• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 101

Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM (tiếp)

(Trích) - Thép Mới I. Mục tiêu

II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cây tre Việt Nam có những phẩm chất đáng quý nào?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 36’

- Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

+ Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, giao nhiệm vụ, thuyết trình - KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu, giao nhiệm vụ

- Gv y/c hs đọc phần tiếp theo của văn bản

? Để làm rõ cho nhận định “Cây tre là ng bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?

- Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, lũy tre bao bọc các xóm làng

- Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời ng nông dân Việt Nam dựng nhà dựng cửa, làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa

- Tre giúp ng nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất, tre như là cánh tay của ng noogn dân

- Tre gắn bó với con ng thuộc mọi lứa tuổi trong đời sống hằng ngày cũng như trong những sinh hoạt văn hóa (các em nhỏ choi chuyền với những que tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre…)

? Các dẫn chứng trên được sắp xếp theo trình tự nào?

I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Giới thiệu cây tre Việt Nam

3.2. Cây tre gắn bó với đời sống con người

- Trong đời sống sinh hoạt, lao động:

+ Cây tre ở khắp nơi, bao bọc các xóm làng .

+ Tre giúp người nông dân trong nhiều công việc .

+ Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi.

(2)

- Từ bao quát đến cụ thể và lần lượt theo từng lĩnh vực trong đời sống con người (lao động, sinh hoạt), cuối cùng khái quát lại sự gắn bó của cây tre với cả đời ng nông dân từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay

- Tóm lại, cây tre gắn bó với con ng từ thuở lọt lòng nằm trong nôi tre cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường tre

? Tre không chỉ gắn bó với con ng trong đời sống sinh hoạt mà tre còn gắn bó với con ng trong chiến đấu. Hãy chứng minh điều đó?

- Tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc mà gần gũi nhất vẫn là cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Tre là vũ khí tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc

? Từ những dẫn chứng trên, em thấy cây tre có vai trò như thế nào?

- Tác giả đã tổng kết vai trò lớn lao của cây tre bằng khái quát: “Tre, anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu”

? Từ hình ảnh cây tre trong quá khứ, tác giả có suy nghĩ gì về cây tre trong hiện tại và tương lai?

- Hiện tại: Tre không chỉ gắn bó với con ng về đời sống vật chất, lao động mà còn gắn bó với cuộc sống tinh thần; tre là phương tiện để con ng biểu lộ những rung động, cảm xúc bằng âm thanh, hình ảnh măng non trên phù hiệu ở đội viên thiếu niên Việt Nam

- Tương lai: Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng các giá trị văn hóa và lịch sử cây tre sẽ vẫn còn mãi trong đời sống của con ng Việt Nam, tre vẫn là ng bạn đồng hành thủy chung của dân tộc ta trên con đường phát triển. Bởi vì, với tất cả những giá trị và phảm chất của nó, cây tre đã thành tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

? Suy nghĩ của em về hình ảnh cây tre Việt Nam?

? Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và

- Trong chiến đấu: Tre, anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu

- Trong hiện tại: các nhạc cụ bằng tre là một nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc

- Trong tương lai: tre vẫn là người bạn đồng hành thủy chung với con ng

Cây tre Việt Nam sẽ luôn gắn bó với con người Việt Nam trong mọi thời đại.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung

(3)

những phẩm chất gì ? Vì sao nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

? Văn bản đã sử dụng những nghệ thuật gì nổi bật?

- Nghệ thuật nhân hóa cây tre - Sử dụng động từ, tính từ đặc sắc

- Điệp từ, ẩn dụ “cây tre – con ng Việt Nam”,

“măng mọc – thế hệ trẻ Việt Nam”

- Chi tiết, hình ảnh chọn lọc

4.2. Nghệ thuật

4.3. Ghi nhớ 4. Củng cố: 2’

- Trình bày những cảm nhận của em về vai trò của cây tre trong cuộc sống hàng ngày.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc phần ghi nhớ - Nắm nội dung bài học - Soạn: Lòng yêu nước - Đọc nội dung bài học + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:………...

(4)

Giảng:………. Tiết 102

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết cách nhận biết và phân biệt được câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép - Nhớ được đặc điểm ngữ pháp và chức năng của câu trần thuật đơn, câu trầ thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được câu trần thuật đơn và xác định được chức năng của nó trong các văn bản đã học

- Biết sử dụng câu trần thuật đơn khi nói và viết

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng câu trần thuật đơn khi nói và viết.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt.

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT công đoạn, KT 321.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: 12’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm câu trần thuật đơn và chức năng của nó

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học nhóm

- PP vấn đáp, giao nhiệm vụ, thuyết trình, thảo luận - KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

I. Câu trần thuật đơn là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(5)

giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu - Gọi hs đọc ngữ liệu

? Đoạn văn gồm mấy câu?

- Đoạn văn có 9 câu

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh + N1: từ tháng 1-4

+ N2: từ tháng 5-8 + N3: từ tháng 9-12

- Y/c các nhóm thảo luận nội dung theo bảng trong 5'

TT Câu Chức

năng

Kiểu câu

1 Nghe chưa hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.

2 Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

3 Hức!

4 Thông ngách sang nhà ta?

5 Dễ nghe nhỉ!

6 Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

7 Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

8 Đào tổ nông thì cho chết!

9 Tôi về, không một chút bận tâm.

- Các nhóm thảo luận, đại diện tình bày kết quả - Gv và hs nhận xét, chốt

? Hãy sắp xếp 4 câu trần thuật trên thành 2 loại: Câu có 1 cụm C-V và câu có 2 cụm C-V sóng đôi?

- Hs xếp, gv chốt

* GV kết luận: Câu có một cụm C-V dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể người ta gọi là câu trần thuật đơn.

? Thế nào lầ câu trần thuật đơn? Lấy ví dụ?

- Hs nhắc lại, lấy ví dụ về câu trần thuật đơn - Gv chiếu bài tập

+ Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời (hai chủ ngữ).

+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người (3 vị ngữ).

+ Mèo chạy làm đổ lọ hoa (có 2 cụm C – V nhưng chỉ có mọt cụm C – V làm nòng cốt).

? Hãy phân tích cấu tạo của các câu trên rồi rút ra nhận

- Câu có một cặp C-V: câu 1, 2, 9 -> câu trần thuật đơn

- Câu có hai cặp C-V: câu 6 ->

câu trần thuật ghép

Lưu ý:

+ Câu trần thuật đơn có thể có một hay nhiều chủ ngữ, một hoặc nhiều vị ngữ.

+ Những câu có từ hai cụm C- V trở lên, nhưng nếu chỉ có một

(6)

xét?

- Hs phân tích, gv nhận xét, chốt - Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs xác định được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp - KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời - Gv chiếu ngữ liệu

- Y/c hs đọc phần ngữ liệu

- Hãy xác định C-V trong 4 câu trên?

(a) Bà đỡ Trần// là người huyện Đông Triều.

(b) Truyền thuyết// là loại truyện dân gian....

(c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô //là một ngày trong trẻo và sáng sủa.

(d) Dế Mèn trêu chị Cốc// là dại.

? VN của câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

? Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau dây điền vào trước VN của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải?

? Nhận xét về cấu trúc phủ định?

- GV nhận xét lại: + Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ)

+ Thực chất của cấu trúc trên là: (Từ phủ định + động từ tình thái) + là + (danh từ hoặc cụm danh từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)

- Gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ Hoạt động 3: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được những đặc điểm cơ bản của câu trần thuật đơn không có từ là

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày, hỏi và trả lời - Gv chiếu ngữ liệu

- Gọi HS đọc

? Hãy xác định CN - VN trong hai câu:

a. Bức tranh này// đẹp lắm.

C V

cụm C-V làm nòng cốt vẫn được coi là câu trần thuật đơn.

2. Ghi nhớ - sgk (101)

II. Câu trần thuật đơn có từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- VN trong câu a,b,c: Từ "là" + cụm DT

- VN trong câu d: Từ "là" + tính từ

- Chọn từ ngữ phủ định:

a. Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều

b. ...không phải là loại truyện dân gian kể về...

c. ...chưa phải là một ngày trong trẻo sáng sủa.

d. ...không phải là dại.

- Nhận xét về cấu trúc phủ định: Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) hoặc tính từ

2. Ghi nhớ 2 - sgk (114)

III. Câu trần thuật đơn không có từ là

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Câu a: VN do cụm tính từ tạo thành.

(7)

b. Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.

C V

? VN ở hai câu này do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

? Chọn những từ ngừ thích hợp điền vào trước VN?

? Em hãy nhận xét về cấu trúc của câu phủ định

- Câu b: VN do cụm động từ tạo thành.

- Chọn từ:

+ Bức tranh này không (chưa, chẳng) đẹp lắm.

+ Chúng tôi không (chẳng chưa) tụ hội ở góc sân.

- Cấu trúc phủ định: Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm ĐT hoặc cụm TT.

2. Ghi nhớ 3- sgk (119) 4. Củng cố: 1’

- Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là? Cho VD.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc phần ghi nhớ - Nắm nội dung bài học

- Hoàn thiện bài tập phần luyện tập - Soạn: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:………...

(8)

Giảng:………. Tiết 103

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 BÀI KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân qua bài kiểm tra - Biết sửa chữa những lỗi cơ bản và rút kinh nghiệm cho bài sau.

2. Kĩ năng

- Biết phát hiện lỗi và sửa lỗi của mình, của bạn

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng nhận thức, kĩ năng phản hồi tích cực.

3. Thái độ

- Hs có ý thức tự sửa chữa lỗi 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Muốn làm tốt một bài văn tả người ta cần làm như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 35’

- Mục tiêu: hs xác định được yêu cầu của đề bài

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não - Gv chép đề lên bảng - Y/c hs đọc đề

? Đề y/c chúng ta làm gì?

- Tả một người tùy theo ý thích của mình

? Hãy lập dàn bài cho đề văn trên?

- Hs lập dàn bài theo nhóm bàn - Trình bày, gv chốt

I. Bài tập làm văn số 6 (văn tả người)

1. Đề bài (tiết 99)

2. Dàn bài a. Mở bài:

- Giới thiệu người định tả (người ấy là ai?,

(9)

- Gv nhận xét bài kiểm tra văn

Mối quan hệ với mình?) b. Thân bài: lần lượt miêu tả - Ngoại hình:

+ Hình dáng + Nước da + Khuôn mặt + Mái tóc

+ Đôi mắt, môi, má….

- Cử chỉ - Hành động - Lời nói…

c. Kết bài

- Nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó

3. Nhận xét - Ưu điểm:

+ Hầu hết các em nắm được yêu cầu của đề

+ Xác định được đối tượng định tả (đối tượng đa dạng: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, bạn, thầy cô…)

+ Biết cách làm một bài văn tả người + Biết sử dụng những hình ảnh so sánh, lời văn giàu cảm xúc

+ Biết kết hợp với tự sự - Hạn chế:

+ Nhiều bài viết nội dung còn sơ sài + Một số bài viết còn thiên về kể + Nhiều em viết sai chính tả nhiều + Nhiều em trình bày cẩu thả II. Bài kiểm tra văn

1. Ưu điểm

- Xác định được yêu cầu của đề - Nắm được nội dung bài học - Trình bày khoa học

2. Tồn tại

- Nhiều em chưa biết cách trình bày - Một số em nắm bài chưa chắc - Một số em viết sai chính tả nhiều - Một số em còn lười tư duy

- Một số em còn viết hoa tùy tiện III. Đọc bài hay

1. Nguyễn Đức Phát 2. Vũ Tiến Thành

(10)

4. Củng cố: 1’

- Nhận xét giờ trả bài 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn lại toàn bộ các văn bản đã học, phần tập làm văn tả người - Chuẩn bị phần Ôn tập văn miêu tả

+ Xem lại phần văn tả cảnh + Xem lại phần văn tả người V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 104

Đọc thêm văn bản: LÒNG YÊU NƯỚC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thiết của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách; lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút chính luận.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.

- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm - Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước.

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng nhận thức, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng phản hồi tích cực.

3. Thái độ

- Từ lòng yêu nước của người dân Xô Viết thấy được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, tự hào và vun đắp truyền thống đó.

