• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...………

Giảng:………...….. Tiết 111

LIÊN KẾT CÂU VÀ LÊN KẾT ĐOẠN VĂN

( luyện tập) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs tiếp tục ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu, liên kết đoạn.

- Nắm được một số lỗi liên kết có thể gặp trong vb.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

+ Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong vb.

+ Nhận ra và sửa một số lỗi về liên kết.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Có ý thức dùng phép liên kết khi tạo lập VB cho mạch lạc, rõ ràng.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện và phân tích.

- Năng lực xử lí thông tin.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả

- Giáo dục tính tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ, phiếu học tập

- Trò: sgk, vở soạn, ôn lại các phép liên kết câu, đoạn đã học.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, thảo luận, phân tích, dạy học phân hóa, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động.

- Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

? Em hiểu ntn về liên kết câu và liên kết đoạn văn? Mục đích, nhiệm vụ của các phép liên kết?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs ôn lại kiến thức lí thuyết về phép liên kết

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp

I. Lí thuyết 1. Khái niệm

- Liên kết là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, đoạn với đoạn bằng những từ ngữ từ ngữ liên kết.

2. Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?

- Các câu phải liên kết mới có đoạn văn hoàn chỉnh.

(2)

- KT đặt câu hỏi

? Thế nào là liên kết?

? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?

- Hs trả lời

? Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?

- Hs trả lời

Hoạt động 2: 32’

- Mục tiêu: hs nhận ra những lỗi thường mắc về liên kết trong các đoạn văn

- Hình thức tổ chức: dạy học định hướng hành động, dạy học nhóm

- PP thảo luận, phân tích, luyện tập

- KT chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, y/c các nhóm thảo luận theo tổ trong 5’

- Hs thảo luận, mỗi nhóm 1 BT - Đại diện trình bày.

- Gv nhận xét, bổ sung

- Các đoạn văn phải liên kết với nhau mới tạo được 1 văn bản hoàn chỉnh.

3. Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết a. Liên kết ND

- Các câu trong đoạn văn phải làm rõ chủ đề của đoạn.

- Dấu hiệu: Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, lôgích.

b. Liên kết hình thức

- Dấu hiệu: ngôn ngữ và các phép liên kết (thế, nối, lặp....

II. Luyện tập

1. BT 1/ 49

Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:

a. Trường học => lặp từ

Như thế (thay câu cuối đoạn trước)

=> Phép thế.

b. Văn nghệ: lặp 2 lần Sự sống: lặp 2 lần

c. Thời gian, con người: lặp 3 lần d. Yếu đuối – mạnh => từ trái nghĩa.

Hiền lành - ác => từ trái nghĩa.

2. BT 2/ 50

Cặp từ trái nghĩa:

- Thời gian vật lí – thời gian tâm lí - Vô hình – hữu hình

- Giá lạnh – nóng bỏng - Thẳng tắp – hình tròn

- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm 3. BT 3/ 50

a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

* Chữa: “Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên 1 dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc 2 bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.”

b. Lỗi về liên kết ND: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí:

(3)

* Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.

VD: “Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...”

4. BT 4/ 51

Lỗi về liên kết hình thức:

a. Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất.

* Chữa: Thay đại từ nó bằng đại từ chúng.

b. Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.

* Chữa: Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng.

4. Củng cố: 1’

? Hãy cho biết nhiệm vụ và mục đích của liên kết câu, liên kết đoạn?

5. HDVN: 2’

- Học bài, hoàn thành BT

- Chuẩn bị bài Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý.

+ Tìm hiểu khái niệm thế nào là tường minh và hàm ý?

+ Cách nhận biết nghĩa hàm ý của câu.

+ Tìm hiểu phần ngữ liệu.

+ Trả lời các câu hỏi.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 112

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

(4)

- Giúp hs nhận biết các ưu điểm, nhược điểm của bài viết.

- Nhận biết được các lỗi thường mắc và biết cách sửa chữa.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của mình và của bạn.

- Kĩ năng sống: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy phê phán.

3. Thái độ

- Có ý thức sửa chữa, rút kinh nghiệm trước các lỗi còn mắc phải.

4. Năng lực hướng tới - Năng lực phê phán

- Năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, hợp tác II. Chuẩn bị

- Thầy: Bài văn, đoạn văn mẫu, đáp án - Trò: Dàn bài.

