• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG TRỌNG HƯNG

PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG TRỌNG HƯNG

PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HOÀNG QUANG THÀNH

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lắp với các công bốtrong bất kỳcông trình nghiên cứu có liên quan khác đãđược công bố.

Mọi sựcộng tác, giúp đỡtrong quá trình thực hiện luận văn này đãđược gửi lời cảm ơn sâu sắc và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉrõ nguồn gốc.

Một lần nữa tôi xin khẳng định vềsựtrung thực của lời cam đoan trên.

Học viên

Hoàng Trọng Hưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và có được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Kinh tếHuế, xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành nhất.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Hoàng Quang Thành là người hướng dẫn khoa học, là người rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, có những góp ý quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đềtài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huyện Bố Trạch, Phòng Kinh tếvà Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kếhoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, Văn phòng HĐND & UBND huyện, UBND các xã và các cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp có liên quan đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đềtài này.

Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện đềtài.

Học viên

Hoàng Trọng Hưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Học viên thực hiện: HOÀNG TRỌNG HƯNG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 83 404 10 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG QUANG THÀNH

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển Tiểu thủcông nghiệp tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình đề tài đưa ra các định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển Tiểu thủcông nghiệp tạiđịa phương trong thời gian sắp tới.

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển Tiểu thủ công nghiệp tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

2. Phương pháp nghiên cứuđã sửdụng

Quá trình thực hiệnđề tàiđã sửdụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin, bao gồm: thông tin thứcấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước và các tài liệu liên quan đến phát triển TTCN, thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi đối với chủ các cơ sở TTCN; Phương pháp phân tích số liệu, bao gồm:phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp.

3. Kết quảnghiên cứu chính và ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn; phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đó chỉra những kết quả đãđạt được, những khó khăn, tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân. Đồng thời đềxuất một sốgiải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển tiểu thủcông nghiệp tại huyện BốTrạch trong những năm tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGHĨA LÀ

1 BQ Bình quân

2 CN Công nghiệp

3 CNH Công nghiệp hóa

4 ĐVT Đơnvịtính

5 GO Gross Ouput

6 GTSX Giá trịsản xuất

7 HĐH Hiện đại hóa

8 IC Indirect Cost

9 KCN Khu công nghiệp

10 LĐBQ Lao động bình quân

11 NN Nông nghiệp

12 NXB Nhà xuất bản

13 ODA Nguồn viện trợ không hoàn lại

14 QLNN Quản lý nhà nước

15 SL Số lượng

16 SX Sản xuất

17 SXSP Sản xuất sản phẩm

18 TTCN Tiểu thủcông nghiệp

19 VA Valua Added

20 VLXD Vật liệu xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC Trang

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ... iv

MỤC LỤC ...v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ... ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒTHỊ...x

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...3

2.1. Mục tiêu chung...3

2.2. Mục tiêu cụ thể...3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...4

4.1.Phương pháp thu thập thôngtin ...4

4.2. Phương pháp phân tích...5

5. Cấu trúccủa luận văn...5

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ỞKHU VỰC NÔNG THÔN...6

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂNTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN...6

1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu thủ công nghiệp...6

1.1.1.1. Khái niệm...6

1.1.1.2. Phân loại tiểu thủ công nghiệp...8

1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp...9

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.1.3.1. Đặc điểm...11

1.1.3.2. Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp...13

1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp...18

1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp...18

1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ...20

1.1.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp...22

1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên ...22

1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế...23

1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội...26

1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật...27

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN27 1.2.1. Khái quát về ngành TTCNở Việt Nam...27

1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam...29

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp của một số địa phương...32

1.2.3.1. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang...32

1.2.3.2.Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa...32

1.3.2.3.Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng...33

1.2.4. Một số bài học đối với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...34

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐTRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...36

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TTCN CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH...36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...36

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ...36

2.1.1.2. Thổ nhưỡng, khí hậu và thủy văn...38

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội...40

2.1.2.1. Dân số và lao động...40

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai...41

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.1.2.4. Văn hóa- xã hội...46

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...46

2.1.3.1. Thuận lợi...46

2.1.3.2. Khó khăn...47

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...48

2.2.1. Tình hình chung về các cơ sở TTCN trên địa bàn ...48

2.2.1.1. Số lượng cơ sở TTCN theo loại hình và lĩnh vực kinh doanh...48

2.2.1.2. Tình hình phân bố các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Bố Trạch năm 2017 ...50

2.2.1.3. Giá trị sản xuấtTTCN tại huyện Bố Trạch...51

2.2.2. Tình hình các cơ sở TTCN tại huyện Bố Trạch qua số liệu điều tra...55

2.2.2.1. Đặc điểm chủ cơ sở sản xuất...55

2.2.2.2. Đặc điểm các nguồn lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất...56

2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp...65

2.2.2.4. Tình hình về thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm TTCN...67

2.2.2.5. Những khó khăn mà các cơ sở TTCN đang gặp phải...70

2.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch...73

2.2.3.1. Những kết quả đạt được...73

2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại...73

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại...75

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐTRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...76

3.1.QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠIHUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...76

3.2.1. Quan điểm...76

3.1.2. Định hướng...77 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển TTCN...80

3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở TTCN...85

3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong phát triển TTCN...87

3.2.4. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất TTCN ...88

3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật...90

3.2.6. Phát triển thị trường nguyên vật liệu của ngành TTCN...92

3.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại...93

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...96

1. KẾT LUẬN...96

2. KIẾN NGHỊ...97

TÀI LIỆU THAM KHẢO...99 PHỤLỤC

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCỦA 2 PHẢN BIỆN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động huyện BốTrạch giai đoạn 2015-2017 .41

Bảng 2.2: Hiện trạng sửdụng đất của huyện BốTrạchgiai đoạn 2015-2017...42

Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch qua 3 năm 2015 - 2017...45

Bảng 2.4: Số lượng và cơcấu các cơ sở TTCNtrên địa bàn huyện BốTrạch theo loại hình và ngành nghề 3 năm 2015-2017 ...49

Bảng 2.5: Tình hình phân bốcác cơsở TTCN trên địa bàn huyện BốTrạch ...50

Bảng 2.6: Giá trịsản xuất TTCN trên địa bàn qua 3 năm 2015-2017 ...52

Bảng 2.7: Đặc điểm của chủcơsởsản xuất ...55

Bảng 2.8: Đặc điểm lao động của các cơsở TTCN điều tra ...57

Bảng 2.9: Mặt bằng và máy móc, thiết bịphục vụsản xuất của các cơsở...59

Bảng 2.10: Tình hình vốn của các cơsở điều tra...61

Bảng 2.11: Thu nhập bình quân của các cơsởsản xuất ...64

Bảng 2.12: Kết quảvà hiệu quảsản xuất của các cơsở điều tra ...65

Bảng 2.13: Thịtrường nguyên liệu của các cơsởTTCN...67

Bảng 2.14: Những khókhăn cơsở TTCN đang gặp phải ...70

Bảng 2.15: Mức độ quan trọng của những khó khăn trong quá trình sản xuất của các cơsở TTCN...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Bản đồhành chính huyện BốTrạch...36 Biểu đồ2.1:Cơ cấu thu nhập của các cơ sởsản xuất ...63 Biểu đồ2.2: Thị trường tiêu thụsản phẩm ...68

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước thuần nông, trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữ nước làm nền kinh tếtrởnên lạc hậu so với các nước trong khu vực và thếgiới. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đối với nước ta có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH). Lịch sử đã chứng minh tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nền kinh tế trước khi bước sang một nền công nghiệp hiện đại.

Hiện nay, mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ nhưng mức tăng còn chậm và chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sản xuất hàng hóa còn nhỏlẻ, việc khai thác và phát huy mọi tiềm năng nội lực còn hạn chế. Trong đó, TTCN đã tồn tại và phát triển như một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp, hỗtrợ đắc lực cho nông nghiệp trên nhiều phương diện như cung cấp nông cụ, hàng tiêu dùng, tiêu thụnguyên liệu từsản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong quá trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn đã góp phần cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác nhau và góp phần thúc đẩy hình thành những làng nghề, khu, cụm điểm TTCN ở cả nông thôn, thành thị, nó được thừa nhận như một ngành kinh tếquan trọng.

Thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thếgiới cho thấy việc khôi phục và phát triển TTCN sẽtạo ra được nhiều lợi ích. Thu hút được nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, ven biển, tận dụng thời gian nhàn rỗi, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đặc biệt, việc phát triểnTTCNgiúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” góp phần phát triển nông thôn bền vững.

Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là nơi hẹp nhất trong dải đất hình chữ S của Việt Nam, là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng cả nước, có Động Phong Nha là di sản thiên nhiên thếgiới, ngoài ra còn là quê hương của nhiều làng nghềtruyền thống như: nghề đóng tàu thuyền (Lý Hòa, Bố Trạch; Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới); nước mắm Hàm Hương (Làng Cảnh Dương đã từng cung tiến cho Vua Lê Chúa Trịnh); nghề dệt tơ lụa Võ Xá; dệt chiếu cói An Xá; nghề nón lá ở Quảng Thuận, Mỹ Trạch; rượu Võ Xá, rượu Vạn Lộc; nghề Mộc; nghề đúc rèn… đã tạo cho Quảng Bình những nét riêng biệt và lợi thế đểphát triển TTCN.

Huyện Bố Trạch nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới thủ phủ của tỉnh Quảng Bình và là một trong sốít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Bố Trạch với những lợi thế riêng của mình đã tạo cơ hội cho các ngành nghềTTCN phát triển từrất lâu và một trong những huyện có ngành nghề TTCN phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những yếu tố thăng trầm lịch sử, xã hội, cơ chếquản lý, các ngành nghềTTCN đã trải qua nhiều biến động trong đó có nhiều ngành nghềhầu như biến mất. Song trong những năm gần đây kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bố Trạch Trạch đã có sự khôi phục, phát triển TTCN và có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhiều ngành TTCN mới trong nông thôn đã được hình thành và phát triển góp phần phát huy các thế mạnh về nguyên liệu, nguồn nhân lực của địa phương, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội tạo ra một bức tranh nông thôn bình yên.

Tuy đã đạt được những thành công nhưng sự phát triển TTCN huyện Bố Trạch còn tồn tại nhiều vấn đềbất cập:cơ sởvật chất nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế; phần lớn các cơ sở TTCN tổchức sản xuất trên đất ở của hộ gia đình nên mặt bằng chật hẹp không có điều kiện mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm còn hạn chế, mẫu mã chưa hấp hẫn, thiếu thị trường tiêu thụ; phát triển mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chưa tạo ra sự gắn kết, các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, môi trường kinh doanh còn thiếu hấp dẫn…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy các nghề TTCN mới chỉ chủ yếu tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất lớn,cònở những vùng có quy mô sản xuất nhỏ nhưhuyện BốTrạch chưa thực sự được quan tâm. Với quan điểm đẩy mạnh phát triển TTCN trên cơ sở khôi phục, mở rộng ngành nghề truyền thống và phát triển thêm một sốngành nghềmới phù hợp với địa phương, cần có định hướng và các giải pháp thiết thực nhằm phát triển TTCN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thếgiới.

Từnhững vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ti huyn BTrch, tnh Quảng Bình”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Từ cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triểnTTCN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại địa phương trong những năm sắp tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnTTCNởkhu vực nông thôn.

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bìnhtrong thời gian sắp tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đềliên quan phát triển TTCN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2015 –2017; Sốliệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từtháng 10năm 2017 đến tháng 5 năm 2018; Các giải pháp, đềxuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cụ thể tại 5 xã: Phúc Trạch, Đức Trạch, Mỹ Trạch, Hoà Trạch và Bắc Trạch.

- Vềnội dung: Phát triển TTCN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình, trong đó tập trunglàm rõ các: đặc điểm, nhân tố tác động ảnh hưởng,tiêu chí đánh giá sự phát triển TTCN, để từ đó đánh giá thực trạng những khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân trong phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển TTCN tại địa bàn trong những năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương phápthu thập thông tin

+ Thông tin thứcấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 2015 – 2017 do các cơ quan quản lý thuộc UBND huyện Bố Trạch cung cấp như:

Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Chi Cục thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…; ngoài ra tác giảcòn tham khảo các công trình khoa học, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác liên quan đến vấn đề phát triểnTTCN.

+Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát theo bảng hỏi đối với các chủ cơ sở sản xuất TTCN tại huyện BốTrạch. Để đánh giá tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch, qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi chọn 5 nghề có thế mạnh thuộc 5 vùng sản xuất khác nhau để điều tra, trong đó, vì địa bàn rộng, các cơ sở nằm rải rác nên mỗi nhóm nghềchọn điều tra khoảng 5% số cơ sở. Cụthể:

- Nhóm chế biến lâm sản có 348 cơ sở, chúng tôi chọn 15 cơ sở mộc dân dụng ởxã Phúc Trạch đại diện cho vùng phía Tây.

- Nhóm chếbiến thực phẩm có 629 cơ sở, chúng tôi chọn 31 cơ sở chếbiến nước mắmởxãĐức Trạch đại diện cho vùng Trung Tâm.

- Nhóm nghề mây tre đan có 238 cơ sở, chúng tôi chọn 11 cơ sở mây tre đan ở xã MỹTrạch và nhóm nghề cơ khí, đồ gia dụng có 245 cơ sở, chúng tôi chọn 12 cơ sở cơ rèn dao, rựaởxã Bắc Trạch đại diện cho vùng phía Bắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

- Nhóm nghềsản xuất vật liệu xây dựng có 324 cơ sở, chúng tôi chọn 15 cơ sở sản xuất gạch Blockởxã Hòa Trạch đại diện cho vùng phía Nam.

4.2. Phương pháp phân tích -Đối với sốliệu thứcấp:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để phân tích, mô tảtổng quát về tình hìnhđịa bàn nghiên cứu, thực trạng phát triển TTCNtrên địa bàn nghiên cứu. Bao gồm: thống kê khái quát diện tích, vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội tại huyện Bố Trạch, thống kê số lượng các cở sở TTCN, lao động, giá trị sản xuất TTCN trong thời gian 2015-2017.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp thành các bảng biểu, từ đó nhận xét vềtình hình phát triển TTCN tại huyện BốTrạch.

-Đối với sốliệu sơ cấp:

+ Phương pháp thống kê mô tả: thống kê, hệ thống hóa các thông tin được điều tra, khảo sát từchủ các cơ sởTTCN.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các phiếu điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích các nội dung về tình hình phát triển của các cơ sở TTCN, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch để đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới.

5. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụlục, nội dung chính của luận văn gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn.

Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tiểu thủcông nghiệp tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN

1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu thủ công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm

Theo các nhà Kinh tếhọc Liên Xô (cũ) thì: “thủ công nghiệp là sản xuất thủ công sử dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm”. Vào thời kỳ cách mạng xã hội chủnghĩa, thuật ngữTiểu công nghiệp và Thủcông nghiệp đểchỉ cơ sởsản xuất ngoài quốc doanh [16].

Trên thế giới, người ta quan niệm thủ công nghiệp như là một thành phần, một dạng thức, một kiểu loại tiểu công nghiệp. Quan niệm đó đến nay vẫn thống nhất không có sựtranh luận và ngày nayởnhiều nơi ngưòi ta không dùng thuật ngữ

“thủ công nghiệp” mà chỉ dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp” để chỉ nền sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ.

ỞViệt Nam, dưới thời Pháp thuộc, từnền sản xuất thủcông truyền thống đã xuất hiện các hình thức hiệp tác giản đơn, sau đó từng bước hình thành các doanh nghiệp tư nhân, với số công nhân làm thuê nhiều nhất là 300, còn chủ yếu từ 100 công nhân trở xuống. Bởi vậy, khái niệm về tiểu công nghiệp chủ yếu để chỉ bộ phận sản xuất công nghệphẩm và hàng tiêu dùng trong phạm vi kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam. Thuật ngử “tiểu công nghiệp“ và thủcông nghiệp được Đảng và Nhà nước sử dụng trong các văn bản về phát triển kinh tế sau khi giành được chính quyền tháng 8/1945. Đến năm 1951, Chính cương của của Đảng Lao động Việt Nam đề cập đến thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp”, nhưng các văn bản của Đảng, Nhà nuớc thời kỳnày chỉ dùng chung một thuật ngữ là “thủcông nghiệp”. Trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ năm 1960 đến nay, đều dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủcông nghiệp” [18].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Công trình khoa học “Tiểu, thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945" của Phó giáo sư Vũ Huy Phúc đã đưa ra khái niệm TTCN thời cận đại như sau: “ tiểu, thủcông nghiệp thời cận đại bao gồm toàn bộnền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hànhởnông thôn,ởcác làng chuyên nghềvàcác đô thị, thịtrấn, không loại trừmột bộphận sản xuất của Tư sản công nghiệp nhỏdân tộc”[12].

Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngành TTCN, với nhiều cách tiếp cận khác nhau đãđưa ra những quan niệm vềngành TTCN. Nguyễn Ty trong luận án Phó tiến sỹkinh tế đã quan niệm:“Thủcông nghiệpởnông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thônở trìnhđộthấp là một bộphận của hệthống công nghiệp mà trong đó quá trình laođộng chủyếu dựa vào lao động chân tay sửdụng các công cụ sản xuất giản đơn đểchếbiến nguyên liệu ra sản phẩm” và “tiểu công nghiệp hay còn gọi là công nghiệp có quy mô nhỏ, sửdụng công cụ lao động nữa cơ khí hoặc các máy móc nhỏhiện đại đểchếbiến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội”. Tác giảkết luận

“ Thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn cũng là một bộ phận của công nghiệp, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội [16].

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể tiếp cận khái niệm TTCN từ những gócđộ khác nhau và có thểrút ra một số điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các quan niệm trên về TTCN đứng riêng rẻ không có giá trị phổ biến cho các nước trên thế giới, nhưng có giá trịbổ sung cho nhau và là một trong những cơ sở để các nước thể chế hóa thành luật, hoạch định các chính sách riêng cho khu vực này và giúp cho sựquản lý, điều hành các chương trình của Chính phủ về phát triển TTCN. Nội dung các định nghĩa có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi nước.

Thứ hai, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nghiệp chủ yếu là lao động thủ công với các công cụ sản xuất thô sơ; còn lao động tiểu công nghiệp thì chủ yếu là lao động sử dụng máy móc với các công cụ lao động bán cơ khí và cơ khíởtrìnhđộ công nghệkhác nhau và với quy mô nhỏ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thứ ba, có thể lấy số lượng công nhân và mức vốn cố định làm tiêu chí để xác định các cơ sở sản xuất TTCN. Các nước trên thế giới và các tổ chức nghiên cứu về tiểu công nghiệp khi xác định doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ đều lấy số lao động và vốn sản xuất của các cơ sởTTCN làm tiêu chíxác định.

Ở nước ta hiện nay, quy mô của các cơ sở sản xuất TTCN không vượt quá giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn. Từ những vấn đề nêu trên, cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của ngành TTCN nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, có thể quan niệm:

Tiểu thủcông nghiệp là những hoạt động sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ trên địa bàn nông thôn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công cụ lao động thủ công, công cụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sửdụng công cụ cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở nông thôn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi phục giá trị sửdụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.

Như vậy, TTCN nông thôn là ngành kinh tếthuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệthống công nghiệp nông thôn, là một nền công nghiệp có quy mô nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất có sự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc hiện đại. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lựcở nông thôn như: lao động, vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các chủ thể tham gia sản xuất trong các ngành TTCN là hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…

1.1.1.2. Phân loại tiểu thủ công nghiệp

Có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại TTCN trong nông thôn. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí phân loại nào là tuỳ theo mục đích của việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

phân loại. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn tiêu chí phân loại dựa trên những đặc trưng sau đây của các hoạt động sản xuất TTCN:

- Trong hoạt động sản xuất cùng thực hiện một loại công nghệ hoặc công nghệ tương tự.

- Sản phẩmđược sản xuất ra từmột loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại.

- Sản phẩm có công dụng cụthểgiống nhau hoặc tương tựnhau.

Căn cứ vào 3 đặc trưng cơ bản trên TTCN trong nông thôn được phân loại thành các Tiểu ngành nghềgồm:

- Tiểu ngành nghềkhai thác

- Tiểu ngành nghềchếbiến nông sản thực phẩm - Tiểu ngành nghềdệt, may mặc

- Tiểu ngành nghềsứ, thuỷtinh, vật liệu xây dựng - Tiểu ngành nghề cơ khí

- Các ngành nghề khác như: Ngành công nghiệp da giày, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, sản xuất nhựa…

Phân loại theo Tiểu ngành TTCN nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một cơ cấu TTCN hợp lý để phát huy lợi thếcủa các ngành TTCN trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.

1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:

hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,... Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện. Ý nghĩa của nguyên lý này đòi hỏi: trong khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải tôn trọng nguyên tắc phát triển của chúng, không được thành kiến, định kiến,... Luôn lạc quan tin tưởng vào khuynh hướng vận động của sự vật, tạo mọi điều kiện để sự vật phát triển [1].

Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững.

Tăng trưởng KT là điều kiện cần để phát triển KT. Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quânđầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện KT để cải thiện mọi mặt của đời sống KT - XH. Tuy nhiên tăng trưởng KT chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ đểphát triển KT. Tăng trưởng KT có thể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng KT không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu KT xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền KT, sẽkhông thểtạo ra sự phát triển KT. Nếu phương thức tăng trưởng KT chỉ đem lại lợi ích KT cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng KT như vậy sẽkhoét sâu vào bất bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó cũng khó có thểtồn tại được lâu dài [33].

Về quan niệm “tiểu, thủ công nghiệp”: Tiểu, thủ công nghiệp là những hoạt động sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ trên địa bàn nông thôn (NT), trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công cụ lao động thủ công, công cụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sửdụng công cụ cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lựcở NT để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoảmãn các nhu cầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.

Từ khái niệm “phát triển” và quan niệm “TTCN” thì “phát triển TTCN”

được quan niệm như sau: Phát triển TTCN là sự tăng trưởng trong ngành KT thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộphận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệthống

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

công nghiệp, là một nền công nghiệp có quy mô nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất có sựkết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc hiện đại gắn liền với nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lựcở NT như: lao động, vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành KT khác nhau. Các chủthểtham gia sản xuất trong các ngành TTCN là hộ gia đình, tổhợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Với những tính chất trên, phát triển TTCN bao hàm các nội dung cụ thể là:

+ Mức tăng trưởng và mối quan hệ giữa tăng trưởng các ngành nghề TTCN phải phù hợp với mức tăng dân số.

+ Sự tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

+ Tăng trưởng trong các ngành nghề TTCN phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của sự tăng trưởng này.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

1.1.3. Đặc điểm và vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp 1.1.3.1. Đặc điểm

+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang tính đa dạng

Xem xét trên nhiều giác độ cho thấy sựtồn tại và phát triển ngành TTCN rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động và ngành nghề như:khai thác, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹnghệ, chế tác kim loại… TTCN có thể được tổ chức sản xuất tại hộ gia đình, sửdụng lao động gia đình, có thuê thêm lao động hoặc tại các cơ sở sản xuất như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với các loại công nghệ sản xuất được sử dụng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí đến máy móc hiện đại. Do có lợi thế về địa điểm sản xuất và khai thác các nguồn lực tại chỗ, nhất là đối với nguồn nguyên liệu không tập trung, nằm rải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

rác khắp nơi, dễ hư hỏng nên TTCN cho phép giảm nhiều chi phí sản xuất so với sản xuất công nghiệp quy mô lớn.

+Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với khách hàng và người lao động

Với vai trò cá nhân người chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN, các cơ sở này dễduy trìđược những mối liên hệchặt chẽvới khách hàng. Điều này tạo nên một lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất TTCN. Mặt khác, giữa chủ cơ sở TTCN với người lao động thường có mối quan hệ quen biết, thân tình nên giúp cho các cơ sởsản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quảtối đa trong sản xuất.

Khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần bị xoá đi. Tuy nhiên, điểm yếu của các cơ sởsản xuất, kinh doanh TTCN là tính chất gia trưởng trong quan hệsản xuất hay là thái độbảo thủ, chậm cải tiến tổchức, đổi mới kỹthuật.

+Các cơ sở sản xuất tiểuthủ công nghiệp thường có tính mềm dẻo, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất TTCN có tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu sản xuất hay giao dịch, nên có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm những phân đoạn thị trường mới, lấp chỗ trống mới xuất hiện trong thị trường khi thấy có lợi và cũng dễ dàng rút khỏi thị trường khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quảvà dễchuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác cùng Tiểu ngành nghềhoặc sang các ngành dịch vụsửa chữa.Ở quy mô nhỏ, các cơ sởsản xuất TTCN dễ ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từthị trường. Do đó, cần có một thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với TTCN, tránh những quy định rườm rà vềthủtục hành chính, nếu không sẽlàm triệt tiêu khả năng thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sởsản xuất TTCN.

+ Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt trong tiếp cận các nguồnvốn không chính thức

Các cơ sở, hộsản xuất, kinh doanh TTCN khó vay vốnở các ngân hàng hơn so với các xí nghiệp trong ngành công nghiệp có quy mô lớn, và khi tình hình tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

chính có sựbiến động thì dễbị cắt giảm tài chính và càng khó vay vốn. Đây là điểm hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN về nguồn vay tín dụng ở các ngân hàng.

Tuy nhiên, các cơ sởsản xuất, kinh doanh ngành TTCN lại có được khả năng huy động vốn dễ dàng từ gia đình, người thân và bạn bè để thành lập, mở rộng sản xuất, nhanhchóng đi vào hoạt động và không bỏlỡ các cơ hội sản xuất, kinh doanh.

Đây là lợi thếchung của các cơ sởsản xuất, kinh doanh TTCN ởViệt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thếgiới. Vì vậy, lợi thếnày cần được phát huy trong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành TTCN.

+ Tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh

Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề TTCN trong nông thôn, chức năng quản lý và lãnhđạo thường chưa phân định rõ. Người chủ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh TTCN. Qui mô càng mở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hoá mới được đặt ra. Thông thuờng, ở quy mô trên dưới 100 công nhân, sự chuyên môn hoá trong quản lý mới trở nên quan trọng.

1.1.3.2. Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp

+ Phát triển TTCN có vai trò bổsung, phối hợp và hỗtrợ khu vực công nghiệp quy mô lớn

Từ những đặc điểm cơ bản các ngành TTCN cho thấy khả năng tồn tại và phát triển các ngành TTCN trong nền kinh tếcông nghiệp hiện đại là có cơ sở khoa học. Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất TTCN có thể bổ sung cho khu vực sản xuất đại công nghiệp và trong một phạm vi nào đó còn có thể cạnh tranh với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Giữa hai khu vực công nghiệp này có những quan hệbổsung, phối hợp và hỗtrợ nhau cùng phát triển. Thực tiễn cho thấy các xí nghiệp lớn không nhất thiết phải thực hiện mọi thao tác của việc sản xuất ra sản phẩm. Bởi vì, nếu thực hiện hầu hết các khâu thao tác trong chế tạo sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

tác nào sản xuất đại công nghiệp không có lợi thế thì nên để cho sản xuất TTCN thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và rất thông dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm”. Mối quan hệbổsung, hỗ trợ giữa sản xuất TTCN với sản xuất đại công nghiệp được thực hiện qua hai phương thức: Phương thức hỗtrợgián tiếp và phương thức hỗtrợtrực tiếp.

- Hỗtrợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua hợp đồng giữa hai khu vực tiểu thủ công nghiệp và khu vực đại công nghiệp là sựbổ trợ lẫn nhau tự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng tồn tại có tính chất cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực TTCN và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghiệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm các loại sản xuất và các thao tác chếtạo có lợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn cảnh đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan hệ cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có thể khẳng định, các cơ sở thuộc khu vực sản xuất TTCN có thể “chung sống” với các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp.

- Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệtồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai khu vực TTCN và đại công nghiệp, trong đó một cơ sởnày sửdụng một cách có hệ thống sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác sản xuất của bản thân nó. Các mối quan hệ này tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghiệp trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa các cơ sở nhỏ với cơ sở lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này cho phép có được sự chuyên môn hoá cao, phức tạp và được thích nghi một cách tỉ mỉ, tạo thành nguyên nhân của khả năng sinh lợi cao và phát triển của các cơ sởsản xuất TTCN.

+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ởnông thôn

Khu vực nông vẫnlà nơi chiếm phần đông dân số của một nước nông nghiệp như Việt Nam. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn quá nhanh do trình độ dân trí và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nặng về phong tục tập quán... ngoài ra trong điều kiện đất đai canh tác hạn chế: chủ yếu dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông... đã thực sự là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng và sự phát triển kinh tế ở toàn bộ khu vực nói chung. Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẻ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuấtnông nghiệp. Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghềTTCN ởnông thônđã thu hútđược số lượng lao động lớn tham gia sản xuất trong các làng có nghề.

Phát triển TTCN thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp, giải quyết vấn đề lao động nông nhàn và tình trạng di dân tự do đối với người dân nông thôn. Qua đó, nó góp phần làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo vàổn định an ninh, xã hội ởnông thôn. Nói cách khác nghềthủcông giúp cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát triển TTCN cung cấp sản phẩm tiêu dùng và công cụ, dụng cụ cho cho khu vực nông nghiệp, hỗtrợcho nông nghiệp phát triển. Đồng thời, nó làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp trong dân cư tăng, kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng. Với đặc điểm mức đầu tư không quá lớn, nên nghềthủcông dễ huy động các khoản vốn nhỏnhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họhàng, và đi vay từcác tổchức tín dụng.

Chính vì thế việc phát triển TTCN mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị vànông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từnông thônra thành thị.

+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh việc phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương

Phát triển TTCN cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn…TTCNcó thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh.

Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy, các nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ởnông thôn. Hơn nữa khi cơ sở vật chất được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn hóa của người lao động ngày càng được nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuấtTTCN.

+Phát triểnTTCNgóp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư

Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, khi đại công nghiệp chưa chiếm ưu thế, TTCN phát huy ưu thế, hỗ trợ, bổ khuyết cho đại công nghiệp. Trong tình trạng nền kinh tếphát triển thấp, TTCN sửdụng nguồn tài nguyên, lao động dồi dào ởnông thôn, khai thác nguồn vốn tựcó trong dân, mởrộng sản xuất nhiều sản phẩm với giá cạnh tranh. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển TTCN; các chủ xí nghiệp có thể kêu gọi các nguồn vốn từ các tổ chức khác nhau, nhưng điều đó còn rất khó khăn vì việc hoạt động của các ngành nghề TTCN còn gặp nhiều hạn chế.Điều đặc biệt phát triển TTCN lại có thể góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Chủ cơ sở có nguồn vốn đó từ những người thân, từ những người muốn góp vốn,... từ đó làm cho TTCN phát triển mạnh ở những ngành, nghề, khu vực chưa hoặc không thể cơ khí hoá được; như những ngành nghề gia công, chếbiến kim loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc nhỏ để phục vụtrực tiếp cho nông thôn hoặc cả đại công nghiệp. Đặc biệt phát triển những ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hoa quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhờ vậy, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và tích luỹvốn cho CNH - HĐH.

+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Phát triển TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; mà việc trọng tâm là cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

nghĩa đưa kinh tếnông thôn phát triển cảvềchất lượng và số lượng. Đó là làm thay đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu nhập…trongnông nghiệp. TTCN góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn vì các lý do sauđây:

Một là, sự phát triển của các nghề TTCN truyền thống, mở ra nghềmới làm cho tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng dần trong GDP. Như vậy, có thểxoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa hoặc kinh tế thuần nông ở từng địa phương;

làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xuất khẩu, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèoởnông thôn.

Hai là, phát triển TTCN cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo vốn phát triển ngành nghề. Phát triển TTCN cung ứng nhiều sản phẩm cho thị trường và thu được lợi nhuận cao. TTCN phát triển làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp trong dân cư tăng nhanh. Từ đó kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm TTCN. Khi khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng nhanh, thị trường mởrộng thì kinh tếdịch vụphát triển.

Như vậy, phát triển TTCN đã tác động mạnh mẽ và góp phần làm cho cơ cấu kinh tế ở nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

+Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch

Phát triển TTCN góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua nhiều thếkỷ, nghềthủcông truyền thống đã có những bước phát triển và tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Trong đó, nhiều nghề đạt tới trình độcông nghệtinh xảo với kỹthuật điêu luyện và phân công lao động khá cao. Có những nghề được lưu giữ và phát triển cho đến nay, có những nghề mới ra đời nhưng cũng có những làng nghềbị mai một hoặc mất hẳn. Nhiều sản phẩm ngành nghềTTCN là kết tinh của sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩm ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật cao, với những đặc tính, sắc thái riêng của mỗi dân tộc, không

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

những có giá trị hàng hoá cao mà còn trởthành những sản phẩm văn hoá đặc sắc và là biểu tượng đẹp đẽcủa truyền thống dân tộc.

Phát triển TTCN còn giúp cho lĩnh vực du lịch được phát triển. Ngành nghề thủcông truyền thống, đặc biệt là các nghềthủcông mỹnghệ, là di sản quý giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệthuật và kỹthuật truyền từ thếhệnày sang thếhệ khác, hun đúc nên từcác thếhệnghệ nhân tài ba. Đồng thời, nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghềtruyền thống cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệthống di tích lịch sử, văn hóa. Đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợthủcông, thậm chí cònđược trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Vì vậy, phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các sản phẩm của các làng nghềtruyền thống.

Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống trong nông thôn tại các làng, xã là góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá của dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp 1.1.4.1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp

* Cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ

Sự hình thành và phát triển của các ngành nghề TTCN có vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tỷtrọng của nông nghiệp ngày càng giảm, tỷtrọng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng thời nó cònđóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tựcấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.

Với sự phát triển theo từng nấc thang từ hộ gia đình sản xuất nhỏ lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là các doanh nghiệp lớn, phát triển TTCN sẽ là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

cầu nối giữa công nghiệp lớn, hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, là bước trung gian chuyển từnông thôn thuần nông, nhỏlẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại và đô thị hoá. Phát triển TTCN sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp giữa nông nghiệp – công nghiệp có hiệu quả. Sựphát triển của các ngành nghề TTCN là một trong những hướng rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển TTCN một cách bền vững sẽ giúp cho cơ cấukinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ.

* Sự phát triển TTCN phải xuất phát từ động lực nội tại: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn

Những nhân tố quan trọng gắn liền với địa phương phát triển các ngành nghề TTCN như: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn tại địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm.

Trước đây, ngành nghề TTCN là ngành nghề chủ yếu dựa vào công nghệ truyền thống và kinh nghiệm sản xuất được truyền qua nhiều thế hệ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, không qua đào tạo dạy nghề cộng theo nguồn vốn hạn chế cho nên sản phẩm làm ra số lượng còn ít, chất lượng kém và giá thành cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Vì vậy, trong xu thế CNH - HĐH đất nước thì việc ứng dụng công nghệmới vào sản xuất là một tất yếu; đội ngũ lao động tại địa phương cần được đào tạo bài bản; sự hỗ trợ về nguồn vốn được nhân rộng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất cần phải kết hợp với công nghệ truyền thống để không làm mất đi nét văn hoá truyền thống kết tinh trong mỗi sản phẩm.

* Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư

Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá phát triển TTCN. Sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ giúp cho các chính sách của nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả chẳng hạn như:

phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa;

đảm bảo cho mọi người dân, nhất là người nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng chính sách xã hội khác được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

khỏe ban đầu nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cộng đồng, thực hiện dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Chất lượng sản phẩm ngày càng cao

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường nói chung và thị trường các sản phẩm TTCN nói riêng,nhu cầu của con người đối với hàng hóa ngày càng tăng không những về số lượng mà cảvề chất lượng. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất TTCN phải nổ lực, cố gắng tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và cung ứng sản phẩm có chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất. Đó chính là con đường chủ yếu để các cơ sở sản xuất TTCN tồn tại và phát triển lâu dài. Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành tiêu chí cơ bản quyết định sự phát triển TTCN cũng như sự thành công hay sự tụt hậu của nền kinh tế đất nước. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan góp phần thúc đầy phát triển TTCN, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đời sống của dân cư tại địa phương.

1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

a. Các chỉ tiêu phản ánh chung về tình hình phát triển TTCN theo các tiêu thức khác nhau như:

+Theo quy mô lao động: → ≤5lao động

→5- 10lao động

→ ≥ 10 lao động + Theo thành phần kinh tế: → Nhà nước

→ Tập thể

→ Tư nhân

→ Cá thể (gia đình)

+ Theo ngành kinh tế: →Chếbiến nông, lâm, thủy sản

→Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

→ Cơ khí chếtạo, sửa chữa máy móc thiết bị

→Sản xuất hàng tiêu dùng, thủcông, mỹnghệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

b. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng các cơ sở sản xuất TTCN

* Các đặc điểm của cơ sở TTCN

- Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành về giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, đã qua đào tạo về quản lý và kỹ thuật…

- Đặc điểm về lao động và thu hút lao động mà cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành (tổng số lao động, giới tính, các đặc điểm về lao động như: thuê ngoài, thường xuyên, thời vụ…).

- Đặc điểm về vốn và cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành, theo tính chất nguồn vốn (vốn cố định và vốn lưu động) và theo nguồn hình thành (vốn tự có, vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác…)

- Đặc điểm về thị trường nguyên liệu và hình thức thu mua nguyên liệu (thị trường trong tỉnh: trong xã, trong huyện, huyện khác; hình thức thu mua: thu gom, hợp đồng…)

-Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất TTCN (thị trường tiêu thụ: trong huyện, huyện khác trong tỉnh, tỉnh khác…; hình thức tiêu thụ: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp qua đại lý, bán lẻ…)

- Các đặc điểm khác như: tỷ lệ cơ sở có giấy phép kinh doanh, có kế toán, hình thức thành lập như thế nào…

* Kết quả sản xuất kinh doanh:

+ Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): là toàn bộ giá trị của các sản phẩm do lao động của cơ sở làm ra trong một thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm)

GO =∑Qix Pi(i = 1, n)

Trong đó: Qi–Khối lượng sản phẩm thứ i Pi–Giá trị sản phẩm thứ i n–Số hàng hóa

+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Comsumption): là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất,bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên liệu, nhiên liệu và vật chất khác (không kể khấu haotài sản cố định) và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm TTCN trong một thời gian nhất định (tương ứng với thời gian tính GO).

+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của người lao động mới tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánhbộ phận giá trị mới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhóm tác giả đã kế thừa những lập luận, minh chứng của các ng- hiên cứu trước đó về ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả tài chính (một chỉ tiêu quan

đong đo đếm được: số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần,… cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có tính

Để đánh giá đúng được sự phát triển của nó, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Vì vậy công ty cũng cần phải có những biện pháp kịp thời để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt hơn, sử dụng các tài sản một cách hợp lý tránh để