• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Lê hồng phong | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT chuyên Lê hồng phong | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH Trường Thpt Chuyên Lê Hồng Phong

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: SINH

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Tính thoái hóa của mã di truyền có thể là một nguyên nhân để giải thích cho các trường hợp sau đây:

1. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến thường trung tính.

2. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotid thường gây hậu quả lớn hơn đột biến thay thế một cặp nucleotid.

3. Làm tăng mức độ nghiêm trọng của đột biến.

4. Làm cho tần số đột biến gen tăng lên.

Có bao nhiêu trường hợp đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa enzym ADN polymerase và ARN polymerase là:

1. ADN polymerase xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid theo cả hai chiều.

2. ARN polymerase vừa có khả năng tháo xoắn một đoạn ADN, vừa có khả năng xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid.

3. ARN polymerase chỉ trượt dọc trên một mạch ADN làm khuôn theo chiều 3’→5’.

4. ADN polymerase có khả năng bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch đơn còn ARN polymerase thì không.

Đáp án đúng là:

A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).

Câu 3: Bộ ba đối mã của tARN mang acid amin mở đầu là:

A. 3’ XAU 5’. B. 3’ UAX 5’. C. 3’ UAG 5’. D. 3’ TAX 5’.

Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoat động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?

A. Nơi tiếp xúc với enzym ARN polymerase.

B. Mang thông tin quy định protein điều hòa.

C. Mang thông tin quy định enzym ARN polymerase.

D. Nơi liên kết với protein điều hòa.

Câu 5: Dưới đây là trình tự các acid amin của một đoạn chuỗi polypeptid bình thường và chuỗi polypeptid đột biến:

Chuỗi polypeptid bình thường: … Phe – Ser – Lis – Leu – Ala – Val …

(2)

Chuỗi polypeptid đột biến : … Phe – Ser – Lis – Ile – Ala – Val … Loại đột biến nào dưới đây có thể tạo nên chuỗi polypeptid đột biến trên:

A. Đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác.

B. Đột biến mất một cặp nucleotid.

C. Đột biến thêm một cặp nucleotid.

D. Không thể do kết quả của đột biến.

Câu 6: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào:

A. Tác động của tác nhân gây đột biến. B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. Tổ hợp gen mang đột biến. D. Môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 7: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.

Câu 8: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là?

A. ADN. B. Nucleoxom. C. Sợi cơ bản. D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 9: Người có 44 NST thường và có các NST giới tính là XXY được gọi là thể đột biến nào sau đây?

A. Thể lệch bôi. B. Thể đa bội.

C. Thể đột biến cấu trúc NST. D. Thể đột biến gen.

Câu 10: Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất đinh.

2. Khi gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình thì thường là vô hại.

3. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

4. Các bộ ba có vai trò kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc là: 3’ TTA 5’; 3’

TXA5’; 3’ XAT 5’.

5. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhận thực là mARN sơ khai.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 11: Xét phép lai P : AaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ kiểu gen aaBbdd ở F1 là bao nhiêu?

A. 0 B. 1/2 C. 1/8 D. 1/32

Câu 12: Xác định kiểu gen của cặp bố mẹ biết con họ có nhóm máu A, AB, O.

A. IAIB x IAIB B. IAIo x IBIO C. IAIB x IAIO D. IBIO x IAIB

(3)

Câu 13: Xét kiểu gen AaBb, xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra trong hai trường hợp:

Có 1 tế bào giảm phân và có 3 tế bào giảm phân.

A. 1 và 2. B. 2 và 4. C. 2 và 6. D. 4 và 6.

Câu 14: Cho cặp bố mẹ thuần chủng về các cặp gen (A, a; B, b; D, d)tương phản giao phối được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?

A. 150. B. 300. C. 450. D. 600.

Câu 15: Cho biết alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu, alen B quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh. Hai cặp gen phân li độc lập. Kiểu gen của P như thế nào để F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

(1) AaBb x AaBb. (2) AaBb x Aabb. (3) AaBb x aaBb.

(4) Aabb x aaBb. (5) AaBb x aabb.

A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5).

Câu 16: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.

D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.

Câu 17: Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?

A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.

B. Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.

C. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.

D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,…

chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

(4)

Câu 19: Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là:

A. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp, có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.

B. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ mặt trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng mặt trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón,…).

C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

D. Thành phần loài phong phú và lưới ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến cân bằng sinh học.

(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.

(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.

(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của quần thể đặc trưng của quần xã?

A. Quần thể có số lượng cá thể nhiều, thích nghi tốt với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng.

B. Quần thể có kích thước lớn hơn hẳn, hoạt động mạnh hoặc chỉ có ở quần xã đó.

C. Quần thể gồm các cá thể có kích thước lớn, khả năng hoạt động mạnh hoặc là quần thể chỉ có ở một quần xã nào đó.

D. Quần thể gồm các cá thể sinh sản mạnh, khả năng thích nghi cao.

Câu 22: Kiếu sống phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

(5)

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 23: Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo:

A. Đường cong hình chữ S. B. Đường cong hình chữ K.

C. Đường cong hình chữ J. D. Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.

Câu 24: Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là:

A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.

B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.

C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.

D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

Câu 25: Cho tự thụ phấn F1 dị hợp ba cặp gen (Aa, Bb, Dd) có kiểu hình cây cao, hạt vàng, chín sớm thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 59% cây cao, hạt vàng, chín sớm; 16% cây cao, hạt trắng, chín muộn; 16% cây thấp, hạt vàng, chín sớm; 9% cây thấp, hạt trắng, chín muộn. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

1. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng màu sắc hạt và thời gian chín di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số hoán vị gen bằng 40%.

2. Kiểu gen của F1 là Bd AabD .

3. Khi cho F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là 20%.

4. Ở F2 có 10 loại kiểu gen.

5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 12%.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 26: Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AB dE aB De

ab de ab dE . Biết tần số hoán vị gen giữa A và a là 20%; giữa D và d là 40%. Tính theo lý thuyết, trong các kết quả sau đây, có bao nhiêu kết quả đúng?

1. Số loại kiểu gen ở F1 là 70.

2. Tỉ lệ kiểu gen aB DE

ab de ở F1 là 2,5%.

3. Tỉ lệ kiểu gen AB De

aB de ở F1 là 3%.

4. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- ở F1 là 15,75%.

(6)

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 27: Tiến hành phép lai giữa hai cá thể (Aa, Bb, Dd) với (aa, bb, dd). Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Nếu ở Fa có tỉ lệ kiểu hình (A-bbdd) = (aaB-D-) = 35% ; (A-B-D-) = (aabbdd) = 15% thì kiểu gen và kiểu di truyền của F1 như thế nào?

A. AaBbDd, di truyền theo quy luật phân li độc lập.

B. BD

Aa bd có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.

C. Abd

aBD có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.

D. AbD

aBd có hiện tượng hoán vị gen với tần số 15%.

Câu 28: Ở chuột, khi cho chuột bố mẹ thuần chủng lai với nhau được F1 đồng loạt lông xám, dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 49,5% chuột lông xám, dài; 6,75%

chuột lông xám, ngắn; 6,75% chuột lông nâu, dài; 12% chuột lông nâu, ngắn; 18,75% chuột lông trắng, dài; 6,25% chuột lông trắng, ngắn. Kiểu gen nào sau đây là của F1?

A. BD

Aa bd B. Ad

aDBb C. AaBbDd D. AdB

aDb

Câu 29: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X và có một số hợp tử F2 có kiểu gen quy định kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Nếu tính cả những hợp tử bị chết thì tần số hoán vị gen giữa hai alen quy định màu mắt là bao nhiêu?

A. 18%. B. 20%. C. 10%. D. 28%.

Câu 30: Ở ruồi giấm xét phép lai sau: ♀ BD GH

Aa bd gh x ♂ BD Gh

Aa bd gH . Biết một gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Tỉ lệ cơ thể mang 4 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội là 1,875%. Biết hoán vị gen và thụ tinh bình thường không có đột biến. Tỉ lệ cơ thể mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là bao nhiêu?