III. Phương pháp, kĩ thuật - Vấn đáp, quy nạp.

- Động não IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 5’

Hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

3. Bài mới

Hoạt động 1: 10’

1. Đề bài : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

a. Phân tích đề b. Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

- Thân bài: Nêu và phân tích được các ý chính

+ Biểu hiện của hiện tượng: đi tham quan du lịch kể cả là chùa chiền, bãi biển hay là một hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác tại nơi tham quan, đứng bắt xe cũng vứt ngay dưới chân, ở chợ là nơi tụ họp nhiều người nhưng vẫn có những đống rác như đống rơm, đống rạ…mặc dù ở mọi nơi đều có thùng rác để tập trung rác…

+ Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân nhưng vẫn do một số nguyên nhân cơ bản như: có thói quen bạ đâu vứt đấy, do ý thức kém cho rằng đã có lao công thu dọn, nhận thức về môi trường sống còn hạn chế…

+ Tác hại: làm mất mĩ quan ở những nơi tham quan du lịch, làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí nếu để lâu không có người dọn, ảnh hưởng đến những người sống xung quanh, tạo cảm giác khó chịu cho những người đi đường, làm giảm uy tín với các bạn nước ngoài…

+ Cách khắc phục: mỗi người tự rèn luyện nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo cho mình thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, hãy học tập người nước ngoài, nhà nước cần có biện pháp xử lý mạnh đối với những trường hợp làm ảnh hưởng đến môi trường…

+ Nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề.

- Kết bài: Cách khắc phục hiện tượng để xây dựng một đất nước văn minh lịch sự có kỉ cương pháp luật và có văn hoá….

Hoạt động 2: 10’

2. Nhận xét ưu nhược điểm

* Ưu điểm:

(5)

+ Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề, hiểu đề.

+ Một số em biết vận dụng cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện trong đời sống.

+ Biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

+ Thể hiện rõ quan điểm của bản thân về vấn đề.

+ Phân tích rõ ràng.

+ Nhan đề bài viết đa dạng, phù hợp với nội dung bài viết - Hình thức: Trình bày sạch sẽ.

+ Bố cục rõ ràng ba phần: MB, TB, KB.

+ Các đoạn văn rành mạch, diễn đạt lưu loát.

* Nhược điểm:

- Một số bài viết xác định trọng tâm chưa cụ thể.

- Nội dung còn sơ sài.

- Một số em chưa nêu được vấn đề nghị luận ở phần mở bài.

- Một số em đặt nhan đề chưa hợp lí.

- Trình bày thiếu khoa học, dùng từ chưa đúng, viết chính tả còn sai nhiều.

- Phân tích các phần chưa sâu.

- Một số bài viết sắp xếp các ý chưa khoa học.

- Một số bài viết chưa thể hiện rõ ý kiến của bản thân về vấn đề.

- Một số em không thống nhất về chủ đề (Nam)

- Hình thức: Một số bài chữ viết cẩu thả, viết hoa còn tùy tiện hoặc không viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn, dấu câu không rõ ràng, bố cục chưa đầy đủ.

Hoạt động 3: 10’

Gv cho hs tự sửa chữa lôi bài viết của mình và so sánh, sửa chữa lỗi bài viết của bạn Hoạt động 4: 5’

Đọc bài hay 4. Củng cố: 1’

- Nhận xét giờ trả bài?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

+ Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Lập dàn ý cho đề văn trong sgk

+ Mỗi em viết một đoạn văn của phần thân bài theo dàn bài đã lập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 113

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

(6)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs nhận biết các dạng đề và cách làm bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học:

+ Rèn kĩ năng viết VB NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Biết vận dụng kiến thức để làm bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Có ý thức tu dưỡng, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tìm hiểu, phân tích.

- Năng lực trình bày.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn.

- Trò: sgk, vở soạn câu hỏi theo hướng dẫn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, phân tích quy nạp, thảo luận, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động.

- Đặt câu hỏi, trình bày một phút IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

? Hãy cho biết thế nào là NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nhận diện được các dạng đề và hiểu được sự khác nhau giữa các dạng đề

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút

- Hs đọc 10 đề

- Gv cho hs thảo luận theo KT khăn phủ bàn – trình bày.

? Những đề trên có điểm gì giống và khác nhau?

? Qua phân tích hãy rút ra nhận xét về các dạng đề?

* Gv giao nhiệm vụ mỗi hs tự ra 1 đề ( ở cả 2 dạng ) – hs trình bày

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung

...

...

...

Hoạt động 2: 26’

- Mục tiêu: hs biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học

I. Đề bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.

- Đề 1, 3, 10 có mệnh đề

- Các đề còn lại không có mệnh đề Có 2 dạng đề

II. Cách làm bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí.

(7)

nhóm

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận - KT giao nhiệm vụ, chia nhóm

? Muốn làm tốt cho đề văn trên thì bước đầu tiên ta phải làm gì?

- Tìm hiểu đề và tìm ý

? Vậy tính chất và nội dung của đề là gì?

- Tình cảm: NL về 1....

- Nd: nêu suy nghĩ về câu ...

? Để làm được bài thì cần phải có những kiến thức gì?

- Hiểu biết về tục ngữ VN

- Vận dụng các tri thức về đời sống

? Muốn tìm được ý của câu tục ngữ ta phải làm thế nào?

- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng

- Tìm hiểu nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí “ Uống ....nguồn”

- Ngày nay đạo lí ấy còn ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi ng chúng ta

? Sau khi tìm hiểu đề và tìm ý xong ta cần phải làm gì?

- Lập dàn bài

? Dựa vào đâu để lập được dàn bài?

- Dựa vào phần tìm ý ở trên

? Dàn bài bao gồm những phần nào?

- MB, TB, KB

? Theo em bước này có quan trọng k? Vì sao?

- Có vì đây là bước quyết định trong quá trình viết bài, nó sẽ giúp người viết không bị bỏ sót ý và cách sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí

? Bài NL về vấn đề tư tưởng đạo lí phải dùng phép lập luận nào?

- 3 hs phát biểu, gv chốt

? Bước tiếp theo là gì?

- Viết bài, đọc bài và sửa chữa

? Có mấy cách mở bài trong phần viết bài/ 53?

- 2 cách: + Đi từ chung đến riêng + Đi từ thực tế đến đạo đức

Gv: Còn nhiều cách khác: phép tương đồng, phép trái nghĩa

Gv hướng dẫn cho hs.

- GV chia lớp 2 nhóm, y/c các nhóm thảo luận viết đoạn mơ bài và kết bài cho đề văn trên.

+ N1: viết đoạn mở bài + N2 viết đoạn kết bài.

- Các nhóm viết trong 5’, đại diện nhóm đọc bài, nhận xét. Gv sửa chữa, bổ sung.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí

“Uống nước nhớ nguồn”

1.1. Phân tích đề, tìm ý - Tính chất của đề - Nội dung của đề - Tri thức cần có

- Tìm hiểu ý nghĩa của đề

1.2. Lập dàn ý - MB

- TB - KB

-> Phép lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp

1.3. Viết bài

1.4. Kiểm tra, sửa chữa

2. Ghi nhớ-sgk 4. Củng cố: 1’

(8)

- Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí thì cần phải thực hiện những bước nào?

5. HDVN: 3’

- Học thuộc phần ghi nhớ.

- Nắm tốt các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Chuẩn bị cho phần luyện tập.

+ Lập dàn ý cho đề 2 – sgk

+ Chuẩn bị một đoạn văn của đề 2, 7 V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 114

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tiếp)

I. Mục tiêu (như tiết 113) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 5’

? Hãy cho biết cách làm bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 35’

- Mục tiêu: hs biết cách lập dàn ý cho một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - PP vấn đáp, phân tích, thảo luận

- KT động não, khăn phủ bàn, chia nhóm

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo tổ và y/c các nhóm thảo luận 10’

- Các nhóm trình bày kết quả lên giấy A0.

- Các nhóm nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung.

II. Luyện tập

1. Lập dàn ý sơ lược đề 2: Uống nước nhớ nguồn.

a. Mở bài

- Dẫn dắt: Nhiều cách

- Đó là đạo lí làm người cho toàn XH, là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.

b. Thân bài

* Giải thích: nghĩa đen, nghĩa bóng

(9)

Gv Cho hs phân tích đề.

- Tìm ý - Lập dàn ý

- Sau khi hs lập dàn ý xong, gv y/c hs viết đoạn mở bài, một ý của phần thân bài và kết bài.

- Giọ hs đọc bài viết, các hs khác nhận xét.

- Gv đánh giá, nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- Gv thu một số bài viết của hs để chấm.

- Nước là gì? Nguồn nước là gì? Cụ thể?

- Uống nước mhớ nguồn nghĩa là gì? Cụ thể?

- Nhớ nguồn là ntn?

* Nhận định, đánh giá:

- Biết ơn, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nhắc nhở kẻ vô ơn

- Khích lệ mọi người cống hiến cho XH, dân tộc c. Kết bài

- Khẳng định đó là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.

- Giữ gìn, phát huy ntn?

2. Lập dàn bài cho đề 7: Tinh thần tự học a, Mở bài:

- Thực tế: tất cả những ai cắp sách tới trường đều được học 1 chương trình như nhau, thầy cô như nhau nhưng trình độ mỗi người lại khác nhau bởi hiệu quả tự học của họ

- Tự học là nhân tố quyết định thành quả học tập của mỗi người.

b, Thân bài:

* Giải thích:

- Học là gì?

Là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của mỗi người.

+ Hình thức:

.) Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

.) Tự học: Dựa trên cơ sở những kiến thức đã học của thầy cô tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng (học suốt đời)

b, Tinh thần tự học:

- Ý thức tự học dần dần trở thành 1 nhu cầu thưởng thức của mỗi người.

- Ý chí vượt qua khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả

- Phương pháp, kĩ thuật phù hợp với trình độ bản thân, hoàn cảnh sống.

- Khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người xung quanh.

* Dẫn chứng: Những tấm gương về tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập.

VD: Nguyễn Ngọc Kí liệt cả 2 tay nhưng phấn đấu học giỏi và trở thành 1 thầy giáo, 1 giảng viên của 1 trường đại học.

* Vì sao phải tự học?

- Thời đại hiện nay đòi hỏi con người có đầy đủ tri thức đề XD đất nước.

- Học ở trường, thầy cô, tự giác học dể hoàn thiện kiến thức vững chắc.

* Phê phán những hs còn ỷ lại không có tinh thần tự học - Học đâu hay đó về nhà không ngó ngàng tới sách vở =>

(10)

kiến thức mai một.

- Muốn trở thành công dân có ích cho đất nước, cho gia đình, cố gắng không ngừng trong học tập

c, Kết bài:

- Bác Hồ từng nói học ở nhà trường, học ở sách vở, học ở nhân dân.

- Mỗi người XD cho mình tinh thần tự học có như vậy mới đóng góp sức mình để XD đất nước phát triển ngày một phồn vinh.

4. Củng cố: 1’

? Muốn làm tốt bài văn NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí ta cần chú ý tới yêu cầu gì?

? Dàn bài chung cho bài văn đó.

- Hs phát biểu, gv chốt.

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học thuộc ghi nhớ SGK/ 57.

- Nắm chắc nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

+ Tìm hiểu khái niệm thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

+ Đọc kĩ phần ngữ liệu trong sgk. Trả lời các câu hỏi trong sgk.

+ Tìm thêm một số ngữ liệu khác để chứng minh.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 115

MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải -

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs nắm được vài nét về nhà thơ Thanh Hải

- Giúp hs nắm được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

- Nắm được lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính - Nắm

(11)

được những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học:

+ Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

+ Rèn kĩ năng đọc – hiểu vb thơ trữ tình hiện đại

+ Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một bài thơ.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên định, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng xác định giá trị.

3. Thái độ

- Giúp hs hiểu được tấm lòng của nhà thơ Thanh Hải và càng yêu qúy nhà thơ.

- Biết trân trọng những ước nguyện cao đẹp và cần sống sao cho có ích và ý nghĩa.

4. Năng lực

- Năng lực phân tích và trình bày.

- Năng lực xử lí tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tự quản bản thân - Năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về lý tưởng sống cho thanh niên

* Tích hợp giáo dục đạo đức hs: giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người - Giáo dục tính tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao

- Rèn tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, máy chiếu.

- Trò: sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, sơ đồ tư duy.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Con cò”, cho biết ND, NT nổi bật của bài thơ? Em thích câu nào nhất? Tại sao?

3. Bài mới

Giới thiệu bài: Các nhà văn nhà thơ thường có những quan niệm sống khác nhau.

Ví như Xuân Diệu thì sống phải vội vàng để được tận hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất:

Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi. Còn nhà thơ Tố Hữu lại quan niệm rằng sống phải biết hòa mình, phải biết chia sẻ:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm/Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng/Một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi. Còn đối với Thanh Hải thì ông có quan niệm sống như thế nào, đó là nội dung bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 7’

- Mục tiêu: hs biết được những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ để càng trân trọng hơn những ước nguyện chân thành của Thanh hải với cuộc đời.

I. Giới thiệu chung

(12)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, sơ đồ tư duy - Chiếu chân dung nhà thơ Thanh Hải, y/c hs quan sát.

? Nêu những hiểu biết của em về Thanh Hải?

- 2 hs nêu - gv bổ sung

? Kể tên một số tác phẩm của nhà thơ mà em biết?

 Những đồng chí trung kiên (1962)

 Huế mùa xuân (1970 – 1975)

 Dấu võng Trường Sơn (1977)

 Mưa xuân đất này (1982)

 Thanh Hải thơ tuyển (1982)

? Bài thơ MXNN được viết trong hoàn cảnh nào?

- Viết 11-1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh

? Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào đến nội dung bài thơ?

- Bài thơ ra đời 1980. Đó là một thời điểm vô cùng nhạy cảm. Khi đó ông đang nằm viện để điều trị căn bệnh hiểm nghèo ( xơ gan cổ chướng) và không lâu sau khi sáng tác bài thơ này nhà thơ đã vĩnh viễn bỏ những mùa xuân khác nữa của cuộc đời mình. Năm 1980 cũng là năm đất nước gặp nhiều khó khăn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Trong hoàn cảnh ấy, bài thơ ra đời đã thể hiện cảm hứng đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước và đồng thời đó cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách mạng của đất nước.

...

...

Hoạt động 2: 29’

- Mục tiêu:

+ Giúp hs nắm được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước

+ Nắm được lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính

+ Nắm

được những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình - KT động não, sơ đồ tư duy, đặt câu hỏi

* GV nêu yêu cầu đọc:

- Khổ1,2: Giọng vui tươi, say sưa

1. Tác giả : ( 1930- 1980 ) - Quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế. Ông là cây bút góp phần XD nền văn học CM ở MN

2. Tác phẩm:

- Viết 11/ 1980, trích trong “ Thơ VN 1945 - 1985”

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

(13)

- Khổ 3,4: Nhịp nhanh, hối hả - Khổ 5,6: Trầm lắng, thiết tha - 2 hs đọc – gv nhận xét

? Bài thơ thuộc thể thơ nào? – 5 chữ

? Phương thức biểu đạt chính? – Biểu cảm + lập luận

? Em hãy xác định bố cục của bài thơ? 4 phần - Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên - Khổ 2, 3: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước - Khổ 4, 5: Tâm nguyện của nhà thơ

- Khổ 6: Lời ca ngợi quê hương, đất nước.

- Chiếu khổ thơ 1 và y/c hs đọc

? Mùa xuân thiên nhiên được tác giả phác họa qua những hình ảnh nào?

- dòng sông xanh - bông hoa tím

- con chim chiền chiện hót vang trời

? Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân thiên nhiên qua những hình ảnh trên?

- Đẹp, tươi sáng, tràn đầy sức sống bởi:

+ Không gian rộng lớn, khoáng đạt ( từ dòng sông, mặt đất đến bầu trời)

+ Có màu sắc tươi thắm ( màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa)

+ Có âm thanh vang vọng, trong trẻo của tiếng chim chiền chiện hót vang trời

? Từ bức tranh trên, em liên tưởng đến bức tranh mùa xuân nào đã được học?

- Tranh xuân của Nguyễn Du “Cỏ non xanh tận….bông hoa”

- Người xưa có câu “ thi trung hữu họa” quả không sai. Bởi màu sắc đã làm cho bức tranh xuân tràn đầy nhựa sống và tươi thắm.

? Em có hình dung như thế nào về hình ảnh dòng sông xanh và bông hoa tím?

- Dòng sông xanh gợi nhắc hình ảnh của những khúc sông khúc khuỷu, uốn lượn của dải đất miền trung quanh co. Đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng – một vẻ đẹp lắng đọng của xứ huế mộng mơ. Trên màu xanh lơ thơ mộng ấy là h/a nổi bật “ một bông hoa tím biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm màu sắc của cố đô Huế.

? Nhận xét về nghệ thuật trong 4 câu đầu?

- Đảo ngữ, từ gọi đáp ơi, hót chi -> nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên và thể hiện cảm xúc xao xuyến trước vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân.

? Em hiểu như thế nào về hình ảnh giọt long lanh?

2. Bố cục: 4 đoạn

3. Phân tích

3.1. Cảm xúc trước MX của thiên nhiên

- Hình ảnh:

+ Dòng sông xanh + Bông hoa tím biếc.

+ Âm thanh của tiếng chim chiền chiện

- Nghệ thuật:

+ Đảo ngữ

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

(14)

- Giọt sương, giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng trời xuân

- Giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện

? Nếu hiểu theo cách thứ hai thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình khối cảm nhận bằng thị giác) từng giọt ấy lại long lanh ánh áng và màu sắc có thể cảm nhận bằng xúc giác (đưa tay hứng). Đó là sự cảm nhận rất tinh tế, là sự sáng tạo mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ.

? Từ vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, tác giả đã bộc lộc cảm xúc ntn?

- Say sưa, ngây ngất cùng sự say đắm ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng, nâng niu của tác giả.

=> Trước vẻ đẹp của đất trời lúc vào xuân, tác giả đã thể hiện niềm say sưa, ngây ngất cùng sự đón nhận nâng niu, trân trọng của mình.

Gv: Có thể nói, trong một hoàn cảnh hết ức đặc biệt mà nhà thơ Thanh Hải vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân thì quả là con người có sức sống bền bỉ, yêu đời. Không giống như nhà thơ Chế Lan Viên sầu thảm trước mùa xuân: Tôi có chờ đâu có đợi đâu/

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu, đối với nhà thơ Thanh Hải thì mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm, là sức sống mạnh mẽ bởi nó có màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh. Mùa xuân ấy k có gì khác lạ. Vẫn là mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp kì lạ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ k để ý. Phải chăng, vì đây là lần cuối cùng đc ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn? Cũng chính vì thế mà không thể không xao xuyến, k bồi hồi, xúc động trước vẻ đẹp đáng trân trọng đó.

? Qua phần tìm hiểu, em hình dung như thế nào về cảnh mùa xuân của thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ?

- Hs trả lời, gv chốt.

...

...

Chỉ bằng vài hình ảnh, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh MX TN tươi đẹp, rộng lớn, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu và tràn đầy sức sống.

4. Củng cố: 1’

? Mùa xuân thiên nhiên đất trời được tác giả miêu tả như thế nào?

5. HDVN: 3’

- Học thuộc lòng bài thơ - Nắm nội dung đã phân tích.

- Phân tích phần còn lại của vb.

Từ MX TN, tác giả mở rộng cái nhìn về MX ntn?

Hình ảnh “ Người cầm súng”, “ Người ra đồng” có ý nghĩa ntn?

Nhận xét về nghệ thuật và nhịp điệu của đoạn thơ ? Hình ảnh so sánh “ Đất nước như vì sao

(15)

Cứ đi lên phía trước”

Có ý nghĩa ntn?

Tác giả đã giúp em cảm được cảnh MX của TN và đất nước ntn?

Qua 3 khổ thơ đầu, em thấy mạch cảm xúc của tác giả phát triển ntn?

Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?

Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào? Nét đặc sắc của những hình ảnh ấy?

Ý nghĩa mới của các hình ảnh trên là gì?

Em hiểu “ MX nho nhỏ” là thế nào?

Tại sao tác giả chuyển từ “ tôi” sang “ ta”?

Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ là “ MX nho nhỏ” và hình ảnh cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến..có ý nghĩa ntn?

Nhận xét về các biện pháp NT của 3 khổ thơ ? Đặc biệt là khổ thơ cuối? Tác dụng?

Nhờ biện pháp NT nào mà bài thơ lại hay và gây xúc động lòng người đến vậy?

Em hiểu ntn về nhan đề của bài thơ?

Các biện pháp NT trên nhằm diễn tả ND gì?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GV dẫn dắt: Mỗi bài văn, bài thơ, mỗi tác phẩm văn học thường đọng lại trong ta những cảm xúc, suy tư sâu lắng, những bài học sâu sắc về lẽ sống, về

- Mở đoạn: Giới thiệu về nội dung bài thơ (Bánh trôi nước là một bài thơ hay và đặc sắc của nữ si Hồ Xuân Hương viết về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới chế

Mỗi người hãy làm một mùa xuân, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước một cách khiêm nhường, lặng lẽ và không kể tuổi tác dù khi tuổi còn trẻ

* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa.. - Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Hạt thóc với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời đầy

- Nắm được hiện tượng mùa trên trái đất, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là do hiện tượng chuyển động của trái đát quanh mặt trời..

Nội dung: bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết VN dưới thời PK, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu

Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai