• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 7/4/2021 Tiết: 44 Ngày giảng: 12/4

BÀI 50:

MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được một số đặc điểm chung của nước ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước.

- Biết được tính chất, vai trò các yếu tố vật lý, hóa học của nước.

- Hiểu được sự phát triển của một số loài sinh vật phù du, sinh vật đáy làm nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm và một số vi sinh vật gây bệnh cho cá.

- Biết được các biện pháp cải tạo nước ao nhằm đảm bảo mặt nước có được đặc điểm chung và đặc điểm lý, hóa, sinh phù hợp yêu cầu nuôi tôm, cá.

- Biết được biện pháp cải tạo đáy ao để tăng nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, cá nuôi, đồng thời đảm bảo tính chất lí, hóa của nước phù hợp đối tượng nuôi.

2. Về kỹ năng:

- Xác định được độ trong, độ pH, nhiệt độ của nước nuôi thủy sản.

3. Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng để cải tạo nguồn nước ao nuôi cá ở gia đình.

- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước nuôi thủy sản không bị ô nhiễm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?

Trả lời:

+ Cung cấp thực phẩm cho xã hội.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm.

+ Làm sạch môi trường nước.

3. Giảng bài mới:

(2)

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Nước là môi trường sống của cá và các loài thủy sản, không có nước hoặc nước bị ô nhiễm thì các loài thủy sản sẽ không thể sống được. Để biết và hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính chất của nước nuôi thủy sản. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản ( 15 – 17 phút) - Mục tiêu : Biết được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ…

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm.…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục II/SGK/Tr 133:

- Nước nuôi thủy sản có đặc điểm gì?

HS: Có 3 đặc điểm chính.

GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút:

+N1: Tại sao người ta lại dùng phân hữu cơ hay phân vô cơ làm thức ăn cho cá, tôm?

HS: Vì nước có khả năng hòa tan các chất đó nên sẽ cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho tôm, cá.

GV: Em có nhận xét gì về khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước ngọt và nước mặn?

HS: Nước ngọt có khả năng hòa tan nhiều hơn nước mặn.

+ N2: Chế độ nhiệt của nước có đặc điểm gì?

HS: Ổn định và điều hòa hơn không khí trên cạn.

GV: Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hòa như vậy có tác dụng gì?

HS: Giúp thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi.

+ N3: Em có nhận xét gì về thành phần oxy và cácbonic ở trong nước?

HS: Thành phần ôxy thấp, cacbonic cao.

GV: Ôxy trong nước do đâu mà có?

HS: Do ôxy trong không khí hòa tan vào.

GV: Có các biện pháp nào để nâng cao thành phần ôxy trong ao?

HS: Thay nước, vét ao, sục bùn, vệ sinh

I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:

- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước.

- Thành phần oxy thấp và cacbonic cao.

(3)

ao thường xuyên.

GV: Hết thời gian thảo luận, giáo viên mời các nhóm trình bày, mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung -> Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của nước nuôi thủy sản ( 5 – 7 phút) - Mục tiêu : Biết được tính chất của nước nuôi thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục II/SGK/Tr133:

- Nước nuôi thủy sản có mấy tính chất chính ?

HS: Có 3 tính chất chính: Tính chất lý học, hóa học và sinh học.

GV: Tính chất lý học gồm có những tính chất gì?

HS: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.

GV: YCHS quan sát H76: Theo em, nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào?

HS: Ánh sáng mặt trời.

GV: Em hãy phân biệt nước béo, nước gầy và nước bệnh?

HS: Dựa vào quan sát màu sắc: Màu nõn chuối hoặc vàng lục; màu tro đục, xanh đồng; màu đen, mùi thối.

GV: Tính chất hóa học gồm những tính chất nào?

HS: Gồm các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.

GV: Tính chất sinh học có đặc điểm điểm gì?

HS: Gồm các sinh vật sống ở trong nước.

GV: Nhận xét, bổ sung.

II. Tính chất của nước nuôi thủy sản:

1. Tính chất lý học:

- Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.

2. Tính chất hóa học:

- Gồm các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.

3. Tính chất sinh học:

- Có nhiều sinh vật sống trong nước.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp cải tạo nước và đáy ao (10 – 15 phút) - Mục tiêu : Biết được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

(4)

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV:

Câu hỏi dành cho HSKT

Vì sao phải cải tạo nước và đất đáy ao?

HS: Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm và cá.

GV: YCHS quan sát tranh và hỏi:

Muốn cải tạo nước ao ta sử dụng những biện pháp nào?

HS:

- Cắt bỏ những thực vật thủy sinh lúc cây còn non để hạn chế sự phát triển hoặc diệt bỏ.

- Đối với bọ gạo dùng dầu hỏa hoặc dùng thuốc thảo mộc để diệt đều có hiệu quả.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Để cải tạo đất ở đáy ao ta phải làm thế nào?

HS: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để cải tạo nước và đất đáy ao?

HS: Liên hệ, trả lời.

III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao:

1. Cải tạo nước ao:

- Cắt bỏ những thực vật thủy sinh lúc cây còn non để hạn chế sự phát triển hoặc diệt bỏ.

- Đối với bọ gạo dùng dầu hỏa hoặc dùng thuốc thảo mộc để diệt đều có hiệu quả.

2. Cải tạo đất đáy ao:

- Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ /SGK/Tr137 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.. - Nhận biết: Động vật nguyên sinh,hẹ thần kinh giun

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát các đối tượng sinh học, phân loại, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận.. - Năng lực thực hiện trong phòng

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim