• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/10/2020

Ngày dạy: 27/10/2020

Tiết 14 Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ ( THẾ KỈ XI – XII)

Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Bối cảnh ra đời nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long, nguyên nhân, ý nghĩa.

- Tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học - Kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng trình bày 3. Thái độ:

- Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.

- Ý thức chấp hành luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ + Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử;

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: + SGK, SGV, bản đồ Việt Nam, tài liệu tham khảo.

+ Khung sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước (để trống).

- Học sinh: SGK, vở bài tập, tìm hiểu về nhà Lý và Lý Công Uẩn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Nêu vấn đề, nhận xét, đánh giá, đàm thoại, thuyết trình - Kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1).

2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút)

? Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh – Tiền Lê?

* YCTL:

a. Nông nghiệp

- Chia ruộng đất cho nông dân.

- Khai khẩn đất hoang.

- Chú trọng thủy lợi.

-> Nông nghiệp ổn định và phát triển b. Thủ công nghiệp

(2)

- Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước.

- Nghề cổ truyền phát triển.

c. Thương nghiệp - Đúc tiền đồng.

- Trung tâm buôn bán, chợ...hình thành.

- Buốn bán với nước ngoài phát triển 3. Bài mới:

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- Thời gian: 3p

Gv cho HS quan sát các tranh ảnh sau:

? Nhìn vào hình em hãy cho biết địa điểm trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội)

-GV dẫn dắt HS đi vào bài học…

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long, tổ chức bộ máy, luật pháp và quân đội nhà Lý.

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thuyết minh, so sánh, đánh giá.

- Kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Thời gian: 30 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Sự thành lập nhà Lý Hoạt động 1

1. Sự thành lập nhà Lý

(3)

- Mục tiêu: Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thuyết minh, so sánh, đánh giá.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...

- Thời gian:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

? Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

HS nhận nhiệm vụ:

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Giảng: Cuối thời Lê, Lê Long Đĩnh cướp ngôi và tự xưng vua. Thời gian đầu ông ta còn chú ý đến việc xây dựng đất nước. Về sau bê trễ và lao vào ăn chơi sa đọa, trụy lạc, mắc bệnh trĩ không thể ngồi được mà phải nằm để coi chầu nên sử sách còn gọi là Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh là ông vua rất tàn bạo nên nhân dân ai cũng căm ghét.

- Giảng: Sau khi Lê Hoàn mất tháng 10/1005 thái tử Long Việt lên ngôi đuợc 3 ngày thì Long Đĩnh tự lập lên làm vua. Đây là một ông vua rất tàn bạo mà mọi người trong triều ngoài nội ai cũng oán ghét, đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.

? Lê Long Đĩnh có những việc làm gì khiến nhân dân oán hận?

- Cho người vào cũi thả trôi sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt người...

? Khi Lê Long Đĩnh chết, quan lại trong triều suy tôn ai lên làm vua?

- Lý Công Uẩn.

? Nêu hiểu biết của em về Lý Công Uẩn?

- HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.

GV mở rộng thêm.

?Tại sao Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua?

- Vì ông là người vừa có đức, có tài, lại vừa có uy

- Năm 1005, Lê Hoàn mất.

Lê Long Đĩnh nối ngôi.

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều Tiền Lê chấm dứt.

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

(4)

tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

? Sau khi lên ngôi ông đã có những quyết định gì?

- Quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long vào năm 1010.

* GV treo bản đồ, chỉ 2 vùng đất Hoa Lư và Thăng Long trên bản đồ. HS quan sát bản đồ.

? Tại sao Lý Công Uẩn Quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long?

- Địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của 4 phương.

? Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý nói lên ước nguyện gì của cha ông ta?

- Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.

Giảng: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- GV treo khung sơ đồ tổ chức hành chính của nhà Lý. Hướng dẫn HS điền vào sơ đồ trên bằng cách đặt câu hỏi. Một HS lên bảng.

- Triều đình, 24 lộ phủ. Dưới lộ là huyện, hương, xã.

- HS nhận xét sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, so sánh với thời Đinh- Tiền Lê?

- Thảo luận nhóm (2’) - Các nhóm nhận xét - GV chốt nội dung

=> Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.

- GV nhấn mạnh: nhà Lý luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, luôn coi dân là gốc rễ lâu bền của đất nước.

- Liên hệ, giáo dục: từ ngày 01/10/2010- 10/10/2010 cả nước đã tổ chức trọng thể “Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội” với nhiều hoạt động sôi nổi như :

+ Mở cửa khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long.

+ Phát lộ những di tích dưới Hoàng thành Thăng Long.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- Năm 1010. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

* Sơ đồ tổ chức chính quyền Bộ máy nhà nước:

Vua

Quan đại thần Quan văn

24 Lộ, phủ Huyện Hương, Xã

Quan võ

(5)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

Hoạt động 2: Luật pháp và quân đội

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp và quân đội, các chính sách đối nội, điố ngoại thời Lý

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...

- Thời gian: 15p

B1: Chuyển gioa nhiệm vụ.

? Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư ?

? Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì?

? Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận?

? Nhà Lý ban hành chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào ?

? Em có nhận xét gì về các chủ trương trên?

HS nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

Giảng: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, nước ta chưa có một hệ thống luật pháp.

? Dưới thời Lý, bộ luật đầu tiên được ban hành vào năm bao nhiêu?

- Luật Hình thư, năm 1042 – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

? Nội dung cơ bản của bộ luật Hình thư là gì?

Bảo vệ ai?

- Nôi dung: bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.

? Nêu sự cần thiết và tác dụng của Bộ luật Hình Thư?

- HS: Đọc nội dung một số điều luật trong bộ Hình Thư. Và cho biết Bộ Hình Thư bảo vệ ai?

Cái gì?

- Nội dung: “Lính bảo vệ cung và sau này cả hoạn quan không tự tiện vào cung cấm.Nếu ai vào sẽ bị tội chết. Người canh giữ không cận thận để người khác vào bị tội chết .Cấm dân không được bán con trai,quan lại không được dấu con trai.Những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm được chuộc lại .Trả lại ruộng cho những người đã

2. Luật pháp và quân đội

a. Luật pháp

- Năm 1042, nhà Lý ban hành luật Hình thư.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ của công và tài sản của nhân dân và sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm giết mổ trâu bò. Người phạm tội bị trừng trị nghiêm khắc.

(6)

bỏ không cày cấy. Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng…..”

? Ngµy nay cÇn cã luËt ph¸p kh«ng “sèng vµ lµm viÖc theo hiÕn ph¸p vµ ph¸p luËt”

? Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?

- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

-> GV yêu cầu HS đọc bảng phân chia giữa cấm quân và quân địa phương trong SGK, sự phân chia binh chủng.

? Nhà Lý thi hành chính sách gì trong nông nghiệp?

- “ Ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông.

? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý?

- Tổ chức chặt chẽ và quy củ.

? Nhà Lý thi hành chủ trương gì để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc?

- Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc.

- Trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

? Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Lý đối với các nước láng giềng?

- Quan hệ với Trung Quốc và Campuchia, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

? Nhận xét các chủ trương của nhà Lý?

- Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.

GV chốt cả bài.

- Sử dụng bản đồ Đại Việt thời Lý để trình bày vấn đề này : Vùng biên giới phía Bắc là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Lý Công Uẩn rất quan tâm củng cố khối đoàn kết dân tộc vì đây là nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nhấn mạnh: giữ mối quan hệ hòa hiếu trên cơ sở độc lập tự chủ, nếu nguyên tắc này bị vi phạm nhà Lý sẽ kiên quyết đòi lại hoặc đem quân đánh trả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

b. Quân đội

- Bao gồm quân bộ và quân thủy

- Chia làm hai loại : + Cấm quân.

+ Quân địa phương.

- Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.

- Thi hành chính sách “ngụ binh cư nông”.

c. Đối nội

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc ít người.

d. Đối ngoại

- Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Chăm-pa.

- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

(7)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

* Hoạt động 3; LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

1.Nhận biết:

Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý vào năm nào ? A. Năm 1054. B . Năm 1009.

C. Năm 1010. D. Năm 1042.

Câu 3: Nhà Lý chia nước ta ra bao nhiêu lộ, phủ ? A. 24 lộ, phủ. B. 22 lộ, phủ C. 40 lộ, phủ. D.42 lộ phủ.

Câu 4: Nhiệm vụ của cấm quân là gì ? A.Bảo vệ triều đình và hoàng tộc.

B.Bảo vệ vua và kinh thành.

C.Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng.

D.Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần.

2.Thông hiểu:

Câu 5: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B.Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.

C.Trâu bò là động vật quý hiếm.

D.Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 6: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?

A.Lộ-Huyện-Hương, xã.

B.Lộ- Phủ- Châu, xã.

C.Lộ- Phủ- Châu- Hương, xã.

D.Lộ- Phủ- Huyện- Hương, xã.

Câu 8: Nguyên tắc nhà Lý luôn kiến quyết giữ vững trong việc duy trì mối bang giao với các nước láng giềng.

A.hòa hảo, thân thiện.

B.đoàn kết tránh xung đột.

C.giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

D.mở cửa trao đổi lưu thông hàng hóa.

(8)

Câu 9: Bộ luật Hình thư đầu tiên ra đời có tác dụng gì?

A. Để khỏi bị oan ức cho nhân dân.

B. Xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội.

C. Ổn định xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.

D.Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

*HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 7p

? Em nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

* Chủ trương của nhà Lý:

- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:

+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

+ Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

- Đối với các nước láng giềng:

+ Đối với nhà Tống: Lý Công Uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.

+ Đối với Cham-pa: nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

* Nhận xét:

- Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại.

*HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (5 phút)

GV giới thiệu văn bản: “Chiếu dời đô”

* Ý nghĩa về kinh tế, quản lý:

- Bài chiếu đã nêu rõ Thăng Long là đất đồng bằng, phồn thịnh nhưng không chịu cảnh ngập úng, thuận tiện làm nông.

- Vị trí trung tâm trời đất, chính là cái lợi cho việc di chuyển  giao thương mới dễ dàng phát triển. Thêm nữa, việc địa hình thuận lợi cũng mang lại lợi ích cho việc quản lý đất nước, địa phương nộp thuế phú, tham gia hội họp cũng thuận tiện mà nhà vua kiểm soát đất nước, tuần thú, dẹp giặc cũng thuận tiện.

* Ý nghĩa chính trị:

(9)

- Nhà Lý mới lập không lâu thì nhà vua ban chiếu dời đô, chuyển dời kinh đô cũng là cái cách để phân tán thế lực triều đình, giảm bớt ảnh hưởng của cựu thần vậy.

- Dời đô Thăng Long, chính là bằng chứng, là dấu mốc cho việc vương triều mới thành lập, là việc làm lớn của bậc đế vương, được lưu danh sử sách.

4. Hướng dẫn về nhà: (3’) * Bài cũ:

- Học bài, làm bài tập.

- Vẽ lại sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Lý.

- Đánh giá công lao của Lý Công Uẩn với dân tộc.

* Bài mới:

- Đọc và chuẩn bị bài sau: “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống”.

+ Tìm hiểu âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

+ Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt sang đất Tống.

+ Sưu tầm tư liệu có liên quan.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 22/10/2020

Ngày dạy: 29/10/2020

Tiết 15

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời để giải quyết khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng sống: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin,kỹ năng giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lao lớn với đất nước.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

(10)

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ + Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử;

II . CHUẨN BỊ:

-GV: SGK, SGV, bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần, mỏy chiếu.

+ Lược đồ kháng chiến chống Tống (1075-1077) - HS : SGK, vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn tiết trước III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

- Thuyết trình , hoạt động nhóm, thảo luận, phõn tớch sự kiện và nhõn vật lịch sử.

- Kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật sơ đồ tư duy.

IV. TIẾN TRèNH DẠY & HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’)

2.. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Nhà Lý được thành lập như thế nào và làm gì để xây dựng đất nước?

* Yêu cầu : Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết.Triều Tiền Lê chấm dứt-> Quan lại trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La lấy tên là Thăng Long . Năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt. Ổn định tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Bài mới:

* Hoạt động: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp: thuyết trình Thời gian: 2 phút

GV giới thiệu bài:

Từ sau cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn thắng lợi, quan hệ giữa ta và nhà Tống vẫn ổn định trong một thời gian. Nhưng giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối nội, đối ngoại, do đó đã âm mưu xâm lược nước ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

* Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: : Nắm được cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 1.

- Phương pháp:

- Kĩ thuật:

- Thời gian: 20 phút

Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (10 phút)

- Mục tiêu: Nắm được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống

- Phương pháp: phân tích, đánh giá, vấn đáp.

- Kĩ thuật: kĩ thuật động não..

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

(11)

- Thời gian:

- HS n/c phần 1.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: - Tình hình nhà Tống lúc này như thế nào?

? Nhà Tống xâm lược nước ta nhằm mục đích gỡ?

+ Ngân khố tài chính nguy ngập + Nội bộ mâu thuẫn.

+ Nhân dân khắp nơi đấu tranh.

+ Bộ tộc người Liêu Hạ quấy nhiễu phía bắc.

- GV nhấn mạnh: muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng, đó ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch xâm lược Đại Việt, do đó quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi

? Để chiếm Đại Việt, nhà Tống đã làm gì?

- HS: + Xúi giục vua Chăm- Pa + Cấm nhân dân 2 bên qua lại + Cho quân sang, cướp bóc, dũ la + Lôi kéo tù trưởng.

+ Ngấm ngầm chuẩn bị vũ khí, lương thực.

? Nhà Tống đánh lên phía Nam nhằm mục đích gì?

- Suy yếu lực lượng của nhà Lý.

* GV nhấn mạnh: muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng, đó ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch xâm lược Đại Việt, do đó quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi.

-> Gv : Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống – vua tôi nhà Lý đó chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó  Cách đối phó ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Thế kỉ XI nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế ,chính trị.

- Xâm lược Đại Việt để giải quyết tỡnh hỡnh khú khăn trong nước.

- Nhà Tống xui Cham-pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước…

(12)

học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

Hoạt động 2: (15 p)

Phương pháp: phân tích, đánh giá, vấn đáp.

Kĩ thuật: kĩ thuật động nóo.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Đứng trước âm mưu xâm lược đó nhà Lý đó đối phó bằng cách nào?

? Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

? Đứng trước âm mưu xâm lược đó nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

- HS: Thỏi ỳy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

? Cho biết đôi nét về Lý Thường Kiệt?

- GV gọi HS đọc phần chữ in nhỏ SGK.

Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại phường Thái Hoà, Thăng Long, là người có chí hướng, ham đọc binh thư, luyện vừ nghệ, cú cốt cách tài năng phi thường.

+ 23 tuổi ụng làm quan.

+ Vua Lý Nhừn Tụng phong Thái uý và nhận làm con nuôi.

? Lý Thường Kiệt chủ trương gì? Và làm gì để đối phó với cuộc xâm lược của quân giặc?

- HS: Quân đội luyện tập thường xuyên, đánh trả các cuộc quấy phá, đem quân đánh Chămpa, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống và Chămpa.

- Mời Lý Đạo Thành làm thái sư, quân đội luyện tập canh phòng suốt ngày đêm.

- Lệnh các tù trưởng mộ thêm binh lính phá âm mưu của Tống, đem quân đánh Champa.

=> GV: Lý Thường Kiệt cùng quan sỹ ngày đêm

2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

a. Nhà Lý chuẩn bị:

- Nhà Lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ trương của nhà Lý:

Tấn công trước để phòng vệ.

(13)

luyện tập, mộ thêm binh lính quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống. Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, một đại thần có uy tín cùng làm việc nước.

+ Vua Lý Thánh Tông và Thái uý LKT chỉ huy đạo quân khoảng 5 vạn quân đánh Champa. Vua Champa bị bắt làm tù binh, buộc Cham-pa phải cắt 3 châu (thuộc vùng đất Quảng Bỡnh, Quảng Trị ngày nay) để chuộc vua về.

? Trước tình hình quân Tống như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc như thế nào?

-> “Tiến công trước để tự vệ”.

- GV: Câu nói của Lý Thường Kiệt" ngồi yên đợi giặc... chặn thế mạnh của giặc" thể hiện điều gì?

-> Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.

? Tại sao Lý Thường Kiệt có chủ trương “ ngồi yên đợi giặc … chặn thế mạnh của giặc  thể hiện điều gì?

- Nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc đánh trả tiến hành cuộc chiến tranh.

* Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công để bảo vệ thuộc địa chứ không phải xâm lược).

? Trình bày diễn biến cuộc tiến công của quân ta?

- Giáo viên treo bản đồ hướng dẫn học sinh trỡnh bày.

- GV (giảng): Tháng 10/ 1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:

+ Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thôn Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào Châu Ung.

+ Quân Thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo đường ven biển vùng Quảng Ninh đổ bộ vào Châu Khâm và Châu Liêm.

+ Lý Thường Kiệt sau khi phá huỷ các kho tàng của giặc, tiến về bao vây thành Ung Châu.

Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trng Quốc. Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rằng mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình.

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?

b. Diễn biến:

- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

- Lý Thường Kiệt đó cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đó làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

(14)

? Việc chủ động tiến công có ý nghĩa như thế nào?

- HS thảo luận nhóm.

- GV nhận xột, bổ sung, chốt ý:

Đây là chủ trương độc đáo, sáng tạo, tiến công để tự vệ, thể hiện sự táo bạo nhằm giành quyền tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa xâm lược.

- Lưu ý: để cô lập kẻ thù và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trên đường tiến quân LTK cho yết bảng nói rõ mục đích tự vệ của ta.

? Mục đích làm việc đó là gì?

-> Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.

- GV: sau khi đạt những mục tiêu đặt ra LTK ra lệnh phá hết cầu cống, thiêu hủy lương thảo rồi nhanh chóng rút quân về nước chuẩn bị cuộc kháng chiến.

- Nhấn mạnh: làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công của chúng, ta có thời gian chuẩn bị. Với thắng lợi trong cuộc khỏng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt là lừng danh nhất ở thế kỉ XI.

- Sau khi Lý Thánh Tông mất, Lý Nhân Tông mới 7 tuổi, vương phi ỷ Lan nhiếp chính cùng với sự tài giỏi độc đáo của Lý Thường Kiệt... Đó huy động cả nước vào trận tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù. Đại Việt ra khỏi chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để đất nước bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

- Liên hệ, giáo dục: Quân Tống xâm lược nước ta năm 981 đó bị Lê Hoàn đánh bại nhưng chúng vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta và lần này vẫn bị thất bại. Sau đó Lý Thường Kiệt vẫn cho nhân dân miền biên giới buôn bán trao đổi bình thường điều này thể hiện mối quan hệ hũa hiếu nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ…

c. Ý nghĩa:

- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta .

* Hoạt động 3; LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kinh tế và đời sống văn hóa xã hội.

- Thời gian: 5 phút

 Hãy viết tiếp vào các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

- Tài chính trong nước

(15)

- Nội bộ triều đình - Đời sống nhân dân - Tình hình biên cương Lời giải:

- Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

- Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

- Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về âm mưu chuẩn bị đánh Đại Việt của nhà Tống:

Xúi giục Cham – pa đánh ta từ phía nam.

Cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại.

Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

Lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người của ta theo Tống.

b) Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây:

- Đợi giặc - Đánh trước - Thế mạnh - Chiến thắng - Sẵn sàng

Vào chỗ (…) của câu dưới đây cho đúng với câu nói của Lý Thường Kiệt:

“Ngồi yên…, không bằng đem quân…để chặn...của giặc”

Lời giải:

a) Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

b) “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

*HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 7p

Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào đối với việc tấn công của quân Tống?

Bài làm:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.

Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.

(16)

Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm dành lại thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược

=> đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

Bài làm:

Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.

*HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian: 3p

GV dẫn chứng một vài nhận định về Lí Thường Kiệt:

Bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn cũng ca ngợi ông:

“Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả.”

Sử thần nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ, trong sách Việt sử tiêu án, đã đề cao Lý Thường Kiệt qua việc so sánh chiến công đánh Tống của ông với các chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo:

“Nước ta đánh nhau với quân nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này vua Ngô Tiên Chúa đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tôn đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận được vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đến đường đường chính chính đem quân vào nước người, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ung Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tầu không dám coi thường chúng ta, đến những đồ cống, hình thức thơ từ, không dám hà trách, chỉ sợ lại sinh ra hiềm khích. Đến thơ từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm ván sơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trung thư môn hạ mà đóng vào, thế thì

(17)

triều Lý được trịch với Tống nhiều lắm.”

5. Hướng dẫn về nhà: (3’) * Bài cũ :

- Học bài theo câu hỏi trong sgk.

- Làm BT 1, 2, 3 trang 30.

- Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống bằng lược đồ câm.

- Đánh giá về việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống.

* Bài mới :

- Chuẩn bị: Tiếp Bài 11 ( phần II).

+ Tìm hiểu tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

+ Những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.

+ Tìm hiểu thêm tư liệu về Lý Thường Kiệt

+ Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

V. Rút kinh nghiệm :

nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ , đã đề Ngô Quyền Lê Đại Hành Trần Hưng Đạo Trần Nhân Tôn Toa Đô Thoát Hoan

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +