• Không có kết quả nào được tìm thấy

An toàn lao động

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "An toàn lao động"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài giảng

môn:

An toàn lao động

Chương 1:

Những vấn đề chung về bảo hộ lao động

I: Mở đầu

1 – Mục đích – ý nghĩa và tính chất của công tác BHL§:

a – Mục đích: Thông qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội. Nhằm hạn chế loại trừ những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong sản xuất. Tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, ngăn ngừa TNL§, bảo vệ sức khoẻ người lao động nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động

b – ý nghĩa: BHL§ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước ta, nó mang ý nghĩa về chính trị, xã héivµ kinh tế.

- Chính trị: BHL§ phản ánh một phần về bản chất của xã hội.

- Xã hội: BHL§ luôn củng cố , hoàn thiện quan hệ xã hội. Mặt khác nó mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình người lao động, cho nên nó mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.

- Kinh tế: Làm cho người lao động an tâm công tác, tăng năng suất lao động, đồng thời làm giảm các chi phí phục vụ hậu quả do tai nạn, ốm đau... xảy ra. Cho nên việc làm tốt công tác BHL§ là tạo điều kiện để sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2 – Tính chất của công tác BHL§:

a- Tính pháp luật: Thể hiện qua các chế độ, chính sách, luật lao động, các thông tư, chỉ thị, điều lệ, quy phạm, tiêu chuẩn...( Luật lao động 1995, quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 91...). Bắt buộc tất cả các tổ chức Nhà Nước ( chính trị , xã hội , kinh tế... )và mọi người tham gia lao động sản xuất phải thực hiện nghiêm chỉnh.

b- Tính quần chúng:

+ BHL§ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động sản xuất vì họ là những người trực tiếp vận hành và sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc và nguyên, nhiên vật liệu. Nên họ có thể phát hiện ra những thiếu sót trong công tác BHL§, họ có thể tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng quy trình, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động.

+ Nhưng dù các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về BHL§

có hoàn chỉnh đến đâu, nhưng những người có liên quan đến lao động sản xuất

(2)

chưa thấy rõ được lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác BHL§

còng không thể đạt được những kết quả như mong muốn.

c- Tính khoa học kỹ thuật:

Là tính chất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật. Muốn làm tốt công tác BHL§ để loại trừ tai nan lao động, trước hết phải hiểu được tính nguy hiểm trong công nghiệp như ở các thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu...Trình độ nghiệp vụ của công nhân, những biến đổi tâm sinh lý của con người trong quá trình lao động. Nh vậy nó đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải có những kiến thức nhất định của nhiều môn học.( Cơ, lý, hoá, công trình, kiến trúc, công nghệ vật liệu, tâm sinh lý, y học...).

3 - Đối tượng – Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

a- Đối tượng: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng là một bộ phận của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn về an toàn và vÔ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, nguyên nhân và các biện pháp đề phòng TNL§, BNN, các yếu tố độc hại, các sự cố xảy ra trong xây dựng, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

b - Nội dung: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng, thường nghiên cứu ở 4 vấn đề chính:

- Pháp luật BHL§: Bao gồm những văn bản pháp luật, những chính sách của Nhà nước về con người trong quá trình lao động sản xuất.

- Vệ sinh lao động: Nghiên cứu về môi trường sản xuất, những ảnh hưởng của nó và điều kiện lao động đến sức khoẻ con người, những biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Kỹ thuật an toàn trong xây dựng: Nghiên cứu những nguyên nhân gây chấn thương và TNL§ trong sản xuất xây dựng, những biện pháp về tổ chức và kỹ thuật để hạn chế và loại trừ những nguyên nhân gây chấn thương và TNL§

đó.

- Kỹ thuật phòng chống cháy nổ: Nghiên cứu những nguyên nhân gây cháy nổ trong sản xuất, những biện pháp về tổ chức và kỹ thuật để phòng cháy và chữa cháy một cách có hiệu quả.

c – Phương pháp nghiên cứu:

Xem xét những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trên quy trình công nghệ: máy móc thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, trình độ nghiệp vụ của công nhân...Đề ra những biện pháp phòng tránh những yếu tố nguy hiểm đó. Như vậy việc nghiên cứu môn kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng

(3)

là dựa vào các môn học công nghệ và tổ chức xây dựng, các môn kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, các môn vỊ cơ, lý, hoá...

II: công tác bảo hộ lao động ở việt nam

1 - Đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về công tác BHL§:

Được thể hiện ở các văn bản về BHL§ đã được Nhà Nước ban hành, nhằm không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

-Ngày 12/3/1947: Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 29 – SL ban hành bộ luật lao động đầu tiên ở nước ta, trong đó có điều 113,114,140 quy định về công tác bảo hộ lao động.

-Trong kháng chiến chống Pháp, Chính phí đã ban hành sắc lệnh 77- SL,trong đó có điều quy định về thời gian làm việc trong ngày, chế độ lương và phụ cấp, chế độ nghỉ phép năm...

-Trong kháng chiến chống Mĩ, chính phủ ra nghị định 181- CP (18/12/1964) ban hành điều lệ tạm thời về BHL§, đây là một văn bản tương đối hoàn chỉnh về công tác BHL§ ở nước ta.

-Tháng 9 năm 1991, chủ tịch hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh BHL§. Trong đó điều 32 quy định tất cả các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề phải đưa môn học BHL§ thành một môn học chính trong chương trình đào tạo.

-Ngày 23/4/1994 tại kỳ họp thứ V Quốc Hội Khoá IX, bộ luật lao động được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, trong đó có nhiều chương, nhiều điều về BHL§.

Bên cạnh những văn bản kể trên, còn có rất nhiều các thông tư, chỉ thị của chính phủ, bộ, Liên bộ về công tác BHL§ từ nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời đến nay.

2. Trách nhiệm của các nghµnh, các cấp và tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động:

a. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở:

Theo pháp lệnh BHL§, quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác BHL§ gồm những nội dung chủ yếu:

- Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn về BHL§. Giáo dục, tuyên chuyền, huấn luyện người lao động hiểu biết và chấp hành....

(4)

- Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, ®Èm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, thực hiện đầy đủ các yêu cầu BHL§ (phương tiện phòng hộ cá nhân, bồi dưỡng độc hại...)

- Ký thoả thuận với tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp về BHL§, kể cả kinh phí để hoàn thành.

- Thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khoẻ cho người lao động. Chịu trách nhiệm cho việc xảy ra TNL§ và BNN, giải quyết hậu quả gây ra, tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, khai báo về TNL§

và BNN.

- Tổ chức tự kiểm tra công tác BHL§, tôn trọng sự kiểm tra của cấp trên, của thanh tra và thanh tra nhà nước hoặc sự kiểm ta giám sát về BHL§ của công đoàn theo quy định của pháp luật.

b. Trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất:

- Trách nhiệm:

+ Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động chấp hành các quy trình làm việc an toàn: quản lý, sử dụng đúng các phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.

+ Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn, tự kiểm tra phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các nguy cơ gây TNL§.

+ Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn và vệ sinh lao động, các trường hợp tai nạn để xử lý kịp thời.

+ Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn và vệ sinh lao động, về việc chấp hành các quy định về BHL§ trong các buổi họp và kiểm điểm tình hình sản xuất.

- Quyền hạn:

+ Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn và bảo hộ lao động.

+ Từ chối nhận công việc hoặc ngừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên, báo cáo kịp thời để cấp trên xử lý.

c. Trách nhiệm của cơ quan quản lý:

Theo điều 33 của pháp lệnh BHL§, cấp địa phương, nghµnh có trách nhiệm trong công tác BHL§ như sau:

-Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về BHL§.

(5)

- Ban hành các chỉ thị hướng dẫn quy định về BHL§ cho ngành hoặc địa phương mình, song không được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà Nước: chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, biện pháp đầu tư, đào tạo, huấn luyện, sơ tổng kết về BHL§, tiến hành khen thưởng thành tích, xử lý vi phạm kû luật về BHL§ trong phạm vi nghµnh và địa phương mình.

- Điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về TNL§ và BNN, hướng dẫn các đơn vị và tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác BHL§ trong nghµnh và địa phương mình.

- Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho các cấp dưới để đảm bảo tốt việc quản lý chỉ đạo công tác BHL§ trong nghµnh và địa phương.

d. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn:

Điều 6 luật công đoàn: Điều 40, 41, 42 chương 8 của pháp lệnh BHL§;

Điều 95 của bộ luật lao động có quy định như sau:

- Thay mặt người lao động của cơ sở, ký thoả thuận với người sử dụng lao động về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về BHL§.

Yêu cầu người sử dụng lao động tạm ngừng làm việc ở những nơi có nguy cơ gây TNL§.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các luật, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn quy định về BHL§.

- Tổ chức phong chào quần chúng “ Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động”, quản lý và tổ chức chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn và vệ sinh cơ sở.

- Tham gia với các cơ quan nhà nước , các cấp chính quyền để xây dựng các văn bản pháp luật, chế dé chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHL§, ở cơ sở, công đoàn tham gia tích cực vào việc xây dựng kế hoạch BHL§.

- Cô đại diện tham gia vào các đoàn điều tra TNL§.

- Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kû luật về BHL§.

- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về BHL§.

3. Khai báo- Điều tra- Thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động:

a.Cơ sở pháp lý:

- Khai báo điều tra TNL§ được thực hiện theo thông tư liên tịch 03/TTLT ngày 26/3/1998 của Bộ lao động TBXH- Y tế- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

- Thống kê báo cáo định kỳ về TNL§ thực hiện theo thông tư 23 lao động TBXH- TT ngày 18/11/1996.

(6)

b. Khai báo về tai nạn lao động:

Khai báo TNL§ cần chú ý:

- Tính chất công việc: Làm những công việc gì, cụ thể ra sao...

- Địa điểm: Xảy ra trong doanh nghiệp hay đi làm nhiệm vụ hoặc trên đường đi đến nơi làm việc...

- Thời gian: Xảy ra khi đang làm việc, chuẩn bị làm việc hay giải lao,...

* Phân loại TNL§:

- Chết người.

- Tai nạn giao thông nặng.

- Tai nạn giao thông nhẹ: không thuộc 2 loại trên.

* Nguyên tắc khai báo TNL§:

- Tất cả các tai nạn chết người (trị cơ sở lực lượng vũ trang) đều phải khai báo bằng cách nhanh nhất ( điện thoại...) với thanh tra nhà nước về ATL§, liên đoàn lao động, cơ quan công an gần nhất, cơ quan quản lý cấp trên (Với cơ quan cấp trên)

- Tai nạn xảy ra ở địa phương nào, phải khai báo ở địa phương đó.

- Tai nạn xảy ra ở cơ sở nào thì ở cơ sở đó phải có trách nhiệm khai báo. (có thể người bị tai nạn không thuộc đơn vị sử dụng lao động quản lý)

c. Điều tra tai nạn lao động:

- Mục đích:

+ Xác định nguyên nhân gây ra tai nạn.

+ Quy trách nhiệm để xử lý và giáo dục.

+ Đề ra biện pháp ngăn ngừa tái diễn.

- Yêu cầu:

+ Phản ánh chính xác, đúng thực tế tai nạn.

+ Đúng thủ tục kiểm tra ( hồ sơ, trách nhiệm, chi phí ...) + Tìm ra các biện pháp xử lý.

- Nguyên tắc điều tra:

+ Tất cả các vụ TNL§ đều phải điều tra theo quy định.

+ Thanh tra nhà nước về ATL§ - VS L§, Liên đoàn động cấp tỉnh có nhiệm vụ điều tra gồm có:

*Người sử dụng lao động.

*Đại diện công đoàn cơ sở.

*Cán bộ ATL§ chuyên trách.

d. Trách nhiệm của người sử dụng:

(7)

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn lao động.

- Khai báo bằng cách nhanh nhất với cơ quan cấp trên.

- Giữ nguyên hiện trường (tai nạn chết người hoặc nặng)

- Cung cấp thông tin có liên quan đến vụ tai nạn, cung cấp thông tin cho đoàn điều tra.

- Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động nhẹ, TNL§ nặng theo quy định.

- Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do TNL§, chịu các khoản chi phí phục vụ điều tra TNL§.

- Gửi báo cáo, kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra với cơ quan tham gia điều tra TNL§.

- Lưu giữ hồ sơ ( chết người lưu 15 năm, TNL§ khác lưu cho đến khi người bị tai nạn nghỉ hưu).

III: Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

1. Một số khái niệm: (Thuật ngữ được luật pháp hoá theo TCVN: 3153- 79-685/ TC- Q§ ngày 27/ 12/ 1979)

a. Tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động sản xuất.

b.Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về ATL§.

c. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố và điều kiện lao động độc hại tạo ra trong sản xuất đối với người lao động.

d. An toàn lao động: Tình trạng lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.

e. Kỹ thuật an toàn: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.

g. Vệ sinh lao động: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật, vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.

(8)

h. Bảo hộ lao động: Hệ thống các văn bản về luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động cho người công nhân trong quá trình lao động sản xuất.

i. Điều kiện lao động: Là một tập hợp tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chóng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình lao động sản xuất.

→Đánh giá phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ, tác động qua lại của tất cả các yếu tố nói trên.

2. Phân tích điều kiện lao động:

a. Điều kiện lao động nói chung:

Từ định nghĩa (1.8) có thể thấy điều kiện lao động được đánh giá bởi một mặt là quá trình lao động, mặt khác là tình trạng vệ sinh của môi trường, trong đó quá trình lao động được thực hiện:

- Quá trình lao động: Là tập hợp một số động tác nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó. Khi thực hiện các động tác mà cơ thể con người có những căng thẳng nhất định về mặt thần kinh, cơ bắp, thể lực... Sự căng thẳng này tuỳ thuộc vào tính chất của công việc, mức độ di chuyển, tư thế làm việc, mức độ tập chung và các công cụ hỗ trợ ( Dụng cụ cầm tay, máy móc mà người lao động điều khiển....)

- Tình trạng vệ sinh môi trường: Các hoạt động của người lao động đặt trong một môi trường mà trong đó có các yếu tố:

+ Vi khí hậu: ( Nhiệt độ, gió, độ ẩm, bức xạ nhiệt...)

+ Nồng độ bôi độc hại: ( Bôi và chất độc từ vật liệu và sản phẩm...)

+ Tiếng ồn và rung động: ( Tiếng ồn của máy móc hoặc sự va đập giữa các máy móc, thiết bị và vật liệu, sản phẩm,...)

+ Tình trạng chiếu sáng: ( ánh sáng do thiết kế nhà xưởng, do thiết kế chiếu sáng nhân tạo...)

→Các yếu tố trên có thể xảy ra đồng thời hoặc dưới dạng tổ hợp, trong những điều kiện nhất định sẽ ảnh hưởng xấu đến người lao động có thể dẫn đến TNL§, BNN, hoặc làm giảm năng suất lao động.

VD: - Tiếng ồn có thể là nguyên nhân dẫn đến TNL§.

- Bôi dẫn đến bËnh nghỊ nghiệp, nhiễm bôi phổi.

- Chiếu sáng không tốt làm ảnh hưởng đến mắt, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động...

(9)

b. Điều kiện lao động của công nhân ngành xây dựng:

Căn cứ điều kiện lao đông nói chung thấy rằng công nhân xây dựng có nhiều đặc thù sau:

- Có nhiều công việc nặng nhọc nhưng chưa được cơ giới hoá, hoặc cơ giới hoá ở mức độ thấp ( bốc xếp vật tư, vật liệu vào nơi tập kết trên công trường...)

- Di chuyển trên địa hình phức tạp ( khi trên cao, khi dưới đường hầm...) tư thế làm của nhiều công việc là gò bó...)

- Các công việc chủ yếu làm ở ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết ( mùa hè, mùa đông, nắng, mưa, gió rét,...)

- Có nhiều công việc độc hại ( bôi- có thành phần silic chủ yếu trong phần lớn các vật liệu xây dựng)

- Công nhân xây dựng Việt Nam chưa được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống ( hiểu biết về công nghệ, về an toàn lao động thấp...)

3. Các nguyên nhân gây tai nạn lao động:

a. Tai nạn lao động nói chung:

Cho đến nay chưa có phương pháp phân loại nguyên nhân tai nạn lao động cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên người ta có thể phân thành các nhóm:

- Nguyên nhân kỹ thuật: có thể chia như sau:

+ Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc không hoàn chỉnh ( hư hỏng, thiếu thiết bị phòng ngừa...)

+ Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn ( trình tự tháo dỡ không đúng, sử dụng phương tiện chở v©tk liệu để chở người...)

+ Thao tác làm việc không đúng, vi phạm nguyên tắc an toàn (hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu, lấy tay làm cữ khi ca và cắt...)

- Nguyên nhân tổ chức:

+ Bố trí mặt bằng không gian sản xuất không lý ( chật hẹp, máy móc không đủ khoảng cách để thao tác...)

+ Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đúng yêu cầu ( người có bệnh tim làm việc trên cao, không được đào tạo lái xe mà vẫn được bố trí lai xe, thiếu huấn luyện an toàn lao động,...)

+ Thiếu kiểm tra, giám sát thâng xuyên, để phát hiện và sử lý kịp thời những vi phạm về an toàn lao động.

(10)

+ Thực hiện không nghiêm chỉnh chế độ BHL§ ( giờ nghỉ ngơi, phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ lao động nữ...)

- Nguyên nhân vệ sinh lao động:

+ Khí hậu, vi khi shËu không tiện nghi, phòng không thông thoáng.

+ Các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn ( bui, ồn, rung động,..) + áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường.

+ Không phù hợp tiêu chuẩn ( tư thế gò bó, công việc đơn điệu, buồn tẻ hoặc nhịp độ lao động quá khÈn chương, dụng cụ máy móc không phù hợp,...)

+ Thiếu hoặc chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân kém.

+ Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cá nhân (không có nước uống, không có chỗ tắm rửa,...)

- Nguyên nhân do chủ quan (do bản thân):

+ Tuổi tác, sức khoẻ, giới tính,tâm lý không phù hợp.

+ Trạng thái thần kinh bất ổn.

+ Vi phạm kû luật lao động ( nô đùa, uống rượu trong giờ làm việc, không chịu sử dụng phương tiện bao hộ lao động cá nhân...)

b. Tai nạn trong xây dựng cơ bản:

Trong xây dựng cơ bản có thể nhìn nhận về các nguyên nhân từ các yếu tố sau:

- Thiết kế công trình ( sơ đồ kết cấu, tổ hợp tải trọng, lựa chọn vật liệu,...) - Thiết kế biện pháp thi công ( thiết kế ván vuông, biện pháp đào đất...) - Tổ chức thi công ( mặt bằng thi công chồng chéo, thi công trên cao cùng một phương đứng không có tấm chắn...)

- Kỹ thuật thi công ( nghiệp vụ thấp không được học biện pháp an toàn lao động...)

4. Phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động:

a. Phương pháp thống kê:

*Nội dung của phương pháp: Dựa vào số liệu ghi tai nạn lao động và các biên bản tai nạn lao động, tiến hành phân nhóm các tai nạn theo những quy ước nhất định ( nghề nghiệp, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, đặc Ýnh chấn thương... ) xác định nhóm nào xảy ra tai nạn nhiều nhất. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập chung chỉ đạo, nghiên cứu biện pháp thích hợp để phòng ngừa.

* Điều kiện để thực hiện phương pháp này: là phải có đầy đủ các dữ liệu thống kê về ATL§.

b. Phương pháp địa hình:

* Nội dung phương pháp: Xem xét loại địa hình nơi thường xảy ra tai nạn, trên cơ sở nơi đó đánh dấu ( vẽ, chụp ảnh,...) một cách chính xác, kịp thời, để

(11)

phân tích nguyên nhân tai nạn và đưa ra dấu hiệu cảnh báo có tính trực quan nhằm ngăn ngừa tái diễn.

* Điều kiện của phương pháp: Phải đánh dấu ngay, đầy đủ và có hệ thống các trường hợp tai nạn.

c. Phương pháp chuyên khảo:

* Nội dung: gồm khảo sát toàn bộ tình hình sản xuất: Công nghệ, máy móc thiết bị, sản phẩm, nguyên vật liệu, trình độ nghiệp vụ và sự biến động về số lượng công nhân, tiến độ, mặt bằng sản xuất,... Phân tích, đánh giá ( để chỉ ra thời gian và địa điểm có thể xảy ra tai nạn nhiều nhất).

* Ưu điểm: cho phép xác định khá đầy đủ các nguyên nhân gây tai nạn để từ đó quyết định biện pháp loại trừ những tai nạn đó.

(12)

Chương 2:

Vệ sinh lao động

I: Những vấn đề chung về vệ sinh lao động 1. Khái niệm chung:

a. Khái niệm: Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong lao động sản xuất đối với sức khoẻ người lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, nhằm nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

b. Nội dung lao động của vệ sinh lao động:

- Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của môi trường mà trong đó các quá trình lao động được thực hiện.

- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hoá cơ thể.

- Tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

- Các biện pháp chống mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố nghỊ nghiệp.

- Quy định tiêu chuẩn, chế độ vệ sinh xí nghiệp, vệ sinh cá nhân, chế độ BHL§.

- Khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân làm việc ở các bộ phận khác nhau trong đơn vị.

- Quản lý, theo dõi tình hình sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Giám định sức khoẻ và khả năng lao động cho công nhân.

- Đôn đốc kiểm tra thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất.

2. Bệnh nghề nghiệp – Nguyên nhân và tác hại của chóng đến sức khoẻ con người :

a – Bệnh nghề nghiệp: là bệnh do phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố và điều kiện lao động độc hại tạo ra trong sản xuất đối với người lao động.

b – Các bệnh nghề nghiệp – nguyên nhân và tác hại của chúng đối với sức khoẻ con người:

*Từ tháng 2 năm 1997 Nhà nước ta công nhận 21 bệnh nghề nghiệp:

1. Bệnh bôi phổi silic: Là bệnh phổ biến trong xây dựng, liên quan đến các vật liệu có thành phần silic ( đá và luyện thép...)

2. Bệnh bôi phổi ami¨ng.

3. Bệnh bôi phổi bông.

(13)

4. Nhiễm độc chì và các chất chì.

5. Nhiễm độc bengen và đồng đẳng của bengen.

6. Nhiễm độc thủ ngân và hợp chất của thủ ngân.

7. Nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan.

8. Nhiễm độc trinitr«luen (TNT).

9. Nhiễm độc tia phóng xạ và tia X.

10. Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

11. Rung động nghề nghiệp.

12. Bệnh sạm da nghề nghiệp ( do tia hồng ngoại).

13. Loét da, loét v¾ch ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.

14. Lao nghề nghiệp.

15. Viêm gan do virut nghề nghiệp.

16. Bệnh do leptospira nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc ansen và các hợp chất ansen.

18. Nhiễm độc incotin nghề nghiệp.

19. Nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp.

20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.

Nhưng trong quá trình thi công và lao động sản xuất trên các công trường, xí nghiệp. Công nhân xây dùng nói chung có nhiều yếu tố bất lợi tác dụng lên cơ thể con người trong một thời gian ngắn, hoặc lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động.

*Các tác hại về bệnh nghề nghiệp đó trong xây dựng có thể phân thành 10 nhóm như sau:

1- Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh dẫn đến bị say nắng, say nóng, cảm lạnh, ngất. Vì công nhân thường phải làm việc ngoài trời, nên dễ bị nắng, nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông...

2- Sự chênh lệch áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển: dẫn đến bệnh sưng huyết.. Do làm việc trên vùng núi cao, làm việc ở hầm mỏ, lặn dưới nước sâu...

3- Tiếng ồn, những âm thanh quá lớn: Dẫn đến làm giảm thính giác, nếu lâu ngày có thể bị điếc. Do làm việc ở những nơi như: gia công gỗ, cơ khí trong xưởng, đóng cọc bằng búa lớn, nổ mìn..

4- Rung động tác dụng thường xuyên: dẫn đến đau xương, thấp khớp...

Do làm việc như: Đầm bê tông, rung động điện, dụng cụ nén khí...

(14)

5- Tác hại của bôi sản xuất ( bôi độc): dẫn đến huỷ hoại cơ quan hô hấp, bệnh bôi phổi, bệnh lao... Do làm việc ở những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.

6- Tác hại của chất độc: dẫn đến bị nhiễm độc cấp tính, mãn tính, phồng rộp da. Do tiếp xúc với các công việc chưng cất hoá chất, sơn, chất dung môi...

7- Tác hại của tia phóng xạ: Dẫn đến bệnh da cấp tính, mãn tính, bệnh lở loét, bệnh quang tuyến... Do khuyết tật trong các kết cấu kim loại, kiểm tra mối hàn bằng tia phóng xạ...

8- Tác hại thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn: Dẫn đến bệnh đau mắt, viêm mắt,... Do làm việc nh hàn điện, hàn hơi,..

9- Nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu sáng không đủ: Làm giảm thị lực, cận thị,... Do làm ở những nơi không đủ ánh sáng, không đủ độ rọi..

10- Làm việc căng thẳng của các bắp thịt, đứng ngồi lâu, tư thế gò bó:

Dẫn đến bị khuyÕch đại tĩnh mạch, đau thần kinh,... Do bốc dỡ vật nặng bằng thủ công, rèn rịa, cưa xẻ gỗ bằng thủ công...

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp:

a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cơ giới hoá, tự động hoá thiết bị máy móc.

- Sử dụng các phương tiện triệt tiêu, cách âm.. để làm giảm và triệt tiêu tiếng ồn, rung động trong sản xuất.

- Sử dụng các thiết bị kỹ thuật vệ sinh đặc biệt dưới dạng màn che không khí, hoặc nước, màn nước...

- Lựa chọn đúng đắn và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu chuyển không khí,...), tiện nghi khi thiết kế nhà xưởng.

b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:

- Sử dụng các thiết bị thông gió, hút thải hơi khí bôi độc để loại trị tác dụng có hại của các chất độc và nhiệt độ cao lên cơ thể người lao động.

- Tổ chức chiếu sáng nhân tạo, tự nhiên ở nơi làm việc, đảm bảo chiếu sáng theo tiêu chuẩn yêu cầu.

- Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ và đồng vị

c. Biện pháp phòng hộ cá nhân: Quần áo, mị, kính, mặt nạ.

Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân để bảo vệ các cơ quan thị giác, hô hấp, bề mặt da...

d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Bố trí giờ làm việc hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân và công việc

(15)

Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại.. Như rút ngắn thời gian công việc trong ngày, tổ chức các đợt nghỉ ngắn sau vài giờ làm việc...

e. Biện pháp ytÕ bảo vệ sức khoẻ:

- Khám tuyển và khám định kỳ sức khoẻ cho công nhân, để phát hiện kịp thời các bệnh có nguy cơ đến sức khoẻ con người và để bố trí hợp lý công việc cho công nhân.

- Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện, hồi phục lại khả năng lao động cho một số công nhân mắc TNL§, BNN và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị.

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc trong môi trường độc hại.

II: Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất 1. Khái niệm chung:

a. Định nghĩa:

Vi khí hậu là trạng thái không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: Nhiệt độ ( t- oC), độ ẩm ( vv - %), bức xạ nhiệt ( y- calo/ cm2. ph) và tốc độ chuyển động của không khí ( V- m/s). Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.

- Về mặt vệ sinh, khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật của công nhân.

- Theo tính chất toả nhiệt của quá trình sản xuất. Người ta chia ra làm ba loại vi khí hậu:

+Vi khí hậu tương đối ổn định: Nhiệt lượng toả ra khoảng 20Kcal/

m3.h (nhà máy cơ khí hoặc nhà máy dệt).

+Vi khí hậu tương đối nóng: Nhiệt lượng toả ra > 20 Kcal/m3.h (nhà máy đúc, luyện kim..).

+Vi khí hậu tương đối lạnh: Nhiệt lượng toả ra < 20 Kcal/m3.h ( nhà máy rượu, bia, nhà máy thủ sản đông lạnh..).

b. Các yếu tố vi khí hậu:

- Nhiệt độ: ( t- oC) là yếu tố quan trọng trong sản xuất, nó phụ thuộc vào quá trình sản xuất và bức xạ mặt trời. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt dưới hình thức truyền nhiệt của cơ thể.

Điều lệ vệ sinh quy định tối đa cho phép ở nơi làm việc về mùa hè là 30

oC và không vượt quá nhiệt độ này 5oC.

(16)

- Bức xạ nhiệt: ( y- Calo/cm2.ph) là những sóng điện từ, bao gồm những tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng thường. Điều lệ vệ sinh quy định cường độ bức xạ nhỏ hơn hoặc bằng 1 Calo/cm2.ph.

- Độ ẩm: (w -%) Về mặt vệ sinh, độ ẩm thường lấy là độ ẩm tương đối, tức là tỉ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.

+Độ ẩm làm ảnh hưởng đến khả năng bay hơi mồ hôi của cơ thể.

+ Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối ở nơi sản xuất khoảng 75 đến 85%.

* Vận tốc chuyển động của không khí: ( gió) ( V- m/s) ảnh hưởng đến khả năng thải nhiệt của cơ thể dưới hình thức đối lưu.

- Giới hạn trên của gió V nhỏ hơn hoặc bằng 3m/s, vì khi đạt đến 5m/s sẽ gây ra kích thích bất lợi cho cơ thể.

2. ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể con người:

a. Điều hoà thân nhiệt ở người:

Cơ thể người có nhiệt độ khoảng 37oC ( +- ) 0,5oC.Việc duy trì nhiệt độ này là nhờ vào 2 quá trình điều nhiệt :

- Điều nhiệt hoá học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự «xy hoá các chất dinh dưỡng.Biến đổi này thay đổi theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái làm việc.

- Điều nhiệt lý học: là quá trình biến đổi thải nhiệt thông qua các quá trình sau:

- Truyền nhiệt: Khi thân nhiệt lớn hơn nhiệt độ tiếp xúc và môi trường xung quanh .

- Đối lưu: khi nhiệt độ không khí thay thế nhỏ hơn nhiệt độ không khí thải ra từ cơ thể (khoảng 34oC )

- Bay hơi mồ hôi: Bay hơi trên bề mặt da – làm mát bề mặt da. Hình thức này mạnh khi nhiệt độ không khí >34oC

- Bức xạ nhiệt: Cơ thể người cũng có thể phát ra các tia bức xạ.

b.ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể người : - ảnh hưởng của vi khí hậu nóng :

Những biến đổi về sinh lý- biến đổi cảm giác nhiệt của da trán:

- 28 - 29oC cảm giác lạnh - 29 - 30oC cảm giác mát - 30 - 31oC cảm giác dể chịu - 31,5 - 32,5oC cảm giác nóng - 32,5 - 33,5oC cảm giác rất nóng - > 33,5oc cảm giác cực nóng

(17)

.Thõn nhiệt của một người khoẻ mạnh (bỡnh thường) là 37oC (+ -) 0,5oC.

.Thõn nhiệt ở 38,5oC được gọi là báođộng, sinh ra chứng say núng.

 Chuyển hoỏ nước: Cơ thể cú sự cõn bằng giữa lượng nước vào và lượng nước thải ra.

- Với người bỡnh thường lượng nước vào cơ thể khoảng 2,5 lớt đén 3 lớt/ 24h, lượng nước thải qua tiểu tiện khoảng 1,5lớt, đại tiện 0,2lớt, cũn lại qua mồ hụi và hơi thở.

a- Vi khớ hậu núng:

- Khi làm việc trong điều kiện núng bức, cơ thể bị mất nước qua mồ hụi từ 5 đến 7lớt/ca làm việc. Khi mất nước sẽ kốm theo mất một lượng muối ăn ( khoảng 20g), một số khoỏng: Na, K, Ca,... Một số sinh tố: C, B1, PP. Do mất nhiều nước, tư trọng mỏu tăng, độ nhớt giảm dần, dẫn đến tim phải làm việc nhiều. Do mất nước, dịch vị ở khoang miệng và dạ dày giảm dẫn đến cú cảm giỏc ăn khụng ngon, khả năng diệt trựng ở dạ dày giảm.

- Do bị mất nước làm chậm phản xạ thần kinh, dẫn đến gõy tai nạn.

Lượng nước qua thận giảm cú khi chỉ cũn 10% so với lỳc bỡnh thường, dẫn đến chức năng của thận bị giảm.

- Đặc biệt mất nước nhiều dẫn đến mất thăng bằng nước điện giải trong cơ thể, làm nạn nhõn choỏng vỏng, ngất, co giật, đau đớn toàn thõn.

*. Cấp cứu: Đối với trường hợp say núng và mất nước điện giải, dấu hiệu là thõn nhiệt tăng cú thể lờn đến 39 – 40oC, mạch nhanh, nhỏ, nhịp thở nhanh...

Cần đưa nạn nhõn ra nơi thoỏng mỏt, nới lỏng quần ỏo, cho uống nước cú cho thờm ớt muối và vitamin, chờm nước lạnh để làm giảm thõn nhiệt từ từ, xoa búp ngoài lồng ngực, bỏo cho y tế hoặc gọi cấp cứu 115

b- ảnh hưởng của vi khớ hậu lạnh:

- Lạnh làm cho cơ thể bị mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm, mức tiờu thụ ôxy tăng.

- Lạnh làm cho cơ võn, cơ trơn co lại, cú hiện tượng nổi da gà, cỏc mạch co thắt sinh cảm giỏc tờ cứng chõn tay, dẫn đến vận động khú khăn.

- Lạnh dễ xuất hiện cỏc bệnh viờn dõy thần kinh, viờm khớp, viờm phế quản, hen và một số bệnh khỏc do mỏu kộm lưu thụng.

- Lạnh làm ảnh hưởng đến cỏc phản xạ thần kinh dẫn đến gõy tai nạn lao động.

c- ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại:

* Bức xạ hồng ngoại: Trong cỏc nhà xưởng núng hoặc làm việc dưới ỏnh nắng mặt trời vào mựa hố tia hồng ngoại cú thể xuyờn qua hộp sọ, hun núng cỏc tổ

(18)

chức não, gây ra say nóng. Tia hồng ngoại còn có thể gây ra các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục nhãn mắt, các bệnh về da...

* Bức xạ tử ngoại: Xuất hiện nhiều ở ngọn lửa hàn, nó có thể làm báng da độ II, làm đau mắt...

* Tia la de: Có thể gây ra báng da, báng vâng mạc và một số bệnh khác.

3. Biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu:

a. Vi khí hậu nóng và bức xạ:

* Biện pháp kỹ thuật:

- Tự động hoá để công nhận hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.

- Với các lò nung cần phải sử dụng một lớp vật liệu cách nhiệt.

- Sắp xếp các nhà xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp sao cho sự thông gió tốt nhất.

- Thiết kế và bố trí hệ thống thông gió hợp lý cho các nhà xưởng, sử dụng các qôat công nghiệp, vòi tắm khí cục bộ cho những nơi quá nóng.

* Biện pháp tổ chức và phòng hộ cá nhân:

- Tổ chức lao động hợp lý về mặt ca kíp trên công trường (vào mùa hè, tránh ánh nắng từ 11h- 13h, cần nghỉ các đợt ngắn 10- 15’ sau 1-2h làm việc…) - Bố trí các phòng nghỉ đặc biệt ( tránh nắng) có nhiệt độ từ 27-30oC.

- Có chế độ uống nước hợp lý: khoảng 20ml/ 1 lần uống và nên cách nhau ít nhất là 20’. Trong nước chú ý bổ sung muối và vitamin, sinh tố...

- Trang bị các dụng cụ phòng hộ cá nhân như quần áo cách nhiệt từ bên ngoài - thoát nhiệt từ cơ thể, kính và mò để ngăn những tia bức xạ...

- Khám tuyển thường xuyên và định kì để phát hiện các bệnh do vi khí hậu nóng và lạnh gây ra.

b.Vi khí hậu lạnh :

Với ngành xây dựng cần lưu ý trang bị quần áo đủ Âm nhưng tiện lợi trong thao tác của công nhân , bảo vệ chân bằng giầy, ủng, găng tay Âm phù hợp với công việc và cố gắng giữ khô cơ thể, hết sức tránh gió lùa. Khẩu phần thức ăn cần tăng thêm dầu, mỡ . các thức ăn giàu năng lượng...

III. Phòng chống bôi trong sản xuất xây dựng 1. Khái niệm chung:

a.Định nghĩa: Bôi là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ, bé tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bôi bay, bôi lắng và hệ khí dung nhiều pha gồm: hơi, khói, mê. Khi những hạt bụi bay lơ lửng trong không khí gọi là aerozon, khi chóng đọng lại trên các bề mặt vật thể gọi là aerogen.

b. Phân loại và nguồn gốc phát sinh của bôi trong xây dựng:

(19)

* Phân loại: Có thể phân loại theo các cách sau:

- Theo nguồn gốc phát sinh: bôi vô cơ, bôi hữu cơ.

- Theo kích thước:

+> 10 Mm: rơi theo định luật Stoc thường tồn tại ở dạng sương mù, gọi là bụi mù.

+> 0,1 Mm: Chuyển động theo định luật Brao, chóng tồn tại ở dạng khói và có thể vào phổi hoàn toàn.

- Theo tác hại cơ thể phân ra:

. Bôi gây nhiều độc chung: Pb, Hg, Benzen.

. Bôi gây dị ứng, viêm mũi, hen, viêm hang: Bông, len, gai, tinh dầu, phân hoá học...

. Bôi gây sơ hoá phổi: Silic, Ami¨ng...

. Bôi gây nhiễm trùng: lông, xương, tóc...

 Nguồn gốc phát sinh của bôi trong xây dựng:

- Khi sản xuất vật liệu: Nghiền xi măng, nghiền đá, sản xuất gạch, vôi...

- Khi phá dỡ công trình cũ: Khoan đục bê tông, phá dỡ tường cũ...

- Khi vận chuyển vật liệu rời: Xi măng, vôi bột, cát...

- Khi phun sơn, phun cát làm sạch bề mặt tường nhà...

- Khi trộn các loại vữa...

- Khi cháy, bôi phát sinh dưới dạng sản phẩm cháy không hoàn toàn.

2. Tác hại của bôi:

a. Bệnh nhiễm bôi phổi: Khi ta thở có lông mũi và màng niên dịch của đường hô hấp nên phần lớn các hạt bụi có kích thước lớn bị ngăn lại ( 5 Mm) ở hốc mũi ( tới 90%). Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí vào tận phế nang, ở đây bôi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt ( khoảng 90% nữa), số còn lại đọng ở phổi gây ra một số bệnh bôi phổi.

- Silicose ( nhiễm bôi silic) : Thêng gặp rất nhiều ở công nhân ngành xây dùng trong các việc như : Sản xuất thép, gốm, sành, sứ, đánh bóng mài nhẵn làm sạch bằng cát, sản xuất vật liệu từ đá, gạch, ngãi... chiếm 40- 70% trong tổng số các bệnh phổi, mà không có khả năng phục hồi, người bệnh khó thở khi gắng sức và dễ biến chứng sang lao.

- Bệnh Aluminose ( bôi b«xit, đất sét), Athracosse ( bụi than), sider«se (bôi

«xit).

b. Các bệnh khác:

- Bệnh đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm mũi thể teo, viêm họng, viêm phế quản...

(20)

- Bệnh ngoài da: bôi gây kích thích trên da sinh môn nhọt, lở loét nh ( bôi vôi, thiếc, thuốc trị mối, mọt, bôi nhựa, than gây sưng tấy da...

- Chấn thương ở mắt: Bơi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh nhài quạt, mộng thị ( bôi axit, kiềm gây báng mắt và có thể dẫn đến mê).

- Bệnh ở đường tiêu hoá: bôi đường, đọng lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây rối loạn chức năng làm việc...

3. Các biện pháp phòng chống bôi:

a. Biện pháp kỹ thuật:

- Ngăn chặn bôi ngay từ nơi phát sinh, bằng cách tự động hoá, cách ly công nghệ với người điều khiển sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị máy móc, thay thế ( điều kiện có thể) vật liệu nhiều bôi bằng vật liệu ít bôi hơn.

- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi tự nhiên, nhân tạo, hút cục bộ trực tiếp ở nơi phát sinh nhiều bôi.

- Những nơi trực tiếp phát sinh nhiều bôi ( trạm trộn, trạm nghiền đá, xẻ đá,...) bố trí xa nơi làm việc đông và phải ở cuối hướng gió.

- Vận chuyển các vật liệu rời có nhiều bụi, phải được chứa trong thùng kín ( téc, đường ống...), tuỳ theo chiều dài đoạn đường.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:

- ở công trường cũng như nhà máy phải có đầy đủ các phòng ăn, phòng tắm, phòng thay quần áo,...

- Trang bị các quần áo chống bụi, khẩu trang, đặc biệt nơi có nhiều bụi nguy hiểm, phải trang bị bình thở, mặt nạ phòng ngạt.

- Khẩu phần thức ăn của người làm việc với bôi, cần tăng sinh tố C.

- Khám tuyển thường xuyên, định kỳ để phát hiện các trường hợp mắc bệnh do bôi.

IV. Phòng chống tiếng ồn trong xây dựng 1. Khái niệm chung:

a. Định nghĩa: Tiếng ồn nói chung, là những âm thanh gây cảm giác khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người.

b. Phân loại và nguồn gốc phát sinh:

- Tiếng ồn cơ học: Sinh ra do va đập của các vật rắn ( các máy móc dơ mòn, búa máy đóng cọc, khi đóng ghép, tháo ván khuôn...)

- Tiếng ồn khí động: sinh khi luồng khí chuyển động với vận tốc cao ( các máy nén khí bơm phun vữa, sơn, nén khí ép cọc...

(21)

- Tiếng ồn của các máy điện sinh ra do điện hoặc từ trường thay đổi ( các máy phát điện, các động cơ...)

- Tiếng ồn do nổ hoặc rung động( nổ mìn, các động cơ đốt trong...) 2. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể người:

- Đối với thính giác: Làm độ nhạy cảm của thính giác bị giảm, ngưỡng nghe tăng lên. Nếu mức ồn càng cao, thời gian càng kéo dài, độ nhạy cảm giảm rõ rệt, có thể dẫn đến nặng tai hoặc điếc ( tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào mỗi người).

- Tiếng ồn làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là thần kinh trung ương ( gây rối loạn hệ thống thần kinh và qua đó làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể con người).

- Gây rối loạn hệ thống tim mạch, làm cho chứng bệnh cao huyết áp tăng.

- Làm rối loạn chức năng làm việc của dạ dày, giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày.

- Do tiếng ồn làm tín hiệu liên lạc trong sản xuất không rõ ràng, dễ gây tai nạn và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người lao động.

3. Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn:

a. BiÖnph¸p về kỹ thuật:

- Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh: cải tiến phương pháp công nghệ ( thay tán đinh cơ khí bằng ép thủ lực, thay đóng cọc bằng ép cọc...)

- Cải tiến thiết bị máy móc ( các máy quá cũ có thể thay hoặc nếu sử dụng thì nên thay bộ phận chuyền động bằng dây cô roa).

- Bảo quản tốt thiết bị máy móc ( bôi dầu mỡ chống dơ mòn, rung, sóc...) - Thực hiện điều khiển từ xa ( tự động hóa), cách ly nguồn ồn với người sản

xuất.

- Đặt các thiết bị cách âm, hút âm trong xưởng có tiếng ồn lớn.

- Về mặt quy hoạch, phải bố trí tương hỗ giữa các nhà theo khoảng cách nhất định. Trong xưởng nên quy gọn các máy gây ồn vào một chỗ, hoặc đặt ở cuối hướng gió và đặt các thiết bị cách âm, hút âm.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:

- Bố trí những đợt nghỉ ngắn trong mỗi ca làm việc ( 5-10 phút nghỉ sau 1-2 giờ làm việc) trong các phòng nghỉ đặc biệt ( yên tĩnh và nhiệt độ phù hợp để tạo điều kiện cho bộ phận thính giác phục hồi, thần kinh ổn định.

- Sử dụng nút bịt tai, bao ốp tai ( có thể giảm mức độ ồn từ 100dB – 110dB xuống 80dB – 85dB).

- Khám tuyển định kỳ để phát hiện người mắc bệnh do tiếng ồn gây ra và bố trí công việc hợp lý.

(22)

V. Phòng chống rung động trong xây dựng 1. Khái niệm chung:

a. Định nghĩa: Rung động là sự dao động của các vật thể đàn hồi, sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian, hoặc sự thay đổi tính chất chu kỳ, hình dạng của chúng có ở trạng thái tĩnh. (Hầu như các máy móc trong sản xuất đều có đặc điểm này).

b. Nguồn gốc của rung động trong xây dựng:

- Trong xây dựng sản xuất sử dụng rất nhiều thiết bị máy móc có công suất lớn ( các « tô vận tải cỡ lớn, cần trục tự hành, máy khoan...). Về cơ bản, khi máy có công suất càng lớn, thì độ rung càng lớn, máy cũ mà độ dơ mòn lớn thì độ rung động và ồn càng nhiều.

- Có nhiều máy móc trong xây dựng được thiết kế để tạo ra các rung động có ích ( hiệu dụng) như các máy đầm, máy khoan đá và bê tông, máy đóng cọc dạng rung động.

2. Tác hại của rung động đối với cơ thể con người:

- Theo đường truyền dẫn vào cơ thể qua chân và tay, rung động tác động mạnh đến hệ thống khớp, có thể viêm bao khớp dẫn đến viêm khớp, biến dạng khớp.

- Tác hại cho hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch. Một số nghiên cứu cho rằng khi rung động nhẹ và ngắn hạn, sự rung động gây ảnh hưởng tốt cho cơ thể, làm tăng lực bắp thịt và làm giảm mệt mỏi. Khi câng độ rung động lớn, tác dụng lâu dài sẽ gây khó chịu cho cơ thể, làm thay đổi trong hoạt động của tim, rối loạn dinh dưỡng, thay đổi các chức năng của tuyến giáp trạng, rối loạn trong hoạt động của tuyến sinh dục.

- Rung động ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch vị dạ dày, làm ảnh hưởng đến tiêu hoá.

- Tác động đến hệ thống phân tích, làm thu hẹp trường nhìn, gây cảm giác loạn sắc.

* Khi nghiên cứu tác hại của rung động, người ta đặc biệt chú ý đến hiện tượng cộng hưởng sinh ra khi tần số rung động trùng với tần số dao động riêng của cơ thể dẫn đến một bệnh lý bền vững.

- Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép khi làm việc nơi có rung động Lv nhỏ hơn hoặc bằng 75dB.

3. Biện pháp phòng chống rung động:

a.Biện pháp kỹ thuật:

* Hạn chế các rung động từ nơi phát sinh:

(23)

- Cải tiến thiết bị máy móc.

- Bảo quản tốt thiết bị máy móc để tránh dơ mòn, gây rung động vô ích.

- Cải tiến phương pháp công nghệ ( ép cọc thay cho đóng cọc...)

- Sử dụng các đệm đàn hồi dưới móng máy ( gối tựa lò xo dưới máy, đệm cao su dưới máy...)

- Sử dụng đệm cát và đệm không khí ( đệm cát làm tắt dần rung động, quạt công suất lớn làm giảm rung động...)

* Tự động hoá điều khiển từ xa để cách ly người sản xuất với nguồn rung động.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:

- Tổ chức ca kíp hợp lý, cho nghỉ nhiều đợt ngắn trong mỗi ca làm việc. Sau giờ làm việc, sử dụng nước ấm từ 34- 36oC để ngâm tay ( chân), thời gian ngâm khoảng 30 phút.

- Khám tuyển định kỳ để phát hiện các trường hợp mắc bệnh do rung động gây ra, bố trí công việc hợp lý.

- Sử dụng đệm lót tay đàn hồi, dầy giảm chấn.

VI.Phòng chống nhiễm độc trong xây dùn 1 .Khái niệm chung:

a. Khái niệm: Chất độc là chất hóa học có tác dụng xấu lên cơ thể con người và gây ra sự phá huỷ các quá trình của sự sống bình thường.

b. Nguồn gốc và phân loại:

* Nguồn gốc: Nhiễm độc của công nhân xây dựng thường gặp khi làm công tác trang trí ( sơn bả matÝt...), Khi sản xuất một số loại vật liệu xây dựng sơn, dung môi..., khi thi công đất đá, khi làm việc với một số loại gỗ ( gỗ lim, gỗ sơn...)

* Phân loại:

- Các chất độc trong sản xuất xây dựng được phân làm hai nhóm chính:

. Các chất độc rắn: Chì, thạch tín và một số loại sơn.

. Các chất lỏng và khí: «xÝt, các bon, xăng, bengen, sunfuahy®r«, cồn, ªte, sunfuar¬, axetilen...

* Theo độc tố phân ra:

- Các chất độc phá huỷ lớp da và niêm mạc: HCL, H2S04, Cr03...

- Các chất độc phá huỷ cơ quan hô hấp: Si02, NH3, S02...

- Các chất tác dụng đến máu: C0 ( phản ứng với huyết sắc tố của máu làm mất khả năng chuyển «xi từ phổi vào tế bào).

- Các chất tác dụng lên hệ thống thần kinh: cồn, ªte, sunfuahy®r«...

c. Tác hại của nhiễm độc:

(24)

Các chất độc trong công nghiệp và xây dựng có thể gây tác dụng có hại lên cơ thể con người dưới dạng nhiễm độc hoặc tác dụng gây mê:

- Nhiễm độc có thể là cấp tính ( coi là chấn thương), thường xảy ra khi một lượng lớn chất độc xâm nhập vào cơ thể con người trong khoảng thời gian ngắn.

- Nhiễm độc có thể là mãn tính, khi lượng chất dộc xâm nhập vào cơ thể con người một cách từ từ, lâu dài với số lượng ít.

- Tính chất của chất độc phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoá học, trạng thái lý học, nồng độ và đường xâm nhập, trạng thái lao động và tình trạng sức khoẻ của cơ thể con người.

- Các chất độc trong sản xuất xây dựng xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua đường hô hấp ( đường thở), tiêu hoá và da. Trong đó qua đường thở là nguy hiểm nhất.

2. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng:

- Trong quá trình thi công, không để cho người lao động không phải trực tiếp xúc với hơi, khí độc toả ra trong không khí ở nơi làm việc, bằng cách cơ giới hoá ở mức độ cao, hoặc tự động hoá...( sử dụng các máy móc kín để pha chế sơn và các loại hoá chất...).

- Thay thế vật liệu độc bằng vật liệu ít hoặc không độc ( thay chì trắng bằng kẽm...).

- Sử dụng các thiết bị thông gió dưới hình thức trao đổi chung để thải chất độc ra khỏi phòng hoặc làm giảm nồng độ của chúng xuống dưới mức cho phép. Biện pháp hút thải cục bộ từ nơi sinh ra là cách hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện làm việc.

- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như:

mặt nạ phòng độc, bình thở, kính... để ngăn cách cơ quan hô hấp và mắt với tác dụng của các chất độc dạng hơi, khí và lỏng. Để phòng nhiễm độc ngoài da bằng cách dùng găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động ( khi thi công sơn, vôi, tiếp xúc với các dung dịch clo và AxÝt các loại.

(25)

Chương 3:

Kỹ thuật an toàn lao động

I. Những quy định chung về an toàn lao động 1. Tiêu chuẩn đối với người lao động:

Người lao động làm việc trên công trường phải đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

a. Đủ 18 tuổi trở lên.

b. Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ theo yêu cầu ngành nghề do cơ quan ytÕ cấp, hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất là 1 lần/năm. Những người làm việc trên cao, dưới nước sâu, trong hầm kín, ở những nơi có nhiệt độ cao, bôi, hơi khí độc hại, tiếng ồn và rung động lớn thì cứ 6 tháng phải kiểm tra sức khoẻ một lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, người có các bệnh nh: tim, huyết áp, thần kinh, tai điếc, mắt kém... Không được làm các việc nói trên.

c. Có giấy chứng nhận đã học và đã qua kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với nghµnh nghỊ, do giám đốc đơn vị ký nhận.

d. Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân, phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định.

e. Phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, kû luật và ATL§ của công trường đề ra.

2. Nội quy kû luật và ATL§ chung tên công trường xây dựng:

a. Không đi vào khu vực nguy hiểm, nơi có rào ngăn, chăng dây hoặc biển báo. Trường hợp cần làm việc trong khu vực nguy hiểm, phải thực hiện các biện pháp an toàn thích đáng.

b. Không được tự động điều khiển máy móc, thiết bị mà không được giao trách nhiệm.

c. Phải sử dụng đúng các phương tiện bảo hộ cá nhân đã được trang bị, phù hợp với công việc và điều kiện làm việc.

d. Không uống rượu bia trước và trong khi làm việc.

e. Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất cứ vật gì trong khu vực làm việc từ trên cao xuống.

(26)

f. Không được hút thuốc lá, dùng lửa trong khu vực cấm lửa.

g. Chỉ sử dụng dụng cụ, đồ nghề, máy móc thiết bị đúng chủng loại, tốt và không bị hư, hỏng.

h. Khi sử dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ, cất giữ bảo quản cẩn thận vào nơi quy định.

i. Khi phát hiện thấy có sự cố nguy cơ gây tai nạn, cháy nổ, phải báo ngay cho người trực tiếp phụ trách biết.

j. Khi bản thân hoặc biết có người bị tai nạn, cần khai báo ngay để có biện pháp sử lý ( không được giấu).

3. Những quy định về biện pháp ATL§:

a. ATL§ trong thiết bị kỹ thuật thi công:

Trong điều kiện phát triển của nghµnh xây dựng hiện nay. Khi các biện pháp thi công xây lắp không ngừng phát triển, cải tiến, hoàn chỉnh, thì những vấn đề ATL§ phải được nghiên cứu, để đề ra những biện pháp tối ưu trong thiết kế thi công, cũng như các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức hợp lý về mặt đề phòng TNL§ và BNN. Trong đó cần phải nghiên cứu các vấn đề sau:

- Biện pháp bảo đảm an toàn trong thi công: thi công công tác đất bằng thủ công, hoặc cơ giới ( khi đào sâu). Xây nhà cao tầng từ 6m trở lên, dựng dàn giáo, hệ thống giữ tạm, công tác bê tông, bê tông trên cao, bốc dỡ, vận chuyển cấu kiện...

- Biện pháp bảo đảm an toàn đi lại: Chú trọng các tuyến đường giao nhau, hệ thống đường dây cấp điện...

- Bố trí hợp lý các máy móc thiết bị: đảm bảo sử dụng, vận hành máy an toàn.

- Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường.

- Làm hệ thống chống sét trên công trường.

- Biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ: sẵn sàng đầy đủ dụng cụ...

b. ATL§ trong thiết kế mặt bằng thi công:

Trong quá trình thiết kế mặt bằng thi công, phải nghiên cứu trước các biện pháp an toàn sau:

- Thiết kế các phòng phục vụ, sinh hoạt cho người lao động ( nhà ăn, nhà tắm,...)

- Tổ chức đường vận chuyển và đi lại hợp lý.

- Thiết kế chiếu sáng nơi làm việc và trên các tuyến đường đi lại.

- Xác định và rào chắn các vùng nguy hiểm nh trạm biến thế, hầm hố, kho tàng...

(27)

- Thiết kế các biện pháp chống ồn ở những nơi có tiếng ồn lớn nh xưởng ca, trạm trộn...

- Trên mặt bằng phải rõ hướng gió, đường qua lại, nguồn nước, đường di chuyển cho xe chữa cháy, đường thoát hiểm khi có hoả hoạn xảy ra.

- Bố trí hợp lý kho bãi trên công trường: Kho phải bằng phẳng, thoát nước tốt, bố trí vật liệu trong kho phải đúng quy cách.

- Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và công trình cao, độc lập như ống khói, trụ đèn pha...

c. ATL§ trong tiến độ thi công:

Khi lập tiến độ thi công để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra cần phải có các biện pháp an toàn sau:

- Tiến hành trình tự thời gian thi công, điều kiện kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định của từng bộ phận, hoặc toàn bộ công trình trong bất kỳ trường hợp nào ( đào móng, xây tường, đổ mái,...)

- Xác định tuyến công tác hợp lý, sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất.

- Khi tổ chức thi công xen kẽ ( cùng một lúc, trong cùng một vùng mà tiến hành nhiều việc...). Không được bố trí công việc làm bên ngoài ở các tầng khác nhau, trên cùng một phương thẳng đứng, nếu không có sàn bảo vệ cố định hay tạm thời.

- Trong tiến độ nên tổ chức thi công theo dây chuyền, tránh chồng chéo gây trở ngại và tai nạn cho nhau.

II. kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng 1 – Những nguyên nhân gây tai nạn:

- Tiếp xúc, va chạm vào các bộ phận mang điện ( bộ phận dẫn điện bị hở, đường dây bị hở, các thiết bị điện bị hỏng chất cách điện, điện áp vượt quá giới hạn cho phép, đóng điện bất ngờ do không có biển báo, biển cấm...).

- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại, lúc bình thường không có điện, nhưng do bị hở, dò mát hoặc chất cách điện bị hỏng nên có điện.

- Do bị điện áp bước ( đi vào vùng có dòng điện rò ra đất...).

- Do bị phóng điện hồ quang.

- Do khi sửa chữa không cắt điện hoặc không sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân.

- Do không nắm vững về những nguyên tắc cấp cứu tai nạn điện.

- Do vi phạm nội quy an toàn khi sử dụng điện.

2 – Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện:

(28)

a- Biện pháp về tổ chức:

- Yêu cầu nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu rõ về thiết bị điện, sơ đồ và các bộ phận trên cơ thể người có thể bị nguy hiểm, biết ứng dụng quy phạm an toàn, biết cấp cứu tai nạn điện. Người làm việc chuyên môn về điện phải được đào tạo có tay nghề phù hợp với công việc.

- Khi sử dụng các thiết bị, đường dây trên công trường, cần phải cắt điện, phải khoá hộp cầu dao điện và ghi rõ có người làm việc trên hệ thống điện từ giờ...

đến giờ...

- Khi sửa chữa điện, các phần mang điện, phải có phiếu giao nhiệm vụ gồm 2 bản ( người phụ trách cầu giao 1 bản, người sửa chữa 1 bản).

- Khi sửa chữa hoặc làm việc với thiết bị đang có điện phải có ít nhất 2 người, 1 người theo dõi giúp đỡ không kiêm nghiệm việc khác và một người tiến hành công việc. Sửa chữa thiết bị đường dây vẫn mang điện, cần phải có đủ các dụng cụ phòng hộ và thiết bị an toàn ( giá cách điện, ủng, găng tay, kìm cách điện...) b. Biện pháp về kỹ thuật:

* Đề phòng tiếp xúc, va chạm vào các bộ phận mang điện:

- Các thiết bị đường dây phải đảm bảo dòng điện rò không lớn hơn 10mA, tức điện trở cách điện tối thiểu >1000 / V.

- Định kỳ kiểm tra chất cách điện ít nhất 1 lần/ năm, nếu trong môi trường có hơi, khí xâm thực thì phải 2 lần/ năm.

- Phải bao che ngăn cách bộ phận mang điện ( cầu giao, cầu chì, mô tơ,...), các dây trần phải ở độ cao tối thiểu 3,5m, khi có phương tiện qua lại, tối thiểu là 6m.

Nên sử dụng các loại dụng cụ cầm tay có điện áp an toàn 12V, 36V, 70V trong điều kiện môi trường sản xuất nguy hiểm.

* Bố trí thiết bị cắt điện bảo vệ, để cắt được nhanh chóng khi xuất hiện điện áp vượt quá giới hạn quy định.

* Đề phòng phóng điện hồ quang:

Khi làm việc hoặc đi lại gần đường dây điện trần cần phải tuân theo khoảng cách an toàn như sau:

Điện áp ( KV) 6-15 15- 35 35- 110 110- 300 Khoảng cách

( m)

2 3 4 6 * Cấp cứu tai nạn điện:

- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện bằng cách ngắn cầu dao, rút phích cắm, rút cầu trì, bật att«m¸t, dùng vật không dẫn điện để tách nạn nhân ( chú ý: cách điện tốt cho người cấp cứu).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết luận và kiến nghị giải pháp Từ lý thuyết hàm sản xuất bài viết đã hình thành mô hình hàm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đầu ra cho các doanh nghiệp

tên một số vật dụng trong số đó và cho biết công dụng của chúng...  Những công việc làm trong bếp thường phải sử dụng thiết bị, dụng cụ chuyên dụng dễ gây nguy hiểm.

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Do đó, hành vi động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ

Trong chương này, tác giả đã trình bày những khái niệm về động lực và tạo động lực của công nhân lao động, đưa ra các học thuyết liên quan đến động lực

Qua kết quả nghiên cứu mà tôi đã thực hiện ở trên, đánh giá của NLĐ đối với nhân tố này trong việc tác động đến công tác tạo động lực cho NLĐ tại công ty

Một công việc không như mong muốn hay một công việc như mong muốn, phù hợp với khả năng, trình độ của NLĐ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, hiệu

Dựa trên các kết quả nghiện cứu, ta có thể răng phần lớn người lao động đồng ý với chính sách tạo động lực của công ty, kết quả nghiệm cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