• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ 5 ngày 28 tháng02 năm 2019

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu về động vật nuôi trong gia đình Hoạt động bổ trợ: Hát: Gà trống mèo con và cún con

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi..của một số con vật nuôi trong gia đình - Hiểu được từ khái quát gia súc gia cầm

- Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật nuôi 2. Kỹ năng

- Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý để phân biệt đặc điểm rõ nét của một số con vật nuôi trong gia đình.

- Có một số kỹ năng chăm sóc con vật gần gũi 3.Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, có ý thức bảo vệ động vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt đôn gj học tập

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- Giáo án điện tử, máy tính, màn hình - Một số con vật nuôi trong gia đình

- Băng có các tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình

:2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con ” - Bài hát nói về con vật nào?

- Những con vật này được nuôi ở đâu?

- Con biết gì về những con vật này?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về những con vật này nhé

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Bé biết gì về những con vật nuôi?

Đố bé:

Đôi mắt long lanh Màu xanh trong vắt Chân có móng vuốt

Vồ chuột rất tài?

- Cô cho trẻ xem tranh con mèo ( cô cho trẻ xem slides) - Con mèo có đặc điểm gì ?

- Tiếng kêu của mèo như thế nào?

- Món ăn ưa thích của mèo?

- Trẻ hát - Trẻ kể

- Trong gia đình - Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- Con mèo

- Con mèo có phần đầu, phần mình, phần đuôi, chân

- Meo!meo!meo..

- Món cá, chuột

(2)

- Nuôi mèo để làm gì?

- Mèo đẻ con hay đẻ trứng?

* Con chó

Thường nằm đầu hè Giữ nhà cho chủ

Người lạ nó sủa Người quen nó mừng

(Là con gì?)

- Cô cho trẻ xem tranh chó ( cô cho trẻ xem slides) - Con chó có đặc điểm gì ?

- Tiếng kêu của chó như thế nào?

- Món ăn ưa thích của chó?

- Nuôi chó để làm gì?

- Chó đẻ con hay đẻ trứng?

- Cô nhấn mạnh: Chó, mèo là động vật có 4 chân và có vú nên nó đẻ con.

- Ngoài ra còn con vật nuôi nào đẻ con nữa?

( cô cho trẻ xem slides)

* Con gà

- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của con gà - Các con vừa nghe tiếng kêu của con gì ?

- Cô cho trẻ xem tranh gà ( cô cho trẻ xem slides)

- Gà có đặc điểm gì ?

- Con gà trống kêu như thế nào ? - Thức ăn của con gà là gì ? - Nuôi gà để làm gì?

- Gà đẻ gì?

- Ngoài gà trống còn có con gà gì nữa ?

* Con vịt

- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của con vịt - Các con vừa nghe tiếng kêu của con gì ?

- Cô cho trẻ xem tranh con vịt ( cô cho trẻ xem slides)

- Con vịt có đặc điểm gì ? - Con vịt kêu như thế nào ? - Thức ăn của con vịt là gì ? - Nuôi vịt để làm gì?

- Con vịt đẻ gì?

- Nuôi mèo để bắt chuột - Mèo đẻ con

- Con chó

- Con chó có phần đầu, phần mình, phần đuôi, chân

- Gâu!gâu!gâu..

- Món cơm thừa, xương - Nuôi chó để canh nhà.

- Chó đẻ con

- Con bò, con lợn, con trâu

- Con gà trống

- Con gà có phần đầu, phần mình, phần đuôi, chân

- Ò!ó!o..

- Thóc

- Nuôi gà để lấy trứng và thịt - Gà đẻ trứng

- Gà mái, gà con

- Con vịt

- Con vịt có phần đầu, phần mình, phần đuôi, chân

- Cạp! Cạp!cạp..

- Thóc

- Nuôi vịt để lấy trứng và thịt - Vịt đẻ trứng

(3)

- Ngoài gà và vịt, còn có con gì có mỏ, có cánh, có hai chân, đẻ trứng nữa?

* Hoạt động 2: So sánh – Phân loại

- Cho trẻ so sánh đặc điểm của con gà, con vịt:

+ Giống nhau: có mỏ, có 2 chân, có 2 cánh, đẻ trứng. Và gà và vịt đều là gọi là “ Gia cầm”

+ Khác nhau: Chân vịt có màng, mỏ vịt dẹt và to. Chân gà không có màng, mỏ nhọn và nhỏ.

- Tương tự cô cho trẻ quan sát tranh con chó và con mèo và đàm thoại:

- Cho trẻ so sánh con mèo và con chó

+ Giống nhau: đẻ con, 4 chân. Đều được gọi là “ Gia súc”

+ Khác nhau: về hình dáng, tiếng kêu

- Ngoài ra cô cho trẻ kể tên các con vật mà trẻ biết - Cô giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật

* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập - Trò chơi 1: Ai bắt chước giống hơn - Trò chơi 2: Ai nhanh hơn

- Trò chơi 3: Ai thông minh hơn

- Cô nêu cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Về nhà các con cùng tìm các con vật này qua sách báo và kẻ cho bố mẹ nghe nhé

5. Kết thúc:

- Nhận xét tuyên dương - Chuyển hoạt động

- Trẻ so sánh

- Con mèo - Trẻ trả lời - Trẻ kể - So sánh

- Trẻ chơi

- Một số con vật nuôi trong gia đình

(4)

Thứ 6 ngày 12 tháng 1 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG : Tạo hình: Cắt dán con bướm

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát bài: Con chuồn chuồn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cắt và dán con bướm theo đường vẽ 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát chú ý cho trẻ

- Phát triển cơ bàn tay, ngón tay và sự khéo léo của đôi bàn tay 3. Gi¸o dôc thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình

II.CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô và của trẻ

- Giáo án điện tử, máy tính, màn hình - Tranh cắt dán con bướm

- Giá trưng bày sản phẩm, kéo hồ dán, kẹp - Giấy A4 kéo, hồ dán, khăn lau, giấy màu 2. Địa điểm tổ chức:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát và vận động bài con chuồn chuồn - Đàm thoại cùng trẻ

+ Các con vừa hát bài hát nói về con gì?

+ Con chuồn chuồn thuộc loài gì?

+ Ngoài con chuồn chuồn ra các con còn biết những con gì thuộc loài côn trùng nữa?

- Cô giáo dục trẻ biết những côn trùng có lợi và có hại cho cuộc sống

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô hướng dẫn chúng mình sẽ cùng cô cắt và dán con bướm nhé

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1 quan sát và đàm thoại theo tranh - Cô đã chuẩn bị cho chúng mình một món quà để tặng các con chúng mình có muốn khám phá không?

- Cô cho trẻ quan sát các loại con bướm và đàm thoại + Các con có nhận xét gì về hình ảnh con bướm này ? + Hình ảnh con gì đây các con ?

- Con biết gì về con bướm?

- Con bướm có mầu gì?

- Con bướm có đặc điểm gì?

- Hát cùng cô - Con chuồn chuồn - Loài côn trùng - Kể tên

- Vâng ạ

- Có ạ - Quan sát - Nêu nhận xét - Con bướm

- Kể những gì trẻ biết - Có nhiều màu

(5)

+ Con bướm thuộc loài gì?

- Các con có biết bướm là côn trùng có ích hay có hại b. Hoạt động 2: Cô làm mẫu

- Để cắt và dán được con bướm các con hãy chú ý cô làm nhé

+ Trước tiên cô lấy một tờ giấy hình vuông sau đó cô gấp đôi tờ giấy lại và dùng bút vẽ theo mẫu sau đó cô lấy kéo và cắt theo đường vừa vẽ. Khi cô cắt xong cô lột mặt trái của con bướm vừa cắt được và dán vào giấy của mình. Con bướm đã được cô cắt và dán xong

- Các con có thích cắt và dán giống cô không - Con sẽ dùng tay nào để cầm kéo?

- Cô chúc các con cắt và dán con bướm thật đẹp nhé c. Hoạt động 3: Trẻ thục hiện

- Giáo viên nhắc trẻ ngồi đúng tư thế

- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ và gợi mở sự sáng tạo cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ dán cân đối để bức tranh đẹp thêm d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Đã hết giờ cô mời các con hãy mang bài của mình lên trưng bày nào

- Các con hãy quan sát thật kỹ xem bức tranh nào đẹp nhất?

- Con thích bức tranh của bạn nào ? - Vì sao con lại thích bức tranh đó?

- Mời trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình

- Cô giới thiệu những bài đẹp giới thiệu cho cả lớp xem

4. Củng cố

- Các con vừa được làm gì?

- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi 5.Kết thúc hoạt động

- Cô củng cố nhận xét giờ học

- Loài côn trùng - Có ích

- Vâng ạ

- Có ạ - Tay phải - Vâng ạ

- Thực hiện

- Trưng bày lên bảng - Quan sát

- Con thích bài của ..

- Vì bạn cắt và dán đẹp

- Cắt dán con bướm

-

(6)

Thứ 3 ngày 30 tháng 1 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: - Tìm hiểu về một số cây lương thực

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát: Màu hoa

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi,đặc điểm ích lợi của một số cây lương thực gần gũi.

- Biết nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại cây.

- Biết phân nhóm cây theo lợi ích.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm

- Phát triển ngôn ngữ, biểu đạt và kỹ năng chơi theo nhóm.

- Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ đích.

3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ yêu quý các loại cây,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây, biết giữ gìn bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- Giáo án điện tử, máy tính, màn hình

- Tranh về cây :Lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, lạc đỗ.

- Tranh lô tô về các loại cây 2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ quan sát tranh vẽ 1 số món ăn được làm từ cây lương thực và đàm thoại

- Giáo dục trẻ biết sự vất vả của người nông dân đã sản xuất ra lương thực nuôi sống con người nên khi ăn không làm rơi vãi thức ăn.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực nhé

3.Hướng dẫn.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cây lúa, cây ngô, cây khoai lang, cây khoai tây

a. Quan sát tranh cây lúa:

+Con biết đây là cây gì?

+Con biết những gì về cây lúa?

+ Cây lúa có những đặc điểm gì?

- Trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng cô.

- Vâng ạ

- Đây là cây lúa

- Cây lúa mọc lên từ hạt thóc.

- Cây lúa có thân, lá, và có bông lúa.

(7)

- Cây lúa gồm có các phần như: Thân, rễ, lá và bông trên bông có nhiều hạt thóc.Cây lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người, sản phẩm của cây lúa là hạt gạo dùng để nấu cơm, làm bún, bánh, phở cho các con ăn hàng ngày, trong gạo cung cấp cho chúng ta chất bột đường và vi ta min B1.

b. Quan sát cây ngô:

+ Con biết cây ngô có những bộ phận nào?

+ Sản phẩm chính của cây ngô là gì?

+ Bắp ngô dùng để làm gì?

- Ngô cũng là 1 loại cây lương thực có đặc điểm thân thẳng, có rễ, lá to và dài, cây ngô có bắp ngang thân.Bắp ngô dùng để luộc, rang, nướng ngoài ra hạt ngô phơi khô còn dùng để làm các thực phẩm khác như bỏng ngô hoặc xay thành cám làm thức ăn cho các con vật.

c. Quan sát dây khoai lang.

+ Bức tranh này vẽ cây gì?

+ Cây khoai lang có đặc điểm gì?

+ Trồng khoai lang để làm gì?

- Các con ạ khoai lang là loại thân mềm dây khoai bò lan trên mặt đất, khoai lang cũng có các bộ phận như thân, rễ, lá, các rễ khoai phát triển thành củ.Trong củ khoai lang có nhiều chất bột đường, khoai lang cũng chế biến được nhiều món như: Luộc, nướng, hoặc làm bánh…

*So sánh cây lúa, cây ngô

- Giống nhau:Thân thẳng ,cung cấp chất bột đường

- Khác nhau: Lá ngô to, lá lúa nhỏ, sản phẩm của lúa là

“Bông lúa”còn sản phẩm của ngô là “Bắp ngô”

*Tiếp theo cho trẻ quan sát cây lạc, đỗ và 1 số cây lương thực khác như cây sắn, cây lạc, cây đỗ đen,.

*Hoạt động 2: Trò chuyện về sản phẩm của cây lương thực

+ Các con biết những sản phẩm nào làm ra từ lúa gạo?

+ Sản phẩm của khoai, ngô, lạc đỗ là gì?

- Cô giới thiệu với trẻ về 1 số sản phẩm làm ra từ các loại lương thực,và giáo dục trẻ biết quý trọng các sản phẩm thuộc nhóm cây lương thực.

* Hoạt động 3 : Trò chơi:chọn cây theo đặc điểm cây cho củ,cây cho quả.

-Chia trẻ làm 2 đội yêu cầu trẻ bật chụm chân qua 3 vòng tròn chạy lên phía trước chọn tranh mang về để vào rổ

- Cây ngô có thân ,lá,rễ.

- Là bắp ngô

- Để luộc, nướng, làm bánh,...

-Tranh vẽ cây khoai lang - Có dây khoai, có củ khoai.

- Để lây dây cho lợn và lấy củ để ăn.

- Trẻ nêu sự gống và khác nhau của cây ngô, cây lúa.

- Nêu sự giống và khác nhau.

- Sản phẩm làm ra từ gạo có cơm,bún,phở,bánh cuốn,bánh chưng…

- kẹo lạc,bánh khoai, chè đỗ xanh,đỗ đen…

(8)

của đội mình.

+Đội 1 chọn tranh cây cho củ +Đội 2 chọn tranh cây lấy quả.

-Luật chơi : Mỗi lượt lên chỉ được lấy 1 tranh

-Hết thời gian quy định các đội đếm kiểm tra kết quả 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Về nhà các con cùng kể lại cho mọi người nghe nhé 5. Kết thúc

- Chuyển hoạt động

-Trẻ cùng chơi

-Tìm hiểu về 1 số loại cây lương thực

Thứ 3 ngày 13 tháng 3 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu một số PTGT đường hàng không

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Nghe hát bài “ Anh phi công ơi ”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Giúp trẻ hiểu biết một số đặc điểm nổi bật của một số PTGT đường hàng không 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, trả lời lưu loát, mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số qui định khi đi trên các loại phương tiện giao thông đường thủy, có ý thức tiết kiệm năng lượng.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Giáo án điện tử, máy tính, màn hình - Bài hát Anh phi công ơi

- Tranh máy bay, kinh khí cầu, vũ trụ - Tranh lô tô các PTGT

2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cô mở nhạc bài hát Anh phi công ơi

- Hỏi trẻ: Các con vừa được nghe hát bài hát gì?

- Bài hát nói về ai?

- Đúng rồi bài hát ca ngợi anh phi công. Phi công là người lái máy bay bay trên bầu trời đấy

- Gi¸o dôc trÎ có ý thức khi tham gia giao th«ng 2.Giới thiệu bài

- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con về các phương

- Hát

- Anh phi công ơi - Về Anh phi công

(9)

tiện giao thông đường hàng không nhé 3.Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại

* Cô cho trẻ quan sát hình ảnh máy bay + Cô có bức tranh vẽ gì đây?

+ Máy bay có cấu tạo như thế nào?

+ Vì sao máy bay bay được?

+ Máy bay có công dụng gì?

+ Người điều khiển máy bay gọi là gì?

+ Đã có con nào được đi máy bay chưa?

+ Khi đi máy bay các con phải làm gì để đảm bảo an toàn

+ Máy bay là PTGT đường gì?

* Cô cho trẻ quan sát hình ảnh khinh khí cầu - Cô đọc câu đố: Trông xa ngỡ quả bóng bay Lỡ tay ai thả lửng lơ giữa trời Đưa người đi khắp đó đây

Ngắm nhìn cảnh đẹp nước non tuyệt vời Đó là gì?

- Cô cho trẻ quan sát khinh khí cầu và hỏi trẻ là gì?

- Khinh khí cầu có cấu tạo như thế nào?

- Khinh khí cầu di chuyển được nhờ gì?

- Lợi ích của khinh khí cầu là gì?

- Các con có biết vì sao gọi là khinh khí cầu không?

-> Khinh khí cầu là một qủa cầu to được bơm khí vào nên nó có thể bay lơ lửng trên bầu trời giống như quả bóng bay vậy

* Cô cho trẻ quan sát hình ảnh tàu vũ trụ - Cô có hình ảnh gì nữa đây?

- Tàu vũ trụ có đặc điểm gì?

- Công dụng của tầu vũ trụ là gì?

-> Các con ạ tàu vũ trụ có một tên gọi khác là phi thuyền không gian. Tàu vũ trụ có thể có người lái hoặc không có người lái. Tàu vũ trụ để chở các thiết bị hoặc các nhà thám hiểm đi thám hiểm mặt trăng và các vì sao. Tàu vũ trụ bay vào trong không gian với vận tốc rất lớn phải nhờ

- Vâng ạ - Quan sát - Máy bay

- To lớn, làm bằng sắt có đầu máy bay , thân máy bay đuôi có cánh, bay trên trời - Nhờ có động cơ, có người lái

- Để chở người chở hàng hóa

- Là phi công - Rồi ạ

- Phải thắt dây an toàn - Đường hàng không

- Là khinh khí cầu

- Một quả bóng khổng lồ và một chiếc giỏ bên dưới - Nhờ lực

- Trang trí trong lễ hội

- Tàu vũ trụ được làm bằng sắt, đầu nhọn, thân dài - Nghiên cứu khoa học đưa người vào cung trăng

(10)

đến các bệ phóng tên lửa

b. So sánh sự giống và khác nhau - Máy bay- khinh khí cầu và tàu vũ trụ

- Giống nhau: Cùng bay trên trời, cùng để vận chuyển người và hàng hóa

- Khác nhau: Máy bay bay bằng động cơ, còn khinh khí cầu và tàu vũ trụ không bay bằng động cơ

c. Hoạt động 2: Trò chơi Đúng hay sai

- Cách chơi : Cô giáo giơ tranh hoặc nói về một số PTGT cho trẻ nghe

+ Xe đạp kêu kính coong

+ Xe đạp đi bên trái lòng đường +Máy bay đi trên đường ray +Máy bay có 4 cánh

+Tàu hỏa có nhiều toa tàu

+Tàu hỏa đi trên đường nhựa + Ô tô đứng lại khi gặp đèn xanh + Ô tô đi sát lề dường bên phải +Thuyền đi dưới nước

+Thuyền có cánh để bay 4. Củng cố

- Hôm nay chúng mình được tìm hiểu về gì ?

- Được chơi trò chơi gì ? 5. Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương và cho trẻ ra chơi

- So sánh sự giống và khác nhau

- Đúng xe đạp kêu kính coong

- Sai xe đạp đi bên phải lòng đường

- Sai máy bay bay trên trời - Sai máy bay có 2 cánh - Đúng tàu hỏa có nhiều toa tàu

- Sai tàu hỏa đi trên đường ray

- Sai ô tô đứng lại khi gặp đèn đỏ

- Sai ô tô đi giữa lòng đường

- Đúng thuyền đi dưới nước - Sai thuyền có cánh buồm - Tìm hiểu về phương tiện giao thông đường hàng không

- Trò chơi Đúng hay sai

Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG : Làm quen chữ cái P, Q

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách phát âm, nêu cấu tạo chữ p, q qua các kiểu chữ, in hoa, in thường, viết thường.

(11)

- Trẻ nhận biết các chữ cái p, q qua tên một số thực phẩm có trong ngày tết.

- Trẻ biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái p, q.

- Biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghe và phát âm đúng âm chữ cái p, q.

3. Giáo dục thái độ:

- Có ý thức học tập mạnh dạn trả lời câu hỏi.

II. Chuẩn bị

1.Đồ dùng của cô và trẻ

- Thẻ chữ p, q in hoa, in thường, viết thường.

- Hình ảnh chạy quanh phố phường và cụm từ đi kèm.

- Ti vi; máy tính.

- Thẻ chữ p, q rỗng.

- Bảng con 2. Địa điểm

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định lớp

- Cô cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”

- Trò chuyện về chủ đề và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể,biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng với cả lớp sẽ làm quen với hai chữ cái đó là chữ cái p, q

3. Hướng dẫn.

a.Hoạt động 1 : Làm quen chữ cái p, q.

* Làm quen chữ p.

- Cô trình chiếu hình ảnh và cho trẻ quan sát - Dưới tranh cô có cụm từ “ Đường phố”

- Cô cho trẻ phát âm cụm từ “ Đường phố”

- Cô cho trẻ đếm số lượng chữ cái trong cụm từ vừa đọc

- Cho trẻ lên chọn các chữ cái đã được học trong cụm từ

- Cô giới thiệu chữ p

- Cô đưa thẻ chữ p cho trẻ quan sát và phát âm theo cô.

- Cô phát chữ p rỗng cho trẻ tri giác - Cho trẻ nêu nhận xét về chữ p.

- Cô chốt: Chữ p gồm có 1 nét sổ thẳng bên trái và 1 nét cong hở trái, khi phát âm đọc là “pờ” cho trẻ phát âm lại.

- Cô giúp thiệu cùng cách đọc là chữ p nhưng lại có 3

- Hát

-Vâng ạ

- Quan sát và trả lời

- Trẻ đếm và nói số lượng các chữ cái

- Trẻ phát âm các chữ cái đã học

- Trẻ phát âm - Trẻ tri giác

- Trẻ đưa ra nhận xét - Trẻ quan sát, phát âm.

(12)

cách viết khác nhau đó là chữ p in hoa, p in thường, p viết thường

* Làm quen chữ q

- Cô giới thiệu với trẻ trong cụm có một chữ cái là chữ q

- Dưới tranh cô có cụm từ Đường quanh co - Cô giới thiệu chữ q

- Cô đưa thẻ chữ q cho trẻ quan sát và phát âm theo cô.

- Cô phát chữ q rỗng cho trẻ tri giác - Cho trẻ nêu nhận xét về chữ q.

- Cô chốt: Chữ q gồm có 1nét sổ thẳng bên phảỉ và 1 nét cong phải, khi phát âm đọc là “cu” cho trẻ phát âm lại.

- Cô giúp thiệu cùng cách đọc là chữ q nhưng lại có 3 cách viết khác nhau đó là chữ q in hoa, q in thường, q viết thường

b. Hoạt động 2 : So Sánh

* So sánh chữ p - q

- Giống nhau: Hai chữ đều cùng có 1 nét cong hở 1nét sổ thẳng.

- Khác nhau: Chữ p có nét sổ thẳng bên phải nét cong hở, ; chữ q có sổ thẳng bên trái nét cong hở

Khác nhau cách phát âm của 2 chữ.

c. Hoạt động 3 : Trò chơi

* Trò chơi Rung chuông vàng

- Cô để sẵn các chữ cái p, q và yêu cầu các con phải chú ý lắng nghe cô nói tên chữ cái, hoặc cấu tạo của chữ cái các con phải nhặt đúng chữ cái đó và dính vào bảng và khi có tín hiệu xắc xô của cô thì trẻ phải giơ nên bạn nào giơ sai chữ thì phải rời bỏ cuộc chơi bạn nào giơ đúng thì được tiếp tục chơi tiếp.

* Trò chơi “Chiếc hộp kỳ diệu”

- Cô có một chiếc hộp bên trong cô đã để sẵn các chữ cái đã học cô yêu cầu một trẻ nên và nhặt một chữ cái bất kỳ và giơ cao đọc cho cả lớp cùng nghe nếu bạn đó đọc đúng sẽ được thưởng 2 tràng vỗ tay nếu sai sẽ bị nhảy lò cò .

Cô cho trẻ chơi

* Trò chơi “Về đúng nhà”

Trên đây cô đã có sẵn các ngôi nhà có dán chữ p, q cô chia trẻ thành 2 tổ một tổ mang thẻ chữ p, một đội mang thẻ chữ q. Yêu cầu trẻ vừa đi chơi vừa hát theo bài hát Trời nắng trời mưa sau khi có hiệu lệnh của cô

- Trẻ phát âm.

- Trẻ tri giác.

- Trẻ phát âm

- Trẻ chú ý quan sát và chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ nhắc tên trò chơi và chú ý

(13)

trẻ phải nhang chóng về đúng ngôi nhà của mình bạn nào mang thẻ chữ p về ngôi nhà có thẻ chữ p, những bạn nào mang thẻ chữ q thì phải về ngôi nhà có thẻ chữ q.

- Cô cho trẻ chơi 4. Củng cố

- Hỏi trẻ đã được làm quen các chữ cái gì trong giờ học.

5. Kết thúc.

Nhận xét tuyên dương

lắng nghe

-Chữ cái p, q - Trẻ chơi

Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu các mùa trong năm

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát: “ Mùa hè đến”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

-Trẻ biết được các mùa trong năm. một năm có 4 mùa - Biết đặc điểm thời tiết của các mùa đó.

2. Kỹ năng:

- Trả lời câu hỏi.

- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ :

- Giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng- đồ chơi cho giáo viên và trẻ - Giáo án điện tử, máy tính, màn hình

- Tranh mẫu của cô: 4 tranh bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông - 6 tranh cắt rời cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh.

- Nhạc bài hát mùa hè đến, mùa xuân 2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức - Hát bài : “ Mùa hè đến”

- Cô vừa cho các con hát bài gì?

- Bài hát nói đến mùa gì?

- Vậy bây giờ là mùa gì?

- Vì sao con biết đó là mùa hè? Và một năm có mấy mùa đó là những mùa nào?

2. Giới thiệu bài

- Hát cùng cô

- Bài hát Mùa hè đến - Mùa hè

- Mùa hè

-Trả lời theo ý hiểu

(14)

- Để chúng mình hiểu sâu sắc hơn về các mùa hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về các mùa đó nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Quan sát tranh đàm thoại tranh:

* Mùa xuân

- Mùa xuân có gì đặc biệt?

+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong năm?

+ Con thấy thời tiết mùa xuân như thế nào?

+ Mùa xuân có một ngày rất vui, đó là ngày gì?

+ Trong ngày tết con được làm gì? Tết có vui không các con?

+ Khi tết đến xuân về có một loài hoa đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì?

+ Mùa xuân có hoa đào, hoa mai. Thời tiết thì ấm áp và có cả mưa phùn nữa, mưa phùn nhiều như vậy thì cây cối mùa xuân sẽ như thế nào?

- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy?

=> Cô chốt: Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, trăm hoa đua nở, muôn chim ca hót líu lo và đặc biệt mùa xuân còn có tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi độ xuân về mọi người còn náo nức rủ nhau đi hội

*Mùa hè

- Sau mùa xuân là mùa gì?

- Vậy mùa hè là mùa thứ mấy trong năm?

- Thời tiết mùa hè như thế nào?

- Khi trời vừa mưa xong mà có nắng thường có hiện tượng tự nhiên gì xảy ra?

- Mưa mùa hè có còn là những cơn mưa phùn nữa không?

- Nếu gặp cơn mưa rào chúng mình sẽ làm gì?

- Vậy trang phục của mùa hè như thế nào? (quần áo ngắn gọn, mát, đầu đội mũ nón khi ra ngoài trời…)

- Mùa hè thường có hoa gì nở?

- Khi mùa hè đến các con được làm gì?

- Mùa hè diễn ra từ tháng nào đến tháng nào?

=> Cô chốt: Mùa hè là mùa thứ hai trong năm, có thời tiết nóng nhất, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6, mùa hè chúng mình được nghỉ hè, được bố mẹ cho đi du lịch, đi tắm biển....và mùa hè này chúng mình chia tay lớp mầm non để lên lớp 1 nữa đấy.

- Mùa hè mang lại cho chúng mình nhiều niềm vui như

- Lắng nghe

-Mùa đầu tiên của năm mới - Mát mẻ

- Ngày tết

-Hoa đào hoa mai

-Mùa hè -Mùa thứ hai - Nắng và nóng -Có thiên tai bão lũ -Không

-Hoa phượng

- Nghỉ hè, đi thăm quan, nghỉ mát, tắm biển

- Tháng 4 đến tháng 6

(15)

vậy, nhưng bên cạnh đó mùa hè lại hay có mưa giông mưa rào nên cũng không tránh khỏi những thiên tai bão lũ.

- Để hạn chế được thiên tai bão lũ các con phải làm gì?

=> Giáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi ra môi trường để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

* Mùa thu

- Chúng mình ơi! Đã qua đi những ngày hè oi ả, Đố các bạn biết tiếp theo là mùa gì? (Cho trẻ nghe rước đèn tháng tám)

- Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?

- Bắt đầu từ tháng nào?

- Mùa thu có đặc điểm gì?

+ Mùa thu còn có ngày gì đặc biệt nũa?

+ Thời tiết mùa thu có gì đặc biệt?

=> Cô chốt: Mùa thu là mùa thứ 3 trong năm, khí hậu mát mẻ,có tết trung thu và là mùa có ngày hội đến trường của các con, Mùa thu bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 đấy.

* Mùa đông

Cho trẻ đến ngôi nhà mùa đông: Sao tự nhiên cô thấy lạnh quá, các con hãy lại đây với cô cho ấm nào.

Thì ra mùa đông đã về rồi, các con thấy mùa đông như thế nào?

+ Thời tiết của mùa đông có giống với các mùa khác không? Khác như thế nào?

+ Mùa đông các con cần phải mặc quần áo ra sao? (kín, ấm, nhiều áo, đầu đội mũ, chân đi tất…ban đêm phải đắp chăn ấm vì rất lạnh)

=> Giáo dục trẻ mặc ấm, phù hợp thời tiết

+ Cây cối mùa đông thế nào? (cây khô, trụi lá, hoa cỏ xơ xác…)

+ Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?

+ Mùa đông có ngày lễ gì mà chúng mình muốn được tặng quà?

=> Cô chốt: Mùa đông là mùa lạnh, diễn ra vào từ tháng 10 đến tháng 12, khi mùa đông đến bầu trời ít nắng, trời lạnh cóng, có nơi còn có băng tuyết bao phủ, chúng mình được bố mẹ mua cho nhiều quần áo ấm, được ông già noel tặng quà nữa đấy, các con có thích không?

* Cô cho trẻ so sánh các mùa trong năm b. Hoạt động 2:Trò chơi:

- Giới thiệu tên trò chơi: ghép tranh theo mùa

- Cách chơi cô yêu cầu mỗi đội tìm tranh và ghép theo

-Mùa thu -Mùa thứ 3

- Từ tháng 7 đếntháng 9 - Khí hậu mát mẻ

- Ngày hội đến trường của bé

-Lạnh -Có khác

-Mặc quần áo ấm

-Cây rụng hết lá -Mùa cuối cùng -Ngày lễ noel

-Có ạ

(16)

mùa yêu cầu của cô.

- Luật chơi: mỗi bạn chỉ được lên ghép một mảnh ghép - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần

- Củng cố nhận xét sau khi chơi 4. Củng cố

- Chúng mình vừa được tìm hiểu về gì?

* Giáo dục: các con nhớ các mùa trong năm khác nhau mỗi mùa có một đặc điểm thời tiết riêng chính vì vậy mà chúng mình nhớ mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét giờ học chuyển hoạt động

-Tìm hiểu các mùa trong năm

Thứ 4 ngày 9 tháng 5 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Văn học: Thơ: Ảnh Bác

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát bài: Nhớ ơn Bác

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức

-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ - Biết thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ

- Biết ngắt nhịp và thay đổi ngữ điệu giữa các câu thơ 2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, mạch lạc 3.Giáo dục thái độ

- Thông qua bài thơ giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác II.CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

-Bài giảng trình chiếu bài thơ" Ảnh Bác"

- Bài hát " Nhớ ơn Bác”

2. Địa điểm

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định lớp

- Cô cùng cả lớp hát bài “Nhớ ơn Bác”

- Đàm thoại trò chuyện vớ trẻ về chủ đề

- Cô và cả lớp mình vừa hát bài hát nói về ai ?

-Trong bài hát cô và cả lớp vừa hát thì ai là người yêu nhi đồng và ai là người yêu bác Hồ Chí Minh

- Đúng rồi không ai yêu nhi đồng bằng Bác và cũng không ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng.

2. Giới thiệu bài:

- Bác Hồ rất yêu quí các bạn thiếu nhi và các bạn

- Hát

- Nói về Bác Hồ

- Bác Hồ rất yêu các bạn nhi đồng..

(17)

thiếu nhi cũng rất yêu quí Bác để thể hiện tình cảm đó nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết lên bài thơ Ảnh Bác đấy cả lớp mình hãy lắng nghe cô đọc 1 lần nhé 3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1.Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1

- Giảng giải nội dung bài thơ :Bài thơ nói về ngôi nhà của bạn nhỏ treo ảnh Bác Hồ bên trên có 1 lá cờ tổ quốc màu đỏ tươi, ngày ngày Bác mỉm miệng cười với bạn nhỏ Bác rất quan tâm đến các bạn và thường nhắc nhở các bạn là vui chơi ở trong nhà thôi giúp đỡ bố mẹ làm những công việc vừa sức của mình khi thấy tàu bay mĩ thả bom thì nhớ ra hầm ngồi. Dù bận rất nhiều công việc nhưng bác vẫn luôn tươi cười với các bạn.

- Giải thích từ Tàu bay mỹ , hầm - Đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa

b. Hoạt động 2 : Đàm thoại nội dung bài thơ + Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì ? +Ảnh của Bác Hồ được treo ở đâu ? +Bên trên ảnh có gì ?

+Ngày ngày bác như thế nào ? +Bác dặn các bạn nhỏ như thế nào ?

+Dù bận rất nhiều việc nhưng Bác luôn như thế nào với các bạn nhỏ ?

+Các con thấy tình cảm của Bác với các bạn nhỏ như thế nào ?

- Chúng mình có yêu quí Bác Hồ không ? - Các con sẽ làm gì để thể hiện tình cảm ấy ?

- Giáo dục trẻ luôn chăm ngoan học giỏi nghe lời ông bà bố mẹ xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

c.Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc thuộc bài thơ theo kiểu truyền khẩu - Cho trẻ đọc bằng nhiều hình thức

- Cho trẻ đọc luôn phiên theo tổ ( Cho trẻ nhận xét các tổ đọc như thế nào)

- Nhóm đọc - Cá nhân đọc

- Trong khi trẻ đọc cô quan sát và sửa sai cho trẻ 4. Củng cố

- Hôm nay các con được đọc bài thơ gì?

- Cô giáo dục trẻ thông qua bài thơ

- Vâng ạ

- Lắng nghe + quan sát

- Bài thơ Ảnh Bác - Treo ở nhà của em - Có lá cờ đỏ tươi - Bác mỉm miệng cười

- Quan tâm đến các bạn nhỏ - Rất là yêu quý

- Có ạ

- Chăm ngoan học giỏi - Vâng ạ

- Cô dạy trẻ đọc thuộc bài thơ theo kiểu truyền khẩu

- Cho trẻ đọc bằng nhiều hình thức

- Cho trẻ đọc luôn phiên theo tổ - Nhóm đọc

- Cá nhân đọc

- Bài thơ: Ảnh Bác

(18)

5. Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét giờ học tuyên dương và cho trẻ ra chơi -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa được rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn

- Trò chuyện về các đồ dùng đồ chơi trong lớp, gợi ý xem trẻ sẽ xem tranh ảnh về các loại cây lương thực.. - Trẻ chơi xong cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, cho trẻ tự

- Trò chuyện về các đồ dùng đồ chơi trong lớp, gợi ý xem trẻ sẽ xem tranh ảnh về các loại cây lương thực.. - Trẻ chơi xong cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, cho trẻ tự

- Trò chuyện về các đồ dùng đồ chơi trong lớp, gợi ý xem trẻ sẽ xem tranh ảnh về các loại cây lương thực.. - Trẻ chơi xong cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, cho trẻ tự

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Abstract: Literature has a great significance in early childhood education. The introduction of children into literary works plays an important role in the

+ Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” qua đó giáo dục trẻ biết kính trọng người lao động và biết giữ gìn sản phẩm của các nghề. - Trẻ cầm sản phẩm

- Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về công ty than Đông Bắc. Giáo dục biết yêu quý, kính trọng các bác, các cô trong trường... Trẻ quan sát và trả