• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18/12/2021 Tiết: 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh hệ thống được các kiến thức được học từ đầu học kì I đến kết thúc học kì

2. Năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề...

- Năng lực sáng tạo, tư duy...

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Đề và đáp án 2. Học sinh:

- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học III. Tiến trình dạy học

1. Ổn đình tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Đề kiểm tra

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 Ngày kiểm tra: …/…/…..

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm : Câu 1. Hình chiếu của vật thể là:

A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu.

B. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ.

C. Phần thấy của vật đối với người quan sát.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2. Bản vẽ nhà là loại:

A. Bản vẽ lắp. B. Bản vẽ xây dựng.

(2)

C. Bản vẽ chi tiết. D. Bản vẽ cơ khí.

Câu 3. Hình nón có đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng. Hỏi hình chiếu cạnh có hình gì?

A. Hình tròn. B. Hình vuông.

C. Hình chữ nhật. D. Tam giác cân.

Câu 4. Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ tháo, lắp?

A. Mỏ lết B. Êtô

C. Tua vít D. Cờlê Câu 5. Bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì?

A. Hình biểu diễn. B. Yêu cầu kỹ thuật.

C. Kích thước và khung tên. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được:

A. Kẻ bằng nét đứt. B. Kẻ bằng đường chấm gạch.

C. Kẻ gạch gạch. D. Tô màu hồng.

Câu 7. Đinh vít là chi tiết có ren gì ?

A. Ren trong. B. Ren ngoài.

C. Cả ren trong và ren ngoài. D. Ren bị che khuất.

Câu 8. Mối ghép cố định là mối ghép có:

A. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau.

B. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau.

C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

D. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau.

II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

Câu 2. (2,0 điểm): Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy? Phân loại và cho ví dụ?

Câu 3. (2,0 điểm) Cho bộ truyền động đai: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10cm.

a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai?

b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút.

---Hết---

(3)

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ tên học sinh……….lớp:……….SBD………….

Chữ ký giám thị:………

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

I. Phần trắc nghiệm: ( 4,0 điểm) mỗi phương án trả lời đúng được 0.5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA A B D B D C B C

II. Phần tự luận: (6,0 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

(2,0 điểm) – Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo, tính

bền,… 0.5

(4)

– Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,…

– Tính chất hoá học: Tính chịu axít, muối, tính chống ăn mòn,…

– Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,…

0.5 0.5 0.5

Câu 2.

(2.0 điểm)

- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa.

- Chi tiết máy gồm 2 loại: chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng:

+ Chi tiết có công dụng chung được dùng trong nhiều loại máy khác nhau.

Ví dụ bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo...

+ Chi tiết có công dụng riêng chỉ được dùng trong nhiều loại máy nhất định.

Ví dụ: Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp...

1.0

0.5

0.5

Câu 3.

(2,0 điểm)

a) a) Tỷ số truyền của bộ truyền động đai là:

i = D1 : D2 = 20 : 10 = 2 ( lần ) 1.0 b) b) Tốc độ quay của bánh bị dẫn là:

i = n2/ n1 => n2 = n1 x i = 15 x 2 = 30 ( vòng/

phút )

1.0

Tổng 10

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập Công thức tổng quát đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập - Hệ thống lại các kiến thức đó ôn tập và các dạng bài tập đó giải.. - Yêu cầu HS suy nghĩ 1’

Đánh giá sự vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh2. Các phép biến