A. 23,75%. B. 18,125%. C. 17,5%. D. 10,625%.

Câu 31: Giả sử A: lông dài, a: lông ngắn; B: mỡ trắng, b: mỡ vàng. Xét hai phép lai với kết quả như sau: Phép lai 1: Lai giữa thỏ lông dài với thỏ lông ngắn, thu được F1: 50% lông dài :

(7)

50% lông ngắn. Phép lai 2: Khi nghiên cứu về tính trạng màu sắc mỡ, người ta lai phân tích thỏ lông dài, mỡ trắng dị hợp từ cả hai tính trạng, nhận được thế hệ lai có 4 kiểu hình: Lông dài, mỡ trắng: Lông dài, mỡ vàng: Lông ngắn, mỡ trắng: Lông ngắn, mỡ vàng. Trong đó kiểu hình lông ngắn, mỡ trắng có 9 con so với tổng số con thu được là 50 con. Biết mỗi gen quy định một tính trạng thường. Cho các phát biểu sau:

(1) Các tính trạng hình dạng lông và màu sắc mỡ phân li độc lập với nhau.

(2) Thỏ lông dài P ở phép lai 1 có kiểu gen Aa hoặc AA.

(3) P lông dài, mỡ trắng ở phép lai 2 có kiểu gen Ab aB .

(4) P lông dài, mỡ trắng ở phép lai 2 có xảy ra hoán vị gen với tần số 36%.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 32: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: ♂ DE

AaBb dE x ♀ De

AaBb de . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử 2n+1 ( thể ba) với kiểu gen khác nhau?

A. 36 B. 48 C. 84 D. 24

Câu 33: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn.

Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: Ab Ab aB 0,3 : 0,3 : 0,4

ab aB ab . Biết rằng các thế hệ có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lý thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng, thân cao là:

A. 12,5%. B. 25%. C. 37,5%. D. 50%.

Câu 34: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)

> cB (cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C=0,5; cB=0,4; c=0,1. Quần thể này tuân theo quy luật Hacdy – Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 75% cánh đen : 24% cánh xám : 1% cánh trắng.

B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.

(8)

C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.

D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.

Câu 35: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12cM. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Xác định kiểu gen của người III1 và tính xác suất người phụ nữ II1 sinh thêm một bé trai bình thường nữa.

A. X Y;22%.ab B. X Y;24%.Ab C. X Y;15%.AB D. X Y;18%.aB

Câu 36: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên:

(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.

(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.

(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.

(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

Số câu trả lời đúng là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 37: Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen:

A. Các cơ quan thoái hóa.

B. Các cơ quan tương đồng.

C. Sự giống nhau của các cơ quan tương tự.

D. Các cơ quan tương đồng và các cơ quan thoái hóa.

Câu 38: Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?

A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

B. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

(9)

D. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.

Câu 39: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0-100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:

A. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

B. Là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.

C. Không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.

D. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.

Câu 40: Tìm câu đúng:

A. Cừu Doly giống cừu cho tế bào trứng nhất.

B. Để tạo ra tế bào trần người ta sử dụng vi phẫu hoặc vi tiêm.

C. Nuôi cấy hạt phấn tạo ra giống có sự đa dạng về kiểu gen từ một giống ban đầu.

D. Nhờ nhân bản vô tính đã tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.

(10)

Đáp án

1-B 2-C 3-B 4-B 5-A 6-D 7-B 8-B 9-A 10-C

11-D 12-B 13-B 14-D 15-B 16-A 17-A 18-C 19-C 20-C

21-B 22-D 23-C 24-C 25-C 26-C 27-C 28-A 29-A 30-A

31-B 32-D 33-B 34-A 35-A 36-D 37-C 38-B 39-D 40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

(3), (4) sai do tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một acid amin → phần nhiều đột biến điểm thường vô hại→ làm giảm sự ảnh hưởng của đột biến lên cá thể, giảm khả năng biểu hiện thành thể đột biến.

Câu 2: Đáp án C

Các đáp án đúng là : (2), (3).

(1) sai do ADN polymerase xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid chỉ trên mạch mã gốc có chiều 3’→5’.

(4) sai do ADN polymerase có chức năng tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, không có khả năng bẻ gãy liên kết.

Câu 3: Đáp án B

Acid amin mở đầu có bộ ba mã hóa là : 5’ AUG 3’

Bộ ba đối mã của tARN mang acid amin mở đầu là: 3’ UAX 5’.

Câu 4: Đáp án B

Trong cơ chế điều hòa hoat động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa R là mang thông tin quy định tổng hợp protein điều hòa.

Câu 5: Đáp án A

Loại đột biến có thể tạo nên chuỗi polypeptid là đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác. Đột biến làm thay đổi bộ ba mã hóa Leu thành bộ ba mã hóa Ile.

Ví dụ : 5’XUU3’ (Leu) → 5’AUU3’(Ile) Câu 6: Đáp án D

Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Trong môi trường này hoặc tổ hợp gen này thì alen đột biến là có hại nhưng trong môi trường khác hoặc tổ hợp gen khác thì alen đó có thể có lợi hoặc trung tính.

Câu 7: Đáp án B

Sử dụng dạng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ở một số cây trồng.

Câu 8: Đáp án B

(11)

Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là nucleoxom.

Câu 9: Đáp án A

Người có 44 NST thường và NST giới tính XXY có 47NST, có dạng 2n+1.

→ Đột biến thể lệch bội.

Câu 10: Đáp án C

Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (3), (5).

(2) sai do đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình tùy theo tính chất của dạng đột biến và ảnh hưởng của môi trường thì có thể gây hại hoặc trung tính hoặc có lợi. Nhưng phần nhiều là gây hại vì qua hàng triệu năm lịch sử, CLTN đã giữ lại những tổ hợp gen thích nghi nhất. Do đó sự biến đổi trong kiểu gen thường gây nên hại nhiều hơn lợi

(4) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’.

Câu 11: Đáp án D Xét từng cặp tính trạng:

+ Aa x Aa→ F1: 1/4AA : 2/4Aa :1/4 aa.

+ Bb x bb → F1: 1/2Bb : 1/2 bb.

+ Dd x Dd →F1: 1/4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd.

→ tỉ lệ kiểu gen aaBbdd ở F1 : 1/4 x 1/2 x 1/4 =1/32.

Câu 12: Đáp án B

Con có nhóm máu A, AB→ bố, mẹ có IA, IB. Con có nhóm máu O→ cả và bố, mẹ có IO.

→ bố mẹ có kiểu gen: IAIo x IBIO. Câu 13: Đáp án B

Kiểu gen AaBb tạo ra tối đa 4 loại giao tử có kiểu gen :AB, Ab, aB, ab.

+ 1 tế bào giảm phân → 4 giao tử chia làm 2 loại.

+ 3 tế bào giảm phân → 2 x 2 x 2 = 8 loại giao tử, nhưng cơ thể có KG AaBb chỉ tạo được tối đa 4 loại GT → 3 tế bào có kiểu gen trên giảm phân có thể tạo tối đa 4 loại giao tử.

Câu 14: Đáp án D Ta có :

P thuần chủng về các cặp gen tương phản giao phối với nhau

→F1 : 100% AaBbDd.

F1 x F1 → F2

Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4Aa :1/4 aa.

(12)

Bb x Bb →F2: 1/4BB : 2/4Bb :1/4 bb.

Dd x Dd →F2: 1/4DD : 2/4Dd :1/4dd.

Tỉ lệ kiểu gen aabbdd: 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64

Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd: 2/4 x 2/4 x 2/4 = 8/64 = 8aabbdd.

→ số cây mang kiểu gen AaBbDd = Số cây KG aabbdd x 8 = 75 x 8 =600 cây Câu 15: Đáp án B

F1: 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1) KH: 3 : 1 → P : Aa x Aa / Bb x Bb KH : 1 : 1 → P : Bb x bb/ Aa x aa

→ Các kiểu gen của P thỏa mãn là: (2), (3).

Câu 16: Đáp án A

Phát biểu không đúng là: A

Do kích thước quần thể là tổng số cá thể hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó.

Câu 17: Đáp án A

Dạng biến động số lượng cá thể thuộc dạng không theo chu kỳ là:

A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.

Đáp án A.

B là biến động theo chu kỳ nhiều năm (7 năm), C là biến động theo chu kỳ ngày đêm, D là biến động theo chu kỳ mùa.

Câu 18: Đáp án C

Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

A sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

Câu 19: Đáp án C

Nhận xét không đúng là: C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Do hệ sinh thái nhân tạo có cấu trúc đơn điệu: ví dụ 1 cánh đồng lúa, chỉ có 1 loài thực vật là chính, các loài khác bị con người loại bỏ đi để tăng năng suất cho lúa

Câu 20: Đáp án C

(13)

Các phát biểu đúng là : (1), (2), (4).

Đáp án C

(3) không đủ. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian (sinh cảnh) nhất định, ở một thời điểm nhất định.

Câu 21: Đáp án B

Quần thể đặc trưng là quần thể có kích thước lớn hơn hẳn, hoạt động mạnh hoặc chỉ có ở quần xã đó.

Câu 22: Đáp án D

Kiếu sống phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 23: Đáp án C

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J.

Câu 24: Đáp án C

Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh giữa các loài ưu thế.

Câu 25: Đáp án C

Các đáp án đúng là : (3), (4).

Đáp án C.

F2 : 59% cao, vàng, sớm : 16% cao, trắng, muộn : 16% thấp, vàng, sớm : 9% thấp, trắng, muộn.

Cao : thấp = 3 : 1 → F1 : Aa x Aa Vàng : trắng= 3 : 1 → F1 : Bb x Bb Sơm : muộn = 3 : 1 → F1 : Dd x Dd

Xét thấy ở F2 kiểu hình hạt vàng luôn đi với chín sớm, hạt trắng luôn đi với chín muộn;

không có kiểu hình vàng, muộn và trắng, sớm

→ gen quy định màu sắc hạt liên kết hoàn toàn với gen quy định thời gian chín.

→ có các nhóm gen liên kết BD, bd.

→ 1 sai. Hai gen màu sắc hạt và thời gian chín liên kết hoàn toàn với nhau Xét tỉ lệ kiểu hình cây cao : cây thấp = 3 : 1 →Cao trội hoàn toàn so với thấp.

F2 có tỉ lệ 0,59 : 0,16 : 0,16 : 0,9 khác tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 và tỉ lệ cây abd ở F2= 9% = 0,32

→ Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định cùng nằm trên 1 NST thường, gen quy định màu sắc hạt và thời gian chín xảy ra hoán vị.

Tỉ lệ cây đồng hợp lặn ở F2 = 0,09

(14)

→ tỉ lệ giao tử abd = 0,3 > 0,25 → ABD và abd là các nhóm gen liên kết.

Tần số hoán vị fA/a = 2 x (0,5 – 0,3) =0,4 = 40%.

→F1 có kiểu genABD

abd → GF1: ABD = abd = 0.3; Abd = aBD = 0,2.

→F1 có kiểu gen

→ 2 sai

→ F2 có 10 loại kiểu gen.

+ F1 lai phân tích ABD abd

abd abd→Tỉ lệ kiểu gen mang hai tính trạng trội có KG aBD

abd là : 0,2 x 1 = 0,2 =20%

→ 3 đúng

Số loại kiểu gen F2 là 4 C 24 10

→ 4 đúng

+ F1 x F1 → tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen aBD ABD

abd  Abd = 2 x (0,2 x 0,3 + 0,3 x 0,2) = 0,24.

→ 5 sai

Câu 26: Đáp án C

Các kết luận đúng là: (2) (3) (4) Đáp án C

Xét trên từng NST :

P (f = 0,2) AB

ab

aB ab

GP AB = ab = 0,4; aB = Ab = 0,1. aB = ab = 0,5.

=> F1 tạo ra 7 loại kiểu gen

P dE

de

De dE

GP dE = de = 0,5; De = dE = 0,3; DE = de = 0,2

=> F1 tạo ra 7 loại kiểu gen Vậy F1 có 7 x 7 = 49 kiểu gen.

→ 1 sai

Tỉ lệ kiểu gen aB/ab DE/de : (0,1 x 0,5 + 0,4 x 0,5) x ( 0,5 x 0,2) = 0,025 = 2,5%

→ 2 đúng

Tỉ lệ kiểu gen AB/aB De/de : (0,4 x 0,5) x (0,5 x 0,3) =0,03 = 3%

→ 3 đúng

(15)

Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- :

C1 : [AB x ( aB + ab) + Ab x aB] x [(dE x De + DE x ( dE + de)]

= (0,4 x 1 + 0,1 x 0,5) x ( 0,5 x 0,3 + 0,2 x 1) = 0,1575.

C2 : (0,25 + aabb) x (0,25 + ddee) = (0,25 + 0,4 x 0,5) x (0,25 + 0,5x 0,2) = 0,1575

→ 4 đúng

Câu 27: Đáp án C

Phép lai phân tích : (Aa, Bb, Dd) x (aa, bb, dd)→ tỉ lệ KH F1 : A-bbdd = aaB-D- = 0,35 A-B-D- = aabbdd = 0,15

Tương ứng tỉ lệ giao tử cho các alen Abd = aBD = 0,35; ABD = abd = 0,15 Tỉ lệ giao tử của P khác (1 : 1)3 → loại TH 3 gen phân li độc lập

Giả sử P : 2 gen liên kết với nhau (hoàn toàn/ không hoàn toàn) và 1 gen phân li độc lập 2 gen liên kết hoàn toàn → giao tử : (1 : 1) x (1 :1) = 1 : 1 : 1 : 1

2 gen liên kết không hoàn toàn → giao tử có 2 x 4 = 8 tổ hợp

→ loại TH này

Vậy xảy ra hoán vị gen đơn giữa A và a với aBD và Abd là nhóm gen liên kết.

→KG P Abd

aBD: , tần số hoán vị fA/a = 0,15 x 2 = 0,3.

Đáp án C.

Câu 28: Đáp án A Pt/c :

→ F1 : 100% xám dài F1 x F1 :

F2 : 49,5% xám, dài : 6,75% xám, ngắn : 6,75% nâu, dài : 12% nâu, ngắn : 18,75%

trắng, dài : 6,25% trắng, ngắn

Xám : nâu : trắng = 9 : 3 : 4 = 16 tổ hợp = 4 GT x 4 GT.

→ tính trạng màu lông do 2 cặp gen phân li độc lập qui định theo cơ chế tương tác bổ sung 9 : 3 : 4

A-B- = xám A-bb = nâu aaB- = aabb = trắng Dài : ngắn = 3 :1

→ tính trạng chiều dài lông do 1 gen qui định, trội lặn hoàn toàn : D dài >> d ngắn F2 ≠ (9 : 3 : 4) x (3 : 1) → loại TH 3 gen phân li độc lập

→ có 2 trong 3 gen liên kết với nhau, 1 gen còn lại độc lập (do trước đó đã chứng minh có 2 gen PLDL)

Giả sử : Bb (Aa + Dd)

(16)

F2 : xám dài B-(A-D-) = 0,495

→ (A-D-)= 0,495 : 0,75 = 0,66

→ aadd = 0,66 – 0,5 = 0,16

A-dd = aaD- = 0,25 – 0,16 = 0,09

Trắng dài B-(aaD-) + bb(aaD-) = 0,09 ≠ 0,1875

→ loại

Giả sử : Aa (Bb + Dd)

F2 : xám dài A-(B-D-) = 0,495

→ (B-D-) = 0,495 : 0,75 = 0,66

→ bbdd = 0,66 – 0,5 = 0,16

B-dd = bbD- = 0,25 – 0,16 = 0,09

Trắng dài aa(bbD-) + aa(B-D-) = 0,25 x (0,09 + 0,66) = 0,1875

→ nhận TH này

Có bbdd = 0,16 → F1 cho giao tử bd = 0,16 0, 4 0, 25 

→ bd là giao tử mang gen liên kết

→ cơ thể có kiểu gen BD

Aa bd : với tần số hoán vị gen f = 20%

Câu 29: Đáp án A

Pt/c: đỏ, nguyên x trắng, xẻ => F1: 100% đỏ, nguyên => đỏ nguyên là tính trạng trội A: đỏ >> a : trắng

B: nguyên >> b: xẻ P: X XAB ABX Yab

A a A

1 B b B

F : X X ; X Y F1 x F1 :

Giả sử ở cơ thể cái xảy ra hoán vị gen giữa gen A và a, đặt f 2n n 0, 25

=> tỉ lệ giao tử cơ thể cái F1: XAB Xab 0,5 n; X Ab XaBn Tỉ lệ giao tử cơ thể đực: XAB  Y 0,5

F2: tỉ lệ ruồi có kiểu hình trắng nguyên: X Y 0,5naB

Tỉ lệ ruồi có kiểu hình đỏ, nguyên: X XAB

ABXabXAbxaB

X Y 0,5 1 0,5 0,5 nAB   

Do chỉ có 1 số hợp tử mắt trắng, cánh xẻ (aabb) bị chết số ruồi trắng nguyên và đỏ nguyên không thay đổi

Có tỉ lệ số lượng kiểu hình đỏ nguyên : trắng nguyên = 282 : 18 = 47 : 3

(17)

0,75 0,5n 47 25

0,75 n n 0,09

0,5n 3 3

      

f 0,18

 

Câu 30: Đáp án A Xét từng cặp gen:

+ Aa x Aa 0, 25AA : 0,5Aa : 0, 25aa BD BD

P : bd  bd F1: đặt bbdd = m

B D 0,5 m B dd 0, 25 m bbD 0, 25 m

          

P: ♀GH

gh ♂ Gh gH

Do ở ruồi giấm, giới đực không xảy ra hoán vị gen

=> Chỉ cho giao tử: Gh gH 0,5 

=> F1: 0,25G-hh : 0,5G-H- : 0,25ggH-

Có F1: Tỉ lệ cơ thể mang 4 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội là 1,875%

aabbdd G gg aa bbhh ggH 1,875%

    

0, 25 m 0, 25 0, 25 m 0, 25 1,875%

      

m 15% 0,15

  

=> Vậy có: B D  0,65 B dd 0,1  bbD 0,1 F1: tỉ lệ mang 3 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn là:

     

G H   A bbdd aaB dd aabbD      G hh ggH    A B dd A bbD      aaB D 

     

0,5 0,75 0,15 0, 25 0,1 2 0, 25 0, 25 0,75 0,1 2 0, 25 0,65

            

0, 2375

Câu 31: Đáp án B

Chỉ có 1 phát biểu đúng là (4) Đáp án B

Phép lai 1: dài x ngắn → F1: 1 dài: 1 ngắn → F1: Aa x aa.

→ phát biểu (2) sai

Phép lai 2:dài, trắng (A-B-) x ngắn, vàng (aabb) → F1 có 4 loại kiểu hình, tỉ lệ KH ngắn vàng (aabb) = 0,18 khác 0,25 → xảy ra hoán vị gen

→ 2 gen nằm trên cùng một NST, có xảy ra hoán vị gen

(18)

→ phát biểu (1) sai

Có (lông ngắn, mỡ trắng):aB

ab 0,18 → aB = 0,18

→ aB = Ab = 0,18 ( nhóm gen hoán vi);

AB = ab = 0,32 (nhóm gen liên kết)

→ cá thể phép lai 2 có kiểu gen:AB

ab , tần số hoán vị f = 2 x 0,18 = 0,36.

→ phát biểu (3) sai, phát biểu (4) đúng Câu 32: Đáp án D

Xét từng cặp gen:

Aa x Aa → 3 loại hợp tử: AA, Aa, aa.

DE De

dE de →4 loại hợp tử.

Bb x Bb → 4 loại hợp tử: BBb, Bbb, B0, b0.

Hợp tử mang thể ba sẽ có BBb hoặc Bbb → có: 3 x 4 x 2 = 24.

Câu 33: Đáp án B

Quần thể tự thụ phấn; liên kết gen hoàn toàn.

P : Ab Ab aB

0,3 : 0,3 : 0, 4

ab aB ab

0,3 Ab/ab tự thụ → F1 : 0,3 x (1 Ab/Ab : 2Ab/ab : 1 ab/ab) 0,3 Ab/aB tự thụ → F1 : 0,3 x (1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1 aB/aB) 0,4 aB/ab tự thụ → F1 : 0,4 x (1aB/aB : 2aB/ab : 1 ab/ab) Vậy F1 :

aaB- = aB/aB + aB/ab = 0,3 x ¼ + 0,4 x ¼ + 0,4 x 2/4 = 0,375 aabb = 0,3 x ¼ + 0,4 x ¼ = 0,175

Do kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản nhưng vẫn sống sót

→ không bị CLTN loại bỏ

→ tỉ lệ hoa trắng, thân cao sau 1 thế hệ là: 0,375 = 37,5%

Câu 34: Đáp án A

Cấu trúc của quần thể: (C + cB+ c)2= (CC+2C cB+ 2Cc ) : (cBcB + 2 cBc ) : cc

Tỉ lệ kiểu hình: 0,75C- (cánh đen) : 0,24cB- (cánh xám): 0,01cc(cánh trắng).

Câu 35: Đáp án A

Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12cM

(19)

→ A bình thường >> a mù màu đỏ - lục B bình thường >> b bị máu khó đông Tần số hoán vị gen theo lý thuyết: f = 12%

Ở người nữ II1 :

+Xét bệnh mù màu đỏ - lục

Người nữ II1 có kiểu hình bình thường ( XAX- ) có bố bị mù màu đỏ lục (XaY)

→ người II1 nhận alen Xa từ bố + Xét bệnh máu khó đông

Người nữ II1 bình thường, có bố bị máu khó đông

→ người nữ II1 nhận alen Xb từ bố Vậy người nữ II1 nhận giao tửX từ bốab

→ người nữ II1 có kiểu gen là : X X AB ab

Người nam II2 : không bị mù màu, bị máu khó đông

→ người nam II2 có KG là : X Y Ab

Cặp vợ chồng II1 x II2 :X XAB abX YAb , tần số hoán vị gen f = 12%

Người vợ II1 cho giao tử : XAB Xab 0, 44; XAb XaB 0,06 Người chồng II2 cho giao tử : XAb  Y 0,5

Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh một người con trai bình thường (X Y ) là:AB 0,44 x 0,5 = 0,22 = 22%

Người III1 là con trai, bị máu khó đông và bị mù màu

→ có kiểu gen là X Yab Câu 36: Đáp án D

Những ý đúng với yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : (1) (2) Chọn lọc tự nhiên là có hướng

(3) sai do chỉ có chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự thích nghi.

(4) sai do chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể Câu 37: Đáp án C

Sự giống nhau của các cơ quan tương tự không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen, các cơ quan tương tự thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc.

Cơ quan thoái hóa, cơ quan tương đồng có nguồn gốc từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên → giống kiểu gen.

Câu 38: Đáp án B

(20)

Câu đúng nhất là: Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

Đáp án B.

A chỉ nhắc đến vai trò biến dị tổ hợp, bỏ qua vai trò đột biến gen C chỉ nhắc đến vai trò đột biến gen, bỏ qua vai trò biến dị tổ hợp

D đề cặp đến thường biến – không di truyền được, không có nhiều ý nghĩa về mặt tiến hóa Câu 39: Đáp án D

Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.

Câu 40: Đáp án C

Phát biểu đúng là: Nuôi cấy hạt phấn tạo ra giống có sự đa dạng về kiểu gen từ một giống ban đầu

Đáp án C.

A sai do cừu Doly có kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào.

B sai do người ta dùng vi phẫu hoặc dùng enzym để loại bỏ thành xenlulose của tế bào tạo tế bào trần.

D sai do nhân bản vô tính tạo ra giống mới có kiểu gen và kiểu hình tương tự như ban đầu, dúng để nhân nhanh giống, bảo tồn động vật quý hiếm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu..

+Trong trường hợp cá thể lông vàng có khả năng sinh sản thấp, các cá thể khác bình thường chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần

Câu 22: Ở một loài thú, gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định

hợp tử ban đầu bị đột biến dẫn đến không phân ly các cặp NST trong nguyên phân Câu 6: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu

Câu 39: (Bài này không nói rõ là tỉ lệ sinh sản, tử vong như thế nào; kích thước quần thể là bao nhiêu thì không thể có cơ sở để giải. Mặt khác, tỉ lệ nhập cư

Cắt, nối ADN của tế bào cho plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp Câu 35: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân chỉ

Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn

Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B : quả tròn, b quả bầu dục, các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, liên kết chặt