• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 (1/6/2020 – 5/6/2020)

Ngày soạn: 29/5/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 01 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 131: - ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (tt) (Tr.155) - ÔN TẬP VỀ THỜI GIAN (Tr.156)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS ôn tập, củng cố về các đơn vị đo diện tích, thể tích, quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng STP; chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.

- Cách so sánh các số đo diện tích và thể tích.

- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích và tính thể tích các hình đã học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

* Giảm tải: Bài 4 (Tr.157) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - 1 HS làm bài tập 2 VBT

- Gọi 1 HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về so sánh số đo diện tích, số đo thể tích, ôn tập về thời gian, và giải các bài toán thực tiễn có liên quan

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn ôn tập

2.1. Bài: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tt) (Tr.155)

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và yêu cầu HS nêu cách làm bài.

- GV yêu cầu HS làm bài

- 1 hs làm bảng.

- 2 hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.

- Đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng một đơn vị và so sánh.

- 2 HS lên bảng làm bài.

(2)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém.

+ Tính chiều rộng của thửa ruộng?

+ Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông?

+ 15000 m2 gấp 100 bao nhiêu lần?

+ Biết cứ 100 m2 thì thu được 60 kg thóc, vậy thửa ruộng 15000 m2 thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

+ Vậy thu được bao nhiêu tấn thóc?

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- Hãy tính thể tích của bể nước?

- Phần bể chứa nước có thể tích là bao nhiêu mét khối?

- Trong bể có bao nhiêu lít nước?

- Diện tích của đáy bể là bao nhiêu mét vuông?

- Biết phần bể có chứa nước là 24 m3, diện tích đáy bể là 12 m3 hãy tính chiều

- 1 HS nhận xét.

a) 8m2 5dm2 = 8,05m2 8m2 5dm2 < 8,5m2 8m2 5dm2 > 8,005m2 b) 7m3 5dm3 = 7,005m3 7m3 5dm3 < 7,5m3 2,94dm3 > 2 dm3 94cm3

- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau và báo cáo.

Bài 2:

- 1 HS đọc đề bài toán.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Lần lượt HS trả lời câu hỏi của GV.

Dựa vào hướng dẫn và tự làm bài tập.

Bài giải

Chiều rộng của thửa ruộng là:

150 2 100

 3 (m)

Diện tích của thửa ruộng đó là:

150 100 = 15000 (m2) 15000m2 gấp 100m2 số lần là:

15000 : 100 = 150 (lần)

Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là:

60 150 = 9000 (kg) 9000 kg = 9 tấn Đáp số: 9 tấn - 1 HS nhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS tóm tắt bài toán lớp.

- Lần lượt HS trả lời câu hỏi của GV.

Dựa vào hướng dẫn 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải Thể tích của bể nước là:

4  3  5 = 30 (m3)

Thể tích của phần bể có chứa nước là:

30  80 : 100 = 24 (m3)

(3)

cao của mực nước trong bể.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

2.2. Bài: Ôn tập về thời gian (Tr.156) Bài 1:

- GV treo bảng phụ.

- Gọi 1 HS đọc y/c bài toán.

- Cho HS trao đổi theo cặp để nhớ lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

- Chữa bài: Cho HS giải miệng

+ Gọi 2 HS lần lượt đọc kết quả bài làm.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ GV xác nhận kết quả và ghi vào bảng phụ

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm bài (mỗi em 1 cột).

- Chữa bài:

+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.

+ GV nhận xét và sửa chữa.

a) Số lít nước chứa trong bể là:

24m3 = 24000dm3 = 24000l b) Diện tích của đáy bể là:

4  3 = 12 (m2)

Chiều cao của mực nước trong bể là:

24: 12 = 2 (m)

Đáp số: a) 24000l ; b) 2m - 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

- HS chú ý theo dõi

- HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS trao đổi và ghi ra phiếu BT.

- HS chữa bài.

- HS lần lượt nêu kết quả.

a) 1 thế kỉ = 100 năm 1 năm = 12 tháng

1 năm không nhuận có 365 ngày.

1 tháng có 30 ngày(hoặc 31 ngày) tháng 2 có 28 ngày (hoặc 29 ngày) b) 1 tuần lễ có 7 ngày.

1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây.

Bài 2:

- HS đọc.

- HS làm bài.

- Chữa bài.

a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng 3 phút 40 giây = 220 giây b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng 150 giây = 2 phút 30 giây c) 60 phút = 1 giờ

45 phút = 0,75 giờ 15 phút = 0,25 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 90 phút = 1,5 giờ d) 60 giây = 1 phút 90 giây = 1,5 phút

(4)

Bài 3:

- GV treo tranh vẽ 4 mặt đồng hồ.

- HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- Chữa bài:

+ Gọi lần lượt từng HS trả lời theo câu hỏi “Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút”.

- HS khác hận xét, chữa bài.

Bài 4: Giảm tải

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và thể tích.

+ Gọi HS nêu cách đổi số đo thời gian.

+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài; làm các bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau

1giờ 30 giây = 1,5 phút Bài 3:

- HS đọc.

- HS làm bài.

- HS chữa bài.

+ Đồng hồ 1: 10 giờ 0 phút.

+ Đồng hồ 2: 6 giờ 5 phút.

+ Đồng hồ 3: 9 giờ 43phút.

+ Đồng hồ 4: 1 giờ 12 phút.

- Hs nêu - Hs nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ

_________________________________________________

TẬP ĐỌC BẦM ƠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thăm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu yhương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân

3. Thái độ:

- Kính yêu mẹ.

* GD QPAN: Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS nối tiếp đọc bài Công việc

đầu tiên và trả lời câu hỏi về nội dung - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.

(5)

bài.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.

- Bầm làm một cách gọi mẹ của người miền núi phía Bắc. Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu nói lên tình cảm mẹ con sâu nặng như thế nào? Các em cùng học bài để hiểu điều đó.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Gọi hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu đọc bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV nêu từng câu hỏi, mời HS phát biểu. Sau khi HS phát biểu yêu cầu HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?

+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?

- HS nhận xét bạn đọc.

+ Tranh vẽ anh bộ đội trên đường hành quân đang nghĩ tới người mẹ của mình đi cấy dưới trời mưa lạnh.

- HS lắng nghe và xác định yêu cầu tiết học.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- 4 hs đọc nối tiếp theo trình tự:

. HS1: Ai về thăm mẹ ... nhớ thầm

. HS2: Bầm ơi, có rét ... thương bầm bấy nhiêu!

. HS3: Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều ...

đời bầm sáu mươi.

. HS4: Con ra tiền tuyến ... cả đôi mẹ hiền.

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến trả lời, HS khác bổ sung, cả lớp đi đến thống nhất câu trả lời đúng:

+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.

Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run lên vì rét.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ với con Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Thể hiện tình cảm của con với mẹ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!

(6)

- Những hình ảnh so sánh đó, chứa đựng tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng. Muốn cấy hết một ruộng lúa phải rất nhiều đon mạ. Tình mẹ thương con cũng nhiều như vậy. Còn người con thương mẹ bằng những hạt mưa. Mà có ai đếm được có bao nhiêu hạt mưa phùn đâu.

+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng?

+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?

- Tình cảm của anh chiến sĩ với mẹ thật sâu nặng. Tình thương ấy không thể nói hết bằng lời. Anh chiến sĩ thương mẹ, an ủi đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. Người mẹ của anh thật là một người phụ nữ Việt Nam điển hình thương yêu con, tần tảo, hi sinh, chịu đựng mọi hi sinh vì tiền tuyến.

* GD QPAN: Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lớn lao như vậy. Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn đó?

+ Bài thơ cho em biết điều gì?

- Ghi nội dung chính lên bảng.

c. Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn thơ.

Yêu cầu HS cả lớp tìm cách đọc hay.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Anh chiến sĩ an ủi mẹ bằng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi + Người mẹ của anh là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.

+ Anh là một người con hiếu thảo, một chiến sĩ yêu nước, anh thương mẹ, yêu đất nước.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Nhiều HS nêu.

+ Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình thương yêu con nơi quê nhà.

- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.

- 4 HS nối tiếp đọc. 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc, sau đó cả lớp bổ sung và thống nhất giọng đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu và đánh dấu chỗ

(7)

+ Treo bảng phụ có viết đoạn thơ 1, 2.

Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.

- Gọi HS đọc thộc lòng bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo: Út Vịnh.

nhấn giọng.

+ 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS tự học thuộc lòng.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ (2 lượt).

- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

_______________________________________

KHOA HỌC

SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI DẠY CON CỦA CHIM, THÚ Bài 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM

Bài 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ

Bài 60: SỰ NUÔI DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết chim là động vật đẻ trứng.

- Biết thú là động vật đẻ con

- Nêu được VD về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nói về sự sinh sản và nuôi con của chim.

- Rèn kĩ năng nói về sự sinh sản của thú.

3. Thái độ * GDBVMT

- Có ý thức và tuyên truyền mọi người yêu quý và bảo vệ loài chim.

- Học sinh biết tuyên truyền bảo vệ các loài động vật II. CHUẨN BỊ

- Hình trang 118, 119 SGK.

- Hình trang 120, 121 SGK - Tranh ảnh về hổ, hươu (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4-5’)

-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và nói chu trình sinh sản của ếch?

- GVNX, đánh giá.

3. Bài mới

(8)

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài b. Hoạt dộng 1: Quan sát

Bài 58: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Làm việc theo cặp

+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?

+ Bạn nhìn thấy những bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c và 2d?

+ Theo bạn quả trứng H2b và H2c quả nào có thời gian ấp lâu hơn?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi đại diện một số cặp chỉ hình minh hoạ và giải thích.

- GV: Như vậy trứng gà (hoặc trứng chim,..) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi ( phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non,...).

Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.

- HS làm BT1 VBT

- Quả a: có lòng đỏ, lòng trắng.

- Quả b: có lòng đỏ, có mắt gà.

- Quả c: không thấy lòng trắng, chỉ thấy ít lòng đỏ, đầu, mỏ, chân, lông,gà.

- Quả d: không có lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.

- H2b: thấy mắt gà.

- H2c: thấy đầu, mỏ, chân, lông gà.

- H2d: thấy một con gà đang mở mắt.

- Quả trứng H2c

- H2b: Đây là phần bên trong vỏ của quả trứng chưa ấp nên ta nhìn thấy lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt.

- H2c: Quả trứng gà được ấp khoảng 10 ngày, phần lòng đỏ còn nhiều, phần phôi mới bắt đầu phát triển nên ta có thể nhìn thấy mắt gà.

- H2c: Quả trứng được ấp khoảng 15 ngày, phần lòng đỏ nhỏ đi, phần phôi đã lớn hẳn lên nên ta có thể nhìn thấy phần đầu mỏ, chân, lông gà.

- H2d: Quả trứng gà được ấp khoảng 20 ngày, phần lòng đỏ không còn nữa, nên ta có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận chính của con gà, mắt gà đang mở.

c. Hoạt động 2:

Bước 1: Làm việc theo nhóm 4-5 HS - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận các câu hỏi:

+ Mô tả nội dung từng tranh?

- HS nối tiếp nhau mô tả nội dung từng tranh:

+ H3: Một chú gà con đang chui ra khỏi vỏ trứng.

(9)

+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Trong tự nhiên, chim sống thành đàn hay từng đôi. Chúng thường tự biết làm tổ, chim mái đẻ trứng và ấp trứng, sau một thời gian, trứng nở thành chim non. Chim non được bố mẹ nuôi cho đến lúc có thể tự đi kiếm ăn được. Con gà thường được con người nuôi dưỡng, chăm sóc. Vì hầu hết chim non hay gà con đều yếu ớt, không thể tự đi kiếm mồi ngay được.

* Chim mang lại cho con người và môi trường những lợi ích gì?

* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài chim?

+ H4: Chú gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng vài giờ. Lông của chú đã khô và chú đã đi lại được.

+ H5: Chim mẹ đang mớm mồi cho lũ chim non.

- Chim non, gà non mới nở còn rất yếu.

- Chúng chưa thể tự kiếm mồi được vì vẫn còn rất yếu.

+ Chim bắt sâu bọ cho cây... mang lại giá trị kinh tế về cây trồng cho con người, ngoài ra chúng còn giúp cân bằng môi trường sinh thái.

+ Bảo vệ những loài chim quý hiếm, không săn bắn chim, không phá tổ chim,...

d. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim (6’) - Tổ chức cho các tổ giới thiệu về các tranh đã chuẩn bị:

+ Giới thiệu tên các loài chim, nơi sống, thức ăn của chúng?

+ Giới thiệu cách nuôi con của các loài chim đó?

- Bình chọn cho tổ có nhiều tranh đẹp và giới thiệu hay.

Bài 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Kể tên một số loài thú mà em biết?

+ Theo em thú sinh sản bằng cách nào?

- GV: Chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh sản của ếch, chim. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự sinh sản của thú.

e. Hoạt động: Tìm hiểu về chu trình sinh sản của thú

Bước 1: Làm việc theo nhóm 5.

1. Chu trình sinh sản của thú

(10)

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu nội dung của hình 1a, 1b ? + Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?

+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của bào thai mà bạn nhìn thấy?

+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?

+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?

+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV:Thú là loại động vật đẻ con và nuôi dưỡng con bằng sữa

- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:

+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con

+ Ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể thú mẹ cho đến khi ra đời. Thú con sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành và đã được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự đi kiếm ăn.

c. Hoạt động 2 (15’)

- Hỏi: thú sinh bằng cách nào?

- Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?

- Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn.

+ GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 120,121 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:

+ Nội dung phiếu: Hoàn thành bảng sau.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+ H1a: Chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ.

+ H1b: Chụp thú con lúc mới sinh ra.

+ Được nuôi dưỡng ở trong bụng mẹ.

+ Thấy hình dạng của thú con với đầu, mình, chân, đuôi.

+ Có hình dạng giống thú mẹ.

+ Bằng sữa mẹ.

+ Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:

+ Chim đẻ trứng, ấp trứng và trứng nở thành con.

+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú con lớn lên trong bụng mẹ.

+ Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa.

Cả chim và thú đều nuôi con đến khi con của chúng có thể tự kiếm ăn được.

2. Số lượng con trong mỗi lần đẻ của thú

+ Thú sinh bằng cách đẻ con.

+ Có loài thú đẻ 1 con/ lứa, có loài thú đẻ nhiều con/ lứa.

(11)

+ Mời đại nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.

Số con trong

một lứa Tên động vật - Thông thường

chỉ đẻ 1 con (không kể trường hợp đặc biệt)

- Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ,….

- 2 con trở lên - Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột, ..

Bài 60: SỰ NUÔI DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI VẬT

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Quan sát và thảo luận :

- GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.

- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?

- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. ( Các nhóm tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi) - Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

- Hươu ăn gì để sống?

- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con đã sinh ra đã biết làm gì?

- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? ( Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy ).

Trò chơi Thú săn mồi và con mồi :

Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi.

Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “ thú săn mồi”

đuổi bắt “ con mồi” như thật.

3. Củng cố, dặn dò: Nhắc nội dung bài học.

- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.

- HS làm việc theo nhóm 4

- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.

- Hổ con mới sinh yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo v chúng suốt tuần đầu.

- Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi

+ HS đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi.

- Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi hổ con có thể sống độc lập

- Hươu ăn lá cây …

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

+ Một nhóm tìm hiểu về hổ ( nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một ban đóng vai hươu con. Trong khi 2 nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại là quan sát viên.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

(12)

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK.

+ Em đã làm gì để bảo vệ loài chim?

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau “Sự sinh sản và nuôi con của thú”.

--- PHTN

Bài 13. ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI (T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các bước lắp ráp và nguyên lý vận hành của Robot.

- Bước đầu làm quen mô hình dạy học STEM với chủ đề Robot.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn qua việc lắp ráp mô hình.

- Kỹ năng kỹ thuật thông qua việc lắp ráp mô hình, đấu nối dây điện, nguồn điện.

- Sáng tạo, tư duy hệ thống, tư duy giải quyết vấn đề trong quá trình lắp ráp, vận hành thủ nghiệm, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính kiến, ...

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học và theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tích cực, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Ý thức được vấn đề sử dụng và bảo quản thiết bị II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên chuẩn bị bộ thiết bị tìm hiểu khoa học ánh sáng và máy tính bảng. (mỗi bộ có hướng dẫn láp ráp đi kèm).

- Khay đựng các chi tiết lắp ghép được phân loại theo từng nhóm chi tiết (có thể cho học sinh tiết trước sắp xếp lại xong khi thực hành).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

- Gv gọi hs nhắc lại kiến thức đã học 2. Bài mới (28p)

- Chia nhóm, giao thiết bị và nhiệm vụ

- Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp học.

- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5-8 học sinh (Nhóm đã hình thành từ tiết học trước).

- Mời các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị và mô hình đã lắp ráp mang về cho nhóm (lưu ý chưa được sử dụng khi giáo viên chưa yêu cầu).

*: Chia sẻ và thảo luận

- Các nhóm lần lượt mô tả mô hình “Đồng hồ mặt trời” đã lắp ráp ở tiết trước

- Các nhóm có thể chụp lại các hoạt động trong

-HS thực hiện

- Hs lắng nghe và thực hiện

(13)

giờ học và lưu trữ vào thư mục riêng của nhóm mình (hoặc lưu vào thẻ nhớ cá nhân).

*Nhận xét và đánh giá

- Giáo viên đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

*Sắp xếp, dọn dẹp

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu.

3. Củng cố, dặn dò (2p)

- Dặn dò HS về nhà học bài cũ và xem trước bài mới

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

-Theo dõi.

- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn

- Hs lắng nghe, ghi nhớ ---

BUỔI CHIỀU

LỊCH SỬ

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Học xong bài này HS biết.

- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất) năm 1976.

- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được th/ nhất về mặt Nhà nước 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát tranh trả lời câu hỏi.

3. Thái độ: GDHS

- Yêu thích và hứng thú học tập bộ môn.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu: sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI, tư liệu...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4-5’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Gọi 2 HS lên bảng

+ Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến + Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến

(14)

vào Dinh Độc Lập?

+ Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh ?

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1')

- GV : Từ 11h30’ ngày 30.4.1975, MNam được giải phóng, nước ta được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một Nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta lúc này là phải thống nhất về mặt Nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung. Bài học hôm nay....

thb

b. Hoạt động 1 (14’)

- Yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI.

+ Ngày 25.4.1976 trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?

+ Quang cảnh HN, SG và khắp nơi trên đất nước ta trong ngày này ntn?

+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?

+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25.4.1976?

vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía động và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn để cắm cờ trên Dinh Độc Lập.

Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, húc vào cổng phụ.Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng cổng chính Dinh Độc Lập.

Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng cắm cờ giải phóng trên nóc dinh.

+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc, đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Đất nước ta thống nhất.

- HS quan sát H1,2 SGK

1. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976

+ Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trongcả nước vào ngày 25.4.1976.

+ Khắp cả nước tràn ngập cờ hoa + ND cả nước phấn khởi thực hiện quyền côn dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.

+ Chiều 25.4.1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.

(15)

- Gọi HS trình bày lại toàn bộ diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25.4.1976.

+ Vì sao nói ngày 25.4.1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

c. Hoạt động 2 (12-14’)

- Gọi HS đọc SGK và thảo luận nhóm để cùng tìm hiểu: Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất ?

- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.

- Y/c HS thảo luận theo cặp về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước.

+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?

+ Những quyết định đầu tiên của kì họp Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?

+ Vì ngày này dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài ch/ tranh hi sinh gian khổ.

2. Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI. Ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất

- Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định:

+ Tên nước ta là: CHXHCNVN.

+ Quyết định Quốc huy.

+ Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.

+ Quốc ca là bài Tiến quân ca.

+ Thủ đô là HN

+ Đổi tên TP SGòn – Gia Định là TP HCM

+ Gợi ta nhớ đến ngày CMT8 thành công, Bác Hồ đọc Bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Sau đó, ngày 6.1.1946 toàn đan ta đI bầu cử Quốc hôI khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình.

+ Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.

- GV: Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả cùng đi lên xây dựng XHCN.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV tổ chức cho HS chia sẻ các thông tin, t/ả về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.

- Y/c HS đọc KL SGK.

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài sau XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ---

CHÍNH TẢ

TIẾT 2: Nghe- viết: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (Tr.128) Nhớ - viết: BẦM ƠI (Tr.137)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam và bài Bầm ơi.

2. Kĩ năng:

(16)

- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương; viết đúng tên của cơ quan, đơn vị.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- 02 HS lên bảng viết: Huân chương Sao vàng, Huân chương quân công, Huân chương Lao động? Đó là những huân chương như thế nào? Dành tặng cho ai?

- Nhận xét chữ viết của HS.

+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng?

II. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học chính tả bài Tà áo dài Việt Nam và bài Bầm ơi, tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương của nước ta. Viết đúng tên của cơ quan, đơn vị.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài: Tà áo dài Việt Nam

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

+ Đoạn văn cho em biết gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lần khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

2.2. Tìm hiểu nội dung bài: Bầm ơi - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?

+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.

- Đọc và viết theo yêu cầu.

- Lớp viết vào nháp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 1 HS nêu quy tắc viết hoa.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc.

+ Đoạn văn tả về đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam.

- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ:

ghép liền, bỏ buông, thế kỉ XX, cổ truyền ...

- HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

+ Cảnh chiều dông mưa phùn gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.

+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.

- HS tìm và nêu các từ ngữ khó.

- HS luyện viết các từ khó.

(17)

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3.1. Bài Tà áo dài Việt Nam

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Bài tập yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, nhận xét theo yêu cầu của bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng ghi vào bảng phụ.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Em hãy đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong 2 đoạn văn.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giảng đúng.

a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.

Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.

3.2. Bài: Bầm ơi

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Bài tập yêu cầu:

+ Điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp.

+ Viết hoa các tên ấy cho đúng

- 1 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.

- HS làm vào bảng nhóm báo cáo HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng/

sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài (nếu sai).

a) - Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì: Huy chương Bạc - Giải ba: Huy chương Đồng

b) Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân.

- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú.

c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất:

Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.

Bài 3

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Huy chương đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương vàng, Giải nhất về thực Nghiệm.

- 8 HS nối tiếp nhau lên bảng viết lại các tên. Mỗi HS chỉ viết 1 tên. HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(18)

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3:

- Một HS đọc yêu cầu bài.

- Mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan đơn vị viết sai rồi sửa lại cho đúng.

- Cả lớp suy nghĩ , sửa lại tên các cơ quan đơn vị.

- HS và GV nhận xét chữa bài.

+ Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan, đơn vị trên?

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỷ niệm chương. Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Chuẩn bị bài sau.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại.

- HS lắng nghe, nếu sai thì sửa.

Tên cơ quan, đơn vị

BP thứ nhất

BP thứ

hai

BP thứ ba a)

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường Tiểu học

Bế Văn Đàn b)

Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết

Trường Trung học cơ sở

Đoàn Kết

c) Công ty Dầu khí Biển Đông

Công ty

Dầu khí

Biển Đồng Bài 3

- HS làm vở bài tập , đại diện làm bài trên bảng.

+ Nhà hát Tuổi trẻ

+ Nhà xuất bản Giáo dục + Trường Mầm non Sao Mai 2 HS nêu lại.

+ Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.

_______________________________________________

Đạo đức

Em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 2)

(19)

I. MỤC TIÊU HS có thể :

- Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợp quốc ở địa phương và VN

- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục

- Micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên III. CÁC HOẠT ĐỘNG DH

* Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên (BT 2) + Mục tiêu: HS biết tên một vài cơ quan của LHQ ở VN. Biết một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em

+ Cách tiến hành

- GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về vấn đề có liên quan đến tổ chức LHQ

VD: LHQ được thành lập khi nào?

Trụ sở LHQ đóng ở đâu?

VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?

Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở VN mà em biết ...

- GV nhận xét, khen những em trả lời đúng, hay.

* Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ + Mục tiêu: Củng cố bài

+ Cách tiến hành

- Gv HD các nhóm HS trưng bày tranh ảnh bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học.

- Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi - Gv khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

- HS đóng vai phóng viên

- HS tham gia trò chơi - HS trưng bày tranh ảnh

--- Ngày soạn: 30/5/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 132: - PHÉP CỘNG (Tr.158) - PHÉP TRỪ (Tr.159) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(20)

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải bài toán.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giảm tải: Bài 3 (Tr.159); bài 1, 2 (Tr.160) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2HS lên làm bài trong VBT - Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.

- Ghi bảng tên bài.

2. Các hoạt động:

2.1. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng, phép trừ a. Phép cộng

- GV viết lên trên bảng công thức của phép cộng: a + b = c

+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó?

+ Em đã được học các tính chất nào của phép cộng?

+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau

- 2HS làm bảng.

- HS nghe

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc phép tính

+ Phép tính a + b = c là phép cộng, trong đó a và b là hai số hạng, c là tổng của phép cộng, a + b cũng là tổng của phép cộng.

- HS nối tiếp nhau nêu.

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

a + b = b + a

+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

+ Tính chất cộng với số 0: Bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó hay 0 cộng với số nào cũng bằng chính số ấy.

a + 0 = 0 + a = a

- HS mở SGK trang 158 và 1 HS đọc bài

(21)

đó yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học.

b. Phép trừ

- GV viết phép tính a - b = c.

- Y/c HS nêu các thành phần của phép tính.

+ a - b còn được gọi là gì ? - GV viết bảng: a - a = … a - 0 = … - Y/c HS điền vào chỗ chấm.

- Gọi vài HS phát biểu bằng lời tính chất trên.

2.2. Luyện tập

a. Phép cộng (Tr.158) Bài 1:

- GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a và d.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hướng dẫn: Để tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện, các em cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 3: Giảm tải Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS tóm tắt.

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm cách giải, tự làm vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

trước lớp.

+ a số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu.

+ a - b cũng gọi là hiệu.

+ a - a = 0 + a - 0 = a

+ Một số bất kì trừ đi chính nó bằng 0.

+ Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó.

Bài 1:

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS theo dõi bài chữa của giáo viên, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.

- Kết quả: a) 986280 d) 1476,5 Bài 2:

+ Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs làm bài - HS chữa bài.

a) (689 + 875 ) + 125 = 1689 b) 2 4 5 14

7 9 7 9

   

 

 

c) 5,87 + 28, 69 + 4,13 = 38,69 Bài 4:

- HS đọc.

- Theo dõi.

- HS làm bài.

Bài giải:

Trong 1 giờ cả 2 vòi cùng chảy vào bể là:

1 3 1

5 10 2 (thể tích bể)

(22)

+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Phép trừ (Tr.159) Bài 1, 2: Giảm tải Bài 3:

- HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu các tính chất của phép cộng, phép trừ.

+ Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu và khác mẫu.

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau.

1 1 50 50 . 2 2 50 100

x

x  = 5 10 50%

Vậy trong 1 giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể.

Đáp số: 50% thể tích bể Bài 3:

- HS đọc.

+ Đất trồng lúa: 540,8 ha

Đất trồng hoa: ít hơn đất trồng lúa 385,5 ha.

Hỏi tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa.

- HS làm bài

Bài giải:

Diện tích đất trồng hoa là:

540,8 -385,5 = 155,3 (ha) Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa:

540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1ha.

- HS chữa bài.

- Hs nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) (Tr.124 + 133) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm chắc tác dụng của dấu, nêu được các ví dụ.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài luyện tập, điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.

- Biết phân tích chỗ sai trong dùng dấu phẩy, chữa được lỗi.

3. Thái độ:

- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trong khi dùng dấu phẩy.

* Làm bài 1, 2 (tr.124), bài 3 (tr.133). Bài 1, 2 (Tr.133) giao về nhà II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

(23)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau làm miệng bài tập 1; 3 trang 120 SGK.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học này các em cùng ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững tác dụng của dấu phẩy, thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn.

- GV ghi tên bài

2. Hướng dẫn làm bài tập

2.1. Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) (tr.124)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhắc HS: Các em chú ý đọc kĩ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng.

- Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận và đưa lời giải đúng Tác dụng của

dấu phẩy

Ví dụ 1a. Ngăn cách

các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

1b. Phong trào Ba đảm đang...

2a.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2b. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

3b. Thế kỉ XX...

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Đề bài yêu cầu em làm gì?

- 1 HS làm bài tập 1; 2 HS làm bài tập 3.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ giờ học.

Bài 1

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe rồi chữa bài.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đề bài yêu cầu điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống và viết lại cho đúng chính tả và viết lại các chữ đầu câu chưa viết hoa.

(24)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm ra bảng nhóm dán lên trên bảng, HS cả lớp nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh.

+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?

2.1. Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) (tr.133)

Bài 1, 2: giao về nhà Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.

Hướng dẫn cách làm bài:

+ Tìm 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.

+ Sửa lại cho đúng.

- Gọi nhóm làm vào bảng báo cáo kết quả. Yêu cầu HS cả lớp nhận xét.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Dấu phẩy có tác dụng gì? Việc dùng sai dấu phẩy có tác hại gì?

- 2 HS làm vào bảng nhóm.

- 2 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc.

+ Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích kheo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.

Bài 3:

- 1 HS yêu cầu của bài tập

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng làm bài. 1 nhóm làm vào bảng nhóm.

- 1 nhóm HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét bài của bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Các câu văn dùng sai dấu phẩy

Sửa lại Sách Ghi- nét ghi

nhận, chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

Sách Ghi- nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ dấu phẩy)

Cuối mùa hè năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi- chi-gân, nước Mĩ.

Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi- gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Để có thể, đưa chị

đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy)

- Hs trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

(25)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

______________________________________________

Ngày soạn: 31/5/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 6 năm 2020 TOÁN

TIẾT 133: - PHÉP NHÂN (Tr.161) - LUYỆN TẬP (Tr.162) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố:

- Thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải toán.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trên các loại số đã học.

- Vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tốt.

* Giảm tải: Bài Phép nhân: bài 2 (tr. 162), bài 3 (tr. 162) II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - 2 HS làm bài tập 2; 3 VBT - GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về phép nhân.

- Ghi tên bài 2. Các hoạt động

2.1. Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép nhân

- GV viết lên bảng phép tính:

a b = c

+ Nêu tên phép tính và tên các thành phần của phép tính trên.

+ Hãy nêu tính chất của phép tính nhân mà em được học?

- 2 hs làm bảng.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS đọc phép tính.

+ Phép nhân a b = c, trong đó a và b là các thừa số, c là tích, a b cũng gọi là tích.

- HS tiếp nối nhau nêu, mỗi HS chỉ cần nêu 1 tính chất:

+ Tính chất giao hoán + Tính chất kết hợp

+ Tính chất 1 tổng nhân với một số.

(26)

+ Hãy nêu quy tắc và công thức của từng tính chất.

- GV nhận xét từng câu trả lời của HS, chỉnh sửa cho chính xác, sau đó yêu cầu HS mở SGK trang 161, đọc phần bài học tổng kết về phép nhân.

2.2. Hướng dẫn luyện tập a. Bài : Phép nhân(Tr.161) Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

a) Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.

b) Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc nhân hai phân số rồi làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu cách nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

Bài 2, 3: Giảm tải Bài 4:

- GV mời HS đọc đề bài toán.

- GV gọi HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS yếu.

- Các câu hỏi hướng dẫn làm bài:

+ Sau mỗi giờ có ô tô và xe máy đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô- mét?

+ Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ?

+ Biết mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được 82 km, cần phải đi 1,5 giờ thì gặp nhau (đi hết quãng đường AB). Hãy tính độ dài quãng đường AB.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

b. bài Luyện tập (Tr.162) Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Phép nhân có thừa số bằng 1 + Phép nhân có thừa số bằng 0

- HS tiếp nối nhau nêu, mỗi HS chỉ nêu quy tắc và công thức của 1 tính chất.

- Một số HS đọc trước lớp.

Bài 1:

- HS đọc đề.

4802 x 324 = 1 555 848 6120 x 205 = 1 254 600 - HS nêu.

b)

4 8

7 2 7 4 5 20 7 12 84

x x

- HS nêu.

35,4 x 6,8 = 240,72 21,76 x 2,05 = 44,6080

Bài 4:

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS trả lời gợi ý và làm bài.

Bài giải:

Trong 1 giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:

48,5 + 33,5 = 82 (km)

Thời gian để ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1giờ 30phút hay 1,5giờ

Độ dài quãng đường AB là:

82 1,5 = 123 (km) Đáp số: 123 km

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề bài và nêu: Bài yêu cầu chúng ta chuyển phép cộng thành phép

(27)

- GV viết phép tính cộng trong phần a lên bảng, yêu cầu HS nêu cách viết thành phép nhân và giải thích.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .

+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.

Bài 3:

- HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt đề bài. Tự làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng giải, dưới lớp tự làm vào vở.

- Chữa bài:

+ HS khác nhận xét - chữa bài

Bài 4:

- GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

nhân rồi tính giá trị.

- HS nêu:

6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg 3 Vì trong biểu thức trên có 3 số hạng cùng là 6,75kg nên ta biết phép nhân chính là tổng của các số hạng bằng nhau.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg x 3 = 20,25 kg b) 7,14 m2 + 7,14 m2 +7,14 m2 x 3 = 7,14 m2 x (1 + 1 + 3) = 7,14 m2 x 5 = 35,7 m2 c) 9,26 dm3 x 9 + 9,26 dm3 = 9,26 dm3 x (9 + 1)

= 9,26 dm3 x 10 = 92,6 dm3 Bài 2:

- HS đọc đề bài: Tính - Đáp số:

a) 3,125 + 2,07 x 2 = 3,125 + 4,14 = 7,265

b) (3,125 + 2,075) x 2 =5,2 x 2=10,4 - Chữa bài.

Bài 3:

- HS đọc.

+ Cuối năm 2000 có: 77 515 000 người Tỉ lệ tăng: 1, 3 %/ năm.

+ Hỏi năm 2001 có bao nhiêu người.

+ Tìm giá trị phần trăm của một số.

- HS làm bài (1 trong hai cách).

- HS chữa bài.

Bài giải

Dân số nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:

77515000 1,3:100 1007695  (người) Dân số nước ta tính đến cuối năm 2001 là:

77515000 1007695 78522695  (người) Đáp số: 78522695 người Bài 4

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, lớp đọc thầm đề trong SGK.

- 1 HS nêu tóm tắt bài toán trước lớp.

(28)

+ Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng của những vận tốc nào?

+ Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc là bao nhiêu ki- lô- mét trên giờ?

+ Sau mấy giờ thì thuyền máy đến bến B?

+ Biết vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng, biết thời gian đi từ bến A đến bến B, hãy nêu cách tính độ dài quãng sông AB.

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bài làm của HS cho chính xác.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau

- Trả lời câu hỏi của GV:

+ Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc của thuyền nước.

+ Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc là:

22,6 + 2,2 + 24,8 (km)

+ Sau 1giờ 15phút tức là sau 1,25giờ thì thuyền máy đến bến B

+ Độ dài quãng sông AB bằng tích của vận tốc thuyền máy xuôi dòng và thời gian thuyền đi từ A đến B.

- 1 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp trình bày lời giải bài toán vào vở.

Bài giải

1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của thuyền máy khi đi xuôi dòng là: 22,6 + 2,2 = 24,6 (km/giờ)

Độ dài quãng sông AB là:

24,8 1,25 = 31 (km) Đáp số: 31 km - Lắng nghe, nếu sai thì sửa lại.

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ ____________________________________________

KỂ CHUYỆN ( Không dạy – dạy TLV) TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HKI, trình bày được dàn ý của 1 trong những bài văn đó.

2. Kĩ năng:

- Đọc 1 bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.

3. Thái độ:

- HS chủ động làm bài, học bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, bút dạ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng CT,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng

Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết

*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết

Kĩ năng: Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người

Kiến thức: Biết rút kinh nghim về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi mắc trong bài

Kiến thức: Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả

Kiến thức: Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu

Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi mắc trong bài viết theo