• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: Ngày 6 /9/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 9/9 /2019 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 3/ 10/9 /2019 1A- Tiết 2

BÀI 1:XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

Đua thuyền - Tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng Bể bơi ngày hè - Tranh sáp màu, bút dạ của Thiên Vân I/ Mục tiêu

- Kiến thức: Hs làm quen tiếp xúc vơí tranh vẽ của thiếu nhi.

- Kỹ năng: Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

- Thái độ: Yêu thích hoạt động vui chơi và tìm hiểu về các trò chơi trong sinh hoạt hằng ngày.

II/

Đồ dùng dạy- học

GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh thiếu nhi cảnh vui chơi ở sân trường- đề tài khác.

- Tranh của hoạ sĩ có cùng đề tài.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.

III/

Các hoạt đông dạy - học 1. Tổ chức. ( 1’)

2. Kiểm tra đồ dùng.(1’)

3. Bài mới.

Giới thiệu: ( 1’)

Các con đã tự bao giờ vẽ hoàn thiện một bức tranh đẹp để tặng cho người thân chưa.

Các bạn nhỏ trong bài học ngày hôm nay đã vẽ được những bức tranh đẹp để tặng cho chúng ta đấy. Vậy các bạn đã vẽ những gì? Cô và các con sẽ cùng xem tranh của các bạn qua bài học này nhé.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Giới thiệu tranh về đề tài vui chơi.

( 5’)

- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu tranh:

- Đây là các loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà hoặc nơi khác.

- Nêu các hoạt động vui chơi trong tranh?

* GV nhấn mạnh:

+ Đề tài vui chơi rất rộng phong phú nhiều tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn.

2- xem tranh. ( 25’)

+ GV treo tranh mẫu- HS xem vtv1.

+ GV dành 3- 5 phút cho HS quan sát:

* Gv đặt câu hỏi cho hs trả lời các câu

+ HS quan sát tranh và trả lời:

+ Cảnh vui chơi ở sân trường có nhiều hoạt động khác nhau như:

Nhảy dây,kéo co, múa hát, cảnh vui chơi mùa hè…

- Lắng nghe

- Quan sát tranh

(2)

hỏi:

-Trong tranh có những hình ảnh nào?

- Hình ảnh chính của bức tranh là gì?

- Hình ảnh phụ là hình ảnh nào?

- Các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu?

- Màu nào nhiều nhất trong tranh ? - Hình ảnh và màu sắc nào em thích nhất trong tranh?

- Em có thích bức tranh này không? Vì sao?

GV yêu cầu các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung thêm

-GV nhận xét bổ sung thêm

* GV tóm tắt kết luận:

+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là các em tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp + Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình.

3. Trò chơi ( 5')

- Gv gắn 3 bức tranh chưa tô màu lên bảng.

- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 đại diện lên tô màu vào tranh.

- Nhóm nào xong trước sẽ chiến thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay của cả lớp.

- GV cho hs tham gia trò chơi, nhận xét và đánh giá, tuyên dương

- Hs trả lời

- Lắng nghe

- Hs thành lập nhóm. Cử đại diện tham gia trò chơi. Các bạn khác củ vũ cho các bạn trong nhóm.

4-Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV nhận xét chung giờ học. Khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến 5- Dặn dò HS: ( 1’)

- Tập quan sát và nhận xét tranh - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

Ngày soạn: 6/ 9/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 9/ 9/ 2019 2B- T4 Thứ 4/11/ 9/ 2019 2A- T4

Thứ 6/13/ 9/ 2019 2B- T1; 2C_ T2 Bài 01: Vẽ trang trí VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I/ Mục tiêu

+ Hs bình thường:

- Kiến thức:Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Kỹ năng: Tập tạo ra ba sắc độ đậm nhạt : Đậm, đậm vừa, nhạt bằng màu hoặc bút chì .

(3)

- Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

+ Học sinh khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của giáo viên học sinh tập vẽ đậm nhạt II/ Chuẩn bị

GV:

- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt rõ ràng.

- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt - Phấn màu HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.

III/ Hoạt động dạy - học 1- Tổ chức. (1’)

2- Kiểm tra đồ dùng. (1’) 3- Bài mới: Giới thiệu bài( 1’)

Màu sắc xung quanh ta thật đa dạng và phong phú, Thiên nhiên đã tạo ra những sắc màu kì diệu, làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú. Mỗi màu có một vẻ đẹp riêng và cũng có các sắc độ đậm nhạt khác nhau. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu sắc độ đạm nhạt của màu sắc qua bài số 1 nhé.

GV HSBT HSKT

1- Quan sát, nhận xét ( 5’)

- Giáo viên giới thiệu hình ảnh và gợi ý HS:

Có các sắc độ đậm nhạt nào?

- Giáo viên tóm tắt:

+ Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.

+ Có 3 sắc độ chính: Đậm - Đậm vừa - Nhạt.

+ Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau để bài vẽ sinh động

2- Cách vẽ đậm, vẽ nhạt: ( 5’) + Bài tập yêu cầu ta làm gì?

- GV hướng dân cách vẽ

* Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhị, lá

* Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau (theo thứ tự: Đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu).

* Có thể dùng màu hoặc bút chì để vẽ đậm nhạt như: * Độ đậm - Độ vừa - Độ nhạt

- Giáo viên vẽ mẫu 3 độ đậm nhạt bằng chì và màu cho hs quan sát và

+ HS quan sát và nhận biết:

+ Độ đậm + Độ đậm vừa + Độ nhạt.

- Lắng nghe

HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài.

- Lắng nghe

- HS quan sát

- Quan sát

- Lắng nghe

- Quan sát

- Quan sát

(4)

biết cách vẽ.

* Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày

* Độ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa.

- Nhắc lại cách vẽ màu đậm nhạt?

3-Thực hành: ( 17’)

Hướng dẫn Hs vẽ đậm, vẽ nhạt vào 3 bông hoa.

- Nhắc hs chọn màu thích hợp để vẽ các sắc độ.

- Chú ý sẽ sao cho phân biệt rõ các sắc độ đậm nhạt.

- Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài ngay trên lớp .

- Hs nhắc lại cách vẽ.

- HS vẽ theo hướng dẫn. - Dưới sự giúp đỡ của giáo viên Hs tập vẽ đậm nhạt

4-Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành.

- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình ưa thích.

Động viên, khích lệ hs học bài.

5- Dặn dò: ( 1’)

- Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra độ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau- Sưu tầm tranh thiếu nhi.

Ngày soạn: 7/9/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 10/9/2019 3C -T3 Thứ 4 ngày 11/9/2019 3A -T3 Thứ 6 ngày 13/9/2019 3B -T2

Bài 01: Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH THIẾU NHI ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG I/ Mục tiêu

+ Hs bình thường

- HS tiếp xúc làm quen, cảm nhận cái đẹp trong tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài này.

- Tập mô tả các hình ảnh các hoạt động và màu sắc trên tranh.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của gv, hs có thể chỉ ra hình ảnh, mình yêu thích trong tranh.

II/ Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh thiếu nhi về đề tài môi trường và đề tài khác. Tranh của hoạ sĩ có cùng đề tài.

HS : Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy.

III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Tổ chức. (1’)

2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’)

(5)

3.Bài mới.

Giới thiệu bài ( 8’ )

- GV giới thiệu tranh về đề tài Môi trường để HS quan sát.

- GV giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.

-Hs tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường

- GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau và gợi ý để HS nhận ra:

+ Tranh về đề tài môi trường và đề tài này rất phong phú. VD: Trồng cây xanh, vứt rác đúng nơi quy đinh, dọn vệ sinh,…

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+

Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1- Xem tranh ( 20’)

-GV chia lớp theo nhóm.

- GV gợi ý cách trao đổi theo nhóm, cách ghi các ý kiến trao đổi và trình bày. ( 7’)

- Giao cho nhóm các câu hỏi thảo luận. Nội dung câu hỏi cần thảo luận:

- Tranh vẽ hoạt động gì?

- Nêu những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh?

- Hình dáng, động tác của các hình ảnh trong tranh như thế nào? Diễn ra ở đâu?

- Em thích hình ảnh nào nhất?

- Màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?

- GV gợi ý học sinh trả lời câu hỏi

- GV tổng hợp ý kiến bổ xung thêm: Tranh vẽ cảnh vệ sinh trường học. Với bố cục chặt chẽ, hình ảnh sinh động. Hình ảnh chính là hình ảnh các bạn đang gom giác. Hình dáng sinh động được thay đổi liên tục. Màu trong trong rất tươi sáng, chủ đạo là màu xanh. Đây là bức tranh đẹp về chủ đề vệ sinh môi trường.

* GV nhấn mạnh:

HS thành lập 6 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm

+ HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời:

+HS trả lời. Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.

-HS lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe các bạn thảo luận

-HS lắng nghe. Chỉ ra hình ảnh mình thích trong tranh - Lắng nghe

(6)

+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là các em tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp

+ Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình.

2- Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - GV nhận xét chung giờ học.

- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học sinh có nhiều ý kiến phát biểu xây dựng bài phù hợp với nội dung tranh.

3-Dặn dò HS: ( 1’)

- Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

Ngày soạn : 7/9/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 10/ 9 /2019 4C-T1 Thứ 4 ngày 11/9/2019 4A-T1 Thứ 5 ngày 12/9/2019 4B-T1

Bài 01: Vẽ trang trí

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I/ Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- HS biết thêm cách pha các màu: Da cam, tím, xanh lá cây….

- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc.

- Tập pha các màu: Da cam, xanh lá cây, Tím.

- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh tập pha màu theo hướng dẫn II/ Chuẩn bị

GV: - SGK, SGV Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp.

III/ Hoạt động dạy - học 4- Tổ chức. (1’)

5- Kiểm tra đồ dùng.( 1’) 6- Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’)

Màu sắc xung quanh ta thật đa dạng và phong phú, màu xanh của lá, màu dỏ, hồng, vàng, tím, của hoa, màu của áo quần, màu của các đồ vật. Thật là đẹp phải không các con.

Vậy hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về mầu sắc và cách pha màu nhé.

GV HS bình thường+ HS Hà

Anh

HS Khuyết

tật 1-Quan sát nhận xét (7’)

*Giới thiệu cách pha màu

(7)

- GV giới thiệu hình 1,2- SGK - GV yêu cầu hs nhắc lại tên ba màu cơ bản?

- GV giới thiệu H2,H3 ở SGK và giải thích cách pha màu.

Em hãy nêu tên các màu mới?

* GV tóm tắt: Từ 3 màu cơ bản ta pha trộn 2 màu khác nhau tạo ra màu thứ 3.

- *GV giới thiệu các cặp màu bổ túc.

Các màu được pha từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau sẽ tạo ra sắc độ tương phản tôn nhau lên rực rỡ.

-Em hãy tìm ra các cặp màu bổ túc?

* Giới thiệu màu nóng, màu lạnh.

- Nêu tên các màu nóng, màu lạnh?

- Em hiểu thế nào là màu nóng, màu lạnh?

- Em hãy kể tên màu sắc của một số đồ vật và cho biết màu của chúng thuộc gam màu nào?

=> GV chốt kiến thức 2- Cách pha màu ( 6’)

- GV pha trực tiếp cho HS quan sát và giới thiệu màu có sẵn sáp màu.

3-Thực hành ( 15’)

- GV yêu cầu HS làm bài tập

+ GV hướng dẫn HS chọn các gam

Quan sát và trả lời - Đỏ, vàng, lam.

+ HS quan sát tranh và nhận biết được:

Đỏ + vàng = da cam Đỏ + lam = Tím Vàng + Lam = Lục

- Màu tím, da cam, lục…

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại.

Lam bổ túc cho da cam và ngược lại.

Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.

- Quan sát 4, 5- SGK.

- Gam nóng: Đỏ, nâu, vàng, da cam...

- Gam lạnh: Xanh lá cây, xanh lam…

- Màu lạnh gây cảm giác mát, lạnh

- Màu nóng là màu gây cảm giác ấm nóng.

- Quả cà chua màu đỏ thuộc gam màu nóng. Cái mũ màu xanh thuộc gam màu

lanh….

- Lắng nghe

Hs quan sát Gv pha màu

- Thực hành

Quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Tghực hành dưới

(8)

màu nóng, lạnh để tô màu.

- GV theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn HS làm bài.

sự giúp đỡ của gv 4-Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV nhận xét chung giờ học.

- GV cùng HS chọn ra một số bài và gợi ý để HS nhận xét-xếp loại

- Khen ngợi, động viên những học sinh tích cực xây dựng bài. Học sinh chọn, pha màu đúng.

5-Dặn dò HS: ( 1’)

- Yêu cầu HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu.

- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số hoa, lá thật. Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

Ngày soạn: 7/ 9 / 2019

Ngày giảng: Thứ 3/ 10 /9/2019 5C- T1

Thứ 5 /12/ 9/ 2019 5A- T2, 5B- T5 Bài 1: Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

- HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- HS tập mô tả, nhận xét khi tranh.

- HS cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

II.Chuẩn bị

GV- SGV- SGK

- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

HS - SGK , Vở tập vẽ 5 III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức: (1’)

2.Kiểm tra đồ dùng học tập ( 1’) 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1,)

Lớp 4 các em đã được làm quen với một số tác giả nổi tiếng của Việt Nam như Hoạ sĩ Ngô Minh Cầu và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về một hoạ sĩ đóng góp rất lớn cho nền mĩ thuật thuật Việt Nam. Đó là hoạ sĩ Tô Ngọc Vân với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HSBT+

Hs Phương Linh 1- Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân: (10’)

- GV yêu cầu 2 hs đọc to mục I-SGK

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận câu hỏi:

- Nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

-HS đọc mục 1 trang3.

-HS trao đổi các câu hỏi.

-1 số HS trả lời.

(9)

?

- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân ?

GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm HS tả lời, nhóm khác nhận xét.

ÞGVbổ sung: + Tô Ngọc Vân là một hoạ tài năng, có nhiều đóng góp cho nề mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoá II ( 1926- 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939- 1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu.

+ Sau cách mạng tháng 8 Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là hiệu trưởng trường Mĩ thuật ở chiến khu Việt Bắc.

Giai đoạn này ông đem tâm huyết sáng tác nhiều tranh về đề tài Bác Hồ, chiến khu như: Chân dung Hồ chủ tịch, chạy giặc trong rừng, nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,…. ÔNg là nhà quản lí, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín, ông đã đào tạo cho Việt Nam nhiều hoạ sĩ tài năng.

+ Với công lao to lớn năm 1996 ông được nhà nước tặng Giải thưởng HCM về Văn học – Nghệ thuật.

2-Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ ( 20’)

Gv treo tranh.Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:

- Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? - Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? - Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ? - Màu sắc của bức tranh như thế nào ?

- Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?

- Em có thích bức tranh này không ?

GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

ÞGV hệ thống lại nội dung kiến thức: Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, cô đọng, hình ảnh chính là một cô gái thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ tóc, tay phải nâng cánh hoa, Màu sắc nhẹ nhàng, màu trắng, màu xanh, màu hồng, chiếm phần lớn bức tranh. Màu trắng và ghi xám của áo, màu hồng của làn da, màu trắng và xanh nhẹ của những bông hoa kết hợp với màu đen của mái tóc tạo nên hoà sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. ánh sáng lan toả

HS quan sát một số tác phẩm do GV giới thiệu.

+ Tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này là Thiếu nữ bên hoa huệ ( 1943), Thiếu nữ bên hoa sen ( 1944), Hai thiếu nữ và em bé ( 1944) ,…..

Đó là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu của Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí nhóm.

HS quan sát, thảo luận theo nhóm .

-Đại diện nhóm trình bày.

-HS khác bổ sung - Lắng nghe

(10)

trên bức tranh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết.

Bức tranh có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu mới nhưng mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với người Việt Nam.

3-Nhận xét đánh giá( 3’) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

4-Dặn dò: ( 1’)

- Sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.

- Về quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho giờ học sau.

Ngày soạn: 8/9/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 11/9/2019 3C- T1

(11)

TUẦN 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (tiết 1 ) I. Mục tiêu:

- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.

- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đổi.

- HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói đã gấp sẵn.

-Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

- Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công.

III. Các hoạt động Dạy – Học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. Kiểm tra đồ dùng ( 1')

Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

3 Bài mới: ( 30')

1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. ( 10')

- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói.

+ Tàu thủy hai ống khói có đặc điểm, hình dáng như thế nào?

- Tàu thủy hai ống khói dùng để làm gì?

2: Giáo viên hướng dẫn gấp mẫu. ( 20') - Cho hs tìm hiểu mẫu.

- Em hãy tìm ra cách gấp tàu thủy - Gv nhận xét, hướng dẫn:

Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.

- GV gợi ý để HS nhớ lại cách cắt tờ giấy hình vuông.

Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông – SGV tr.192.

- Lưu ý: không quy định số ô vuông của tờ giấy.

Hs hát để ổn định lớp

Để dụng cụ, đồ dùng học tập môn thủ công lên bàn.

- HS quan sát mẫu.

Hs nhận xét đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ.

- Để chở khách, vận chuyển

- 1 HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.

- HS suy nghĩ và nêu ra cách gấp tàu thuỷ theo suy nghĩ của mình.

- Quan sát

(12)

Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói – SGV tr.192.

- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng thực hiện gấp tàu thủy hai ống khói. Hs dưới lớp tập gấp ra giấy nháp.

- GV quan sát, sửa chữa uốn nắn cho hs.

4. Cũng cố, Dặn dò: ( 3')

- Nhận xét giờ học. Khen gợi, động viên học sinh tích cực học bài.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.

- 2 HS lên bảng thực hiện, và hs dưới lớp tập gấp bằng giấy nháp

- Lắng nghe

(13)

KĨ THUẬT LỚP 4 TUẦN 1 Ngày soạn: 7/9/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 10/ 9/ 2019 4B- T3 Thứ 4 ngày 11/9/2019 4A- T2 Thứ 5 ngày 12/9/2019 4C- T3

BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ) - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự giúp đỡ của giáo viên hs nhận biết tên và tác dụng của một số dụng cụ cắt, khâu, thêu

II. Đồ dùng dạy học

+ Giáo viên: Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu, SGK + Học sinh: - SGK, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Ổn định lớp : ( 1')

2. Kiểm tra đồ dùng học tập ( 1')

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. Quan sát, nhận xét ( 10’ )

a. Vải:

- Giáo viên cho học sinh đọc sgk với quan sát nhận xét về vải

- Giáo viên nhận xét, bổ sung - Yêu cầu học sinh nêu lại kết luận SGK

b. Chỉ:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài và trả lời cầu hỏi hình 1 sgk

- Giáo viên giới thệu một số mẫu chỉ để minh họa đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.

- Hs đọc sgk và nhận xét:

- Lắng nghe - HS nêu

- HS đọc nội dung 1 trong sgk

- Học sinh nêu tên các loại chỉ ở hình 1: Chỉ khâu và chỉ thêu.

- Lắng nghe

- Lắng nghe - Tập nêu tên và tác dụng của

(14)

- Lưu ý học sinh: muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.

- Giáo viên nêu kết luận:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.

(10’ )

- Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh sự giống nhau, khác nhau giũa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

Lưu ý học sinh:

+ Khi sử dụng, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải, nếu vặn chặt quá hoặc lỏng quá đều không cắt được vải.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách cầm kéo cắt vải.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm kéo cắt vải. Yêu cầu học sinh lên thực hành như đã hướng dẫn

3. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.

(11’)

- Nêu tên và tác dụng của đồ vật trong hình

- Giáo viên tóm tắt câu trả lời của học sinh và kết luận:

+Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải

+ Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể

+ Khung thêu cầm tay: gồm hai khung tròn lồng vào nhau, khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.

+ Khuy cài, khuy bấm: dùng để dính vào nẹp áo, quàn và nhiều sản phẩm may mặc khác.

+Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.

4. Nhận xét - dặn dò (1’)

- Giáo viên nhận xét chung tiết học

- Hs lắng nghe

- Học sinh nêu:

- Học sinh quan sát hình 2 trong sgk và trả lời câu hỏi

- Học sinh quan sát - Học sinh lắng nghe

1- 2 học sinh thực hành

- Nêu tên và tác dụng - Lắng nghe

- Lắng nghe

chỉ

- Hs lắng nghe

- Học sinh quan sát hình 2 nêu tác dụng của kéo

- Học sinh Quan sát

- Tập cầm kéo

- Học sinh lắng nghe

- Lắng

(15)

- Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài

nghe

KĨ THUẬT LỚP 5 TUẦN 1 Ngày soạn: 7/9/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 10/ 9/ 2019 5A- T4, 5B- T2 Thứ 4 ngày 11/9/2019 5C- T3

BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ I.Mục tiêu: Hs bình thường+ Hs Phương Linh

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. (Hs khéo tay: Đính khuy được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.)

- Rèn tính cẩn thận II. Đồ dùng dạy học

+ Giáo viên: SGK, Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu + Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

III.Các hoạt động dạy - học.

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’)

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + HS Phương Linh 1. Quan sát và nhận xét ( 5')

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a ( sgk)

? Em có nhận xét gì về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuya 2 lỗ?

? Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ trên hai nẹp áo?

- Giáo viên kết luận: Khuy được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau với nhiều kích thước khác nhau, hình dạng khác nhau. khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải. trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí lỗ khuyết. khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp áo của sản phẩm vào nhau.

2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.( 25’)

- Học sinh quan sát- trả lời

- Lắng nghe

(16)

- Yêu cầu hs đọc nội dung mục 2 sgk

? Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy?

- Yêu cầu học sinh nội dung mục 1 sgk và quan sát h.2 sgk

? Nêu cách vạch dấu điểm đính khuy?

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1

- Giáo viên quan sát hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.

- Hướng dẫn học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4 sgk để nêu cách đính khuy.

- Giáo viên hướng dẫn cách đính khuy bằng kim to :

+ Lần khâu thứ nhất: lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ 2. Các lần khâu đính còn lại giáo viên cho học sinh lên thực hiện

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5, 6 sgk

? Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy?

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.

- Giáo viên hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy.

- Gọi 2 học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp nẹp, vạch dấu

3. Nhận xét- dặn dò (2’)

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành của học sinh

- Dặn dò hs chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau ( vải, chỉ, khuy hai lỗ,

…)

- học sinh đọc sgk - Trả lời

- Hs đọc và quan sát - Hs nêu

- 2 học sinh lên thực hành - Học sinh quan sát

- Học sinh đọc sgk nêu cách đính khuy

- Học sinh theo dõi - Học sinh lên thực hiện

- Học sinh quan sát - học sinh nêu trong sgk - Học sinh theo dõi

- Học sinh quan sát

- Hs nhắc lại và thực hành - Học sinh gập nẹp, vạch dấu

- Học sinh lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và