• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn

:………..

Ngày giảng

:………

Tiết: 136

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.

- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tổng kết cho học sinh

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác học tập bộ môn.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, nhân loại

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cảm nhận của em về “Đệ nhất kì quan Động Phong Nha”?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 37’

- Mục tiêu: hs hệ thống, tổng hợp lại các văn bản đã học. Nhớ được khái niệm các thể loại văn bản đã học

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não

- GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau - GV tổng kết đúng hoặc sai.

- HS trình bày, nhận xét.

1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học

- Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự.

a. Tự sự:

- Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười.

- Tự sự trung đại

- Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình, b. Văn bản miêu tả:

(2)

- HS xem lại chú thích - HS trình bày, nhận xét

- Hs lên bảng lập bảng thống kê - Gv và hs quan sát, nhận xét, chốt

- HS được tự do trình bày suy nghĩ của mình.

- HS trả lời

c. Văn bản biểu cảm d. Văn bản nhật dụng.

2. Nêu khái niệm

- Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyện cổ tích: l;à loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.

- Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện vè loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Truyện trung đại: là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán được viết từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, thường có yếu tố tưởng tượng.

- Văn bản nhật dụng: là loại văn bản đề cập đến các vấn đề xung quanh cuộc sống của con người.

3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính.

- Dế Mèn: hung hăng, hốc hách, xốc nổi, chủ quan, kiêu ngạo…

- Người anh: ích kỉ, hẹp hòi, ghen tị…

- Người em: nhân hậu, giàu tình yêu thương…

-> Các nhân vật đều có ý nghĩa làm nổi bật tư tưởng chủ đề của văn bản…

4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao?

5. Phương thức biểu đạt: Tự sự 6. Những văn bản thể hiện:

a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,

(3)

b. Tinh thần nhân ái: Con rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy...

7. HS về nhà làm.

4

. Củng cố: 2’

- Gv nhận xét giờ tổng kết 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại toàn bộ các văn bản đã học - Nắm chắc nội dung của mỗi văn bản

- Chuẩn bị bài: Chương trình Ngữ văn địa phương + Đọc nội dung và trả lời câu hỏi trong sgk

+ Chuẩn bị phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Ngày soạn

:………..

Ngày giảng

:………

Tiết: 137

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.

- Nắm được đặc trưng thể loại của mỗi kiểu văn bản 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tổng kết cho học sinh

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác học tập bộ môn.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, nhân loại

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

(4)

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

I. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt đã học 1. Bảng thống kê

Stt Phương thức biểu đạt Các văn bản đã học

1 Tự sự

Con rồng cháu tiên

- Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy…

…….

Sọ Dừa - Cổ tích Thạch Sanh

- Ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi

- Truyện cười Treo biển

Lợn cưới, áo mới

- Truyện trung đại Con hổ có nghĩa

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

2 Miêu tả

- Tiểu thuyết (truyện): Bài học đường đời đầu tiên, Vượt thác, Sông nước Cà mau

- Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi

- Thơ có yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ

3 Biểu cảm - Lượm

- Mưa

4 Nghị luận - Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 5 Thuyết minh (giới thiệu) - Văn bản nhật dụng: Cầu Long Biên…, Động Phong

Nha 6 Hành chính – công vụ Đơn từ

2. Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản

STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính

1 Thạch Sanh Tự sự

2 Lượm Tự sự, miêu tả, biểu cảm

(5)

3 Mưa Miêu tả

4 Bài học đường đời đầu tiên Tự sự, miêu tả

5 Cây tre Việt Nam Miêu tả, biểu cảm

II. Đặc điểm và cách làm 1. Cách thức hoạt động

Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức

Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức

Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả

Văn xuôi, tự do

Miêu tả Cho hình dung, cảm nhận

Yinhs chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người

Văn xuôi, tự do

Đơn từ Đề đạt yêu cầu Lí do và yêu cầu Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó 2. Bố cục

Các phần Tự sự Miêu tả

Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc

Giới thiệu đối tượng miêu tả

Thân bài Diễn biến tình tiết Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới, …..

Kết bài Kết quả sự việc, suy nghĩ Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng)

- Gv cho hs thảo luận các câu hỏi trong sgk

- Hs trình bày, gv và hs nhận xét, chốt

3. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề

- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.

- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.

4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố

- Chân dung và ngoại hình - Ngôn ngữ

- Cử chỉ, hành động, suy nghĩ

- Lời nhận xét của các nhân vật khác 5. Thứ tự và ngôi kể

a. Thứ tự kể

- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.

- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.

- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.

b. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.

(6)

- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.

4. Củng cố: 1’

- Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn bài.

5. Hướng dẫn về nhà: 1’

- Soạn bài: chương trình địa phương.

+ Sưu tầm tranh ảnh, bài viết để giới thiệu về đền An Sinh - Hoàn thiện bài tập.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn

:………..

Ngày giảng

:………

Tiết: 138

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử của di tích đền An Sinh của thị xã 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, trình bày cho hs

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Thái độ

(7)

- Biết trân trọng những giá trị lịch sử quê hương 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục lòng tự hào về quê hương Đông Triều

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, nhân loại

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 1’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

- Gv tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm, tổng hợp các bài viết theo sự chuẩn bị bài ở nhà.

- Gv cho các nhóm nhận xét, gv chốt theo thông tin sau:

Lễ hội Đền An Sinh nơi thờ tự 8 vị vua triều Trần diễn ra từ 20 -22/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều, Quảng Ninh đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về dâng hương tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của các vị vua Trần.

An Sinh là khu di tích lịch sử văn hóa thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, cách Hà Nội non 100 km. Đền An Sinh thờ 8 đời vua nhà Trần, và đền cũng chính là nơi xưa kia các vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Anh Tông đã tu hành.

Đền đã được tỉnh Quảng Ninh đầu tư gần 4 tỉ đồng để khôi phục lại, được hoàn thành năm 2000.

(8)

Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 mét vuông. Đứng tại đền, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát không gian tĩnh mịch và khoáng đạt quanh đền để có cảm giác thư thái và yên ả. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Quanh đền có 14 cây đại, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có 8 cây vạn tuế biểu hiện cho 8 vị vua được thờ ở đây.

Một phần quan trọng trong khu di tích An Sinh là phần lăng mộ các vua nhà Trần được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền với bán kính vài ki lô mét. Đền thờ Trần Nhân Tông (1279 - 1293), được dựng ở núi Ngọc Vân. Mộ Trần Anh Tông (1293 - 1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Táng Quỷ. Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ở đỉnh đồi với các bậc thềm đá và 2 bên thềm là rồng đá mang phong cách nghệ thuật đời Trần; lăng vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông, lăng được dựng từ đời Trần. Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và lăng Trần Nghệ Tông.

(9)

Đến di tích An Sinh, bạn không chỉ thắp hương và tìm hiểu về các đời vua Trần mà còn được cảm nhận cái không khí đồng quê yên tĩnh. Nếu tới đây vào mùa vải, bạn sẽ ngạc nhiên khi thưởng thức những quả vải Đông Triều. Đông Triều là một trong những huyện trồng nhiều vải nhất của tỉnh Quảng Ninh với vị ngon ngọt không kém vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang.

Đặc biệt, cứ đến ngày 26.9 hàng năm sẽ là ngày lễ hội chính của đền. Lễ hội năm nay sẽ kéo dài suốt ba ngày liền, trong đó có phần lễ tế dâng hương tại đền của dòng họ Trần. Phần hội của lễ sẽ có các trò chơi: chọi gà, bóng chuyền vào ban ngày và thi văn nghệ vào buổi tối... Theo ông Nguyễn Văn Lương, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, mỗi năm lễ hội đền An Sinh thu hút khoảng vài nghìn khách thập phương.

(10)

Tại Hà Nội hiện chưa có đơn vị nào tổ chức chương trình du lịch tới đền An Sinh, phần lớn người dân tự tổ chức đi. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 5 rồi rẽ sang đường 18. Qua Chí Linh tới ngã tư Đông Triều rẽ trái và đi tiếp 4km thì tới đền An Sinh.

Đền An Sinh và quần thể lăng mộ các vua Trần là một cụm di tích có giá trị lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Lễ hội đền An Sinh được tổ chức long trọng hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

Lễ hội đền An Sinh được diễn ra trong 3 ngày. Mở đầu là nghi thức múa Tứ Quý của đội múa xã An Sinh (Đông Triều). Tiếp sau bài diễn văn và tiếng trống khai mạc là nghi lễ dâng hương, các màn biểu diễn võ thuật của thiếu nhi, thể dục dưỡng sinh của các cụ cao tuổi, nghi thức rước, tế của các đội tế xã Tân Việt, Bình Dương, An Sinh, Thủy An (huyện Đông Triều) và Lê Chân (Hải Phòng).

Ngoài phần lễ, BTC cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian như liên hoan văn nghệ tiếng hát khu dân cư; thi đấu bóng chuyền, cờ tướng, vật dân tộc, đập niêu ...

(11)

Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.

4. Củng cố: 1’

- Gv trả lời những thác mắc của hs.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Xem lại bài.

- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần tiếng việt.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………..

___________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học