• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ………. Tiết 10 Ngày giảng:……….

BÀI 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI I. Mục tiêu

1 Kiến thức

- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người.

- Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người.

2 Kĩ năng

- Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.

3 Thái độ

- Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

4. Dành cho HS khuyết tật:

- Nêu được biểu hiện của sống chan hòa.

II. Tài liệu và phương tiện

* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, tranh ảnh.

* Học sinh: SGV, vở, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III. Phương pháp

1. Phương pháp dạy học

- Quy nạp, thực hành, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở, động não, nêu vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học

- Chia nhóm, trình bày 1 phút,...

3. Tích hợp kĩ năng sống

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử chan hòa với mọi người.

- Kĩ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khác.

4. Tích hợp tư tưởng HCM

Tấm gương sống chan hòa với mọi người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

5. Định hướng năng lực

- Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung.

- Năng lực: tự học, tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra vở ghi, vở BT của HS (10HS).

3 Bài mới

* Giới thiệu bài: Mỗi cá nhân đều sống, phát triển trong mối quan hệ với những người xung quanh. Để các quan hệ đó trở nên lành mạnh, tốt đẹp mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng mình; sống gần gũi, chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ những người xung quanh. Đó chính là biểu hiện của lối sống chan hoà. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay - Bài 8:

Sống chan hoà với mọi người.

(2)

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

*HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc .

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc “Bác Hồ

với mọi người”

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

GV: gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.

HS: Đọc -> GV nhận xét.

? Tìm những chi tiết cho thấy Bác sống gần gũi, quan tâm đến mọi người?

HS: Bác tranh thủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở

mọi nơi; cùng ăn, cùng làm việc, vui chơi với mọi người; trò chuyện với cụ già trong giờ nghỉ trưa của Bác, ân cần hỏi thăm, mời cụ ăn trưa, chuẩn bị xe đưa cụ về nhà.

GV: Chiếu và giới thiệu thêm một số hình ảnh: Bác Hồ

cùng làm ruộng, tát nước, tập thể thao với nông dân, chiến sĩ…

? Qua những chi tiết trên em thấy Bác Hồ là người như thế nào?

HS: Bác là người sống gần gũi, quan tâm đến tất cả mọi người, sống vui vẻ, cởi mở, ân cần, chu đáo.

GV: Lối sống gần gũi mọi người, quan tâm đến mọi người...đáng để chúng ta học tập.

-> Biểu hiện của sống chan hòa.

1. Truyện đọc

“Bác Hồ với mọi người”

* Đọc

* Nhận xét

- Bác là người sống gần gũi, quan tâm đến tất cả mọi người, sống vui vẻ, cởi mở, ân cần, chu đáo.

-> Sống chan hòa với mọi người.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS hiểu được Thế nào là sống chan hoà

với mọi người? Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện lối sống chan hòa.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

? Qua tìm hiểu truyện đọc em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người?

HS: Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

GV lưu ý: Hoạt động chung phải là những hoạt động có ích. Còn những hoạt động không có ích, sai trái, phạm pháp thì không nên tiếp tay.

? Biểu hiện của sống vui vẻ, chan hoà với mọi người là gì?

- Trò chơi tiếp sức (5 ph): Hãy kể một số việc làm của em thể hiện em là người sống chan hoà:

2. Nội dung bài học

a. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?

- Sống chan hoà với mọi người là

sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

* Biểu hiện

(3)

- Dãy 1, 2: Trong gia đình.

- Dãy 3,4: Ở trường, nơi công cộng (ngoài xã hội).

HS: - Biểu hiện: Luôn gần gũi, quan tâm, không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người: có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người, sẵn sàng chia sẻ

niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống...

- HS liên hệ với bản thân chơi tiếp sức (lên bảng ghi), VD:

+ Chào hỏi, lễ phép với mọi người, kính trọng người lớn, yêu quý, nhường nhịn em nhỏ...

+ Sống vui vẻ, hoà nhã, giúp đỡ bạn, cùng học tập, lao động, tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp...

GV: Nhận xét.

? Trái với sống chan hoà là gì? Lối sống ấy dẫn đến hậu quả gì?

HS: sống tách biệt, khép kín, xa lánh mọi người: ngại tiếp xúc, không chia sẻ, không quan tâm đến ai,... ->

Tự ti về bản thân, không phát triển được khả năng giao tiếp, ít bè bạn, tạo nên lối sống thụ động...

? Thảo luận bàn: Vậy, với lối sống chan hoà em nhận được điều gì từ những người xung quanh?

Đối với xã hội, sống chan hoà có ý nghĩa gì? Lấy ví

dụ chứng minh.

HS: - Đối với bản thân: Được mọi người yêu quý, ngày càng có thêm nhiều bạn và khi gặp khó khăn thì mọi người sẵn sàng giúp đỡ...

- Đối với xã hội: xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

-> HS nhận xét, bổ sung.

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sống chan hòa với mọi người?

HS: Trả lời. VD: - Chị ngã, em nâng.

- Ai ơi chớ vội cười nhau/ Cười người hôm trước hôm sau người cười.

GV: Nhà thơ Tố Hữu từng viết trong thơ:

Con chim làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi

Hãy yêu đồng chí, yêu người anh em, Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chính chẳng nên mùa vàng.

Một người đâu phải dân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.

* Dành cho HS khuyết tật:

? Em đã sống chan hòa với mọi người chưa?

? Để sống chan hòa với mọi người, em thấy cần phải học tập, rèn luyện như thế nào?

HS: Trả lời.

GV: Trong cuộc sống chúng ta nên học tập, làm theo những điều hay lẽ phải, sống gần gũi, thân thiiện với

- Luôn gần gũi, quan tâm, không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người...

b. Ý nghĩa

- Sống chan hoà sẽ được mọi người giúp đỡ, yêu quý.

- Góp phần tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

c. Cách rèn luyện lối sống chan hòa

- Học tập, làm theo những điều hay lẽ phải, sống gần gũi, thân thiện với mọi người.

(4)

mọi người, tham gia tích cực vào những hoạt động chung... tránh lối sống thụ động, khép kín.

- Tham gia tích cực vào những hoạt động chung…

*) Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

GV: HS đọc bài tập a, b, HS xác định yêu cầu bài tập và đưa ra đáp án đúng.

HS: Đọc và suy nghĩ, trả lời:

a. Hành vi thể hiện sống chan hoà với mọi người: 1, 2, 3, 4, 7.

b. HS nêu tấm gương.

-> HS nhận xét -> GV nhận xét.

GV: Nên học tập, làm theo những điều hay lẽ phải, sống gần gũi, thân thiiện với mọi người, tham gia tích cực vào những hoạt động chung... mà Bác Hồ của chúng ta chính là tấm gương sáng về lối sống ấy, chúng ta hãy cùng học tập, noi gương…

3. Bài tập

Bài tập a (sgk/20)

Hành vi thể hiện sống chan hoà

với mọi người: 1, 2, 3, 4, 7.

Bài tập d Tấm gương sống chan hòa với mọi người.

4. Củng cố

? Thế nào là sống chan hòa với mọi người?

? Để sống chan hoà với mọi người, theo em phải học tập, rèn luyện như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới

* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học và hoàn thành bài tập trong vở bài tập.

* Chuẩn bị bài mới: “Lịch sự, tế nhị” (tìm những câu tục ngữ, ca dao thể hiện cách cư xử

lịch sự, tế nhị).

V. Rút kinh nghiệm

………...

...

………

………...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập Công thức tổng quát đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập - Hệ thống lại các kiến thức đó ôn tập và các dạng bài tập đó giải.. - Yêu cầu HS suy nghĩ 1’

Đánh giá sự vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh2. Các phép biến