• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn : 5/03/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 47- 24: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc và hiểu được:

- Từ ngữ: ngự giá, xa giá,……

- Nội dung: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

- Phát âm đúng: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, cứng cỏi, hốt hoảng, ……

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh học tập đức tính tốt của chị em Xô-phi.

- Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện những sai sót; kể tiếp được lời bạn.

* QTE : Quyền được tham gia , quyền được bày tỏ ý kiến.( củng cố) II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Sử dụng tranh có trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động thầy Hoạt động trò

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Đọc bài: Chương trình xiếc đặc sắc - Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí )?

- Nhận xét.

- 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tiết mục, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.

- Thông báo rất ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng.

- Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình by bằng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau, các chữ được tô màu khác nhau.

- Có tranh minh hoạ cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn.

- Hs lắng nghe

(2)

2/ Bài mới: ( 50 phút )

a) Giới thiệu bài: Đưa tranh - Nghe giới thiệu.

- Ghi tên bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại tên bài b) HD học sinh luyện đọc kết hợp

giải nghĩa từ: ( 30 phút )

- Đọc mẫu toàn bài - Theo dõi đọc mẫu.

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó

- Đọc tiếp nối từng câu. Đọc lại từ đọc sai theo hướng dẫn của cô giáo

- Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ.

Đọc chú giải

- Lần lượt đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn văn.

* Hướngdẫn luyện đọc theo nhóm

* Hướng dẫn đọc trước lớp - Tuyên dương nhóm đọc tốt.

- Đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc một đoạn.

- Đọc thi đua giữa các nhóm.

- Đọc đồng thanh bài

3/ Tìm hiểu bài: ( 12 phút ) - 1 HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.

- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.

- Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì?

- Đọc thầm đoạn 2.

- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua.

Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.

- Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?

- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.

- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.

- Đọc đoạn 3 và 4.

- Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.

-Vua ra vế đối thế nào?

-Cao Bá Quát đối lại như thế nào?

- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

- Trời nắng chang chang người trói ngươì

- Nội dung truyện? - Truyện ca ngợi Cao Bá Quát từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.

4) Luyện đọc lại: ( 8 phút ) - Đọc mẫu đoạn 3.

- Tuyên dương HS đọc tốt.

- Theo dõi đọc mẫu..

- 2HS thi đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét – bình chọn bạn đọc hay nhất. 1 HS đọc cả bài

(3)

Kể chuyện: ( 20 phút ) a) Xác định yêu cầu.

b) Hướng dẫn kể chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- Sắp xếp tranh: 3 – 1 – 2 – 4 .

- Kể chuyện theo tranh. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.

5/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng./

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa./

Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa……

- Về học bài và chuẩn bị bài: “Tiếng đàn!”.

- Bổ sung nhận xét của HS.

- Nghe

-1 HS nhận xét giờ học.

____________________________________

TOÁN

TIẾT 116: LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố: Thực hiện phép tính, giải bài toán có hai phép tính.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng thực hiện phép tính, giải bài toán có hai phép tính.

3. Thái độ: GD tinh thần tự học tự rèn.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, máy tính

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1 ; - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

- 3 HS lên bảng làm bài 1 - Hs lắng nghe

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài -HS nhắc lại b. Luyện tập: ( 29 phút )

* Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

-Sửa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.

821 3284 4 1012 5060 5 x 4 08 821 x 5 0 1012

3284 04 5060 06 0 10

(4)

0

* Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

+ Thu baì chấm, chữa.

-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 4691 2 1230 3

06 03 09 00 11 0 1

- Hs lắng nghe

* Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Hướng dẫn giải bài toán theo hai bước + Tính tổng số sách trong 5 thùng

+ Tính số sách chia cho mỗi thư viện

- Sửa bài.

- 1HS đọc đề bài.

- HS nghe

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vở Bài giải

Tổng số sách trong 5 thùng:

306 x 5=1530 (quyển ) Số sách mỗi thư viện nhận là:

1530 : 9 =170 ( quyển ) Đáp số: 170 quyển Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS giải bài toán

-S ửa bài.

- HS đọc đề toán

- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào phiếu học tập

Bài giải

Chiều rộng sân vận động là:

95x3 = 285(m) Chu vi sân vận động là:

(285+95) x 2 = 760(m) Đáp số: 760 m - Hs lắng nghe

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nghe

- Nhận xét tiết học

___________________________________________

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU:

(5)

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

2. Kĩ năng: Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

*KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

- Kĩ năng ứng xử.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu bài tập. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Truyện kể về chủ đề dạy học.

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?

- Hát: “Em yêu trường em”.

- Học sinh nêu: Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc

(6)

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

phạm đến đám tang.

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu:

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Bày tỏ ý kiến

(Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)

- TBHT lần lượt đọc từng ý kiến:

a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.

b, Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.

c, Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá.

- Giáo viên kết luận: Nên tán thành ý kiến b, c; không nên tán thành ý kiến a.

Việc 2: Xử lý tình hướng.

(Làm việc nhóm -> Chia sẻ trước lớp) - Phát phiếu học tập cho hs yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm

- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu vàng.

- Học sinh nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống -> đại diện nhóm chia sẻ -> lớp thống

(7)

để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống.

- Giáo viên kết luận:

+ Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn.

Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn

+ Tình huống b. Em không nên sang xem, chỉ trỏ.

+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.

+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.

- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.

- Giáo viên chốt …

Việc 3: Trò chơi “Nên và Không nên”

(Làm việc nhóm -> Cả lớp)

- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ biến luật chơi: Trong 1 thời gian nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng cuộc.

- Giáo viên nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.

*Giáo viên kết luận chung.

nhất ý kiến:

+ Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang.

+ Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang.

+ Tình huống c: GĐ của bạn học cùng lớp em có tang.

+ Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ.

- Học sinh nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi.

- Học sinh tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm.

- Cả lớp nhận xét, đánh giá khả quan công việc của mỗi nhóm.

3. Hoạt động ứng dụng (3 phút) - Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.

(8)

4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.

Ngày soạn : 6/03/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2021 TOÁN

TIẾT117: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.

- Biết một vài số viết bằng chữ số La Mã.

2. Kỹ năng: Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,……) để xem được đồng hồ; số 20, 21 để đọc và viết về “thế kỷ XX”, “Thế kỷ XXI”.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp

III/ CÁC HO T Đ NG D Y VÀ H C:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cu: ( 5 phút )

- Gọi 3HS lên làm lại bài 1 - Nhận xét.

- 3 hs lên bảng làm - Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài

b. Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp: (12 phút ) - GV giới thiệu mặt đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã. Cho HS xem mặt đồng hồ, hỏi HS: “Đồng hồ chỉ mấy giờ”, giới thiệu cho HS biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.

- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng:

I,V, X.Chẳng hạn,viết lên bảng chữ sốI, chỉ và nêu: dây là chữ số La mã, đọc là: “ một”, tương tự với chữ số V(năm), X(mười)

- HS nhắc lại

- Nghe, ghi nhớ.

- GV giới thiệu cách đọc, viết các số(I) đến mười hai(XII).Nên giới thiệu từng số, chưa giới thiệu nguyên tắc khái quát.

- Nghe, ghi nhớ.

3/ Thực hành: ( 18 phút )

(9)

* Bài 1:

- Cho HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, theo cột dọc, theo thứ tự bất kỳ.

-HS xem SGK và đọc

* Bài 2:

- Cho HS tập trung xem đồng hồ ghi bằng số La Mã

- HS quan sát và trả lời:

+ Đồng hồ chỉ 6 giờ + Đồng hồ chỉ 12 giờ + Đồng hồ chỉ 3 giờ

* Bài 3:

- Cho HS nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

- HS làm vào vở:

a) II,IV, V, VI, VII, IX, XI b) XI, IX, VII, VI, V, IV, II

* Bài 4:

- Cho HS tập đếm các số La Mã từ I đến XII vào vở

- HS làm vào vở:

I, II, II, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- T hu một số vở chấm điểm ,nhận xét - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- Nhận xét tiết học

- HS sửa bài

______________________________

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT ) TIẾT 47: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Nghe – viết một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.

+ Làm các bài tập phân biệt s/x.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng, chính xác từ, có kỹ năng phân biệt chính tả.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài, giáo dục óc thẩm mĩ qua cách trình bày bài.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ghi sẵn bài tập chính tả.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CAC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: lên lớp, lai láng, nên người, cơm nếp

- Nhận xét..

- 2 HS lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Hướng dẫn viết chính tả: ( 22 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc đoạn viết lần 1 - 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

(10)

* Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày:

- Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?

+ Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?

- GV đọc lần 2, hướng dẫn viết bài - GV đọc lần 3

- GV đọc lần 4

- GV thu 5 vở chám điểm và nhận xét

- Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li - HS tự rút từ khó ,viết bảng con - Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe

- HS viết bài vào vở - HS dò bài

- GV đọc lần 5, kết hợp gạch chân từ khó - HS dò bài,sửa lỗi c. Hướng dẫn HS làm bài tập:( 8 phút )

Bài 2b:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 2 HS đọc yêu cầu của bài .

- GV theo dõi, sửa bài

- 4 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải. Cả lớp nhận xét

- 5 HS đọc lại lời giải:

b) mõ - vẽ - Hs lắng nghe Bài 3b:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV lập một tổ trọng tài(3 HS) dán bảng 3 tờ phiếu khổ to, mời 3 nhóm thi tiếp sức.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- HS đọc yêu cầu

- 3 nhóm HS lên thi tiếp sức: mỗi em tiếp nối nhau viết từ mình tìm được rồi chuyền phấn cho bạn.

+ Bắt đầu bằng s: san sẻ, so sánh,xe sợi, soi đuốc…

+ Bắt đầu bằng x: xé vải, xào rau, xới đất, xơi cơm, xê dịch, xẻo thịt, xiết tay, xông lên, xúc đất…

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài

- Chuẩn bị bài “Tiếng đàn”.

- Nhận xét tiết học

- HS nghe

_________________________________________

TẬP ĐỌC

TIẾT 72: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS đọc và hiểu được:

- Hiểu nghĩa từ: đàn vi-ô-lông, lây dây, ắc-sê, dân chài, ………

- Nội dung: Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

- Phát âm đúng các từ: vi-ô-lông, ắc-sê, trắng trẻo, lũ trẻ, nở đỏ, vũng nước,…………

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

(11)

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.

3. Thái độ: Cảm nhận được tiếng đàn trong trẻo và hồn nhiên của bạn Thủy.

* QTE : Quyền được học tập văn hoá và học các môn năng khiếu tự chọn.( Củng cố) II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Sử dụng tranh của SGK.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

-Gọi 3 HS kể lại câu chuyện “Đối đáp với vua” và nêu câu hỏi

- Nhận xét.

- 3 hs kể và trả lời - Hs lắng nghe 3/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Luyện đọc: ( 8 phút )

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.

- HS nghe - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp

giải nghĩa từ + Đọc từng câu

- GV sửa lỗi phát âm cho HS

- Học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài.

+ Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ khó và hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu khó

- HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải.

+ Đọc từng đoạn trong nhóm - Đọc bài theo nhóm.

- Đọc đồng thanh cả bài 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 12 phút )

- Gọi HS đọc đoạn 1 của bài -1HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm, trả lời

- Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?

-Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử nốt nhạc

- Những tư nào miêu tả âm thanh của cây đàn

-… trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.

- Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?

- HS đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn, trả lời:

+ Thuỷ rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc vầng trán tái đi.

Thuỷ rung động với bản nhạc- gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?

HS đọc đoạn 2, trả lời:

- Vài cánh ngọc lan êm ái…. Lối đi ven hồ.

(12)

d. Luyện đọc lại: ( 8 phút ) - GV đọc lại bài văn

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe

- 4 HS thi đọc đoạn văn - 2HS thi đọc cả bài 4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở trường các con được học các môn học nào?Con thích môn học nào nhất?

- GV hỏi về nội dung bài

- Về tiếp tục luyện đọc bài và xem bài sau “Hội vật”

- Hs kể

- Bài văn tả tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình xung quanh.

- HS nghe - Nhận xét tiết học

--- TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 47: HOA I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp HS:

- Tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa.

- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa.

- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống.

2. Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, sao sánh, nhận biết, nêu báo cáo.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây hoa.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Hoa thật: hoa hồng, cúc, ngọc lan,…

- Hình ảnh minh hoạ trong SGK.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại hoa. Chuẩn bị bài trước khi tới lớp III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định 2. Bài mới.

* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới

*Hoạt động 2:HS quan sát và tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của các loài hoa xung quanh.

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.

- GV cho HS lần lượt kể tên một số loài hoa xung quanh trường hoặc một số cây mà em biết.

- Cho HS quan sát các loại hoa mà HS mang đến: nêu tên và những điểm giống nhau và khác nhau của một số loại hoa đó.

Hát

-HS lắng nghe.

-HS kể.

(13)

GV nêu : Các loài hoa rất khác nhau đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng, kích thước…nhưng các cây có chung về mặt cấu tạo.Vậy cấu tạo của hoa gồm những bộ phận chính nào ?

Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS về các loài hoa .

- Chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm hãy huy động vốn hiểu biết

- Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi.

- GV chốt lại các câu hỏi các nhóm : nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:

+ Màu sắc của hoa ntn?

Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.

- GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.

Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.

- y/c HS lấy bài về sửa 3. Củng cố – dặn dò.

- GD học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh để có không khí trong lành.

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.

- - Về xem lại bài.

- Chuẩn bị bài sau: quả - Nhận xét tiết học.

-HS nêu.

-HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi khám phá.

-HS thực hiện

-HS làm việc theo nhóm :tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về màu sắc, mùi hương và cấu tạo của loài hoa.

-Các nhóm quan sát và thảo luận các câu hỏi ở bước 3.

- HS thực hiện

-Đại diện nhóm trình bày kết luận

-HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ?

- HS lắng nghe --- Ngày soạn : 7/03/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021 TOÁN

TIẾT119 : LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU:

(14)

1. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã từ I đến XII.

Thực hành xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.

2. Kỹ năng: Đọc, viết các chữ số La Mã từ I đến XII. Xem đồng hồ bằng chữ số La Mã chính xác.

3. Thái độ: Tính chính xác, cẩn thận khi làm Toán.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: 1hộp diêm/1HS. Coi bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước - Nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài -2 HS nhắc lại b) Luyện tập: ( 29 phút )

Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Quan sát các mặt đồng hồ trong SGK, đọc:

 4 giờ.

 8 giờ 15 phút.

 5 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.

- Thực hành quay đồng hồ. Đọc giờ trên đồng hồ.

Bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- 1HS lên bảng viết các chữ số La Mã từ I đến XII. Sau đó đọc xuôi ngược để khắc sâu thêm về cách viết, đọc………

- Hs lắng nghe - Đọc yêu cầu.

- Làm bài vào vở.

- Trao đổi theo nhóm đôi. Giúp nhau sửa bài.

- Hs lắng nghe Bài tập 4

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- 4HS lên bảng thi xếp, dưới lớp xếp lên mặt bàn theo yêu cầu bằng que diêm đã chuẩn bị.

- Hs lắng nghe Bài 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Đọc yêu cầu.

- Tự thực hành làm bài, ghi nhớ, trả lời:

(15)

- Khi đặt chữ số I ở bên phải số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên, và giảm hay tăng mấy đơn vị?

- Khi đặt chữ số I ở bên trái số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên, và giảm hay tăng mấy đơn vị?

3/ Củng cố dặn dò: ( 3 phút ) - Về nhà làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài sau

- Khi đặt vào bên phải chữ số X một chữ số I thì giá trị của X tăng lên một đơn vị là thành số XI.

- Khi đặt vào bên trái chữ số X một chữ số I thì giá trị của X giảm đi một đơn vị là thành số IX.

__________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 24: TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp Hs:

- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về nghệ thuật.

- Ôn luyện về dấu phẩy.

2. Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về chủ đề nghệ thuật(người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật)

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* QTE : Quyền được vui chơi, được tham gia vào các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

( Củng cố) II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn BT1 lên bảng.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

III/ CÁC HO T Đ NG D Y VÀ H C:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

Tìm phép nhân hoá trong kh th : ơ

Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi.

- Nhận xét.

- 2 HS lên làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

+ Nước suối và cọ được nhân hoá.

Chúng có hành động như người:

Nước suối thầm thì với bạn học sinh. Cọ xoè ô che nắng suốt trên đường bạn đến trường.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài:: Ghi tựa bài -2 HS nhắc lại b) Hướng dẫn làm bài tập:( 29 phút )

Bi 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Làm bài cá nhân. Sau đó, trao đổi theo nhóm. Đại diện cho nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

- Đọc đồng thanh bảng từ đầy đủ, viết các từ đó vào bảng.

(16)

- Chữa bài. - Hs lắng nghe Bi 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Gv chuyển bài đến máy HS

- Y/c hs làm bài trên máy tính và nộp bài.

- GV chấm và trả bài.

- Gv trình chiếu bài làm đúng.

Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,…

đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

- Chốt lời giải đúng.

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS thực hiện y/c

- Hs lắng nghe

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở trường các con được tham gia các hoạt động ngoài giờ nào?

- VN học bài và chuẩn bị bài sau:

- Nhận xét tiết học

- 1 vi HS kể

___________________________________

THỦ CÔNG

TIẾT 24: ĐAN NONG ĐÔI (tiết2) I. Mục tiêu:

- HS biết cách đan nong đôi.

Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- HS yêu thích các sản phẩm đan nan.

- HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn, phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.

- Tranh quy trình đan nong đôi.

(17)

- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.

- Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. KT đồ dùng học tập ( 1') 3. Bài mới:

+ Gi i thi u bài ( 1')

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT

1. Thực hành đan nong đôi ( 28') - Yêu cầu hs nhắc lại cách đan nong đôi

- GV hướng dẫn mẫu thực hiện cách đan nong đôi theo các bước

* Bước 1: Kẻ, cắt các nan – SGV tr. 235.

- Cắt các nan dọc.

* Bước 2: Đan nong đôi: Hướng dẫn học sinh làm theo sơ đồ – SGV tr.236.

- Cách đan nong đôi và nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc (cùng chiều) giữa hai hàng nan ngang liền kề.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan - Hướng dẫn hs thực hành

4. Nhận xét- Đánh giá ( 3')

- GV cùng Hs nhận xét một số sản phẩm theo các tiêu chí:

- HS nhắc lại cách thực hiện - Quan sát

(18)

+ Cách đan đã đúng chưa?

+ Các nan có được dồn khít với nhau chưa?

+ Dán nẹp xung quanh tấm đan đã đúng chưa - GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò: ( 1')

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bìa màu, thước kẻ, bút màu, kéo thủ công để học bài.

- HS thực hành đan nong đôi.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn, của mình.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn : 8/03/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 11tháng 3 năm 2021 TOÁN

TIẾT 120: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian(chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ.

2. Kỹ năng: Xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ).

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý thời gian.

II/ CHUẨN BỊ:

(19)

1. Giáo viên: Giáo án. Đồng hồ thật(loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài). Hộp ĐDDH môn toán 3.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét,

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - 2 HS nhắc lại b) HD cách xem đồng hồ ( trường hợp

chính xác đến từng phút ): ( 12 phút ) - Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút).

- HD quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong bài. Hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- HD quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ hai trong bài. Hỏi: Lúc này kim ngắn ở vị trí nào trên mặt đồng hồ? Kim dài ở vị trí nào?

- TTHD quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba.

- HD cách đọc giờ thứ hai: Xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7giờ. Ta tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn 4 phút nữa. Như vậy có thể nói:

7giờ kém 4 phút.

- Quan sát, nghe, ghi nhận.

- Nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất, trả lời: Đồng hồ chỉ 6giờ 10 phút.

- Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít.

Như vậy là hơn 6 giờ.

- Kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 ( tính theo chiều quay của kim đồng hồ ). Tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút. Nhẩm miệng: 5, 10(đến vạch ghi số 2), rồi nhẩm tiếp 11, 12, 130 Do đó đồng hồ chỉ: 6 giờ 13 phút.

- Quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba.

Nêu: 6 giờ 56 phút, 7giờ kém 4 phút.

- Nghe, ghi nhớ.

3/ Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1:

- Gọi hs đọc đề bài

- HD xác định phần đầu: Xác định vị trí kim ngắn, kim dài. Sau đó nêu thời gian hiện tại đồng hồ chỉ.

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- Nghe HD.

- 4HS nêu miệng kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét

- Hs lắng nghe Bài 2:

- Gọi hs đọc đề bài - Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- Làm bài theo nhóm đôi.

- Hs lắng nghe

(20)

Bài 3:

- Gọi hs đọc đề bài - Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- Làm bài cá nhân.

- Hs lắng nghe 4/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Thực hành xem đồng hồ (tt).

- Nhận xét tiết học

- Nghe

________________________________________

TẬP VIẾT

TIẾT 24: ƠN CHỮ HOA R I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cách viết chữ hoa R.

- Hiểu từ, câu ứng dụng: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. Câu ứng dụng khuyên con người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ.

2. Kỹ năng:

- Viết đúng chữ viết hoa R

- Viết đúng tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ.

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

- Rèn kỹ năng viết đẹp, đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính kiên nhẫn trong khi viết bài.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án.

- Mẫu chữ viết hoa R. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

2. Học sinh: Vở tập viết 3, tập 2.

III/ CÁC HO T Đ NG D Y VÀ H C:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Thu vở chấm bài về nhà.

- Nhận xét.

- Nộp vở về nhà.

- Trúc đọc từ và câu ứng dụng của bài trước

- HS ln bảng. Dưới lớp viết trên bảng con.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Hướng dẫn viết chữ viết hoa: (3 phút )

* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa R:

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- Có các chữ hoa P(Ph), R - Quan sát lại mẫu chữ hoa R, P

(21)

* Viết bảng:

- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

- Nêu lại quy trình viết từng chữ.

- 3 HSlên bảng viết, dưới lớp viết từng chữ trên bảng con.

c. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:(5 phút )

* Giới thiệu từ ứng dụng:

- Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận

* Quan sát và nhận xét:

- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

* Viết bảng:

+ Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

- 3 HS đọc: Phan Rang - Lắng nghe

- Các chữ P, h, R ,g cao 2 ly ruỡi, các chữ còn lại cao 1 ly

- Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết một con chữ o.

- 3HS lên bảng viết từ ứng dụng Phan Rang, dưới lớp viết trên bảng con.

d. HD viết câu ứng dụng: ( 5 phút ) - 3 HS đọc câu ứng dụng:

* Giới thiệu câu ứng dụng:

- Câu ca dao khuyên người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng.

* Quan sát và nhận xét:

- Câu ứng dụng có các chữ có chiều cao như thế nào?

* Viết bảng:

- Theo dõi, sửa lỗi cho HS.

- Lắng nghe.

- Các chữ R, h, y, k, g, B, l cao 2 ly ruỡi, d,đ cao 2 ly, các chữ còn lại cao 1 ly.

- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: Rủ, Bây

e. HD viết vào vở Tập viết: ( 15 phút ) - Viết chữ R: 1 dòng cỡ nhỏ.

- Viết các chữ Ph va H: 1 dòng cỡ nhỏ.

- Tên riêng Phan Rang: 2 dòng cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng: 2lần.

- HS nghe

- HS viết vào vở d. Chấm, chữa bài: ( 5 phút )

- Chấm nhanh 5-7 bài tại lớp.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS nộp vở - Nghe 3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )

- Tuyên dương những em viết tốt. Nhắc nhở những HS viết chưa xong về nhà viết tiếp. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng. Giáo dục HS kiên trì trong khi tập viết.

- Về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài sau

“ Ôn chữ hoa S ”

- Nghe

- Nhận xét tiết học

____________________________________

(22)

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT ) TIẾT 48: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe – viết một đoạn trong bài Tiếng đàn.

- Làm bài tập chính tả tìm và viết các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Tìm từ và viết từ theo yêu cầu trên.

3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài.

II/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2a) lên bảng.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: sản xuất, sinh sản, xinh xinh, sung sướng.

- Nhận xét.

- 3 hs lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Hướng dẫn viết chính tả: ( 22 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc mẫu bài

- Nêu nội dung đoạn văn?

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.

+ Đọc cho HS viết ( Ví dụ: vũng nước, mát rượi, thuyền , tung lưới, lướt nhanh,…)

- GV đọc lần 2, hướng dẫn viết bài - GV đọc lần 3

- GV đọc lần 4

- GV thu 5 vở chấm bài và nhận xét

- Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe

- HS viết bài vào vở - HS dò bài

- GV đưa bảng phụ đọc lần 5, kết hợp gạch chân từ khó

- HS dò bài, sửa lỗi 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : ( 8 phút )

Bài 2a.

- Gọi hs đọc đề bài - HS đọc yêu cầu của đề.

- Cả lớp làm vào nháp. Đại diện

(23)

- Nhận xét bài làm của HS, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.

cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.

- Đọc kết quả đúng. Ghi vở.

+ s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc,……

+ x: xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xông xênh, xúng xính, …

5/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài

- HS nghe - Chuẩn bị bài sau: Hội vật.

- Nhận xét tiết học

MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI – LỚP 3 BÀI : QUẢ (Tiết 48)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

- Nêu được chức năng của hạt, lợi ích của quả.

2. Kĩ năng :

- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

3. Thái độ :

-Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối có ích II. CHUẨN BỊ

1- GV : Dao nhỏ, rổ, tấm đệm : mỗi loại 4 cái; quả : đu đủ, cà chua, dưa chuột, chuối, đậu ván, đậu phộng mỗi loại 4 quả; giấy A4, chì, màu

2- HS : Đồ dùng và phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(24)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I- Khởi động: -Hát: Quả

II – BÀI MỚI

1. HĐ 1: Giới thiệu bài: Quả

2. HĐ 2: HS quan sát và tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau cảu các lợi quả xung quanh.

Bước 1: Tình huống nêu vấn đề +HS kể tên những loại quả mình biết.

+ Y/c Hs vẽ loại quả mình thích

Các loại quả có đặc điểm gì về: màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị? Cấu tạo của quả có những phần nào ?

-Nhắc lại yêu cầu

Bước 2: Làm bộc lộ hiểu biết ban đầu của HS:

-Cá nhân: Các loại quả có đặc điểm gì về:

màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị?

Cấu tạo của quả có những phần nào ? Các em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả đặc điểm, cấu tạo môt quả.

+Cấp vật liệu: Giấy A4, chì, màu

-Nhóm đôi: Thống nhất biểu tượng và vẽ lại vào giấy A4

*Chia nhóm biểu tượng:

+Nhóm biểu tượng 1: Quả có hình dạng, kích thước khác nhau, nhiều màu và có mùi vị.

+Nhóm biểu tượng 2: Quả có vỏ và hạt.

+Nhóm biểu tượng 3: Quả có vỏ, thịt và hạt.

+Nhóm biểu tượng 4: Quả có hình dạng khác nhau; có vỏ, thịt và hạt.

-HS suy nghĩ và vẽ vào vở học tập

-Xem vật liệu

-Cả nhóm trao đổi thống nhất lại biểu tượng và vẽ lại vào giấy A4

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và giải pháp nghiêm cứu

(25)

- Quan sát các tranh vẽ đưa ra những câu hỏi thắc mắc.

+Gv ghi câu hỏi thắc mắc:

1. Có phải quả có hình dạng, kích thước khác nhau, nhiều màu?

2.Có phải quả có vỏ, thịt và hạt?

3.Có phải quả có mùi, vị?

+Cấp vật liệu cho 4 nhóm

-Theo các em làm thế nào để trả lời các câu hỏi nói trên?

+Để trả lời câu hỏi 1 ta: quan sát +Để trả lời câu hỏi 2 ta: bổ +Để trả lời câu hỏi 3 ta: ăn

+HS quan sát, nêu

-Có phải quả có hình dạng, kích thước khác nhau, nhiều màu và có mùi vị?

-Có phải quả có vỏ và hạt?

-Có phải quả có có vỏ, thịt và hạt?

-Có phải quả có hình dạng khác nhau; có vỏ, thịt và hạt?

*HS quan sát đề ra phương án khám phá:

Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá

-Yêu cầu HS dự đoán kết quả

-Yêu cầu thực hiện nghiên cứu theo nhóm 5-6HS

-Nhắc HS ghi kết quả vào phiếu

-HS dự đoán ghi vào phiếu học tập

-HS làm việc nhóm 5HS

Bước 1: Quan sát nhận biết đặc điểm

Bước 2: Bổ quả

Bước 3: Phân loại các bộ phận của quả,

Bước 4: Ăn quả nhận biết mùi, vị

Bước 5: Kết luậnrút ra kiến thức:

-Yêu cầu HS báo cáo

-Yêu cầu HS so sánh kết quả.

-Hạt các em gieo ở nhà bây giờ thế nào?

-Đại diện nhóm báo cáo -HS so sánh, chỉnh sửa

(26)

*Kết luận:

-Có nhiều loại quả

-Chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị.

-Mỗi quả thường có: vỏ, thịt và hạt.

-Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.

3. Củng cố - dặn dò:

- Y/ c HS nhắc lại kết luận -Chúng ta lấy quả để làm gì?

GV: Lợi ích của quả đối với sức khoẻ của con người

-HS mô tả quá trình nảy mầm

-HS nhắc lại kết luận HS làm đồ ăn,…

---

Ngày soạn : 9/03/2021

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2021 TOÁN

TIẾT 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian).

2. Kĩ năng:

- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La mã).

- Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của học sinh. Làm được bài 1,2,3.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý thời gian.

II/ PHƯƠNG TIỆN CHUẨN BỊ

(27)

1. Giáo viên: Giáo án, đồng hồ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HO T Đ NG D Y VÀ H C

Hoạt động GV Hoạt động HS

1/ KTBC : ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước.

- Nhận xét.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn luyện tập: ( 29 phút ) Bài 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài

- Y/c 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát và làm bài theo cặp. 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.

- Chữa bài.

Bài 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài - Đồng hồ A chỉ mấy giờ?

- 1 giờ 25phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ?

- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?

- Y/c HS làm bài tương tự.

- 2 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát và làm bài theo cặp.

- 6h10phút An tập thể dục buổi sáng.

- 7h12phút An đến trường.

- 10h24phút An đang học trên lớp.

- 6hkém 15phút chiều An ăn cơm.

- 8h7phút tối An xem truyền hình.

- 10hkém 5phút đêm An đang ngủ.

- Hs lắng nghe

- 1HS đọc yêu cầu.

- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.

- Gọi là 13 giờ 25phút.

- Nối với đồng hồ I.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.

- Các cặp đồng hồ chỉ cùng giờ:

- H - B, I- A, K- C, L-G, M -D, N- E.

(28)

- Sửa bài.

Bài 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài

- GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ trong tranh thứ nhất và thứ hai.

- Y/c HS làm bài.

- Sửa bài.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.

- Nhận xét tiết học.

- Đọc đề toán.

- Lắng nghe

- Quan sát đồng hồ, nêu kết quả.

- Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.

- Từ 7h kém 5 phút đến 7h là 5 phút.

- Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- TẬP LÀM VĂN

TIẾT 24: NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe – kể câu chuyện Người bán quạt may mắn.

2. Kỹ năng: Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.

3. Thái độ: GDHS ý thức tự học tự rèn.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:Giáo án. Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.

-Viết sẵn gợi ý lên bảng.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động thầy Hoạt động trò

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 pht )

- Gọi hs lên đọc đoạn văn giờ trước

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 pht )

a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài b) Hướng dẫn nghe – kể chuyện:

- Kể chuyện Người bán quạt may mắn (lần 1).

- 4 hs đọc bài văn Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

- Hs lắng nghe

- 2 HS nhắc lại tên bài.

- 2 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý - Quan sát và nghe kể

- Giải nghĩa từ: lem luốc (bị dây bẩn nhiều chỗ ), cảnh ngộ (tình trạng không hay mà người ta gặp phải ).

- Hỏi: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?

- Nghe, ghi nhớ.

- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hy Chi, phàn

(29)

- Ông Vương Hy Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?

- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?

- Kể chuyện Người bán quạt may mắn (lần 2).

* HDHS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.

- Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn, chỉnh sửa.

- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hy Chi?

- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?

- Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý.Ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn Miếu, Quốc tử giám(ở thủ đô Hà Nội) có thể gặp họ.

Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.

- LHGDHS kiên trì rèn chữ viết 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 pht )

- Giáo dục HS kiên nhẫn trong học tập.

Khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Kể về lễ hội.

- Nhận xét chung giờ học.

nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.

- Ông Vương Hy Chi viết cữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rắng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.

- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.

- Nghe kể.

- Kể chuyện theo nhóm. Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bình chọn bạn kể hay, hiểu nội dung truyện.

- Vương Hy Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.

- Phát biểu theo hiểu biết của mình.

- Nghe, ghi nhớ.

- Hs lắng nghe - Hs lắng nghe

SINH HOẠT LỚP TUẦN 24

A- THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG ( 20’) Bài 5: TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP

(30)

I. Mục tiêu:

- Hiểu tầm quan trọng của việc tạo cảm hứng trong lớp học.

- Thực hành các cách tạo sự hào hứng trong lớp cùng các bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bài tập, Vở thực hành kỹ năng sống, bảng phụ, tranh minh họa.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát.

2. Kt bài cũ: Yêu thương và chia sẽ 3. Bài mới: GTB: Tạo cảm hứng.

HĐ 1: Đọc truyện - Chuyện ở lớp 3A.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và TLCH.

+ Vì sao khi bạn lớp trưởng nghỉ học, Bình và các bạn trong lớp cảm thấy mệt mỏi, không hào hứng học tập?

- GV nhận xét đánh giá.

HĐ 2:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và TLCH.

+ Đánh dấu x vào  ý em chọn:

*. Hình ảnh thể hiện việc tạo hào hứng học tập trong lớp học.

- GV nhận xét đánh giá.

HĐ 3:

- Yêu cầu 1 HS chủ động đứng lên hát một bài hoặc kể một câu chuyện vui cho cả lớp nghe vào đầu buổi học. Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy như thế nào?

- HS hát.

- HS nhắc lại.

1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- HS thảo luận nhóm 4.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Đại diện nhóm trình bày.

 Hát tập thể

 Thảo luận nhóm

 Kể chuyện vui

- Các nhóm nhận xét bổ sung.

- HS hát hoặc kể chuyện.

(31)

- GV nhận xét đánh giá.

4. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Giải quyết vấn đề hiệu quả.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

B. SINH HOẠT LỚP TUẦN 24 I. Mục tiêu

- HS nhận thấy được ưu điểm, tồn tại của bản thân trong tuần 24 - Có phương hướng phấn đấu trong tuần 25

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 25 II. Chuẩn bị

GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. Hoạt động chủ yếu.

A. Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 24 1. Sinh hoạt trong tổ (tổ trưởng điều hành tổ)

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp:

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp

5. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 24 Ưu điểm

* Nền nếp:

...

...

...

...

...

* Học tập:

...

(32)

...

...

* TD-LĐ-VS:

...

...

* Công tác phòng chóng dịch Covid- 19

...

...

Tồn tạị:

...

...

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 25

- Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày TLĐTNTPHCM 26-3 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Truy bài tốt, thi đua hoàn thành tốt các hoạt động trong tuần.

- Thực hiện đôi bạn cùng tiến

- Tiếp tục thực hiện lịch lao động theo phân công

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung