• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHGD môn Địa lý 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHGD môn Địa lý 6"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC – MÔN ĐỊA LÝ

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH NĂM HỌC 2020 – 2021

(Theo Công văn số 3280/BGDĐT GDTrH ngày 27/08/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Thông tư 26/ 2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.)

LỚP 6 STT Tên bài/

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt Hướng dẫn thực

hiện 1 Bài mở

đầu

Bài mở đầu tích hợp vào phần khởi động Bài 1.

2 Bài 1:

Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.

1. Kiến thức:

- HS cần nắm được cấu trúc nội dung chương trình Địa lí 6.

- Học sinh biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.

- Trình bày được một số khái niệm kinh tuyến,vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

2. Kĩ năng:

-Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt trời trên hình vẽ.

- Xác định được các kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ và quả Địa Cầu.

3. Thái độ:

- Yêu thích khám phá khoa học tự nhiên, Trái Đất 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh, mô hình.

Tích hợp Bài mở đầu vào phần mở đầu (Phần khởi động)

3 Bài 2:

Bản đồ.

Cách vẽ bản đồ.

- Khái niệm bản đồ tích hợp vào Bài 3.

- Nội dung còn lại không dạy.

4 Bài 3:

Tỷ lệ bản đồ.

1. Kiến thức:

- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.

- Trình bày được tỉ lệ bản đồ là gì? Biết được ý nghĩa của 2 loại số tỷ lệ và thước tỷ lệ.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tính các khoảng cách dựa vào số tỷ lệ và thước tỷ lệ - Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định bản đồ.

Tích hợp nội dung khái niệm bản đồ (Bài 2) vào Bài 3.

(2)

3. Thái độ:

- Ý thức về tính chính xác trong khoa hoc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

5 Bài 4:

Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý.

1. Kiến thức:

- HS biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ.

- Hiểu thế nào là kinh - vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm.

2. kĩ năng:

- Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu.

3. Thái độ:

- Yêu thích nghiên cứu khoa học địa lí.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

6 Bài 5:

Ký hiệu bản đồ.

Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.

1. Kiến thức:

- HS hiểu kí hiệu bản đồ là gì? biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình.

- Rèn kĩ năng quan sát, đọc bản đồ.

3. Thái độ:

- Ý thức về tính chính xác trong khoa học 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.

7 Bài 6.

Thực hành.

Tập sử dụng địa bàn thước đo để vẽ sơ đồ lớp học.

Khuyến khích HS tự làm

(3)

Ôn tập Kiểm tra 1 tiết 8 Bài 7:

Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.

1. Kiến thức.

- Trình bày được sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ( hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động).

- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh trục.

2. Kĩ năng.

- Biết sử dụng quả Địa Cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.

- Sử dụng hình vẽ mô tả hướng tự quay của Trái Đất.

3. Thái độ:

- Biết yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh,mô hình.

9 Bài 8:

Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

1. Kiến thức.

- Trình bày được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo), thời gian chuyển động, tính chất chuyển động.

-Trình bày được các hệ quả của sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.

2. Kĩ năng.

- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại quá trình c/đ tịnh tiến của Trái Đất quanh quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.

3. Thái độ

- Biết yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh, mô hình.

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm.

10 Bài 9:

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

1. Kiến thức

- Biết được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Nắm được các khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, Nam.

2. Kĩ năng.

- Biết cách dùng quả Địa Cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

3. Thái độ

- Biết yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người 4. Định hướng phát triển năng lực:

(4)

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh, mô hình.

11 Bài 10:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất.

1. Kiến thức.

- Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của tõng lớp.

- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát và nhận xét về vị trí , độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ).

- Xác định 7 mảng kiến tạo lớn (Âu- Á, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Thái Bình Dương trên bản đồ hoặc quả Địa Cầu

3. Thái độ

- Biết yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

12 Bài 11:

Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất.

1. Kiến thức.

- Biết được sự phân bố lục địa và đại dương ở 2 bán cầu.

- Biết tên, xác định đúng vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên quả Địa Cầu hoặc bản đồ.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, xác định vị trí các châu lục và đại dương trên bản đồ và quả Địa Cầu.

3. Thái độ

- Biết yêu quý Trái Đất- môi trường sống của con người 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

Câu 3 không yêu cầu HS làm.

13 Bài 12:

Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt

1. Kiến thức.

- Nªu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma.

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hình ảnh để nhận biết kiến thức.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của con người 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh, mô hình.

(5)

Trái Đất.

14 Bài 13:

Địa hình bề mặt Trái Đất.

1. Kiến thức.

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; núi già, núi trẻ, địa hình cáctơ.

- Ý nghĩa địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng chỉ trên bản đồ thế giới những vùng núi già, núi trẻ nổi tiếng.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của con người.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

15 Bài 14:

Địa hình bề mặt Trái Đất.

(tiếp theo).

1. Kiến thức.

- Nắm được đặc điểm hình dạng, độ cao của 3 dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi.

- ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp 2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát mô hình - Rèn kĩ năng xác định, chỉ bản đồ.

3.Thái độ:

- GD ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của con người 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình.

Ôn tập Kiểm tra học kì I 16 Bài 15:

Các mỏ khoáng sản.

1. Kiến thức.

- Biết các khái niệm: Khoáng vật, đá, khoáng sản và mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh…

(6)

17 Bài 16:

Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỷ lệ lớn.

1. Kiến thức.

- HS biết được các khái niệm về các đường đồng mức.

- Có khả năng đo, tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.

- Tích hợp môn Toán để tính khoảng cách.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ có tỉ lệ lớn.

3. Thái độ

- Tìm tòi kiến thức, ham học hỏi …

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng lược đồ, bản đồ.

18 Bài 17:

Lớp vỏ khí.

1. Kiến thức.

- HS biết được thành phần của lớp vỏ khí, tỷ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí trong lớp vỏ khí. Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.

- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng

- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ độ ẩm của các khối khí : nóng, lạnh, lục địa và đại dương.

- Tích hợp môn Vật lí để hiểu thêm về tầng đối lưu.

2. Kĩ năng.

- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ biểu đồ tỷ lệ các thành phần của không khí.

3. Thái độ.

- Sự say mê hứng thú tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên - GD ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh…

(7)

19 Bài 18:

Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí .

-Mục 1. Thời tiết và khí hậu (tích hợp vào Bài 22).

-Mục 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí (tích hợp vào Bài 19).

-Mục 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (tích hợp vào Bài 19).

20 Chủ đề:

Nhiệt độ không khí - khí áp và gió trên Trái Đất.

1. Kiến thức.

- Biết được nhiệt độ của không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.

- Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

2. Kĩ năng.

- Dựa bảng số liệu tính nhiệt độ trung bình ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương.

- Nêu được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

3.Thái độ.

- GD ý thức bảo vệ môi trường.

- Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên xung quanh.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

- Tích hợp nội dung mục 2, mục 3 (Bài 18) với Bài 19 (Khí áp và gió trên Trái Đất) thành một chủ đề.

24 Bài 20:

Hơi nước trong không khí.

Mưa.

1. Kiến thức.

- Biết được vì sao không khí có độ ẩm, nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm

- Trình bày được quá trình tạo thành mây , mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất 2. Kĩ năng.

- Đọc được bản đồ lượng mưa.

- Tích cực tìm hiểu các sự vật hiện tượng trên Trái Đất 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức khám phá thiên nhiên 4. Định hướng các năng lực được hình thành:

(8)

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

25 Bài 21:

Thực hành:

Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

- Câu 1, 4 và 5 tích hợp vào Bài 22.

- Câu 2 và 3 không yêu cầu HS làm.

Ôn tập Kiểm tra 1 tiết 26 Chủ

đề:Thời tiết và khí hậu.

1. Kiến thức.

- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của 1 địa phương thể hiện trên biểu đồ.

- Trình bày được vị trí các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất.

2. Kĩ năng.

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt dộ, gió, mưa)trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh thành phố.

- Nhận biết được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ.

3. Thái độ.

- GD ý thức bảo vệ môi trường.

- Thái độ tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên xung quanh.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

Tích hợp mục 1 (Bài 18) và các câu 1, 4, 5 (Bài 21) với mục 2 (Bài 22- sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ) thành một chủ đề.

Mục 1 (Bài 22) - các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất (không dạy).

27 Bài 23:

Sông và hồ.

1. Kiến thức.

- HS hiểu được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng nước, chế độ mưa.

- Nắm được khái niệm hồ, biét nguyên nhân hình thành một số hồ và các loại hồ.

2. Kĩ năng.

(9)

- Rèn kĩ năng sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu.

3. Thái độ:

- HS yêu thích khám phá thiên nhiên.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

28 Chủ đề:

Biển và đại dương.

1. Kiến thức.

- HS biết được độ muối của biển và nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối.

- Biết các hình thức vận động của nước Biển và Đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.

- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển trên thế giới.

2. Kỹ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.

- Xác định vị trí, hướng chảy của dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.

- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính tự giác trong học tập

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh

Tích hợp Bài 24 (Biển và đại dương) vào Bài 25 (Thực hành:

Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương) thành một chủ đề.

29 Bài 26:

Đất. Các nhân tố hình thành đất.

1 Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất.

- Trình bày được một số nguyên nhân hình thành đất.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh ảnh mô tả phẫu diện đất: Vị trí, màu sắc, độ dày của các tầng đất.

3. Thái độ:

- Hiểu tầm quan trọng của độ phì niêu của đất và ý thức vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

30 Bài 27:

Lớp vỏ sinh vật.

Các nhân tố ảnh

1. Kiến thức:

- HS trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố tnực, động vật trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Phân tích được ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.

(10)

hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

3. Thái độ:

- Thấy được được ảnh hưởng tích cực tiêu cực của con người đến sự phân bố động vật, thực vật, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh.

Ôn tập Kiểm tra học kì II

Duyệt của BGH

Phó Hiệu trưởng (Đã ký) Lê Mạnh Hà

Tổ trưởng chuyên môn

(Đã ký) Cao Văn Hậu

Liên Châu, ngày 29 tháng 9 năm 2020 GVBM

(Đã ký) Văn Thị Xuyến

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào đặc điểm hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất, thông tin từ phía công ty Scavi Huế và thừa kế các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về thang đo

Theo như kết quả nghiên cứu thì nhân tố phong cách lãnh đạo là một trong ba nhân tố có ảnh cao nhất đến động lực làm việc của người lao động tại công ty, các tiêu chí

Học thuyết của Herzberg (1959) đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực và sự thỏa mãn của người lao động, có tác động tới việc thiết kế và thiết

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

Do đó, hành vi động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6: Trong giới tự nhiên, sinh vật sống trong những điều kiện khác nhau như trên cạn, dưới nước.. Từ đó tạo nên các môi trường sống đa dạng,

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên