• Không có kết quả nào được tìm thấy

SKKN THLM TRONG DAY HOC TIENG ANH - Website Trường THCS Lê Quý Đôn - Đại Lộc - Quảng Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SKKN THLM TRONG DAY HOC TIENG ANH - Website Trường THCS Lê Quý Đôn - Đại Lộc - Quảng Nam"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO CHỦ ĐỀ " MÔI TRƯỜNG" TRONG MÔN HỌC TIẾNG ANH 9”

TRƯỜNG: THCS LÊ QUÝ ĐÔN TỔ : SỬ-ĐỊA-TIẾNG ANH GIÁO VIÊN: LÊ NGỌC TRIẾT

NĂM HỌC: 2017-2018

(2)

A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học (KH), kĩ thuật (KT) và công nghệ (CN), tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính chỉ sau 5 năm khối lượng tri thức đã tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm 2020 sẽ gấp 2 lần năm 2015. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất.

Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên (GV) là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng lẻ (Lý, Hoá, Sinh, Địa chất, Thiên văn…).

GV phải biết dạy tích hợp các môn học khác vào trong môn học của mình, dạy cho học sinh (HS) cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế.

Từ thế kỉ XV đến thế kỷ XIX, các khoa học tự nhiên đã nghiên cứu giới tự nhiên theo tư duy phân tích, mỗi khoa học tự nhiên (KHTN) nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất trong tự nhiên. Nhưng bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất nên sang thế kỷ XX đã xuất hiện những khoa học liên ngành, giao ngành, hình thành những lĩnh vực tri thức đa ngành, liên ngành. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận "phân tích - cấu trúc" sang tiếp cận "tổng hợp - hệ thống". Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp - đều cần thiết cho sự phát triển nhận thức đã tạo nên tiếp cận "cấu trúc - hệ thống' (Structural systemic approach) đem lại cách nhận thức biện chứng về mối quan hệ giữa bộ phận với toàn thể.

2. Cơ sở thực tiễn:

Phương pháp “dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ” đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu. Đây cũng là phương thức dạy học hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong cải cách chương trình sách giáo khoa (SGK) ở nước ta. Một số trường THCS đã áp dụng và đạt kết quả cao.

Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau. Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho HS hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành.

Tuy nhiên, thực trạng ở các nhà trường mức độ áp dụng trong dạy học chủ yếu mới dừng lại ở việc lồng ghép - đưa thêm nội dung cần học

(3)

tương tự với môn học chính như: lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật vào các bộ môn như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý… chứ chưa vận dụng được nhiều kiến thức của các phân môn và lĩnh vực khác nhau”.

Từ thực trạng đó, các nhà trường đã có biện pháp chỉ đạo để thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức cho GV về quan điểm dạy học tích hợp để tránh những cách hiểu chưa đúng và hiểu một cách lệch lạc. Đồng thời đưa nội dung dạy học tích hợp vào sinh hoạt chuyên môn. Thường xuyên tổ chức hoạt động chuyên đề, các tiết dạy tích hợp trong những đợt hội giảng, thao giảng, hoạt động ngoại khóa, tham gia đầy đủ các cuộc thi do Phòng GD& ĐT tổ chức với ý thức nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.

(4)

B. NỘI DUNG

I.Vì sao phải tích hợp?

Tháng 9/1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO, đã tổ chức tại Varna (Bungari) "Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học". Hội nghị này đặt ra 2 vấn đề:

- Vì sao phải dạy học tích hợp?

- Dạy học tích hợp là gì?

Tiếp theo, UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy học tích hợp tháng vào 4/ 1973 tại Đại học tổng hợp Maryland.

1.Vì sao phải dạy học tích hợp?

Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các Khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại. Bởi vậy, không thể cứ tiếp tục giảng dạy các Khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng lẻ. Mặt khác, như đã nói ở trên, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn. Do đó, phải chuyển từ dạy các môn học riêng lẻ sang dạy các môn học tích hợp.

2.Dạy học tích hợp các môn học : Tiếng Anh, Ngữ Văn, Sinh học, GDCD , Địa Lý ... thông qua chủ đề : “The Environment”

a/ Mục tiêu dạy học:

• Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được là :

-Môn Tiếng Anh: Học sinh nắm được các từ liên quan đến môi trường, Cách sử dụng Tính từ và trạng từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, và câu điều kiện loại 1.

-Môn Ngữ Văn: Học sinh ôn lại cách dùng của tính từ và trạng từ trong Tiếng Việt, Hướng dẫn các em viết một bức thư khiếu nại. Ở môn Ngữ Văn 8 có bài: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. Ở môn Ngữ Văn 9:

“Robinson ngoài đảo hoang”, (thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc” –

“Forests gold, silver sea” ): Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.

-Môn Sinh học: Các vấn đề về trồng rừng.

-Môn GDCD: cụ thể ở GDCD 7 ( Bài 14): “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” giáo dục các em nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

-Môn Địa lý : Cụ thể ở Địa lí 7 (Bài 17: Nghị định Kioto cắt giảm lượng khí thải toàn cầu: (Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.)

(5)

• Qua đó học sinh có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn:

Tiếng Anh, Ngữ Văn, Sinh học, GDCD, Địa lý …gắn với liên môn về môi trường.

b/ Phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau.

Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học, được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học. Ví dụ: Các môn Tiếng Anh, Lí, Hoá, Sinh, GDCD, Địa Lý… vẫn được dạy riêng lẻ nhưng đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề chung của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thành tựu ứng dụng thực tiễn, HS được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.

Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học. Ví dụ: Tiếng Anh, Lí, Hoá, Sinh, GDCD, Địa Lý… vẫn được giảng dạy riêng lẻ, hoặc vì bản chất và lôgíc phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các môn học này do các GV khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có bố trí xen một số chương tích hợp liên môn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi với nhau.

Cách 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những môn học có đóng góp bổ sung cho nhau, thường dựa vào một môn học công cụ như Tiếng Việt Nam. Trong trường hợp này môn học tích hợp được cùng một GV giảng dạy.

Cách 3 có giá trị chủ yếu ở cấp tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lí thường là những đề tài đơn giản, có giới hạn. Ví dụ. Bài tập đọc tích hợp kiến thức Lịch sử, Khoa học, bài toán tích hợp kiến thức dân số, môi trường. Cách tiếp cận này cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau của các môn học theo đuổi những mục tiêu bổ sung cho nhau bằng các hoạt động trên cơ sở các chủ đề nội dung.

Cách 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích hợp các kiến thức về con người và sức khoẻ, gia đình và nhà trường với môi trường xã hội, động vật thực vật, bầu trời và mặt đất.

Lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, hệ thống khái niệm trong các môn học phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học thường do một GV được đào tạo chuyên đảm nhiệm. Do đó, cách tích hợp thứ 3 khó thực hiện, người ta thiên về áp dụng cách 4, tuy có nhiều khó khăn nhưng phải tìm cách vượt qua vì DHTH là xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích.

II. Chủ đề dạy học: “ The environment ” 1/ Đối tượng dạy học :

(6)

Học sinh lớp 9/1 2/ Ý nghĩa, vai trò :

Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống và có trách nhiệm với môi trường xung quanh.

3/ Thiết bị dạy học:

• Máy chiếu, máy tính kết nối mạng, loa...

4/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án Tiến Anh 9 tiết (37) 5/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

5.1.Về kiến thức:

Đánh giá ở 3 cấp độ:

• Nhận biết

• Thông hiểu

• Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao) 5.2. Về kĩ năng:

Đánh giá:

- Rèn luyện năng sử dụng Tiếng Anh để nói các vấn đề đơn giản về Môi trường

- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để nói về Môi trường 5.3. Về thái độ:

Đánh giá thái độ học sinh:

• Ý thức, tinh thần tham gia học tập

• Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.

5.4. Các sản phẩm của học sinh

-Sưu tấm các tranh ảnh liên quan đến việc bảo vệ củng như gây ô nhiễm môi trường.

-Các câu chuyện thực tế của bản thân và những người xung quanh về vấn đề môi trường

III. Giáo án ( Lesson plan )

Unit 6: THE ENVIRONMENT

Period 37: -GETTING STARTED + LISTEN AND READ LANGUAGE FOCUS 2

A. Aims:

(7)

By the end of the lesson, students will be able to read the text for details and know what to do to protect our the environment and how to use adverb clauses of reason.

*Teaching aids: Projector, pictures, tape, extraboard, lots (with questions)

B. Procedures:

1. Warm up

- Match these environment problems to the pictures (P.47)

*Key:

a.Air pollution d. Water pollution

b.Spraying pesticides e. Deforestation c.Garbage dump f. Dynamite fishing

- Introducing the new lesson based on the matching 2.Vocabulary:

- pollution (n): sự ô nhiễm (example)

- dynamite (fishing (n): đánh bắt cá bằng thuốc nổ (translation) - garbage dump (n): bãi rác (example)

- deforestation (n): sự tàn phá rừng (example)

- spraying pesticides (n): phun thuốc trừ sâu (situation) - spoil (v) – spoilt/spoiled : làm hư hỏng (translation) - disappointed (a): thất vọng (exp) disappoint (v)

* Checking: ROR/ Matching

-Trình chiếu về túi nhựa và các bãi rác thải nơi chứa phần lớn túi nhựa. Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn để nói thêm về tác hại của các loại túi nhựa đến môi trường. Đây là loại túi làm bằng nhựa tổng hợp rất khó phân hủy(khoảng 400 năm) .Vì vậy, thay vì sử dụng túi nhựa ta có thể sử dụng túi vải hoặc túi giấy, các loại vật liệu cổ truyền như lá cây… để đùm, gói đồ vật

-Trình chiếu các bức ảnh đẹp về phong cảnh bờ biển Việt Nam và một số bức ảnh về các bờ biển đã bị ô nhiểm sau đó đặt một số câu hỏi cho học sinh nêu chứng kiến của mình. Giáo viên chốt lại nếu có một bờ biển sạch, đẹp thì mỗi chúng ta phải chung tay cùng bảo vệ môi trường, hạn chế xã rác thải bừa bãi,…

-Trình chiếu các bức ảnh về các bờ đá ven biển và vận dụng kiến thức liên môn nhắc nhỡ các em cần thận trọng khi đi tắm biển và nhất định phải có sự giám sát của người lớn để tránh các tai nạn thương tâm xảy ra. Giáo viên có thể liên hệ thực tế các vụ học sinh bị chết đuối trên bờ biển vừa xảy ra.

(8)

-Giáo viên sử dụng một đoạn clip về việc một số người đi dã ngoại đã làm hỏng cảnh quan xung quanh và yêu cầu học sinh cho quan điểm ( giáo viên có thể cung cấp them tính từ “spoiled” và đưa ra ví dụ: a spoiled boy- yêu cầu học sinh cho biết nghĩa.

-Đưa ra tình huống nếu các em bị điểm thấp trong các bài kiểm tra vừa rồi thì bố mẹ các em sẽ như thế nào? Sau đó giáo viên vận dụng kiến thức liên môn động viên, khuyến khích các em nhằm có kết quả tốt hơn trong học kỳ hai này.

3.Listen and read:

*Pre-questions:

-What activities do you often do to clean the environment in your school/

neighborhood?

+ Cleaning the school yard/ the streets/ roads….

+ Planting trees/ flowers…..

* Set the scene:

-T gives a brief introduction to the text. “ the text is about Mr.Brown and some volunteer conversationists are going to clean the beach.”

-T asks SS to close their books and listen to the tape and pay attention to what each of the people is going to do ? After that opening their books and listen again.

-Asking SS to read the text and do the exercises (a)

*Matching:

-Matching the names in column A with the task in column B (a,P.48)

*Key:

Group 1–f: Group 1 walks along the shore Group 2–e: Group 2 checks the sand

Group 3–b: Group 3 checks among the rocks

Mr Jones–a: Mr Jones collects all the bags and takes them to the garbage dump.

Mrs Smith–c: Mrs Smith provides a picnic lunch for everyone.

Mr Brown–d: Mr Brown gives out the bags.

- Ask some SS to read the text aloud.

- T corrects some mistakes of pronunciation.

*Comprehension questions: (“Lucky numbers” game)

- Get them to read the text again and answer the questions on page 48.

- Go around and give help.

- Call on Ss to give the answers.

-Give feedback & correct.

*Key:

1. Mr Brown is the speaker.

2. The listener are the volunteer conservationist.

(9)

3. They are on the beach.

4. They are going to clear the beach.

5. If they work hard today, they will make the beach a clean and beautiful place again

6. (It depends on the students’answer)

*Đối với câu hỏi 6. Đây là câu hỏi rất có ý nghĩa, giáo viên đi sâu khai thác các thông tin liên quan của câu hỏi này đối với học sinh

? Have you ever done anything similar?

Bạn đã bao giờ làm điều tương tự ? (Tức là đã bao giờ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nếu học sinh nào trả lời “Yes” thì giáo viên đi sâu vào những việc các em làm, làm vào dịp nào và các em cảm thấy như thế nào khi tam gia những việc như thế. Nếu học sinh trả lời

“No” thì giáo viên nên động viên, khuyến khích các em tích cực tham gia bởi vì đó là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta.

7. (If the pollution continues, the environment might not be fresh then our life will be damaged)

*Đối với câu hỏi 7:

If the pollution continues, what might happen? – Nếu ô nhiễm cứ tiếp tục, chuyện gì sẽ xảy ra?

Giáo viên khai thác thông tin nhiều hơn ở các em. Học sinh có thể sử dụng Tiếng Việt nếu các vấn đề khó diễn đạt với các em. Yêu cầu các em vận dụng kiến thức về Đia lý, Sinh học, Môi trường,.. ( Như hiện tượng nước biển dâng, sự nóng lên của khí hậu, sự giảm dần các loài thú quý hiếm, sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh nan y, sự tàn phá ngày càng nghiêm trọng của thiên tai như các cơn bão ở Việt Nam, ở Philipin…, sự giảm nhiệt độ quá lớn ở Mỹ,……..)

4. Presenting new grammar : (adverb clauses of reason)

* Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn của môn Ngữ văn để dẫn dắt vào cấu trúc mới.

+ Present new grammar points: “adverb clauses of reason.”

*Practice: Học sinh vừa sử dụng các từ liên quan đến môi trường vừa sử dụng ngôn ngữ của Văn học và cấu trúc Tiếng Anh để đặt câu.

Have Ss make sentences, use the adverb clauses of reason.

-Call on Ss read aloud the answers to the whole class.

-Give feedback and correct.

a, Target language:

(Eliciting from the listening text) Example:

-Ba is tired because/as/ since he stayed up late watching TV.

-The ocean is polluted because raw sewage is pumped directly into the sea

(10)

- Since raw sewage is pumped.., the ocean is polluted - As raw sewage is pumped…, the ocean is polluted b, Form: As/ since/because + S + V, Main clause

-Mệnh đề trạng ngữ chỉ lí do bắt đầu bằng because /as / since.

c, Notes:

– “because” can be at the beginning of the sentence or between the two clauses

– “ Because…” is used to answer the questions with “Why”

d, Practice:

Join the pairs of sentences together, use “because”,”as” or “since”

(P.54)

-Ask Ss to do the language focus EX 2. ( individually)

*Key:

a. I’m tired because I stayed up late watching TV (Because/as/since) b. I have a broken leg (because/since/as) I fell over while I was playing basketball.

c. I’m going to be late for school (because/since/as) the bus is late d. I broke the cup (because/since/as) I was careless

e. I want to go home (because/since/as) I feel sick f. I’m hungry (because/since/as) I havn’t eaten all day.

Complete the sentences, using “because”, “since”, “as”

– I’m tired…….

– I can’t do this exercise…….

– I don’t have time to watch TV…….

– I want to go home now…….

– I’m worried about my daughter…….

– I miss my family very much…….

- Ask Ss to give their answers . -T’s correction.

- Để kết thỳc bài học, giỏo viờn nờu lờn tầm quan trọng của việc bảo vệ mụi trường xung quanh chỳng ta như phũng học, sõn trường, trước cổng trường và khu dõn cư cỏc em sống. Đú là trỏch nhiệm chung của mỗi chỳng ta chứ khụng phải của riờng ai. Yờu cầu cỏc em cần nõng cao ý thức về bảo vệ mụi trường nhằm giữ gỡn đất nước Việt Nam luụn xanh-sạch- đẹp để sức khỏe mọi người luụn được đảm bảo. Giỏo viờn cũng yờu cầu cỏc em sử dụng kiến thức mụn Ngữ Văn vào cõu cú mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyờn nhõn để núi lờn lý do nào đú mà gõy ra ụ nhiễm mụi trường.

5. Homework:

1. Reanswer the questions about the text (P.48) 2. Do exercise 4 (P.42–43) in workbook .

(11)

3. Prepare for Speak (P.49) and language focus 4,5.

6. Thống kê kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Sau tiết thực dạy, để kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của học sinh, tôi tiến hành kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.

* Câu hỏi kiểm tra: Để giữ gìn trường luôn xanh-sạch- đẹp, theo em học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:

- Giữ gìn VS trường lớp sạch sẽ.

- Trồng và chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh.

- Tuyên truyền cho các bạn trong trường, lớp bằng nhiều biện pháp như: Kịch, vẽ tranh, thi làm đồ dùng tự chế từ vật liệu phế thải, thi viết về chủ đề MT...).

- Tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật.

- Bố trí hợp lý các khu vệ sinh.

- Trang trí trường lớp…

* Kết quả:

+, 2 học sinh đạt điểm 10 +, 4 học sinh đạt điểm 9 +, 10 học sinh đạt điểm 7 +, 6 học sinh đạt điểm 6 +, 9 học sinh đạt điểm 5

+, 2 học sinh không tính ( vì các em là học sinh hòa nhập)

* Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Qua kiểm tra đánh giá, tôi thấy rằng: kết quả học tập của học sinh có nhiều chuyển biến. Lớp của tôi là một lớp đại trà, học sinh có nhận thức và khả năng còn nhiều hạn chế. Nhưng khi vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong tiết học, học sinh hiểu bài, có hứng thú học tập, kết quả học tập có nhiều khả quan. Nếu các bài học trước, khi kiểm tra kiến thức bài cũ, học sinh có hiểu bài nhưng chưa sâu, vẫn còn học sinh ở mức điểm trung bình thậm chí còn có học sinh điểm Yếu. Nhưng đến bài kiểm tra này, học sinh đạt điểm Giỏi, khá chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt, không còn học sinh đạt điểm Yếu và kém. Mặc dù, kết quả đó chưa đạt được như mong đợi, nhưng tôi cũng phần nào đã hài lòng . Tôi hy vọng với những tiết dạy sau, kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn .

(12)

C.KẾT LUẬN

Từ kinh nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy, tôi thấy rằng: “Tích hợp trong dạy học được hiểu là sự kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học;

là sự phối kết hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau tạo nên một kiến thức tổng hợp vững chắc nhằm giúp người học có đủ khả năng, phẩm chất giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Một tình huống xảy ra trong đời sống bao giờ cũng là sự tích hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau”. Với những nỗ lưc cố gắng của thầy và trò nhà trường trong việc thực hiện “dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn” đã đạt được những kết quả ban đầu, và là nền tảng vững chắc để tiếp thêm sức mạnh cho nhà trường tiếp tục làm tốt hơn nữa trong năm học tiếp theo./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS có kỹ năng vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các bài toán chia theo tỉ lệ.... Năng lực : Năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, và

Kiến thức : Học sinh nắm được thế nào là hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau2. Kĩ năng : Học sinh vẽ được góc đối đỉnh

Kiến thức : Học sinh biết cách tìm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, biết cách tìm một số khi biết giá trị tuyệt đối của nó, biết cộng, trừ, nhân, chia các số

- Tự lấy được hai ví dụ về tập hợp và chỉ ra phần tử của tập hợp; Hiểu và ghi nhớ hai cách viết một tập hợp.. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về lũy thừa với số mũ

- Bước 4: GV khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

Phẩm chất: Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân ta và nhân dân các nước ĐN Á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết hữu nghị và sự hợp tác phát

- Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.. - Trình bày được quá trình liên kết khu vực của