• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 18/ 01/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2021 Toán

Bài 43. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 21 đến 40) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 21 đến 40.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. CHUẨN BỊ - Tranh khởi động.

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (3’)

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng đồ chơi có trong tranh và nói, chẳng hạn: “Có 23 búp bê”, ...

- Chia sẻ trong nhóm học tập.

- Đại diện HS nói kết quả trước lớp, nói cách đếm để các bạn nhận xét.

- GV đặt câu hỏi đế HS nói cách đếm: Có thể đếm từ 1 đến 23 và đếm như sau: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có hai mươi ba búp bê.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (10’)

* Hình thành các số từ 21 đến 40 a) GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 23 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 23 khối lập phương”, GV thao tác cứ 10 khối lập phương xếp thành một “thanh mười”. Đem các thanh mười và khối lập phương rời: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có tất cả hai mươi ba khối lập phương; hai mươi ba viết là “23”.

- Theo dõi.

- Tương tự thực hiện với số 21, 32, 37.

b) - Cho HS thao tác, đếm đọc viết các số từ 21 đến 40.

- HS thao tác, đếm đọc viết các số.

- Cho HS thực hiện theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số.

viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp

- HS thực hiện theo nhóm bàn.

(2)

thực hiện đủ các số từ 21 đến 40. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp.

C. Thực hành: (13’)

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

- Đếm số lượng các khôi lập phương, đặt các thẻ sô tương ứng vào ô?

- Đọc cho bạn nghe các số vừa đặt.

Bài 2.

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.

- Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có.

- HS thực hiện các thao tác:

Bài 3

- Cho HS đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- Cho HS đọc các số từ 1 đến 40. GV đánh dấu một số bất kì trong các số từ 1 đến 40, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó

- HS đọc các số từ 1 đến 40.

- GV che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 10, 20, 30, 40 hoặc 11,21, 31 hoặc 5, 10, 15, 20,25, 30, 35,40 hoặc 4,14,24, 34. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay

“mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”.

D. Hoạt động vận dụng: (6’) Bài 4

- Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe trên sân có bao nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ.

- HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe Chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

- GV khuyến khích HS quan sát tranh, kể chuyện theo tình huống bức tranh.

E. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 21A: NHỮNG ÂM THANH DIỆU KÌ (Tiết 1+2) (SGV trang 236-237)

I. MỤC TIÊU (SGV)

(3)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) 1. Nghe- nói (SGV) (7’)

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) 2. Đọc (SGV)

a. Đọc từng đoạn trong nhóm ( SGV) ( 28’) - Nghe đọc: (SGV)

- Đọc Trơn:

- HS nêu từ ngữ khó đọc.

- HS đọc từ, phân tích, đánh vần. HS khác đọc lại - Lớp đọc đồng thanh từ ngữ khó,

- HS đọc thầm tìm câu. Hs nêu câu.

- Đọc nối tiếp câu.

- GV giới thiệu bài có 3 đọạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn. Thi đọc.

TIẾT 2 2. Đọc (20’)

b. Kể tên những vật hòa theo giọng hót của sơn ca. (SGV) c. Chọn ý trả lời đúng: Vì sao sơn ca có giọng hót hay? (SGV) 4. Nghe-nói: (SGV) (10’)

V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5’)

__________________________________________

Ngày soạn: 18/ 01/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 21A: NHỮNG ÂM THANH DIỆU KÌ (SGV trang 237)

I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 3 3. Viết: (SGV) (30’)

V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5’)

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 21B: NƯỚC CÓ Ở ĐÂU?

(SGV trang 238) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) 1. Nghe - nói (SGV) (7’)

(4)

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) 2. Đọc (SGV)

a. Đọc từng đoạn trong nhóm ( SGV) (20’) - Nghe đọc: (SGV)

- Đọc trơn:

- HS nêu từ ngữ khó đọc

- HS đọc từ, phân tích, đánh vần. HS khác đọc lại - Lớp đọc đồng thanh từ ngữ khó.

- HS đọc thầm tìm câu. Hs nêu câu.

- GVHD cách ngắt nghỉ khi đọc.

- Đọc nối tiếp câu.

- HS nêu đoạn trong bài: Có 2 đọạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn - Thi đọc.

b. Nước ngọt có ở đâu? (SGV) (6’) II. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2’)

__________________________________________

Toán

Bài 44. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 41 đến 70) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học : NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

- Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,..., bảy mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (5’)

1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ:

“Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”.

- GV đọc một số từ 1 đến 40 các chữ số để viết số đã đọc.

- Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tayphải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng

Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân

(5)

phiên giữa các nhóm.

2. Cho HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 46 khối lập phương”,... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

- HS quan sát tranh, đếm số lượng Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (12’) 1.Hình thành các số từ 41 đến 70

a.GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 4 thanh và 6 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 46 khối lập phương, bốn mươi sáu viết là 46.”

- Tương tự với các số 51, 54, 65.

b.HS thao tác đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70

HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 41 đến 70. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp:

b) GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm

“mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn:

- HS báo cáo kết quả theo nhóm. Cả lớp đọc các số từ 41 đến 70.

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61. HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64. HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 15,25, 35, 45, 55, 65. HS đọc.

2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 45 que tính, lấy thẻ số 45 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

- HS thực hiện

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (12’) Bài 1.

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.

- Đổi vở kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa

- HS thực hiện các thao tác:

(6)

lại.

Bài 2.

- Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- HS thực hiện các thao tác:

- Đọc các số từ 41 đến 70. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 41 đến 70 yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, I chẳng hạn: che các số 50, 60, 70 hoặc 41,51,61 hoặc 45, 50, 55, 60, 65, 70 hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay

“mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40; 49, 50; 59, 60; 69, 70 yêu cầu HS đọc.

D. Hoạt động vận dụng: (3’) Bài 3

a) Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây?

b) Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc trai.

- HS thực hiện Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

E. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày?

- Hs trả lời.

- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

_________________________________________

Bồi d ưỡng h ọc sinh Thực hành tuần 21 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh phát triển lời nói hỏi – đáp, đọc đúng và đọc trơn đoạn bài. Trả lời được các câu hỏi đọc hiểu đoạn văn.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ thông qua việc đọc đúng và đọc hiểu nội dung của đoạn.

- Phẩm chất:

+ Yêu nước: thông qua việc yêu quê hương của chính mình.

+ Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh mình.

II. CHUẨN BỊ - Phiếu luyện đọc.

(7)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

HĐ1: Nghe – nói (7p)

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4, trao đổi với bạn trong nhóm về điều em thích nhất ngày đầu đến trường

2. Hoạt động khám phá (25p) HĐ2: Đọc

Nghe đọc

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa và đoán nội dung bài học.

- Giới thiệu bài học.

- Đọc mẫu cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.

Đọc trơn

a) Để thực hiện yêu cầu.

- Cho học sinh đọc một số từ dễ phát âm sai.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.

- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò: (3p) - Nhắc học sinh đọc lại bài.

- Học sinh làm việc nhóm 4.

- Quan sát tranh và đưa ra ý kiến của mình.

- Lắng nghe.

- Theo dõi và lắng nghe giáo viên đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh ghé sát, nói chuyện.

- Học sinh luyện đọc theo nhóm.

- 2-3 cặp thi đọc trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

_________________________________________

Ngày soạn: 19/ 01/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 21B: NƯỚC CÓ Ở ĐÂU?

(SGV trang 238-239) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 2 2. Đọc (15’)

c. Đọc hiểu (SGV) 3. Viết. (SGV)

TIẾT 3 I. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) 4. Nghe – nói (30’)

II. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5’)

__________________________________________

Bồi dưỡng toán ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

(8)

1. Kiến thức

- Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.

- Tập trừ nhẩm (dạng 17- 7).

2. Kĩ năng: Vận dụng làm bài tập

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Gọi hs làm bài.

10 - 3 = ... 3 =…….+ ……..

9 + 2 = ... 2 + …… = 11 - Gv nhận xét.

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài( 1p)

- Giáo viên giới thiệu bài học.

2. Ôn tập : ( 27p) Bài 1: Tính?

13 - 2 = 16 - 6 = 17 - 2 = 17 - 5 = 15 - 2 = 11- 1 = 14- 4 = 15- 4 = - Hs nêu cách làm.

- GV gọi hs chữa bài và nhận xét.

Bài 2: Tính

- GV nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu HS nêu cách làm.

- Hs làm bài.

17 - 5 + 4 = ... 15 - 4 + 6 =...

- GVNX Bài 3: Số?

- GV nêu yêu cầu của bài

- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán và nêu phép tính

- 2 + 1 - GVNX

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Gọi hs nêu yc.

- Hd hs nhìn tranh nêu bài toán và rút ra phép tính.

- Hs lên bảng làm.

- Gọi hs nhận xét và đọc bài.

Hoạt động của hs - 2 hs lên bảng làm.

- Lắng nghe.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 học sinh trả lời.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs thực hiện theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài theo cặp.

- 1 hs thực hiện.

- HS nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh nêu lại bài toán - 2 Học sinh lên bảng làm bài - HS nhận xét

1 4

(9)

15 – 3 = 12 16 - 4 = 12 C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học - Giáo viên nhận xét tiết học

- Học sinh nhắc lại __________________________________________

Bồi dưỡng toán ÔN TẬP I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ và tính nhẩm 2. Kĩ năng: HS biết cách cộng trừ không nhớ trong phạm vi 20

3. Thái độ: Lòng say mê học Toán.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hai em lên bảng làm bài tập: Đặt tính và tính

13 - 3 , 16 - 6 - GV nhận xét và đánh giá B. Bài mới: (29’)

1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu bài học.

2. Thực hành:

Bài tập 1. Đặt tính rồi tính : 13 - 3 14 - 2 10 + 6 10 + 9 - Cho hs làm bài vào vở.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- GV nhận xét và sửa sai.

Bài tập 2 . Tính nhẩm :

- GV cho HS thảo luận theo cặp : 10 + 3 ; 10 + 5 ; 17 -7 ; 18 - 8 13 - 3 ; 15 - 5 ; 10 + 7 ; 10 + 8 - Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- GV nhận xét và đánh giá.

Bài tập 3: Tính

- GV cho HS thảo luận theo nhóm - Viết kết quả vào phiếu học tập:

11 + 3 - 4 = , 14 - 4 + 2 = 12 + 5 - 7 = , 15 - 5 + 1 = 12 + 3 - 3 = , 15 - 2 + 2 =

Hoạt động của học sinh - Hai em lên bảng

- HS dưới lớp làm bảng con

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs thực hành làm bài.

- 4 học sinh.

- HS thảo luận theo cặp.

- Lớp làm vở.

- 4 học sinh làm bài.

- Các bạn khác nhận xét và bổ sung - HS thảo luận theo nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày

(10)

- GV nhận xét đánh giá Bài tập 4: Điền dấu > ; < ; = ? - GV cho HS thảo luận theo lớp.

- GV nhận xét và đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ

- Về nhà làm bài tập còn lại

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - HS thảo luận theo lớp. Một vài em lên trình bày trên bảng lớn.

- HS dươi lớp nhận xét.

__________________________________________

Bồi d ưỡng Học sinh ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh viết chữ và trình bày sạch đẹp.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ thông qua việc đọc đúng và đọc hiểu nội dung của đoạn.

- Phẩm chất:

+ Yêu nước: thông qua việc yêu quê hương của chính mình.

+ Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh mình.

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu luyện đọc, loa nhạc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (5p)

- Chơi trò chơi giải cứu đại dương; Hs tìm tiếng viết đúng trong các đáp án.

3. Hoạt động luyện tập HĐ3: Viết ( 25p)

- Tập chép đoạn trong bài Ngỗng và vịt - Gọi học sinh đọc đoạn cần chép

- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở - Đọc lại đoạn văn cho học sinh soát lỗi

- Nhận xét bài của một số bạn.

HĐ4: Viết từ ngữ có tiếng mở đầu bằng c hoặc k

- Giáo viên hướng dẫn cách viết để luyện viết đúng từ có âm đầu viết bằng c, k.

- Mỗi nhóm 4 là 1 đội. Nhóm trưởng chơi đầu tiên, điền c hoặc k vào chỗ trống sâu đó truyền phiếu cho bạn bên cạnh. Lần lượt mỗi bạn điền 1 từ đến

- HS chơi.

- 1 học sinh đọc to đoạn cần chép.

- Học sinh chép bài theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lắng nghe và soát lỗi.

- Học sinh sửa lỗi theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lắng nghe.

- Các nhóm tham gia chơi.

(11)

hết. Đội điền đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc

- Nhận xét các nhóm chơi và chọn đội thắng cuộc

3. Củng cố, dặn dò: (5p)

- Nhắc học sinh làm bài tập trong VBT.

__________________________________________

Hoạt động Trải nghiệm

Chủ đề 6: TẬP LÀM VIỆC NHÀ, VIỆC TRƯỜNG (Tiết 2) I. Mục tiêu:

- HS biết lựa chọn công cụ lao động đơn giản.

- HS biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn.

- GD HS yêu thích làm công việc nhà, tự hào về bản thân - Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ:

tích cực tham gia vào những hoạt động khác nhau ở nhà, ở trường. Trách nhiệm:

Tham gia các công việc của gia đình vừa sức mình.

II. Chuẩn bị

- GV: tranh ảnh của nhiệm vụ trong SGk trang 56 – 57.

+ Chậu thau, khăn mặt, quần áo, khăn, chăn mỏng.

- HS: SGK, Khăn lau bàn, chổi quét, hình ảnh, video ghi lại công việc mình đã giúp bố mẹ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p)

- Gv cho HS hát.

2. Rèn luyện kỹ năng và vận dụng mở rộng (25p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lau bàn ghế

*Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn và thực hiện các thao tác một cách an toàn với công cụ lao động đơn giản. HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề, cảm thấy tự hào về bản thân.

*Cách tiến hành:

- GV: HS quan sát tranh và TLCH:

+ Khi lau bàn ghế em cần chuẩn bị những gì?

+ Nêu các bước lau bàn ghế?

- Gv nhận xét và tuyên dương HS

- HS hát.

- HS quan sát tranh và TLCH:

+ Chậu, khăn lau, nước + 4 bước:

Bước 1:Chuẩn bị giẻ lau, chậu nước.

Bước 2: Giặt giẻ lau và vắt khô.

Bước 3: Lau bàn trước, lau ghế sau.

Bước 4: Giặt lại giẻ lau cho sạch, vắt khô và tiếp tục lau đến khi bàn,

(12)

Hoạt động 2: Thực hành

- Gv hướng dẫn và làm mẫu theo 4 bước lau bàn ghế.

- GV gọi HS lên bảng thực hành từng bước lau bàn ghế

+ Gv quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS.

+GV nhắc nhở HS khi lau bàn ghế chú ý giữ vệ sinh và an toàn khi thực hành

- GV hướng dẫn HS trao đổi theo cặp đánh giá mức độ gọn gàng, sạch sẽ theo tiêu chí:

+ Sạch sẽ ( bàn ghế khô ráo, sạch sẽ và mặt sàn bên dưới không bị ngấm nước)

+ Gọn gàng (bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn, các dụng cụ được cất đúng vị trí?

- Gv nhận xét, trao đổi:

+ Bạn nào tự nhận thấy bàn ghế của mình gọn gàng, sạch sẽ?

+ Bạn nào nhận thấy bàn ghế của mình sạch sẽ nhưng chưa gọn gàng?

+ Bạn nào nhận thấy bàn ghế của mình gọn gàng nhưng chưa sạch sẽ?

- Gv tổng kết, tuyên dương HS 3. Tổng kết (5p)

- GV dặn HS về nhà thực hành tại nhà phụ giúp bố mẹ một số công việc vừa sức.

ghế sạch.

- HS quan sát.

- HS thực hành lau bàn ghế theo sự hướng dẫn của Gv.

- HS thực hiện theo cặp đánh giá mức độ gọn gàng.

- HS về nhà thực hành.

__________________________________________

Ngày soạn: 19/ 01/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 21C: TRẺ THƠ VÀ TRĂNG (SGV trang 240-241)

I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) 1. Nghe- nói (SGV) (7’)

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) 2. Đọc (SGV)

a. Đọc từng đoạn trong nhóm (SGV) (28’) - Nghe đọc: (SGV)

- Đọc Trơn:

- HS nêu từ ngữ khó đọc

- HS đọc từ, phân tích, đánh vần. HS khác đọc lại

(13)

- Lớp đọc đồng thanh từ ngữ khó, - HS đọc thầm. Hs nêu câu.

- GVHD cách ngắt nghỉ khi đọc.

- Đọc nối tiếp câu.

- HS nêu đoạn trong bài: Có 3 khổ thơ.

- HS đọc nối tiếp khổ thơ.

- Thi đọc.

TIẾT 2 2. Đọc (18’)

b, c. Đọc hiểu (SGV) 4. Nghe-nói (SGV) (15’)

III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2’)

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 21C: TRẺ THƠ VÀ TRĂNG (SGV trang 241)

I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 3 III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) 3. Viết: (SGV) (30’)

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5’)

__________________________________________

Ngày soạn: 20/ 01/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 21D: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÉ NHỎ (SGV trang 242-243)

I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 I. HOẠT ĐỘNG NGHE NÓI (SGV)

1. Nghe- nói (SGV) (7’)

II. HOẠT ĐỘNG VIẾT (SGV) 2. Viết (SGV)

a. Viết 1-2 câu về một loài chim mà em biết (SGV) (28’) TIẾT 2

II. HOẠT ĐỘNG VIẾT (SGV) 2. Viết (SGV)

b. Nghe – viết khổ thơ 3 trong bài thơ Trăng của bé) (20’) c. Tìm tên viết đúng cho mỗi hình. (1) (SGV) (10’)

(14)

________________________________________________

Toán

Bài 45. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 71 đến 99.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học

II. CHUẨN BỊ

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (5’)

1. Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng hìnhvẽ”,

“Nhóm viết số”

- HS chơi trò chơi.

- GV đọc một số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng hình vẽ, vẽ đủ số hình tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số GV đã đọc.

- Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.

2. Cho HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 73 khối lập phương”,

- HS quan sát tranh... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (12’) 1. Hình thành các số từ 71 đến 99

- Cho HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như những bài trước, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số

- Cả lớp thực hiện đủ các số từ 71 đến 99.

- HS báo cáo kết quả theo nhóm.

- Cả lớp đọc các số từ 71 đến 99.

- GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”,

“tư”, “lăm”

- HS báo cáo kết quả theo nhóm.

- Chẳng hạn:

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91.

- HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94.

+ GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85,

- HS đọc.

- HS đọc.

(15)

95.

2. Trò chơi: “Lấy đủ số lượng”

- Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 75 que tính, lấy thẻ số 75 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

- HS thực hiện.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (12’) Bài 1 HS thực hiện các thao tác:

- Viết các số vào vở.

- Đối vở kiểm tra, tìm lồi sai và cùng nhau sửa lại Bài 2.

- Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- HS thực hiện các thao tác.

- Đọc các số từ 71 đến 99. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 71 đến 99, yêu cầu HS đếm từ một số bất kì đến số đó, đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 71,81, 91 hoặc 74, 84, 94 hoặc 69, 70; 79, 80; 89, 90;

D. Hoạt động vận dụng: (4’) Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số quả chanh, số chiếc ấm.

- HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

E. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

__________________________________________

Bồi dưỡng Tiếng Việt

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh viết chữ và trình bày sạch đẹp.

- Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ thông qua việc đọc đúng và đọc hiểu nội dung của đoạn.

- Phẩm chất:

+ Yêu nước: thông qua việc yêu quê hương của chính mình.

+ Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Một số từ ngữ khó: nấu cơm, rám nắng, yêu lắm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(16)

Hoạt động của gv Hoạt động của hs A. Khởi động: (5’)

- Yêu cầu HS viết bảng: mái trường, nhà ngói.

- Gv nhận xét B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu tiết học.

2. Làm bài tập:

Bài 1. Đọc đoạn văn sau:

- GV chiếu bài đọc lên bảng SAU CƠN MƯA

Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

Những đóa râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời.

Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn

Theo Vũ Tú Nam.

- Giáo viên đọc mẫu cho học sinh.

+ Bài đọc có mấy câu?

- Gọi học sinh đọc câu.

- Cho hs luyện đọc từ khó: râm bụt, giội rửa, quây quanh.

- Gọi học sinh đọc toàn bài.

- Nhận xét.

Bài 2. Điền vào chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?

a) nhơn nhơ b) giội rưa c) mừng rơ d) rộn ra

- Cho hs làm bài vào vở.

- Gọi hs đọc kết quả bài làm.

- Nhận xét.

Bài 3. Điền vào chỗ trống ây hay uây?

a) Đàn gà con q…… quanh mẹ.

b) Đôi má em bé đỏ hây h…

- Cho hs làm bài vào vở.

- Gọi hs đọc kết quả bài làm.

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu học sinh về ôn lại bài đọc.

- Học sinh viết bảng con.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

+ Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.

- Hs đọc.

- 2 học sinh đọc lại toàn bài - Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Hs làm vào vở.

- Học sinh nêu kết quả.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh tự làm vào vở.

- Học sinh chữa bài.

- Học sinh lắng nghe.

______________________________________

(17)

TIẾNG VIỆT

Bài 21D: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÉ NHỎ (SGV trang 242-243)

I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 3 II. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) 3. Đọc (SGV)

a. Tìm đọc câu chuyện hoặc bài thơ về thiên nhiên (SGV) (10’) b. Gợi ý bài đọc mở rộng (SGV) (20’)

II. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5’)

__________________________________________

Hoạt động Trải nghiệm SINH HOẠT LỚP - TUẦN 21 Chủ đề: MỪNG ĐẢNG QUANG VINH A. Sinh hoạt:

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. NỘI DUNG:

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:

a. Về nề nếp học tập:

- Các tổ trưởng nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong nhóm mình.

- Nêu đánh giá, xếp loại các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua . b. Về nề nếp quy định của nhà trường:

+ Các em thực hiện tương đối tốt các nội quy của lớp, của trường.

- Tồn tại:

+ Nề nếp xếp hàng ra vào lớp còn chưa nhanh.

2. Phương hướng tuần sau:

- Nhanh ổn định các nề nếp của trường, lớp.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

B. Sinh hoạt theo chủ đề: MỪNG ĐẢNG QUANG VINH I. Mục tiêu:

- Học sinh biết tham gia trò dân gian và giữ an toàn khi chơi.

- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.

- Tự hào, yêu mến quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, video.

- Sách hoạt động trải nghiệm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(18)

Các hoạt động của gv Các hoạt động của hs 1. HĐ khởi động: 3p

- Gv cho hs hát bài hát: Sắp đến Tết rồi 2. HĐ khám phá: 5p

a. Hái hoa dân chủ: Tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương.

- Giáo viên phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho hs chơi.

+ Loài hoa đặc trưng vào ngày Tết của miền Bắc và miền Nam nước ta?

+ Kể tên một vài trò chơi dân gian trong dịp Tết?

+ Kể

Tên một vài món ăn truyền thống trong dịp Tết?

- Gv nhận xét hoạt động.

b. Học sinh tham gia chơi trò chơi dân gian.

- Giáo viên tổ chức cho hs chơi theo tổ, trò chơi: kéo co, cướp cờ.

- Gv nhận xét hoạt động.

3. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bì bài sau.

- Cả lớp vừa hát vừa vận động.

- Hs tham gia chơi.

- Hs lắng nghe.

- Hs tham gia chơi.

__________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lần lượt từng tổ trưởng nhận xét về các mặt nề nếp, học tập, lao động của các thành viên trong tổ. - Công bố điểm thi đua của các cá

- GV quan tâm nhiều đền ngững học sinh còn lúng túng để các em hoành thành bài tập Hoạt động 4.Nhận xét, đánh giá (3’) - GV thu một số bài nhận xét và xếp loại

Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình.. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình

Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình

Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình2. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình

Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình

2.Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung mọi hoạt động của lớp trong tuần. 3.Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động tuần

2.Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung mọi hoạt động của lớp trong tuần. 3.Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động tuần