• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7 - Tiết 27

- HỌC HÁT: BÀI NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA

Nhạc và lời: Hình Phước Liên I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức

- HS biết: bài hát Ngôi nhà của chúng ta do nhạc sĩ Hình Phước Liên sáng tác.

Biết được nội dung của bài hát.

- HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.

- HS vận dụng: hát theo hình thức tốp ca, song ca, đơn ca,…

b. Kĩ năng:

- Luyện tập một số kĩ năng để hát đúng, hát hòa giọng, diễn cảm, nối tiếp, lĩnh xướng và có thể kết hợp một số hoạt động khi tập hát.

- Luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

c. Năng lực chuyên biệt - Hiểu biết âm nhạc.

- Thực hành âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- GAĐT, nhạc cụ.

- Tìm hiểu về nhạc sĩ Hình Phước Liên và một số bài hát khác của ông.

- Đàn và hát thuần thục bài Ngôi nhà của chúng ta.

2. Học sinh:

- Vở, bút, SGK Âm nhạc và mĩ thuật 8.

- Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Hình Phước Liên.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (5p)

Cho cả lớp hát bài Chúng em cần hòa bình của nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân.

(2)

H. Em hãy nhắc lại nội dung bài hát Chúng em cần hòa bình?

Trong nền âm nhạc hiện đại của chúng ta có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài trái đất và hòa bình. Đó là những bài hát ngợi ca vẻ đẹp của trái đất và tình yêu thương con người đồng thời cũng là những thông điệp gửi tới chúng ta: Hãy chung tay góp sức để bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống của con người... Một trong những tác phẩm được nhiều người yêu thích viết về đề tài này là Ngôi nhà của chúng ta nhạc và lời của nhạc sĩ Hình Phước Liên. Đó cũng chính là bài hát mà cô sẽ giới thiệu với các em ngày hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức (35p)

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS

I. Học hát bài:

Ngôi nhà của chúng ta

Nhạc và lời:

Hình Phước Liên 1. Tác giả

* HOẠT ĐỘNG 1:

(35 phút)

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS quan sát bài hát trên bảng phụ.

GV hát trích đoạn “…Không xa đâu trường xa ơi…Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh”.

- GV giới thiệu

- Cho HS nghe bài hát mẫu.

H. Các em muốn biết điều gì về bài hát Ngôi nhà của chúng ta?

- Chia 2 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận: (3 phút) - GV chỉ trên bản nhạc những chỗ cần lưu ý cho HS (dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu chấm dôi và đặc biệt bài có sử dụng hiện tượng đảo phách trong các câu).

- Giáo viên đánh dấu từng đoạn, câu trên bài hát. (Bài hát có cấu trúc a - b- a'. Đoạn a và a' có 2 câu.

Đoạn b có 6 câu và hai lời hát).

H. Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết nội dung của bài hát?

- HS quan sát và lắng nghe

- HS tìm hiểu kiến thức, thực hiện thảo luận theo nhóm.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giới thiệu nội dung tìm hiểu tác giả và bài hát.

- HS tìm hiểu kiến thức, thảo luận

- HS thực hiện theo hướng dẫn

(3)

3. Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu bài ở nhà.

- Mời giáo viên tiếp tục bài học.

- H/s nhận xét theo KT 321.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đánh giá quá trình tham gia hoạt động tìm hiểu về tác giả và bài hát của 2 nhóm.

- Đánh giá kết quả trình bày của 2 nhóm.

- Đánh giá thái độ tham gia học tập của các thành viên trong nhóm.

- Đánh giá khả năng dẫn chương trình của bạn MC.

- Cho điểm miệng nhóm trình bày tốt nhất, HS dẫn chương trình.

2. Tác phẩm 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS quan sát bài hát trên bảng phụ.

- HS nghe và cảm thụ tác phẩm.

- Em muốn tìm hiểu:

H. Nhịp, giọng, các kí hiệu và chia đoạn, câu của bài hát?

- Thảo luận theo nhóm:

Giọng Nhịp Kí hiệu

Chia đoạn,câu

- HS quan sát, cảm nhận, tìm hiểu tác phẩm theo nhóm.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xây dựng đáp án:

Giọng La thứ.

Nhịp 2/4, nhịp lấy đà.

Kí hiệu Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu chấm dôi.

Chia đoạn,câ u

3 đoạn, 10 câu

- HS thảo luận, thống nhất ý kiến, trình bày kết quả.

(4)

- HS nêu nội dung: Trái đất của chúng ta là bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, sinh động nơi hàng nghìn triệu người đang sinh sống. Chúng ta cần phải có tình thân ái, đoàn kết với tinh thần người với người là bạn để trái đất mãi mãi là một màu xanh hiền hòa, nhân loại sống trong tình yêu thương không có thù hận, không có chiến tranh...

3. Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm lên bảng báo cáo kết quả, dưới lớp đảo kết quả -> chấm điểm.

- H/s nhận xét theo KT 321.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các câu trả lời của bạn.

- Bản thân tự nhận xét phần thể hiện câu hát của mình.

- Phần trả lời của HS.

- Biểu cảm, cách thể hiện câu hát (Cao độ, trường độ, nhịp điệu).

- Tinh thần học tập của HS.

3. Học hát 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn HS luyện thanh.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu:

Lưu ý: (Đoạn a và a' cùng có hai câu giai diệu tương tự nhau).

- HS luyện thanh.

- HS học hát theo hướng dẫn của GV.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn Hs hát theo lối móc xích, tập hát từng câu, đoạn sau đó ghép các đoạn a-b-a.

- Giáo viên hát mẫu câu 1 và đàn giai điệu 2 lần yêu cầu học sinh hát nhẩm theo tiếng đàn.

- HS tập hát từng câu - Học sinh ghi nhớ.

- Hát đoạn a.

- Học sinh trình bày.

- Hát đoạn b.

- Hát đoạn a’.

(5)

yêu cầu cả lớp tập hát câu 1.

- Gọi 1- 2 HS hát câu 1.

- Giáo viên hướng dẫn sửa sai cho học sinh nếu có.

Câu 2: " Ngôi nhà... hiền hòa "

- Giáo viên hát mẫu câu 2 và đàn giai điệu 2 lần yêu cầu học sinh hát nhẩm theo tiếng đàn.

- Giáo viên tiếp tục đàn và bắt nhịp yêu cầu cả lớp tập hát câu 2.

- Gọi nhóm bàn.

- Giáo viên hướng dẫn sửa sai cho học sinh nếu có.

Tập xong hai câu, hát nối hai câu với nhau. Giáo viên hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu học sinh hát cùng với đàn.

- Hát từng dãy.

- Giáo viên chỉ định 1- 2 học sinh hát lại câu này.

Đọan b: Cần lưu ý hát đúng những chỗ đảo phách, nếu cần giáo viên hát mẫu để hướng dẫn học sinh.

- Dạy xong các câu có trong lời 1 bài giáo viên ghép các câu lại và yêu cầu học sinh hát cùng đàn một cách thuần thục.

- Nhắc HS lưu ý dấu nhắc lại và yêu cầu các em hát đoạn a và lời 2 đoạn b.

Đoạn a': Tiến hành dạy hai câu còn lại theo cách tương tự.

- Giáo viên điều chỉnh những chỗ đảo phách và ngân dài để các em hát đúng và tốt hơn.

- Giáo viên mở tiết tấu có ghi giai điệu bài hát cho học sinh nghe và yêu cầu học sinh hát và kết hợp vỗ tay theo phách cho bài hát.

- Gọi 1- 2 nhóm bàn trình bày bài

(6)

hát.

-> Giáo viên hướng dẫn sửa sai cho học sinh nếu có.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bày hát ở mức độ hoàn chỉnh bằng cách cho học sinh tập hát nối tiếp với phần đệm có dạo đầu và dạo giữa:

Chia lớp thành 4 nhóm:

Câu 1: Ngôi nhà... bao la.

Câu 2: Ngôi nhà... hiền hòa.

Câu 3: Mặt trời lên... đẹp xinh.

Câu 4: Hạt sương... một lời.

Hát lời hai tương tự. Câu kết cả 4 nhóm cùng hát.

- Hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác vận động phù hợp.

- Kiểm tra một số nhóm và cá nhân HS.

- Hát kết hợp vận động.

3. Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm lên bảng trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân, cặp đôi,…

- HS nhận xét cách trình bày của các bạn.

- H/s nhận xét theo KT 321.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, trình bày của các nhóm -> chốt và xếp loại.

C. Hoạt động luyện tập (5p)

- Đệm đàn, HS thể hiện hoàn chỉnh bài hát theo cách hòa giọng - lĩnh xướng: một học sinh hát lĩnh xướng " Ngôi nhà... hiền hòa " cả lớp hát hòa giọng phần còn lại.

- Hát theo nhóm kết hợp vận động.

H. Qua bài hát nhạc sĩ muốn gửi gắm thông điệp gì?

- Học sinh trả lời:

+ Phải chăm ngoan, học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.

+ Phải có tình thân ái, đoàn kết với bạn bè...

+ Phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường và trái đất. Bởi đó chính là ngôi nhà của

(7)

H. Bản thân em đã thực hiện biện pháp nào để bảo vệ môi trường?

+ Không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, tích cực trồng cây xanh...

C. Hoạt động vận dụng (3p)

- Gọi 1-2 HS lên trước lớp chỉ huy nhịp 2/4 cho các bạn biểu diễn theo nhạc đệm.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tập thể hiện các động tác vận động cho bài hát.

- Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Hình Phước Liên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhắc lại các kiến thức đã học trong các tuần đầu của học kì II (HS bốc thăm và TLCH theo yêu cầu trong phiếu)

- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại

Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây.. Sự phụ thuộc của điện trở

Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài..  Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một

Chia thành 4 câu như ở lời 1- Dạy hát từng câu lời 2, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh, lạ lùng… Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng

Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?”.. Để tìm điều bí mật

- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhắc lại các kiến thức đã học trong các tuần đầu của học kì II (HS bốc thăm và TLCH theo yêu cầu trong phiếu)