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

(11)

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

Hãy nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre trong bài “ Cây tre Việt Nam” . Nêu ý nghĩa của bài “Cây tre Việt Nam”

3. Bài mới

Giới thiệu bài: I-li-a Ê-ren-bua là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô cũ trong thời kỳ gay go, quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc. Bài báo “ Thử lửa” ra đời để ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân Xô Viết. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP thuyết trình

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?

- Hs lên bảng trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà - Gv nhận xét, bổ sung, chốt

- Ê-ren-bua là nhà vă ưu tú, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô, sinh tại thành phố Ki-ep, trong một gia đình Do Thái, cha là viên chức. Ông từng học tại Trường trung học số 1 tại Mát-xcơ-va. Thời kí cách mạng 1905-1907, ông tham gia tổ chức bí mật của Đảng Bôn-sê-vích. 1908 bị bắt, bị chính quyền Nga hoàng kết án và buộc phải sang Pháp sống cuộc đời lưu vong…

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

- Hs trình bày

Hoạt động 2: 32’

- Mục tiêu: Hiểu được lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thiết của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách; lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả - 1891-1967

- Là nhà văn ưu tú, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô - Ông có nhiều đóng góp to lớn ho nền văn học Nga

- Ông được nhận nhiều giải thưởng: Giải thưởng quốc gia 1942, 1948; Giải thưởng Lênin 2. Tác phẩm

- Văn bản trích từ bài báo Thử lửa viết trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết chống lại phát xít Đức xâm lược (1941-1945) II. Đọc, hiểu văn bản

(12)

tranh bảo vệ Tổ quốc.

+ Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút chính luận.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP thuyết trình, đàm thoại

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ - Gv hướng dẫn hs cách đọc: Đọc giọng trữ tình vừa tha thiết, vừa sôi nổi chú ý các từ phiên âm địa danh . - Giáo viên đọc 1 lần – hs đọc.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó ở mục chú thích.

? Hãy tìm đại ý của bài văn?

- Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.

? Theo em, văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?

- Từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc” – ngọn nguồn của lòng yêu nước

- Còn lại: Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc

- Y/c hs đọc phần đầu

? Mở đầu tác giả nêu lên nhận định gì?

- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất .

? Sau khi đưa ra nhận định vè lòng yêu nước, tác giả nói dến điều gì?

- Tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công đan Xô Viết nhận ra vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của quê hương mình.

? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

- Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đếm tháng sáu sáng hồng

- Người xứ Ucrai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh

- Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt

- Người ở thành Lênin-grat nhớ dòng sông Nê-va, những tượng bằng đồng, phố phường

- Người Mát-xcơ-va nhớ như thấy lại những phố cũ, phố mới điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ…

? Từ đó, tác giả đa khái quát điều gì?

- Tác giả khái quát một quy luật, một chân lí: Dòng

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Bố cục - 2 phần

3. Phân tích

3.1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước

- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất .

.

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu

(13)

suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn-ga đi ra bể: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc .

? Lòng yêu nước được thể hiện cụ thể trong hoàn cảnh nào?

- Hoàn cảnh khó khăn của cuộc chiến tranh

? Em hiểu ý câu nói: “ mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” như thế nào ?

? Học sinh liên hệ hai cuộc kháng chiếhn chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta .

? Học sinh liên hệ lòng yêu nước trong cuộc sống hiện nay.

- Lòng yêu nước cần được biểu hiện bằng những nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, lập những thàn tích làm vẻ vang cho đất nước

? Em hãy khái quát nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản?

- Hs khái quát, gv nhận xét

miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc .

3.2. Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, mãnh liệt . Sức mạnh của lòng yêu nước đã giúp họ chiến thắng .

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật 4.3. Ghi nhớ 4. Củng cố: 1’

- Trình bày những cảm nhận về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc phần ghi nhớ - Nắm nội dung bài học - Soạn: Lao xao

+ Đọc nội dung bài học + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

- Chuẩn bị: văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ + Tìm hiểu thể loại của văn bản

+ Phân tích nội dung

+ Trả lời các câu hỏi phần đọc, hiểu V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài