• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

NS: 04/9/2020

NG: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 1. ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc viết số thập phân.

2. Kĩ năng: Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tấm bìa cắt vẽ hình như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Giới thiệu bài: 1p - Nêu mục đích yêu cầu.

B. Dạy bài mới: 37p

1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: 5’

- GV treo miếng bìa biểu diễn phân số 2

3

và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?

- GV yêu cầu HS giải thích.

- GV làm tương tự với các hình còn lại.

- GV viết lên bảng cả bốn phân số, yêu cầu HS đọc: 2 5 3 40; ; ;

3 10 4 100

2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự

- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.

- Đã tô 2

3 băng giấy.

- Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô mầu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu 2

3 băng giấy.

- 1 HS lên bảng đọc và viết PS thể hiện phần đã được tô màu:

2

3 đọc là hai phần ba.

- HS dưới lớp viết vào giấy nháp.

- HS đọc các phân số.

(2)

nhiên dưới dạng phân số: 7’

a) Viết thương 2 STN dưới dạng phân số:

- GV viết bảng:

1: 3; 4: 10; 9: 2

- Hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng PS?

- GV kết luận.

- 1

3có thể coi là thương của phép chia nào?

- Hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.

- Khi dùng PS để viết kết quả của phép chia một STN cho một STN khác 0 thì PS đó có dạng ntn?

b) Viết mỗi STN dưới dạng phân số.

- GV bảng: 5, 12, 2001

- Hãy viết mỗi STN trên thành phân số có mẫu số là 1?

- Nhận xét bài làm của HS.

- Khi muốn viết một STN thành PS có MS là 1 ta làm ntn?

- 1 có thể viết thành PS như thế nào?

- 0 có thể viết thành PS như thế nào?

3. Luyện tập: 26’

Bài 1. SGK. trang 4. Đọc các phân số: 6’

- 3 HS lên bảng viết:

1 4 9

1: 3 ; 4 :10 ;9 : 2

3 10 2

- HS nhận xét.

- Thương của phép chia 1:3.

- 1 HS đọc chú ý 1 trong sgk.

- PS đó có TS là SBC và MS là số chia của phép chia đó.

- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ra nháp

5 12 2007

5 ;12 ;2007

1 1 1

- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.

- 1 có thể viết thành PS có tử số và mẫu số bằng nhau.

- 0 có thể viết thành PS có tử số là 0 và mẫu số khác 0.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở.

- HS nêu kết quả:5

7: Năm phần bảy.

(3)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Củng cố cách đọc phân số.

Bài 2. SGK. trang 4. Viết các thương sau dưới dạng phân số: 6’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

3 : 5 = 3

5 75 : 100 = 75

100

- Củng cố cỏch viết thương dưới dạng PS Bài 3. SGK. trang 4. Viết các STN sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

32 = 32

1 ; 105 = 105

1 ; 1000 = 1000

1

- Củng cố cách viết STN dưới dạng PS.

Bài 4. SGK. trang 4. Viết số thích hợp vào ô trống: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 1 = 6

6 b) 0 = 0

5

4. Củng cố, dặn dò: 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

25

100: Hai mươi lăm phần một trăm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở.

- Nêu kết quả.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(4)

NS: 05/9/2020

NG: Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 2. ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.

2. Kĩ năng: Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.

3. Thấi độ: Giáo dục HS tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Viết các phép chia sau dưới dạng PS:

2 : 3 = ; 4 : 5 = - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 37p 1. Giới thiệu bài: 1p

2. Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 6’

Ví dụ 1 - GV bảng:

+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm 65 65............

+ Yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.

- Nhận xét bài làm của HS.

- Khi nhân cả tử số và mẫu số của một PS với một STN khác 0 ta được gì ?

Ví dụ 2

- GV viết bảng:

+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

2420 2420::............

+ Yêu cầu HS tìm số thích hợp để

- 2 HS lên bảng.

- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở nháp.

65 6544 2420 - Nhận xét bài làm của bạn.

- Ta được một số bằng phân số đã cho.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.

(5)

điền vào ô trống.

- GV nhận xét bài làm của HS.

- Khi chia cả tử số và mẫu số của một PS cho cùng một STN khác 0 ta được gì?

3. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số: 6’

a. Rút gọn phân số

- Thế nào là rút gọn phân số ? - GV viết bảng: 12090 và yêu cầu HS rút gọi phân số trên.

- Khi rút gọn PS ta phải chú ý điều gì?

* KL: Có nhiều cách để rút gọn PS nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà TS và MS đều chia hết cho số đó.

b) Qui đồng phân số

- Thế nào là quy đồng MS các PS ?

- GV viết bảng:

5 2

7

4 và yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai PS trên.

- GV nhận xét

- GV viết bảng: 53109 và yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai PS trên.

- Cách quy đồng mẫu số ở hai ví

2420 2420::44 65 - Nhận xét bài làm của bạn.

- Ta được một phân số bằng phân số đã cho.

- Rút gọi PS là tìm 1 PS bằng PS đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.

VD : 12090 12090::1010129 129::33 43 Hoặc 12090 12090::3030 43

- Ta phải rút gọn đến khi nào được PS tối giản.

- Là làm cho các PS đã cho có cùng MS nhưng vẫn bằng các PS ban đầu.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

MSC: 35

Ta có: 52 5277 1435 ; 74 7455 3520 - HS nhận xét.

- 1 HS nêu lai cách qui đồng MS các PS.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.

Vì 10 : 2 = 5. Ta chọn MSC là 10.

Ta có:

10 6 2 5

2 3 5

3

; giữ nguyên 109

- VD1, MSC là tích mẫu số của hai phân số;

VD 2, MSC chính là mẫu số của một trong

(6)

dụ trên có gì khác nhau?

* KL: Khi tìm MSC không nhất thiết phải tính tích của các MS, nên chọn MSC là số nhỏ nhất cùng chia hết cho MS.

4. Luyện tập: 20’

Bài 1. SGK. trang 6. Rút gọn các phân số: 7’

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

15 25= 3

5; 18

27= 2

3; 36

64= 9

16

- Củng cố cách rút gọn PS.

Bài 2. SGK. trang 4. Quy đồng mẫu số các phân số: 7’

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a) 16

2415

24 b) 3

127

12

c) 20

249

24

- Củng cố cách quy đồng phân số.

Bài 3. SGK – trang 4. Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây: 7’

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

2 5= 12

30 = 40

100 ; 4

7= 12

21= 20

35

- Củng cố PS bằng nhau.

5. Củng cố, dặn dò: 3p - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.

hai phân số.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm phiếu.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT) TIẾT 1: VIỆT NAM THÂN YÊU

I. MỤC TIÊU

(7)

1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

2. Kĩ năng: Làm BT chính tả phân biệt ng/ngh, g/gh, c/k và rút ra quy tắc chính tả viết với ng/ngh, g/gh, c/k.

3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.

*QTE: Quyền có GD về các giá trị (Truyền thống lao động cần cù đấu tranh anh dũng của dân tộc, quyền được học tập trong nhà trường)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Mở đầu: 1p

- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả.

B. Dạy bài mới: : 35p 1. Giới thiệu bài: 1p

- Tiết chính tả này, các em sẽ nghe cô đọc để viết bài thơ Việt Nam thân yêu và làm bài tập chính tả.

2. Hướng dẫn nghe - viết: 25’

a) Tìm hiểu nội dung bài thơ.

- GV đọc bài thơ

? Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?

? Qua bài thơ em thấy con người Việt Nam như thế nào?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- GV đọc cho HS viết các từ: mênh mông, dập dờn, Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn.

- Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào?

- Khi viết trình bày bài thơ như thế nào?

c) Viết chính tả.

- GV đọc cho HS viết.

- Lắng nghe.

- HS nghe.

- HS đọc thầm lại bài chính tả.

+ Hình ảnh: biển lúa mênh mông dập dờn cánh cò bay, dãy núi Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ.

+ Bài thơ cho thấy con người Việt Nam rất vất vả, chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước.

- HS nêu trước lớp.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.

- Khi trình bày, dòng 6 viết lùi vào 2 ô so với lề, dòng 8 chữ viết lùi 1 ô so với lề.

- Nghe đọc và viết bài.

(8)

d) Soát lỗi và chấm bài.

- Đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.

- Thu, nhận xét 5 bài viết của HS.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 10’

Bài 1. VBT – trang 2. Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau: 5’

- Nhận xét, kết luận về bài làm đúng.

- Gọi HS đọc bài văn hoàn chỉnh.

- Nêu nội dung của bài Ngày Độc lập?

- Các em là trẻ nhỏ được hưởng những quyền gì?

Bài 2. VBT – trang 2. Điền chữ thích hợp với mỗi chỗ trống: 5’

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Yêu cầu HS gấp SGK, nhắc lại quy tắc viết chính tả với c/k, g/gh, ng/ngh.

- Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bảng quy tắc viết chính tả và và chuẩn bị bài sau.

- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề vở.

- 1 HS đọc yêu cầu của tài tập.

- HS làm vào vở bài tập.

- 2 HS làm phiếu.

- HS đọc tiếp nối từng đoạn .

- Thứ tự các tiếng cần điền: ngày - ghi- ngát- ngữ- nghỉ- gửi - có - ngày - của - kết - của - kiên - kỉ.

- 2 - 3 HS trả lời.

- 1 HS đọc yêu cầu của tài tập.

- 1 HS làm bài bảng phụ, HS cả lớp làm VBT.

- Nhận xét bài của bạn, sửa lại nếu có.

- 2 HS nêu.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.

3. Thái độ: Thấy được cái hay của từ đồng nghĩa, thêm yêu quý Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a, b ở bài tập 1 phần Nhận xét.

- Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(9)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Giới thiệu bài: 1p - Nêu mục tiêu bài học B. Dạy bài mới: 35p 1. GTB: 1’

2. Phần nhận xét: 12’

Bài 1. SGK trang 7. So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: 7’

- Gọi HS nêu nghĩa của các từ in đậm.

- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?

- Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.

Bài 2. SGK trang 8: 5’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- 1 HS đọc các từ in đậm.

- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất.

- Nghĩa của chúng giống nhau.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc theo cặp.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

3. Ghi nhớ: 4’

- Yêu cầu HS lấy VD từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.

4. Luyện tập: 20’

Bài 1. VBT – Trang 3. Xếp những từ tin đậm thành các nhóm đồng nghĩa: 6’

- Nhận xét và chốt lời giải đúng:

+ nước nhà - non sông.

+ hoàn cầu - năm châu

- Tại sao em lại xếp các từ: nước nhà, non sông vào một nhóm?

- Tại sao em lại xếp các từ: hoàn cầu, năm châu vào một nhóm?

Bài 2. VBT - Trang 3. Tìm và ghi

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- 1 HS đọc các từ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà - hoàn cầu - non sông - năm châu.

- HS làm bài cá nhân.

- HS phát biểu ý kiến.

+ Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.

+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi, khắp thế giới.

(10)

vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: 7’

- Nhận xét, kết luận các từ đúng:

+ đẹp: xinh, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ.

+to lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ...

+ học tập: học, học hành, học hỏi....

Bài 3. VBT - Trang 3. Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2: 7’

- Chú ý HS: mỗi em phải đặt 2 câu, mối câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa. Nếu em nào đặt 1 câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghĩa càng tốt.

- Nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò: : 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo cặp vào VBT.

- 2 nhóm làm phiếu, dán bài trên bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Viết đáp án vào vở.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.

- HS tự làm bài.

- HS tiếp nối nhau nêu câu của mình.

- HS nhận xét câu của bạn.

NS: 06/9/2020

NG: Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 3. ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhớ lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

2. Kĩ năng: Biết cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4p

(11)

- Quy đồng các PS sau:

5

475 ; 51; 131651 - GV nhận xét.

B. Bài mới: 36p 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn ôn tập cách so sánh 2 phân số: 10’

a) So sánh hai PS cùng mẫu số - GV viết bảng:

7275

- Yêu cầu HS so sánh 2 phân số trên.

- Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta làm ntn?

b) So sánh các PS khác mẫu số:

- GV ghi bảng:

4 3

7 5

- Yêu cầu HS so sánh 2 phân số trên.

- Nhận xét bài làm của HS.

- Muốn so sánh các PS khác mẫu số ta làm ntn?

3. Luyện tập: 22’

Bài 1. SGK- trang 7. >, <, = : 11’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

4 11 < 6

11 ; 6

7= 12

14 ; 15

17> 10

17 ; 2

3= 3

4

- Củng cố so sánh hai phân số

Bài 2. SGK - trang 7. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 11’

- 2 HS lên bảng.

- HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp.

72 < 75 ; 75 > 72

- Ta so sánh tử số của các PS đó. PS nào có tử số lớn hơn thì PS đó lớn hơn. PS nào có tử số bé hơn thì PS đó bé hơn.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm ra nháp 43 = 2821 ; 75 = 2820

vì 21 >20 nên 2821 > 2820 Do đó: 43 >75

- Ta quy đồng mẫu số các PS đó, sau đó so sánh như với PS cùng mẫu số.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(12)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

: a) 5

6; 8

9 ; 17

18

- Củng cố so sánh phân số.

4. Củng cố, dặn dò: 3p - GV tổng kết tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

KỂ CHUYỆN TIẾT 1: LÍ TỰ TRỌNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.

+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

2. Kĩ năng:

+ Tập trung nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: Yêu quí anh Lý Tự Trọng.

* GDQPAN: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ VN trong xây dựng và bảo vệ TQ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh họa truyện SGK.

- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Giới thiệu bài: 1’

- Giới thiệu tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm.

2. Giáo viên kể chuyện: 7’

- GV kể lần 1. GV viết bảng: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư. Giải nghĩa 1 số từ khó.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa dùng tranh minh họa.

3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 25’

Bài 1. SGK trang 9. Dựa theo lời kể của thầy cụ, em hãy thuyết minh cho nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1 hoặc 2 câu.

- GV gợi ý hướng dẫn HS dựa vào tranh minh

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe kết hợp nhìn tranh theo GV kể.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.

(13)

họa và trí nhớ hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.

- GV và lớp cùng nhận xét. GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh.

Bài 2 - 3. SGK trang 9. Kể lại toàn bộ câu chuyện và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhắc nhở HS:

+ Kể từng đoạn và kể nối tiếp truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng câu.

+ Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .

- Yêu cầu HS kể theo nhóm 3.

- Yêu cầu HS nối tiếp thi kể trước lớp.

- Cho HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

?Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ VN trong xây dựng và bảo vệ TQ.

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bị trước bài của tuần 2.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS kể chuyện trong nhóm.

- Mỗi nhóm cử đại diện học sinh tham gia. Lớp bình chọn bạn kể hay.

- HS tự nêu câu hỏi trao đổi với nhau để tìm ra ý nghĩa câu chuyện.

- HS nêu theo hiểu biết.

TẬP ĐỌC

TIẾT 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài

- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả quanh cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ tả màu vàng của cảnh vật.

3. Thái độ: Yêu quý làng quê Việt Nam.

*BVMT: Giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. Từ đó giáo dục HS ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Máy chiếu, máy tính, màn chiếu.

(14)

- Tranh ảnh về làng quê vào ngày mùa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4p

- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thư trong bài Thư gửi các học sinh và trả lời các câu hỏi:

+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

+ Nêu nội dung chính của bài.

- Nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài : 1p

- 2 HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc: 14p - Chia đoạn : 4 đoạn:

+ Đ 1: Câu đầu.

+ Đ 2: Tiếp theo đến treo lơ lửng.

+ Đ 3: Tiếp theo đến quả ớt đỏ chói.

+ Đ 4: Còn lại.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nối tiếp.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Lần 1: 3 HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó.

- Lần 2: 3 HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Đọc nối tiếp lần 3.

- Học sinh đọc theo cặp.

b. Tìm hiểu bài: 9p

- Hãy đọc thầm toàn bài: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó?

- GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.

- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.

+ lúa: vàng xuộm + nắng: vàng hoe.

+ quả xoan: vàng lịm + lá mít: vàng ối

+ tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi + quả chuối: chín vàng

+ bụi mía: vàng xọng + rơm, thóc: vàng giòn

+ con gà, con chó: vàng mượt.

+ mái nhà rơm: vàng mới.

+ tất cả: màu vàng trù phú, đầm ấm.

- Thời tiết ngày mùa được miêu tả như thế nào?

- Thời tiết rất đẹp, không héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở

(15)

- Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào?

- Những chi tiết về thời tiết và con người gợi cho ta cảm nhận điều gì về làng quê vào ngày mùa?

- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

- Nêu nội dung của bài?

- Chốt ý đúng ghi bảng

của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.

- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

- Thời tiết gợi cho bức tranh về làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động.

- Tác giả rất yêu làng quê Việt Nam.

- Làng quê vào ngày mùa thật đẹp, sinh động, trù phú và từ đó thấy được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

- 2 - 3 HS nêu lại c. Đọc diễn cảm: (Ứng dụng

CNTT) chiếu đoạn luyện đọc:10p

- GV treo bảng phụ đoạn từ: Màu lúa dưới đồng đến Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.

- GV đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên theo cặp.

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Nghìn năm văn hiến.

- 4 HS đọc nt bài.

- 1 HS nêu giọng đọc

- HS theo dõi GV đọc mẫu.

- HS tìm chỗ nhấn giọng, ngắt giọng.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần.

2. Kĩ năng: Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.

3. Thái độ: Yêu quý cảnh đẹp quê hương.

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó các em thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.

(16)

* GD giới và quyền trẻ em: Quyền tự hào về truyền thống quê hương; Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Phần ghi nhớ viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Giới thiệu bài: 1p

- Giới thiệu: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học? Mỗi phần của bài văn tả cảnh có nhiệm vụ gì? Các em cùng tìm hiểu ví dụ.

2. Phần nhận xét: 10’

Bài 1. VBT – Trang 4. Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương tìm và ghi lại các phần MB, TB, KB và xác định nội dung của từng phần:

5’

? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?

- Giới thiệu: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

Bài văn có 3 phần:

+ Mở bài: từ đầu đến rất yên tĩnh này

+ Thân bài: Từ Mùa thu đến chấm dứt

+ Kết bài: câu cuối

- Đoạn thân bài của bài văn có 2 đoạn :

+ Đoạn 1: Mùa thu... hai hàng cây:

Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

+ Đoạn 2: Phía bên sông... chấm dứt: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.

- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn.

- Lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm lại bài văn, mỗi em tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài - HS phát biểu ý kiến.

(17)

? Em có tự hào về cảnh đẹp của dòng sông Hương không?

Bài 2. VBT - Trang 4. Nêu nhận xét: 5’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm: nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.

- HS nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 4 HS thảo luận.

- 1 nhóm trình bày.

- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.

- Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?

- Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?

3. Ghi nhớ: 3’

4. Luyện tập: 22’

Bài 1. VBT trang 5. Đọc bài Nắng trưa nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn.

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

- Dán bảng tờ giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn.

- Nêu nội dung của bài Nắng trưa?

- Các em cần làm gì để giúp đỡ bố mẹ?

3. Củng cố, dặn dò: 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh họa cho nhận xét ở mở bài.

+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

- 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong sgk.

- 2 HS minh họa nội dung ghi nhớ bằng cách nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

KHOA HỌC

TIẾT 1: SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU

(18)

1. Kiến thức: Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

2. Kĩ năng: Hiểu và nêu được ý nghĩa cuả sự sinh sản.

3. Thái độ: Thêm yêu quý gia đình của mình.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh họa trang 4 - 5 SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Giới thiệu chương trình học: 3’

B. Giới thiệu bài: 1’

- Bài học đầu tiên sẽ giúp các em tìm hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người.

- HS lắng nghe.

1. Hoạt động 1: Trò chơi: Bé là con ai? 10’

- GV phổ biến cách chơi:

+ Mỗi HS sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.

+ Ai tìm được đúng hình nhanh là thắng.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Nhận xét, tuyên dương các cặp thắng cuộc.

- Nhờ đâu câc em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé?

- Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?

* Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra giống với bố mẹ của mình.

2. Hoạt động 2: Làm việc với sgk:

10’

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

+ Quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5

- HS tham gia chơi theo cặp.

- Nhờ em bé có các đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Lắng nghe.

(19)

SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.

+ Các em liên hệ giới thiệu đến gia đình mình.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi dòng họ?

- Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

* Kết luận: Nhờ sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

* Hướng dẫn HS làm BT 1, 2, 3 VBT trang 3 – 4.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- HS làm việc theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

- Loài người sẽ tuyệt chủng.

- 3 HS đọc bài học trong SGK.

--- NS: 07/9/2020

NG: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020

TOÁN

TIẾT 4 : ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhớ lại cách so sánh phân số với đơn vị; so sánh 2 phân số có cùng tử số.

2. Kĩ năng: Biết so sánh phân số với đơn vị; so sánh 2 phân số có cùng tử số.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p - <, >, =

9

732 6576 - GV nhận xét.

B. Bài mới: 37p 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Luyện tập: 34’

Bài 1. SGK- trang 7. >, <, =: 7’

- 2 HS lên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

(20)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 3

5 < 1 ; 2

2 = 1 ; 9

4> 1 ; 1 > 7

8

- Củng cố cách so sánh PS với 1 Bài 2. SGK- trang 7. So sánh các phân số: 8’

- Tiến trình tương tự bài 1.

2 5 > 2

7 ; 5

9 < 5

6 ; 11

2 > 11

3

- Củng cố cách so sánh hai PS có cùng TS.

Bài 3. SGK- trang 7. Phân số nào lớn hơn: 7’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 3

4> 5

7 b) 2

7< 4

9 c) 5

8< 8

5

Bài 4. SGK- trang 7: 8’

- Gọi HS nêu đề bài.

? Làm thế nào để so sánh được 2 phân số 1

32

5

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Vậy mẹ cho em nhiều quýt hơn.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc đề bài.

- So sánh 1

32

5. - HS lên bảng làm.

- 5

15 < 6

15 vậy 1

3 < 2

5

KHOA HỌC TIẾT 2. NAM HAY NỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

2. Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.

(21)

3. Thái độ: Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới: không phân biệt nam hay nữ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 6, 7 SGK

- Các tấm phiếu có nội dung như SGK trang 8

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?

- Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài : 1p

2. Hoạt động 1: Thảo luận: 20’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi 1, 2, 3 trang 6 SGK.

- GV nhận xét ý kiến học sinh.

* Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình cấu tạo của cơ quan sinh dục.

Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học - Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?

3. Hoạt động 2 : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: 10’

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- 3 HS trả lời.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nam: Cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh và cao to hơn nữ.

+ Nữ: Cơ thể mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.

(22)

- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong SGK và hướng dẫn cách chơi:

+ Thi xếp các tấm phiếu.

+ Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của các nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.

+ Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau.

- GV đánh giá, nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.

*Kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.

* Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 VBT trang 5

3. Củng cố, dặn dò : 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Các nhóm làm việc như hướng dẫn.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- 3 HS đọc bài học trong SGK.

--- NS: 08/9/2020

NG: Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 5. PHÂN SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thế nào là phân số thập phân; Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân.

2. Kĩ năng: biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.

3. Thỏi độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p - <; >; =

12

13 và 1 97 và 1 - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Giới thiệu phân số thập

- 2 HS lên bảng làm bài.

(23)

phân: 12’

- GV viết bảng: 103 ; 1005 ;

1000

17 ; - Yêu cầu HS đọc các PS - Em có nhận xét gì về mẫu số của các PS trên?

- GV giới thiệu: Các PS có mẫu số là 10, 100, 1000....được gọi là các PS thập phân.

- GV viết bảng: 53

- Yêu cầu HS tìm một PS thập phân bằng phân số 53

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV yêu cầu tương tự với các phân số: 74 ; 12520 .

* Kết luận:

+ Có một số PS có thể viết thành PS thập phân.

+ Khi muốn chuyển một PS thành PS thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có kết quả là 10,100,1000.... rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được PS thập phân.

3. Luyện tập: 22’

Bài 1. SGK- trang 8. Đọc các phân số thập phân: 5’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

+ 9/10: Chín phần mười.

+ 21/100: Hai mươi mốt phần trăm.

+ 625/1000: Sáu trăm hai mươi năm phần nghìn.

+ 2005/1000000: Hai nghìn không trăm linh năm phần triệu.

- Củng cố cách đọc PSTP.

Bài 2 – SGK- trang 8. Viết các phân số thập phân: 6’

- 2 HS đọc.

- Các PS có mẫu số là 10, 100, 1000 - HS nghe và nhắc lại.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Giải thích cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nối tiếp nhau đọc.

- Nhận xét bạn đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

(24)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

7 10 ; 20

100 ; 475

1000 ; 1

1000.000

- Củng cố cách viết PSTP.

Bài 3. SGK- trang 8. Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?: 5’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

4 10; 17

1000

- Củng cố về PSTP

Bài 4. SGK- trang 8. Viết số thích hợp vào ô trống: 6’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 35

10 b) 75

100 c) 2

10 d) 8

100

- Củng cố cách chuyển PS thành PSTP.

4. Củng cố, dặn dò: 3p

- Gv củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 4 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng: Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.

3. Thái độ: Cảm nhận được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.

* GD giới và quyền trẻ em: Quyền tự hào về truyền thống yêu nước; Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Từ điển HS.

- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(25)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi 3 HS lên bảng:

+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho ví dụ.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ.

- Nhận xét.

B. Dạy học bài mới: 37p 1. Giới thiệu bài: 1p

- 3 HS lần lượt lên bảng.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 34’

Bài 1. VBT - Trang 6. Tìm các từ đồng nghĩa: 11’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và phát phiếu.

- Nhận xét, kết luận về các từ đồng nghĩa HS tìm được.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nêu ý kiến bổ xung.

- Theo dõi nhận xét của GV, viết các từ đồng nghĩa vào vở.

Bài 2 - VBT - Trang 6. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài 1: 11’

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 3 - VBT - Trang 6. Giữ lại từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn, gạch đi từ không thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn sau1: 12’

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Kết luận: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng từ đồng nghĩa. Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi.

? Nêu nội dung đoạn trích?

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 3 HS đặt câu trên bảng.

- Lớp làm vào vở.

- Nhận xét bạn làm đúng/sai.

- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài theo cặp vào VBT.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bạn làm bài.

- Theo dõi nhận xét của GV và chữa lại bài của mình.

- 1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp.

- HS trả lời.

(26)

? Em có thấy tự hào về cảnh đẹp và truyền thống yêu nước của nhân dân ta không?

3. Củng cố, dặn dò: 3p - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn.

SINH HOẠT - ATGT

A. AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ: 20'

Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!

I. Mục tiêu:

- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy chiếu (tranh các tình huống bài học).

- Mũ bảo hiểm người lớn đạt tiêu chuẩn 03 cái; mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn 15 cái.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Tổ chức trò chơi: nghe nhạc bài Chúng em với ATGT và chuyền hoa.

- Học sinh đứng tại chỗ và tham gia trò chơi

- Cách chơi: Các em nghe nhạc và chuyền hoa, bài hát dừng - hoa dừng ở đâu thì bạn cầm hoa có cơ hội trả lời một câu hỏi do em tự chọn trên các cánh hoa. Trò chơi tiếp tục sau khi bạn đã trả lời xong, người cầm hoa thứ hai không được lựa chọn câu hỏi người trước đó đã trả lời. Các em đã rõ luật chơi chưa ?

+ Nêu một số địa điểm vui chơi không an toàn ?

- Trên đường phố, trước cổng trường, trên vỉa hè, nơi ô tô dừng đỗ, gần đường sắt,...

+ Khi đá bóng dưới lòng đường, em có thể gặp nguy hiểm gì ?

- Gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông (bị xe đâm, gây tai nạn cho người khác,...) - Nhận xét, bổ sung (nếu có)

-> GV: Các em cần vui chơi ở những nơi an toàn như sân chơi, công viên. Không chơi ở những nơi nguy hiểm như lòng đường, hè phố, gần đường sắt, bãi đỗ xe,...

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

- GV trình chiếu tranh (trang 9): GV nói: Cô có 1 bức tranh, các em quan sát và trả lời câu

- HS quan sát tranh

(27)

hỏi sau:

+ Trong bức tranh những ai chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy? (Xin mời một em lên bảng chỉ)

- Người lái xe máy số 3, 5, 9 và người ngồi sau xe số 4 không đội mũ bảo hiểm.

+ Nhận xét, bổ sung.

+ GV chốt: Qua bức tranh đã có 3 người lớn và 01 trẻ em không đội muc bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. Vậy theo em những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có đảm bảo an toàn không? Vì sao?

- GV Chốt để vào bài mới: Những hâu quả

khi bị tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng phải không nào? Và bài học ngày hôm nay cô muốn nhấn mạnh với các em rằng các em hãy: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé! GV mời cả lớp ghi bài (Khi HS ghi bài xong)

- GV chuyển ý: Các em ạ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất quan trọng, vậy Mũ bảo hiểm có tác dụng gì? Chúng ra sẽ cùng đến hoạt động 1: Các em hãy cho cô biết tác dụng của mũ bảo hiểm?

- Không an toàn vì khi bị tan nạn có thể bị thương ở phần đầu và có thể để lại di chứng nặng mất khả năng lao động hoặc tử vong.

2.2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm - Hoạt động cả lớp

- Em hãy nêu tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm?

+ GV gọi học sinh trả lời: Tổ 1 trả lời ý 1,2;

tổ 2 trả lời 3,….tổ 4 trả lời ý 5.

+GV khen ngợi: Các em đã phát hiện rất chính xác tác dụng của mũ bảo hiểm cô khen cả 4 bạn.

- Bảo vệ đầu không bị tổn thương khi va chạm;

- Che nắng, mưa;

- Thực hiện đúng luật giao thông đường bộ;

- Bảo vệ sức khỏe;

- Bảo vệ tính mạng con người.

- Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào? - Cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện.

->GV: Các em ạ!

+ Tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: chúng ta bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi sau xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.

+ Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy nếu không có mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong. Vì thế, khi tham gia giao thông chúng ta cần đội mũ bảo

(28)

hiểm để đảm bảo an toàn.

+ Vậy: Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách để đảm bảo an toàn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

b. Hoạt động 2: Quy cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn GV nói: Cô biết rằng, ở nội dung này các em

đã được làm quen ở các tiết trước rồi, tuy nhiên để các em nhớ lại và hiểu rõ hơn về quy cách đội mũ bảo hiểm an toàn.

- Thảo luận nhóm 4 (thời gian 3 phút)

- Chia nhóm - 4 nhóm

- Giao nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện

+ Thực hành đội mũ (Đại diện 01 bạn trong nhóm)

+ Các thành viên trong nhóm quan sát - nêu các bước đội mũ bảo hiểm.

- Bước 1: chọn mũ vừa với kích cỡ đầu của mình.

+ Thư kí ghi lại các bước đội mũ.

- GV nói: Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? (HS rồi ạ). Vậy 3 phút dành cho các em thảo luận bắt đầu!

- Bước 2: mở dây quai sang hai bên, đội mũ lên đầu sao cho vành dưới trước của mũ song song với chân mày. Phần đầu mũ cách chân mày khoảng 2 đốt ngón tay.

- GV mời 01 nhóm xung phong trình bày. Gợi ý hs trả lời: Thưa cô theo quan sát chúng em thấy các bước đội mũ bảo hiểm gồm:

+B1: Mở khóa dây đeo, đội mũ lên đầu, chỉnh mũ cho cân, trên long mày một đoạn

+B2: Em chỉnh dây đeo cho vừa cằm +B3: Đóng khóa dây đeo

- Gọi các nhóm bổ sung: Gợi ý

+ Nhóm..: Bổ sung bước 1: Vành dưới trước mũ phải song song vói chân mày

+ Nhóm...: Bổ sung bước 3: Khi cài quai dây đeo không quá chặt và vẫn có dây đeo vào là được.

- Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai.

- Bước 4: Cài khóa nằm phía dưới cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm.

- Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.

- GV trình chiếu các bước đội mũ bảo hiểm (GV nói: Cô thấy các nhóm thảo luận tương đối chính xác các bước đội mũ BH rồi, sau đây cô mời các em quan sát, cô sẽ sắp xếp lại các bước đội mũ BH kết hợp thực hành cho các em cùng quan sát như sau)

+ B1: Chọn mũ bảo hiểm vừa đầu

+ B2: Cố nhất trí với các em nhưng cô b/s phần đầu mũ phải cách lông mày khoảng 2 đốt ngón tay.

+B3: Cô nhất trí và bổ sung ta không chỉ chỉnh

(29)

dây vừa cằm mà phải sát vào tai

+B4: Sau khi cài quai các em chỉnh quai mũ sao cho nhét vừa 2 ngón tay dưới cằm

* Thực hành đội mũ bảo hiểm:

- Học sinh nhắc lại các bước đội mũ. Học lên thực hiện (4 học sinh)

- Học sinh thực hiện yêu cầu - HS quan sát nhận xét

- Học sinh cả lớp thực hành đội mũ bảo hiểm.

- GV nhận xét: Theo quan sát cô thấy các em đã đội mũ đầy đủ 4 bước và điều chỉnh các bộ phận của mũ vừa theo kích cỡ đầu của mình, cô khen cả lớp mình nào.

->GV: Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp để đảm bảo an toàn.

Chúng ta xem các bạn khác thực hiện đúng chưa?

c. Hoạt động 3: Góc vui học - GV trình chiếu tranh (trang 10)

- GT: Đây là bạn Bi và các hình ảnh đội mũ bảo hiểm bạn Bi đã thực hiện.

- Các em quan sát tranh: từ hình 1 đến hình 6 và cho cô biết:

- Học sinh thực hiện yêu cầu + Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm chưa

đúng quy cách và an toàn? Vì sao?

- Nhận xét, bổ sung

- Hình 4 vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách. Vì bạn đội mũ vừa đầu, cài quai mũ vừa, đúng.

+ Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và an toàn? Vì sao?

- Hình 1: Đội mũ sụp xuống mặt che tầm mắt

- Nhận xét, bổ sung - Hình 2: Đội mũ lệch

- Hình 3: Đội mũ nhưng không cài quai

- Hình 5: Đội mũ ngược

- Hình 6: Không đội mũ mà cầm trên tay

-> GV: Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, chúng ta cần đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

- Làm thế nào để có thể chọn mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

d. Hoạt động 4: Cách chọn mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng - GV cho học sinh xem video - 1 phút (cùng là

mũ bảo hiểm sau khi va chạm một cái vỡ, một cái còn nguyên vẹn). Sau khi xem xong video GV hỏi:

- Học sinh thực hiện yêu cầu

- Vì sao khi cùng va chạm một lực một mũ bảo hiểm nguyên vẹn, một mũ vỡ?

- Mũ bảo hiểm chất lượng tốt, bền và đảm bảo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ,

- HS biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát riêng của mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng,

1.Kiến thức: Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý

- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn,

Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát được... Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để