• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết thứ: 4 Ngày giảng: ...

Bài 8 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 – 1400)

1. MỤC TI Ê U : 1.1. Kiến thức:

- Hiểu sơ lược các giai đoạn phát triển và một số công trình tiêu biểu thời Trần.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật của các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm thời Trần.

1.2. Kỹ năng:

- Phân tích được một số nét cơ bản về một số công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần: tháp Bình Sơn, khu lăng mộ An Sinh, tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ

- Quan sát, tư duy, nhận biết.

1.3.Thái độ:

- Học sinh trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.

1.4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

2. CHUẨN BỊ

(2)

2.1.Giáo viên :

2.1.1.Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật.

- Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học, NXB Giáo dục, 1998, chương Mĩ thuật thời Trần.

- Mĩ thuật thời Trần, NXB Văn hóa, 1977.

- Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ thuật, 2001.

- Bài viết về tháp Bình Sơn, khu lăng mộ An Sinh, tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ, và chạm khắc ở chùa Thái Lạc.

2.1.2. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên: Phương án trình chiếu :

- Hình ảnh một số công trình kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật thời Trần trong SGK - Sưu tầm thêm một số tranh, ảnh thuộc mỹ thuật thời Trần.

2.2.Học sinh:

- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.

- SGK mĩ thuật lớp 7

3. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, gợi mở - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1.Ổn định tổ chức: (3 phút) - Kiểm tra sĩ số

4.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

(3)

? Hãy nêu những đặc điểm chính về mĩ thuật thời Trần?

? Hãy so sánh hình ảnh con Rồng thời Lý và thời Trần?

- Gv gọi hs lên bảng trả lời,

- Hs khác nhận xét, Gv bổ sung và đánh giá.

4.3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Gv đặt vấn đề vào nội dung bài mới :

Hoạt động 1:

Tìm hiểu vài nét về công trình kiến trúc thời Trần - Mục tiêu:

+ Học sinh biết được một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Trần + Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận, hợp tác nhóm.

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời

- Thời gian: 15 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

Gv: chia nhóm và cho Hs thảo luận ( thời gian 5 phút)

* Nhóm 1.2

? Kiến trúc thời Trần thể hiện thông qua những thể loại nào?

? Tháp Bình Sơn thuộc thể loại nào?

- Hs chia nhóm và tiến hành thảo luận

- HS trả lời: kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo.

- Kiến trúc Phật giáo

I. Kiến trúc:

1.Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc):

(4)

? Tháp Bình Sơn được làm bằng gì? Hình dáng và cấu trúc như thế nào?

Gv bổ sung:

- Là kiến trúc chùa tháp thuộc kiến trúc phật giáo ở chùa Vĩnh Khánh – Tam Sơn – Lập Thạch – Vĩnh phúc. Là công trình bằng đất nung với mặt bằng hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần ( hình dáng ).

- Về cấu trúc có những nét riêng biệt: lòng tháp được xây thành một khối trụ phía trong để rỗng, phía ngoài được ốp kín bằng lớp gạch vuông có trang trí.

- Về trang trí: bên ngoài được trang trí bằng các hoa văn phong phú.

Gv kết luận: Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam, tháp đã đứng vững hơn 600 năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

* Nhóm 3.4

? Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào?

Hãy miêu tả lăng mộ An Sinh?

- Hs nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời.

Đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 2 nhận xét.

- Hs các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- Hs lắng nghe, lĩnh hội kiến thức và ghi chép.

- Là Kiến trúc phật giáo - Ở chùa Vĩnh Khánh - Là một công trình bằng đất nung.

- Trang trí các hoa văn phong phú

2 Khu lăng mộ An

(5)

GV nhận xét bổ sung.

- Lăng mộ thuộc thể loại kiến trúc cung đình( chôn cất và thờ các vị vua thời Trần)

- Đây là khu lăng mộ lớn của các vua Trần, được xây dựng ở rìa sát chân núi.

Kích thước của các lăng mộ tương đối lớn, bố cục đăng đối, quy tụ về một điểm ở giữa.

- Trang trí: các pho tượng được gắn vào thành bậc.

- Hs nghiên cứu, thảo luận trả lời câu hỏi.

Đại diện nhóm 3 trình bày, nhóm 4 nhận xét.

- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

.

- Hs lắng nghe, lĩnh hội kiến thức và ghi chép.

Sinh (Quảng Ninh):

- Thuộc thể loại kiến trúc cung đình

- Là khu lăng mộ lớn của các vua Trần

Hoạt động 2:

Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí.

- Mục tiêu:

+ Học sinh tìm hiểu và biết thêm một số tác phẩm điêu khắc thời Trần.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp

(6)

- Thời gian: 20 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

Gv: cho Hs thảo luận (thời gian 5 phút)

* Nhóm 1,2

? Trần Thủ Độ là ai, ông có vai trò gì đối với vương triều Trần.

GV yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày.

? Kích thước của tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ như thế nào?

? Hình khối và cấu trúc như thế nào ? Dáng vẻ ra sao?

GV nhận xét bổ sung.

* Nhóm 3,4

- Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc nội dung gồm có những gì? Cách sắp xếp ra sao? Cách tạo khối như thế nào?

Nhóm 2 trình bày, nhóm 1 nhận xét

HS trả lời: là thái sư triều Trần,là người uy dũng quyết đoán, góp phần dựng lên vương triều Trần, có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông (1258)

- Kích thước gần như thật ( dài 1m43 cao 0.75m, rộng 0.64m)

- Hình khối đơn giản, dứt khoát, cấu trúc chặt chẽ - Dáng vẻ oai phong lẫm liệt.

- Nội dung chủ yếu là cảnh dâng hoa tấu nhạc.

- Sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu, buồn tẻ.

Cách tạo khối tròn mịn của hình tượng tạo nên sự

II. Điêu khắc:

1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình)

- Kích thước gần như thật.

- Hình khối đơn giản, dứt khoát.

- Dáng vẻ oai phong.

2 Chạm khắc gỗ ở

(7)

GV nhận xét bổ sung.

GV phân tích bức Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa:

- Hai tiên nữ chạm khắc cân đối, đầu hơi nghiêng về phía sau và đôi tay kính cẩn dâng hoa về phía trước với đôi cánh chim dang rộng ken đặc những hình xoắn ốc để diễn tả hoa và mây, các hình sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu.

GV kết luận: Qua bức trạm khắc trên ta thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của cha ông ta đã đạt đến trình độ cao về bố cục và cách diễn tả.

êm đềm, yên tĩnh, phù hợp với không gian vừa thực vừa ảo làm cho các bức chạm khắc lung linh sinh động.

Đại diện nhóm 4 trình bày, nhóm 3 nhận xét

HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung

-Hs lắng nghe, lĩnh hội kiến thức và ghi chép.

chùa Thái Lạc (Hưng Yên)

- Nội dung là cảnh dâng hoa tấu nhạc

- Sắp xếp cân đối - Cách tạo khối tròn mịn

4.4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ Học sinh củng cố lại kiến thức bài học

+ Rèn năng lực đánh giá, giải quyết vấn đề, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp

(8)

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời

- Thời gian: 5 phút . - Cách thức thực hiện:

- Gv: đặt một số câu hỏi:

? Tháp Bình Sơn có những đặc điểm nào?

Hs: trả lời

- Là kiến trúc phật giáo - Ở chùa Vĩnh Khánh

- Là một công trình bằng đất nung - Trang trí các hoa văn phong phú

? Mô tả lại khu lăng mộ An Sinh ? Hs: trả lời

- Kích thước các lăng mộ tương đối lớn - Bố cục đăng đối

- Được trang trí bằng các pho tượng

? Em hãy miêu tả lại đặc điểm tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ? Hs: trả lời

- Kích thước gần như thật

- Hình khối đơn giản, dứt khoát.

- Dáng vẻ oai phong.

4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Bài tập về nhà: Học bài theo câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài mới:

+ Đọc và tìm hiểu trước bài 3 “ Tạo họa tiết trang trí”.

(9)

+ Sưu tầm một số mẫu hoa lá thật có hình dáng đẹp để chuẩn bị cho bài vẽ trang trí

5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

- Nội dung:...

- Phương pháp:...

- Thời

gian:...

Duyệt, ngày … tháng…. năm 20

Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song