gv viết bảng tằm và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tằm

(Âm t trước vần ăm sau, thanh huyền trên ă.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tằm

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- ăm- tăm- huyền- tằm - Gọi hs đọc toàn phần: ăm

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ăm.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

(9)

tằm nuôi tằm Vần âm: (12)

(Gv hướng dẫn tương tự vần ăm.) âm nấm hỏi nấm - So sánh âm với ăm.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng: (5)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm

- Gv giải nghĩa từ: đỏ thắm, mầm non, đường hầm.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (6)

- Gv giới thiệu cách viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: rầm, cắm, gặm.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b .Luyện nói: (6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm - Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ gì? Những vật trong tranh nói lên điều gì chung?

- Thực hành như vần ăm.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(10)

+ Em hãy đọc thời khóa biểu của lớp em?

+ Ngày chủ nhật em thường làm gì?

+ Em thích ngày nào nhất trong tuần? Vì sao?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10)

- Gv nêu lại cách viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 62.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

--- Ngày soạn: 15/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2019

Buổi sáng:

Học vần

Bài 62: ÔM- ƠM

A- Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

- Hs nhận biết được ôm,, ơm, con tôm, đống rơm.từ và câu ứng dụng

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng

- Đọc viết được : ôm, ơm, con tôm , đống rơm, từ và câu ứng dụng - Phát triển lời nói 2-3 câu tự nhiên theo chủ đề: bữa cơm.

3 Thái độ

- Hs yêu thích môn học

QTE:Trẻ em có quyền được đi học(trẻ em trai, gái dân tộc đều có quyền được đi học).

B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

(11)

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho hs đọc: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.

- Đọc câu ứng dụng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con: ăm, âm, con tằm, hái nấm

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần ôm

a. Nhận diện vần: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôm - Gv giới thiệu: Vần ôm được tạo nên từ ô và m.

- So sánh vần ôm với âm

- Cho hs ghép vần ôm vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (9) - Gv phát âm mẫu: ôm - Gọi hs đọc: ôm

- Gv viết bảng tôm và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tôm (Âm t trước vần ôm sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tôm

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- ôm- tôm - Gọi hs đọc toàn phần: ôm

tôm con tôm.

Vần ơm: (12)

(Gv hướng dẫn tương tự vần ôm.) ơm rơm đống rơm - So sánh ơm với ôm.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là ô và ơ).

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ôm.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ôm.

- 1 vài hs nêu.

(12)

c. Đọc từ ứng dụng: (5)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm

- Gv giải nghĩa từ: sáng sớm.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (6)

- Gv giới thiệu cách viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm -Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Vàng mơ như trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: thơm.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bữa cơm - Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ những gì?

+ Trong bữa cơm có những ai?

+ Một ngày em ăn mấy bữa cơm?

+ ở nhà con ai là người đi chợ, nấu cơm?

+ Em thích ăn món gì nhất?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (7-8)

- Gv nêu lại cách viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét - Vài học sinh đọc + 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(13)

bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

* QTE: Trẻ em trai, gái, dù người kinh hay người dân tộc đều có quyền được đi học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 63.

- Hs viết bài

- Hs chơi trò chơi

--- Toán

Tiết 58: Phép cộng trong phạm vi 10

A- Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành thành thạo các phép cộng trong phạm vi 10 3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác khi làm bài

B- Đồ dùng:

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán. Bảng phụ C- Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG DẠY A.Kiểm tra bài cũ : ( 5’)

Điền dấu < , > , =

5+4.... 9 6 ... 5 + 3 9 .... 5+1 B.Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

HOẠT ĐỘNG HỌC

- 3em lên bảng làm , cả lớp làm bảng con

1.HĐ1( 10’): HD HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.

Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 9 + 1 = 10 và 1 + 9 = 10

- Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:

- Sau đó cho học sinh đọc lại 2 phép tính 9 + 1 = 10 và 1 + 9 = 10.

- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.

- Vài em đọc lại 9 + 1 = 10

1 + 9 = 10, vài em đọc lại, nhóm, ĐT.

(14)

Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính còn lại : 8 + 2 = 2 + 8 = 10;

7 + 3 = 3 + 7 = 10, 6 + 4 = 4 + 6 = 10;

5 + 5 = 10 tương tự như trên.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10 và cho học sinh đọc lại bảng cộng.

2. HĐ2 ( 15’)Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: ( 5’) Tính

a) 1 2 3 4 5 9 + 9 + 8 + 7 + 6 + 5 + 1 b) 4 + 6 = 2 + 8 = 3 + 7 = 1 + 9 = 6 + 4 = 8 + 2 = 7 + 3 = 9 + 1 = 6 – 4 = 8 – 2 = 7 – 3 = 9 – 1 = - HS sử dụng bảng cộng trong phạm vi 10 để tìm ra kết qủa của phép tính.

Lưu ý Hs viết các số phải thật thẳng cột.

* Củng cố cho hs phép tính cộng trong phạm vi 10

Bài 2: ( 5’) Số

- Học sinh nêu YC bài tập.

+ 3 = 10 4 + = 9 + 5 = 10 8 - = 1 9 - = 2 + 1 = 10….

- Cho học sinh nêu cách làm.

- Cho học sinh làm vào phiếu

* Củng cố cho hs phép tính cộng trừ trong phạm vi đã học.

Bài 3: ( 5’) Viết phép tính thích hợp - HD HS xem tranh rồi nêu bài toán.Tổ chức cho các em thi đua đặt đề toán theo 2 nhóm. Cùng các em chữa bài

8 + 2 = 10

2 + 8 = 10 cho đến 5 + 5 = 10

- Học sinh đọc lại bảng cộng vài em, nhóm.

- Học sinh thực hiện theo cột dọc ở bảng và nêu kết qủa.

- Hs lên bảng chữa bài

- Hs : bài yêu cầu điền số

- Tính kết qủa viết vào chỗ chấm

- Thi đua nêu đề toán

a. Bên trái có 5 quả táo, bên phải có 5 quả táo. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả táo?: 5 + 5 = 10

b. Trên cành cây có 7 con chim, 3 con bay tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu con chim trên cành?: 7 + 3 = 10

- Đại diện 2 nhóm cử người thi đọc

(15)

* Củng cố cho hs viết được phép tính thích hợp với hình vẽ .

C.Củng cố Dặn dò(4’)

- Gọi hs đọc thuộc bảng cộng 10.

- Nhận xét, tuyên dương những em tích cực xây dựng bài.

thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.

- Học sinh lắng nghe.

---

Buổi chiều:

Luyện tiếng việt

Luyện đọc, viết: AM- ĂM- ÂM

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS điền vần, tiếng có vần am - ăm- âm vào chỗ chấm. Vì sao miệng bồ nông có túi

- Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc viết cho học sinh, đúng câu ứng dụng - Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong giờ ôn luyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK TH Tiếng việt & Toán 1 tập 1;

III. Ho t ạ động d y h c:

Hoạt động của giáo viên

1.Kiểm tra bài cũ( 5p )

- Gọi HS đọc bài (vì sao miệng bồ nông có túi).

- Viết: Kềnh, tinh.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài ( 1p ) b. Luyện tập ( 25p

- Hướng dẫn HS mở SGK trang 98 - Cho HS quan sát hình

- ? Bài 1 yêu cầu gì?

- Gọi HS đọc các tiếng bài 1 - Hướng dẫn học sinh cách tìm - Nhận xét

Bài 2: Luyện đọc

Hoạt động của học sinh

- Lắng nghe

- HS mở SGK

- Quan sát, đọc thầm

- Điền vần, tiếng có vần am- ăm- âm - Cá nhân – Lớp đồng thanh

- Hs tự tìm - đọc lại các tiếng

Đáp án: đầm sen, tắm biển, quả cam, chăm bón, quả trám, mầm non

(16)

- Gọi HS đọc bàivà trả lời câu hỏi: Vì sao miệng bồ nông có túi?

- Nhận xét – sửa sai

- ? Trong bài tiếng nào có vần am - ăm - âm?

- Gọi hs đọc bài - Nhận xét

Bài 3: Luyện viết - Yêu cầu gì?

- Hướng dẫn HS cách viết trên bảng - ? Câu trên có mấy tiếng

- ?Ta viết chữ gì đầu tiên - Cho HS viết bài vào SGK 3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Cho lớp đọc lại bài Vì sao miệng bồ nông có túi?

- Thu vở nhận xét. GV nhận xét giờ học.

- Cá nhân - đồng thanh.

- HS trả lời: tấm, cảm ( động ), năm, - Cá nhân - Đồng thanh

- Viết một câu: Bồ nông chăm làm.

- Quan sát – nhận xét - Có 4 tiếng

- Chữ bồ - Viết bài - Hs đọc bài - Hs lắng nghe

--- Hoạt động ngoài giờ

Rung chuông vàng

--- Ngày soạn: 16/12/2019

Ngày giảng; Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2019 Toán

Tiết 59: Luyện tập

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Giúp hs thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10. Viết phép tính thích hợp với hình vẽ.

2.Kĩ năng: Thực hiện thành thạo phép cộng trong phạm vi 10 3 Thái độ: Ý thức làm bài tự giác.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, tranh bài tập.

III- Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi hs đọc bảng cộng trong phạm vi 10.

(17)

- Ch a b i t p 3 (sgk). à ậ

HOẠT ĐỘNG DẠY Bài 1: ( 5’)Tính:

a.9 + 1 = 8 + 2 = 7 + 3 = 6 + 4 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 9 – 1 = 8 – 2 = 7 – 3 = 6 – 4 = 9 – 9 = 8 – 8 = 7 – 7 = 6 – 6 = - Cho hs dựa vào bảng trừ 10 để làm bài.

- HD hs dựa vào bảng cộng 10 làm phần b.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

* Củng cố cho hs thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10

Bài 2: ( 5’) Số

Học sinh nêu YC bài tập.

5 + = 10 - 2 = 6 6 - = 4 8 - = 5 + 0 = 10 9 - = 8….

Cho học sinh nêu cách làm.

Cho học sinh làm vào phiếu

* Củng cố cho hs phép tính cộng trong phạm vi đã học.

Bài 3: ( 5’)Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs điền số để có kết quả bằng 10.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 4.( 5’) Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh đọc kết quả bài làm.

*Củng cố cách quan sát hình viết phép tính thích hợp.

Bài 5:( 5’)Tính:

4 + 1 + 5 =… 8 – 3 + 3 =…

9 + 0 – 1 =…

- Cho hs nêu cách tính: 4+ 1+ 5 = 10

HOẠT ĐỘNG HỌC - Hs nêu yc

- Cả lớp làm bài.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả bài làm.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm bài trên bảng.

- Hs nêu nhận xét

- 1 hs nêu yc - Hs tự làm bài

- Hs đổi chéo bài kiểm tra.

1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Hs đọc và nhận xét.

a. 8 + 2 = 10 b. 9 – 2 = 7

- Hs nêu yêu cầu của bài

- Hs nêu cách tính

(18)

- Tương tự cho hs làm hết bài.

- Cho hs nhận xét bài của bạn.

* Củng cố cho hs cách cộng 2 số liên tiếp có hai dấu + -

- Hs làm bài - Nhận xét

--- Học vần

Bài 63: EM- ÊM

A Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Đọc được: em, êm, con tem, sao đêm; từ và câu ứng dụng. Viết được: em, êm, con tem, sao đêm. Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Anh chị em trong nhà.

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng: Rèn đọc và viết đúng cho hs. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề trên.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học và tích cực học bài

*QTE: Anh chị em trong nhà có bổn phận yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau(HĐ4) B- Đồ dùng dạy học:

- GV: Con tem, tranh sao đêm và chủ đề, máy tính; máy chiếu; máy tính bảng.

( ƯDPHTM)

- HS: SGK, Bảng cài , bộ chữ học vần, bảng con, C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho hs đọc và viết: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.

- Đọc câu ứng dụng: Vàng mơ như quả chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần em

a. Nhận diện vần: (3)

ƯDPHTM: Giáo viên cho hs quan sát tranh để rút ra vần

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc

- Lớp viết bảng con

- Hs sử dụng máy tính

(19)

mới

- Gv giới thiệu: Vần em được tạo nên từ e và m.

- So sánh vần em với ôm

- Cho hs ghép vần em vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn: (9) - Gv phát âm mẫu: em - Gọi hs đọc: em

- Gv viết bảng tem và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tem (Âm t trước vần em sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tem

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- em- tem - Gọi hs đọc toàn phần: em

tem con tem

Vần êm: (12) êm đêm sao đêm (Gv hướng dẫn tương tự vần em.)

ƯDPHTM: Giáo viên cho hs quan sát tranh để rút ra từ mới

- So sánh êm với em.

(Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là ê và e).

c. Đọc từ ứng dụng: (5)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại

- Gv giải nghĩa từ: mềm mại.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (6)

bảng. Quan sát tranh và rút ra vần mới.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần em.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs sử dụng máy tính bảng. Quan sát tranh và rút ra từ mới

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

(20)

- Gv giới thiệu cách viết: em, êm, con tem, sao đêm.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con cò mà đi ăn đêm xuống ao.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: đêm, mềm.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà.

- Gv hỏi hs:

+ Bức tranh vẽ những gì?

+ Họ đang làm gì?

+ Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì?

+ Ông bà, cha mẹ mong anh em trong nhà đối xử với nhau như thế nào?

+ Em có anh, chị em không? Hãy kể tên anh chị em trong nhà em cho các bạn nghe?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c.Luyện viết: (10)

- Gv nêu lại cách viết: em, êm, con tem, sao đêm.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài. Nhận xét.

4. Củng cố- Dặn dò - Gv cho hs đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bì bài sau

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài - Hs lắng nghe

(21)

--- Ngày soạn: 17/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2019

Buổi sáng:

Tập viết

Tiết 13: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức: Hs nắm được cách viết, viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làn, hiền lành, đình làng, bệnh viên, chữ thường cỡ vừa

2. Kĩ năng: HS viết đúng kiểu đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết 1

3. Thái độ: Có ý thức tự rèn chữ viết và giữ vở sạch.

II. Đồ dùng dạy học:

- Chữ viết mẫu

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

1. Kiểm tra bài cũ: (5) - Cho hs viết: vầng trăng, củ riềng - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu: Gv nêu

b. Hướng dẫn cách viết: (12)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ nhà trường: Gồm tiếng nhà viết trước, tiếng nhà có dấu huyền trên chữ cái a. tiếng trường viết chữ t lia bút lên viết chữ cái r sau đó lại lia bút lên để viết chữ cái n, kết thúc nét cuối của chữ n nằm cạnh ô li thứ 2.

+ buôn làng: Viết tiếng buôn trước, tiếng làng có chữ l cao 5 ô li lia bút lên để viết chữ cái u và chữ cái ô, xoắn từ chữ cái ô đưa nét sang chữ cái n, điểm kết thúc đặt

Hoạt động của hs

- 2 hs viết bảng.

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

(22)

cạnh dòng kẻ thứ 2.

+ đình làng: Viết tiếng đình trứớc sau đó viết tiếng làng sau, tiếng đình có chữ cái đ cao 4 ô li, tiếng làng có chữ cái g kéo xuống thành 5 ô li.

+ hiền lành: Viết tiếng hiền trước sau đó viết tiếng lành sau. Các nét trong tiếng được viết nối liền nhau.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ bệnh viện, đom đóm.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c. Hướng dẫn viết vào vở: (12)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò: (3)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

- Hs nêu

--- Tập viết

Tiết 14: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, quả trám I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức: Hs nắm được cách viết, viết đúng các chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ghế đệm, trẻ em, mũm mĩm, chữ thường cỡ vừa,

2. Kĩ năng: HS viết đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV1.

3. Thái độ: HS có ý thức luyện chữ đẹp II. Đồ dùng dạy học:

- Chữ viết mẫu

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

1. Kiểm tra bài cũ: (5) - Cho hs viết: hiền lành, đình làng - Gv nhận xét.

Hoạt động của hs

- 2 hs viết bảng.

(23)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu: Gv nêu

b. Hướng dẫn cách viết: (12)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, sạch sẽ, thẳng hàng.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ đỏ thắm: Viết đỏ có dấu hỏi đặt trên chữ o; chữ thắm có dấu sắc trên ă.

+ mầm non: Tiếng mầm có dấu huyền trên â. Tiếng non có vần on.

+ chôm chôm: 2 tiếng có vần ôm.

Sạch sẽ: có vần ach, dấu nặng dưới a; sẽ có dấu ngã.

+ thẳng hàng: Viết tiếng thẳng trước, chữ hàng sau;

dấu hỏi trên chữ ă, dấu huyền trên chữ a.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ sạch sẽ, trẻ em - Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c. Hướng dẫn viết vào vở: (12)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố- dặn dò: (4)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học. Về luyện viết vào vở

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- Hs theo dõi.

- Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

- Hs nêu ---

Toán

Tiết 60: Phép trừ trong phạm vi 10

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS: Biết làm tính trừ trong phạm vi 10.Ghi nhớ phép trừ trong phạm vi 10.

2. Kĩ năng: Làm thành thạo phép trừ trong phạm vi 10, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

(24)

3. Thái độ: Ý thức học bài và làm bài tự giác II. Chuẩn bị

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán, vở bài tập III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính: 7- 2+ 5= 8+ 2- 9=

5+ 3- 1= 5+ 4+ 1=

- Gv ánh giá nh n xétđ

HOẠT ĐỘNG DẠY B. Bài mới:

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ 1:(10’)HD HS thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10:

- Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng trừ 10.

Tiến hành tương tự bài “phép trừ 8 và phép trừ 9”

- Chú ý: Nếu hs nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại.

- Giữ lại công thức:

10- 1 = 10- 3 = 10- 4 = 10- 5 = 10- 9 =

10- 2 = 10- 7 = 10- 6 = 10- 5 = 10- 8 = - Yêu cầu học sinh học thuộc các phép tính.

- Cần đảm bảo các bước sau:

Bước 1:+ Lập bảng tính.

+ Hướng dẫn hs quan sát tranh và đặt đề toán.

+ Gv nêu yêu cầu hs trả lời kết quả và phép tính.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh ghi vào bảng tính.

2. Hoạt động 2:(120’)Thực hành:

Bài 1: ( 5’)Tính:

a. 10 10 10 10 10 10 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 10 - Phần a: Lưu ý học sinh phải viết thẳng cột.

b. 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 5 + 5 = 10 – 1 = 10 – 2 = 10 – 3 = 10 – 4 = 10 – 5 = 10 – 9 = 10 – 8 = 10 – 7 = 10 – 6 = 10 – 0 =

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Hs thực hành.

- Hs đọc thuộc phép tính.

- 1 hs nêu yêu cầu.

(25)

- Cho hs làm bài.

- Gọi hs nhận xét

*Củng cố mối quan hệ của phép trừ và phép cộng.

Bài 2: ( 5’)Số?

- Cho hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

10 1 2 3 4 5

9

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

*Củng cố phép trừ trong phạm vi 10 Bài 3: ( 5’) (>, <, =)?

9 10 10 4 6 10 - 4 3 + 4 10 6 + 4 4 6 9 - 3 - Cho hs nêu cách làm: 3+ 4 < 10

- Cho học sinh làm bài.

- Cho hs đọc bài và nhận xét.

Bài 4:(5’) Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính thích hợp với bức tranh:

- Gọi hs chữa bài.

* Củng cố viết được phép tính thích hợp với hình vẽ C. Củng cố- dặn dò(5’)

- Cả lớp cùng chơi trò chơi “Điền số”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Học sinh làm bài, - Hs nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tính rồi tự viết kết quả.

10 1 2 3 4 5

9 8 7 6 5

Hs đổi bài kiểm tra.

- Hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- Hs nêu phép tính :10- 4= 6 - Vài hs chữa bài.

- Hs chơi trò chơi ---

Tự nhiên và xã hội

Tiết 15: Lớp học

A- Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh biết:

- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học.

- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp.

*QTE :Quyền bình đẳng giới - Quyền được học hành

- Bổn phận chăm ngoan, học giỏi, kính trọng thầy cô, đoàn kết yêu quý bạn bè và yêu quý lớp học của mình.

(26)

B- Đồ dùng dạy học:

- Một sô đồ vật tên được ghi lên bìa. SBT C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv:

I. Kiểm tra bài cũ: (4)

- Hãy kể một số việc em thường làm ở nhà?

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Hoạt động 1: (9) Quan sát

- Chia nhóm 2 hs, yêu cầu quan sát các hình ở trang 32, 33 và trả lời câu hỏi:

+ Trong lớp học có những ai và những thứ gì?

+ Lớp học của bạn gần giống với lớp học nào trong hình?

+ Bạn thích lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?

- Gọi 1 số học sinh trả lời

- Cho hs thảo luận một số câu hỏi:

+ Kể tên cô giáo và các bạn của mình?

+ Trong lớp, em thường chơi với ai?

+ Trong lớp học của em có những thứ gì? Chúng được dùng để làm gì?

- Kết luận: Lớp học nào cũng có thầy (cô) giáo và hs.

Trong lớp học có bàn ghế cho gv và hs, bảng, tủ đồ dùng, tranh ảnh, ...

2. Hoạt động 2: (9) Thảo luận theo cặp

- Cho hs thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn - Gọi hs kể trước lớp.

- Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình.

Yêu quý lớp học của mình vì …

3. Hoạt động 3: (8) Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Mỗi nhóm được phát 1 bộ bìa.

- Yêu cầu hs chọn các tấm bìa ghi tên đồ dùng dán lên bảng theo nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

III. Củng cố- dặn dò: (3)

Hoạt động của hs:

- 3 hs kể.

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Học sinh thảo luận + Vài hs kể.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs kể.

- Hs kể về lớp mình.

- Hs thi đua.

(27)

- Gọi học sinh nêu lại tên bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs luôn giữ gìn đồ dùng lớp học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

Buổi chiều:

Luyện toán

Luyện tập phép trừ trong phạm vi 9

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh biết làm thành thạo các phép trừ trong phạm vi 9. Biết điền số vào chỗ chấm, nhìn hình viết được phép tính cộng trong phạm vi 9, phép tính trừ trong phạm vi 9.

- Kĩ năng: rèn kĩ năng tính toán cho HS

- Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập trong giờ luyện tập.

II. ĐỒ DÙNG:

- Sách thực hành, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Kiểm tra bài cũ: 5’

Gọi học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 9 - Viết: 9 - 4 = 9 - 6 = 9 - 3 = - Nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài ( 1p ) b. Luyện tập ( 25p )

? Phần luyện có mấy bài tập

- Gọi học sinh đọc yêu cầu từng bài + Bài 1: Tính

? Bài này yêu cầu gì?

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Nhận xét, sửa sai

+ Bài 2: Điền số

? Bài này có yêu cầu gì?

- Cho học sinh làm bài

- Cá nhân

- 3 học sinh lên bảng - Quan sát, nhận xét

- Có 5 bài tập - Cá nhân

- Tính theo cột hàng dọc - Hs nêu yêu cầu của bài - Làm bài vào sgk

- Điền số vào ô trống - Làm bài sgk

Cộng, trừ 3 phép tính

(28)

Bài 3: Điền số

- Hướng dẫn hs cách làm - Gọi hs lên chữa

Bài 4: Điền dấu >,<,= vào ô trống - Bài này yêu cầu gì?

- Gv hướng dẫn hs cách làm + Bài 5: Viết phép tính thích hợp

? Bài này yêu cầu gì?

- Hướng dẫn học sinh cách làm 3. Củng cố, dặn dò:( 5’)

- Thu vở nhận xét - Gv nhận xét giờ học

- Về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9 , bảng cộng trong phạm vi 10.

- 3 hs

- Điền dấu >,<,=

- Hs làm bài tập

- Viết phép tính thích hợp - Làm bài

7 + 2 = 9; hoặc 2 + 7 = 9 - Hs lắng nghe

Luyện tiếng việt

Luyện đọc, viết: OM- ÔM- ƠM

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS điền vần, tiếng có vần om- ôm- ơm vào chỗ chấm. Vì sao miệng bồ nông có túi

- Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc viết cho học sinh, đúng câu ứng dụng - Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong giờ ôn luyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK TH Tiếng việt & Toán 1 tập 1;

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

1.Kiểm tra bài cũ( 5p )

- Gọi HS đọc bài (vì sao miệng bồ nông có túi).

- Viết: đầm sen, chăm bón 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài ( 1p ) b. Luyện tập ( 25p

- Hướng dẫn HS mở SGK trang 98- 99 - Cho HS quan sát hình

Hoạt động của học sinh

- Lắng nghe

- HS mở SGK

- Quan sát, đọc thầm

(29)

- ? Bài 1 yêu cầu gì?

- Gọi HS đọc các tiếng bài 1 - Hướng dẫn học sinh cách tìm - Nhận xét

Bài 2: Luyện đọc

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi: Vì sao miệng bồ nông có túi?

- Nhận xét – sửa sai

- ? Trong bài tiếng nào có vần om- ôm- ơm - Gọi hs đọc bài

- Nhận xét

Bài 3: Luyện viết - Yêu cầu gì?

- Hướng dẫn HS cách viết trên bảng - ? Câu trên có mấy tiếng

- ?Ta viết chữ gì đầu tiên - Cho HS viết bài vào SGK 3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Cho lớp đọc lại bài Vì sao miệng bồ nông có túi?

- Thu vở nhận xét - GV nhận xét giờ học.

- Điền vần, tiếng có vần om- ôm- ơm - Cá nhân – Lớp đồng thanh

- Hs tự tìm - đọc lại các tiếng

- Cá nhân - đồng thanh.

- HS trả lời

- Cá nhân - Đồng thanh

- Viết một câu: Mùi cốm thơm làng xóm - Quan sát – nhận xét

- Có 5 tiếng - Chữ mùi - Viết bài - Hs đọc bài - Hs lắng nghe

Sinh hoạt

Tuần 15

I. Mục đích yêu cầu :

- Kiểm điểm các nề nếp của lớp ;

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại - Tiếp tục thi đua thực hiện tốt các nề nếp của trường , lớp đưa ra;

- Thi đua học tốt chào mừng ngày 22/12;

II. Nội dung

1.Tổ trưởng nhận xét các thành viên tổ

Gv căn cứ vào nhận xét ,xếp thi đua trong tổ 2. GV nhận xét chung

a. Ưu điểm

(30)

- Nhìn chung lớp có ý thức tốt trong học tập , thực hiện nghiêm túc nề nếp ra vào lớp.

+ Một số bạn đã có tiến bộ hơn so với tuần trước;

b. Nhược điểm

- Truy bài một số bạn chưa nghiêm túc - Hay nói chuyện riêng trong giờ học - Chưa có ý thức vươn lên trong học tập 3. Phương hướng hoạt động tuần tới

- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .

- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .

Nguyễn Huệ, ngày...tháng...năm 2019 Tổ trưởng kí duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và

Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên,thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu

- Giáo viên dùng phiếu hướng dẫn học sinh quan sát cách trang trí đường diềm trong vở tập vẽ trang 56.. - Kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau sau đó