• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28/ 11/ 2020 Ngày giảng: /12/2020

Tiết 40

LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.

2. Kĩ năng: Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

3. Thái độ : Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo. Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực: : Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

5. Định hướng phát triển phẩm chất: Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, học tập hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành.

- Hình thức tổ chức: hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành - Thiết bị dạy học: Thước kẻ, máy chiếu, máy tính xách tay.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bảng phụ, máy chiếu

- Các tư liệu dạy học như: SGK môn Vật lý 6, Địa lý 6, Lịch sử 6, các tài liệu về hiện tượng triều cường ở một số thành phố của Việt Nam (đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh).

- Hình ảnh về một số thành phố có trong bài dạy.

2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã được phân công từ trước. Cụ thể Nhóm 1: Qua bản tin dự báo thời tiết các thành phố trên thế giới (xem trên Tivi), thu thập số liệu về nhiệt độ các thành phố theo bảng.

- Tìm hiểu trong SGK môn Vật lý 6: Bài "Sự nóng chảy và sự đông đặc"

Nhóm 2: Tìm hiểu qua Ti vi và khai thác thông tin trên mạng Internet về nguyên nhân hiện tượng triều cường ở TP Hồ Chí Minh.

- Qua môn Địa lý tìm hiểu cách tính độ cao của các địa điểm trên Trái đất. Tìm hiểu độ cao của một số địa điểm như đỉnh núi Phan-xi-pang, Đáy vịnh Cam- Ranh, đỉnh E-vơ-rét (thuộc Nê - pan), đáy vịnh Ma - ri - an (vùng biển Phi - lip - pin).

(2)

Nhóm 3: Tìm hiểu qua môn Lịch sử lớp 6 về cách tính thời gian trước Công nguyên và sau Công nguyên

Nhóm 4: Xem bản tin kinh tế thị trường trên tivi (hoặc qua mạng Internet, hoặc qua công việc của bố mẹ tại ngân hàng) ghi lại thông tin thu thập được về hiện tượng tăng giảm thu nhập, mức lãi suất...

IV. Tiến trình dạy học- GD:

1. Ổn định tổ chức: (1phút) 2. Các hoạt động dạy - học

HĐ1: Khởi động: (6 phút)

Mục tiêu: Hs được tái hiện các kiến thức trong chương đã học.

Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…

? Thực hiện phép tính sau (Nếu có thể)

13 + 127 = ? 15 - 8 = ? 8 - 15 = ?

? Nêu điều kiện thực hiện được phép trừ Đặt vấn đề : (1 phút)

Phép nhân và phép cộng hai số nguyên luôn thực hiện được trong tập N và cho kết quả là một số tự nhiên, nhưng đối với phép trừ hai số tự nhiên không phải bao giờ cũng thực hiện, chẳng hạn 8- 15 không có kết quả trong N. Chính vì thế, trong chương II chúng ta sẽ làm quen với một loại số mới, đó là số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên sẽ tạo thành tập hợp các số nguyên mà trong tập hợp này phép trừ luôn thực hiện được. GV Giới thiệu mục tiêu chương.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Các ví dụ

- Thời gian: 17 phút

- Mục tiêu: + Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.

+ Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.

- Năng lực: NL tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Cho HS các nhóm treo bảng phụ của từng nhóm trên bảng.

HS: Quan sát bảng nhóm trên bảng, trả lời câu hỏi:

1. Các ví dụ:

VD:Các số -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm.

Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3,...

(3)

? Trên các bảng nhóm ngoài các số tự nhiên đã biết còn số nào chúng ta chưa biết.

HS: Các số có dấu trừ đặt trước.

GV: Giới thiệu các số có dấu (-) đằng trước được gọi là số nguyên âm.

+ VD: -1; -2

+ Cách đọc: Trừ một, trừ 2;... hoặc âm một, âm hai.

GV: Yêu cầu các nhóm thuyết trình kết quả đã tìm hiểu được thông qua chuẩn bị ở nhà, mỗi nhóm trong thời gian 2 phút.

Nhóm 1: Trình bày bảng nhiệt độ các thành phố trên thế giới, bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

GV: Dựa vào bảng nhóm phân tích nhiệt độ nước đá đang tan là 00c, có nhiệt độ trên 00C và nhiệt độ dưới 00 (là nhiệt độ âm).

VD: Nhiệt độ ở ngày hôm nay ở Quảng Ninh là 230C.

- Nhiệt độ trong ngăn đá của tủ lạnh là - 150C

HS: GV gọi học sinh đọc nhiệt độ các thành phố còn lại trên bảng nhóm.

GV: Giới thiệu nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ làm cho một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

HS: Đọc kết quả nhiệt độ nóng chảy của các chất trong bảng nhóm.

Nhóm 2: Trình bày kết quả số liệu thu thập được.

Nguyên nhân hiện tượng triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh là do thành phố Hồ Chí Minh có độ cao dưới mực nước biển.

GV: Giải thích cách xác định độ cao của các địa điểm trên thế giới người ta chọn mực

Hoặc : Trừ 1, trừ 2, trừ 3, ...

Ví dụ 1:

Số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C

*Ví dụ 2:

Quy ước mực nước biển làm chuẩn là 0m.

Số nguyên âm dùng để chỉ độ cao của các vùng thấp hơn so với mực nước biển.

(4)

nước biển làm mốc. Độ cao trên mực nước biển là số tự nhiên. Độ cao dưới mực nước biển là số nguyên âm.

VD: Cao nguyên Đắc Lắc có độ cao trung bình cao hơn mực nước biển là 600m. Ta nói độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc là 600m.

- Thềm lục địa Việt Nam có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là 65m. Ta có thể nói độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là -65m.

HS: Đọc độ cao của các địa điểm trên bảng nhóm (có giải thích)

GV: Thông qua kết quả của HS, giới thiệu đỉnh núi E-vơ-rét là đỉnh núi cao nhất thế giới, đáy vực Ma - ri - an sâu nhất thế giới.

- Hiện nay do sự biến đổi của khí hậu, băng tan ở Bắc cực dẫn đến nước biển dâng cao, hiện tượng triều cường ngày càng cào làm cho nhiều vùng bị ngập lụt. Từ đó giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường.

Nhóm 3: Trình bày bảng nhóm về kết quả thu thập được.

GV: Giới thiệu trong thực tế để biểu thị số tiền nợ, có hay sự tăng và giảm người ta chọn 0 là mốc. Số tiền nợ hay giảm có được biểu thị bằng số nguyên âm.

VD: Ông Bảy nợ 10000đ có thể nói ông Bảy có -10000đ

HS: Đọc nội dung trên bảng nhóm VD: Tăng trưởng tín dụng ngày 21/1 là -1.06% hay còn nói là giảm 1.06%

Nhóm 4: Trình bày cách tính thời gian trước CN và sau CN trên bảng nhóm

GV: Theo Công lịch chọn mốc là năm Chúa

*Ví dụ 3:

Ông Bảy nợ 10000đ có thể nói: Ông Bảy có –10000đ

Số nguyên âm dùng để chỉ số tiền nợ.

* Ví dụ 4: Số nguyên âm dùng để chỉ thời gian trước Công Nguyên.

(5)

-6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6

Giê-su ra đời là năm 0, trước đó là năm trước CN, sau đó là năm sau CN. Năm trước CN có thể dùng số nguyên âm để thay cho cụm từ trước CN

? HS: Đọc nội dung trên bảng nhóm

VD: Nhà toán học Pi - ta - go sinh năm 570 trước Công nguyên, ta có thể nói nhà toán học Pi - ta - go sinh năm -570.

GV: Chốt lại nội dung

? Vậy ngoài dùng các số tự nhiên đã học còn có thêm số nào để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

HS: Dùng số nguyên âm

? Số nguyên âm được dùng trong thực tế như thế nào.

HS: Biểu thị nhiệt độ dưới 00C.

- Chỉ độ cao dưới mực nước biển.

- Biểu thị số tiền nợ, mức độ giảm.

- Tính thời gian trước Công Nguyên.

* Hoat động 2.2: Trục số - Thời gian: 14 phút

- Mục tiêu: + HS nắm được khái niệm trục số, điểm gốc, chiều âm, chiều dương.

+ HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực: NL tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Từ VD cụ thể của HS trong bảng nhóm.

Để biểu diễn các số tự nhiên và số nguyên âm ta dùng trục số:

GV: Giới thiệu cụ thể Gốc: 0

Chiều dương: Từ trái sang phải

2. Trục số:

Trục số:

- Gốc: 0

- Chiều dương: Từ trái sang phải

(6)

A -5 B 0 C 3 D Chiều âm: Từ phải qua trái

? Cho HS quan sát trục số, đọc các điểm A, B, C, D trên trục số biểu diễn những số nào.

? Cho HS quan sát trục số, đọc các điểm A, B, C, D trên trục số biểu diễn những số nào.

? Cho HS quan sát trục số, đọc các điểm A, B, C, D trên trục số biểu diễn những số nào.

HS: Điểm A biểu diễn số -6 Điểm B biểu diễn số -2 Điểm C biểu diễn số 1 Điểm D biểu diễn số 5

GV: Giới thiệu hình ảnh trên bảng nhóm, rút ra kết luận trục số có thể thẳng đứng.

HS: Quan sát và nhận xét chiều dương, chiều âm.

- Gốc: 0

- Chiều dương: Từ dưới lên trên - Chiều âm: Từ trên xuống dưới

- Chiều âm: Từ phải sang trái

?4

A là số -6 B là số -2 C là số 1 D là số 5

+ Chú ý: (SGK)

4. Củng cố: 5 phút

? Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào? Cho ví dụ HS: VD: - để chỉ (T0) dưới 00C

- Chỉ độ sâu dưới mực nước biển.

- Chỉ số nợ.

- Chỉ thời gian trước công nguyên Bài 2 (SGk - 68)

a) Đỉnh Ê Vơ Rét cao hơn mực nước biển 8848 m

b) Đáy vực Ma Ri An thấp hơn mực nước biển 11524 m Bài 4 (SGK - 68)

a)

ïïïï½ïïïï

-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 b) ïïïïïïïï

-10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3

(7)

GV lập sơ đồ tư duy

5. Híng dÉn vÒ nhµ (2'):

5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút

- Về học bài, hoàn thành các bài tập (SGK) + bài 1, 3, 6, 7 (SBT - 54, 55) - Lập sơ đồ tư duy kiến thức của bài học.

- Tìm hiểu thêm các ví dụ thực tế cần thiết phải dùng số nguyên âm để diễn đạt.

- Chuẩn bị trước bài Tập hợp các số nguyên V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến