• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/12/2021

Tiết 15 Bài 9. THỰC HÀNH

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ (1 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Qua bài học, HS được cung cấp kiến thức cơ bản về: Xác định phương hướng ngoài thực tế dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc dùng la bàn.

2. Năng lực

- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: sử dụng được la bàn để xác định phương hướng ngoài thực tế.

- Tổ chức học tập ở thực địa: xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu ngoài thực địa: quan sát, ghi chép, trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa.

3. Phẩm chất

- Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin về khoa học tự nhiên.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về cách xác định phương hướng trên thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- La bàn cầm tay/ điện thoại thông minh.

- Phiếu học tập làm việc nhóm 2. Học sinh

- Giấy note để làm việc cá nhân - Sách giáo khoa và vở ghi.

- La bàn

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút)

(2)

a) Mục tiêu:

- Tạo tình huống có vấn đề về xác định phương hướng trên bản đồ.

- Tạo phấn khởi cho HS trước khi vào bài mới.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu giải quyết một tình huống giả định

- Nêu các cách xác định phương hướng ngoài tự nhiên mà em biết.

c) Sản phẩm: phần trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc lại kiến thức về hành trình đi về phía Tây của Ma-gien-lăng và phát hiện ra Trái Đất có hình khối cầu đã được học ở bài 6 rồi đặt vấn đề cho học sinh “Các thủy thủ làm cách nào để xác định được phương hướng giữa đại dương bao la?”

- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân trong 2 phút, viết ra giấy note - Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu HS chia sẻ các phương pháp xác định phương hướng của mình cho bạn theo cặp với bạn bên cạnh và bạn bên trên/dưới bàn của mình theo vòng tròn. Chia sẻ nhanh phương án trong 30s/lượt

+ GV yêu cầu HS trình bày ngắn gọn ý tưởng của mình và của bạn trong 15s - Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi phần trả lời của HS

+ GV khẳng định: Để xác định được phương hướng trên đại dương bao la người ta có thể sử dụng mặt trời, sao bắc đẩu, la bàn, chùm sao Nam Thập....để xác định phương hướng. Ngày nay, đã có thêm 1 nghề là “hoa tiêu hàng hải”

(Marine Pilot)- là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu (xem thêm phần phụ lục). Còn trong cuộc sống, kĩ năng xác định phương hướng rất quan trọng mời các em đọc phần dẫn nhập vào bài 9.

(3)

CHÒM SAO NAM THẬP TỰ - Chòm sao Nam Thập Tự là một chòm sao trên bầu trời phương Nam. Đây là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất ở Nam bán cầu và rất dễ nhận biết ra chòm sao này. Nam Thập Tự được tạo thành bởi vài ngôi sao sáng nhất của nó.

Chòm sao này được gắn với câu truyện và các nhân bật nổi bật trong các câu chuyện khác nhau ở Nam bán cầu.

Nam Thập Tự không thể được nhìn thẩy ở vĩ độ trên 20o Bắc bán cầu, và nó quay quanh cực Nam của vĩ độ 34o Nam, có nghĩa là nó không bao giờ lặn trên đường chân trời. Trên thiên cầu, Nam Tập Tự đối diện với chòm sao Thiên Hậu. Đây là chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời.

https://info.topwebviet.com/chom-sao- nam-thap-tu/

2. Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu

TÌM HIỂU VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN LA BÀN (10 phút) a) Mục tiêu: HS đọc được các kí hiệu và sử dụng được la bàn.

b) Nội dung: HS sử dụng được la bàn để xác định hướng phòng học.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi d) Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu la bàn - Chuyển giao nhiệm vụ.

GV giới thiệu la bàn cẩm tay và la bàn trong điện thoại thông minh cho HS.

+ Hoạt động cá nhân: GV cho học sinh quan sát Hình dưới đây, đọc SGK, kết hợp kiến thức chương 1, hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ HS trao đổi chéo cho nhau để chấm phiếu học tập, đánh giá kết quả hoạt động

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(4)

- Chỉ KIM NAM CHÂM trên la bàn thật hoặc thiết bị thông minh.

- Chỉ VÒNG CHIA ĐỘ chỉ hướng trên thực tế, trên hình kim nam châm đang chỉ bao nhiêu độ?

- Xác định các hướng trên bản đồ + N

+ S + E + W

- HS thực hiện nhiệm vụ.

+ Học sinh ghi kết quả làm việc vào phiếu học tập.

+ Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

- Báo cáo nhiệm vụ

+ Học sinh trao đổi thảo luận phiếu học tập với bạn bên cạnh + HS trình bày trước lớp

- Đánh giá nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

+ HS đối chiếu với kết quả của giáo viên công bố.

+ Công bố các học sinh đạt kết quả tốt được ghi nhận trên phiếu học tập

hoạt động

+ Giới thiệu về la bàn trên thiết bị thông minh cho HS: là bàn này dễ sử dụng hơn, các em chỉ cần vào la bàn, xoay đầu điện thoại về hướng cần tìm, như ví dụ dưới đây nhà thầy/ cô hướng

(5)

về phía Tây Bắc (Điện thoại cài đặt tiếng Việt thì các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được viết tắt bằng chứ đầu)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Chỉ KIM NAM CHÂM trên la bàn thật (HS chỉ trên thực tế)

- Chỉ VÒNG CHIA ĐỘ chỉ hướng trên thực tế, trên hình kim nam châm đang chỉ bao nhiêu độ: 27o

- Xác định các hướng trên bản đồ

+ N: Bắc + S: Nam + E: Đông + W: Tây

Nhiệm vụ 2: Cách sử dụng la bàn - Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Hướng dẫn học sinh thực hiện sử dụng la bàn.

+ Chia lớp thành 8 nhóm/ mỗi nhóm 3-4 học sinh, sử dụng la bàn để xác định hướng của một đối tượng địa lí cụ thể.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đối tượng NHÓM

1, 5

NHÓM 2, 6

NHÓM 3, 7

NHÓM 4, 8 Hướng của cửa phòng

học

Hướng của bảng đen Hướng của cổng trường

(hướng ra đường) - Thực hiện nhiệm vụ:

+ Hoạt động cá nhân: Học sinh trình bày cách sử dụng la bàn.

+ Hoạt động nhóm: hoàn thành phiếu học tập - Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày trước lớp

+ HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận vấn đề. (Kết quả thảo luận phụ thuộc vào điều kiện từng lớp)

Hoạt động 2: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG DỰA VÀO QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ( 15 phút)

a) Mục tiêu: HS xác định được phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên.

b) Nội dung

(6)

+ Sử dụng kênh chữ SGK trang 133, 134; hình ảnh GV cung cấp suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

+ Tìm hiểu xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên.

c) Sản phẩm:

+ Câu trả lời, bài làm của học sinh.

+ Thuyết trình sản phẩm.

d) Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Xác định phương hướng bằng quan sát hiện tượng Mặt Trời mọc/ lặn

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS đọc nội dung mục II SGK kết hợp hình ảnh dưới đây lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

Mặt trời mọc ở hướng ……… Mặt trời lặn ở hướng ………

(7)

Người em đã xác định phương hướng trên thực tế bằng Mặt Trời như thế nào?

Sau khi xác định hướng theo 2 cách trên, em làm cách nào để xác định hướng còn lại?

Nêu quy tắc xác định hướng ngoài thực tế.

Nhiệm vụ 2: Xác định phương hướng bằng quan sát các hiện tượng khác.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Hoạt động cá nhân: Học sinh đọc SGK tìm hiểu cách xác định phương hướng bằng sao Bắc Đẩu hoặc các hiện tượng khác.

+ GV quan sát, trợ giúp HS rút ra các kết luận cần thiết.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trước lớp, Gv cho HS thảo luận hiện tượng mặt trời mọc và lặn ở chính đông và chính tây chỉ dùng với các nước trong khu vực nội chí tuyến và vào ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, ở Việt Nam là ngày xuân phân (21/3) và thu phân (22/6) nên cách này không áp dụng trong nhiều trường hợp, cần kết hợp với các cách khác như trong nhiệm vụ 2 đnag tìm hiểu.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận vấn đề, cách xác định phương hướng dựa trên thực tế.

Dựa vào sao SAO HÔM – SAO MAI

- Sao Hôm và sao Mai thực ra chỉ là một. Nó chính là Kim Tinh (Venus). Một hành tinh thứ hai gần Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta (xem hình ở dưới).

Bởi vì nó rất gần Mặt Trời cho nên từ Trái Đất nhìn tới, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện “gần gũi” với Mặt Trời vào những lúc hửng sáng và chập tối.

- Lúc Kim Tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây.

- Và khi Kim Tinh mọc vào lúc hửng sáng (trước khi Mặt Trời mọc), nó được mọi người gọi là Sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông.

Dựa vào Mặt Trăng

(8)

Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.

Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.

Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:

Đầu tháng Tây trắng.

Cuối tháng Tây đen.

(Tây ở đây là Hướng Tây)

Tức là ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.

Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.

Hoa Hướng Dương

Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).

* Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.

* Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).

Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.

Xem thêm tại: https://sites.google.com/site/daoanhkt92/ky-nang-xac-dinh-phuong- huong

2. Cách xác định phương hướng bằng quan sát hiện tượng Mặt Trời mọc/ lặn - Mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây.

- Nếu quay mặt về hướng Mặt Trời mọc:

+ Trước mặt là hướng Đông.

+ Sau lưng là hướng Tây.

(9)

+ Bên tay phải là hướng Nam.

+ Bên tay trái là hướng Bắc.

https://info.topwebviet.com/chom-sao-nam-thap-tu/ https://sites.google.com/site/daoanhkt92/ky-nang-xac-dinh-phuong-huong

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại