• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương Học kì 11 Hóa học lớp 11 năm 2022 chi tiết nhất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương Học kì 11 Hóa học lớp 11 năm 2022 chi tiết nhất"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề cương Học kì 11 Hóa học lớp 11 năm 2022 chi tiết nhất CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

1. Sự điện li

- Sự điện li là quá trình phân li của các chất ra ion.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl- - Phân loại chất điện li:

+) Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, tất cả phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 1 chiều.

Chú ý: Các chất điện li mạnh thường là: Axit mạnh (HCl, HNO3, H2SO4, HClO4…), bazơ mạnh (NaOH, (BaOH)2, KOH,

Ca(OH)2,..) và hầu hết muối tan Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-

+) Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 2 chiều

Chú ý: Các chất điện li yếu thường là: Axit yếu, bazơ yếu và muối không tan.

Ví dụ: HCOOH ⇄ H+ + HCOO- 2. Axit, bazơ

a) Theo thuyết A-rê-ni-ut

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ:

HCl, H2SO4,…

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. Ví dụ:

NaOH, Ba(OH)2,…

- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ: Zn(OH)2 ⇄ Zn2+ + 2OH- : phân li kiểu bazơ Zn(OH)2 ⇄ ZnO2- + 2H+ : phân li kiểu axit

(2)

b) Theo thuyết Bron-stêt

- Axit là chất (phân tử, ion) khi tan trong nước phân li ra cation H+ (proton).

- Bazơ là chất (phân tử, ion) nhận proton.

- Chất lưỡng tính là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.

- Chất trung tính là chất không thể nhường hoặc nhận proton.

3. Muối

a) Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.

b) Phân loại

- Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

- Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phản li ra ion H+

4. Tích số ion của nước. pH và môi trường của dung dịch a) Tích số ion của nước

Ở 25oC: KH2O=[H+].[OH−]=10−14 b) pH của dung dịch

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch, người ta dùng pH với quy ước: [H+] = 10-pH hay pH = -log[H+]

- Môi trường axit: pH < 7

- Môi trường trung tính: pH = 7 - Môi trường bazơ: pH > 7

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14

(3)

- Các dung dịch có pH< 7 ngoài dung dịch axit còn có muối tạo từ kim loại yếu và gốc axit mạnh ví dụ: FeCl2; CuSO4….

- Các dung dịch có pH >7 ngoài dung dịch bazơ còn có muối tạo từ kim loại mạnh và gốc axit yếu ví dụ: HCOONa; K2CO3… - Các dung dịch có pH = 7 ngoài nước còn có muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh ví dụ: NaCl, K2SO4,..

5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Phản ứng trao dổi ion trong dung dịch các chất diện li chỉ xảy ra khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ tạo thành chất kết tủa + tạo thành chất khí

+ tạo thành chất điện li yếu

CHƯƠNG 2: NITO – PHOTPHO A. NITƠ

- Cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3

=> Vị trí ô thứ 7, chu kì 2 nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

- Số oxi hóa có thể có : -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 1. Cấu tạo và tính chất:

- Cấu tạo: N≡N → N2 rất bền

- Ở điều kiện thường N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy, sự hô hấp.

- Nhiệt độ thường, N2 khá trơ về mặt hóa học.

- Nhiệt độ cao, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

+ Tính oxi hóa:

N20+3Mg→t0Mg3N2−3 + Tính khử:

N20+O2→t0,xt2N+2O 2. Điều chế:

(4)

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Trong PTN: NH4Cl + NaNO2 →t0 NaCl + N2↑+ 2H2O B. AMONIAC (NH3)

1. Tính chất vật lý:

- Chất khí không màu, có mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí - Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch NH3 không thu bằng phương pháp dời chỗ của nước.

2. Tính chất hóa học:

- Tính bazơ yếu:

NH3 + H2O ⇄ NH4+ +OH- (NH3 làm quỳ ẩm chuyển sang màu xanh)

NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl(r)

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3

- Tính khử:

2 N−3H3+3Cl2→N20+6HCl

2 N−3H3+3CuO→N20+3H2O+3Cu 4. Điều chế:

Cho muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

C. MUỐI AMONI (NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…) - Tác dụng với dung dịch kiềm

NH4+ + OH- → NH3 + H2O (phản ứng này dùng để nhận biết ion NH4+ )

- Phản ứng nhiệt phân: Các muối amoni dễ bị nhiệt phân +) Muối amoni mà gốc axit không còn khả năng oxi hóa nhiệt phân tạo NH3 :

(NH4)2CO3 →t0 2NH3 + CO2 + H2O

+) Muối amoni mà gốc axit có khả năng oxi hóa nhiệt phân tạo N2 hoặc N2O:

(5)

N−3H4NO2→t0N20+2H2O N−3H4NO3→t0N2+1O+2H2O D. AXIT NITRIC (HNO3)

1. Tính axit mạnh:

- Làm đỏ quỳ tím.

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối

2. Tính oxi hóa mạnh: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại kể cả những kim loại đứng sau H như Cu, Ag (trừ Pt, Au), oxi hóa kim loại lên số oxi hóa dương cao nhất, oxi hóa nhiều phi kim và hợp chất.

Sản phẩm khử: thông thường là NO ngoài ra còn có thể là NO2, N2, N2O, (NH4NO3)

Cu0 + 4HNO3(đặc) → Cu+2(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O Fe0 + 4HNO3(loãng) →Fe+3(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

* Fe, Al, Cr thụ động với HNO3 đặc, nguội.

3. Điều chế:

- Trong PTN:

NaNO3(tinh thể) + H2SO4(đặc) → NaHSO4 + HNO3

- Trong công nghiệp:

NH3→+O2NO→+O2NO2→+O2+H2OHNO3 E. MUỐI NITRAT ( Chứa ion NO3-)

1. Tính chất hóa học - Dễ bị phân hủy bởi nhiệt

Nhóm I nhiệt phân tạo muối nitrơ và O2: Ví dụ: 2KNO3 2KNO2 + O2

(6)

Nhóm II nhiệt phân tạo oxit, NO2 và O2: Ví dụ: 2Cu(NO3)2 →to 2CuO + 4NO2 ↑+ O2↑ Nhóm III nhiệt phân tạo kim loại, NO2 và O2: Ví dụ: 2AgNO3→to 2Ag + 2NO2 ↑+ O2

- Nhận biết ion NO3- : sử dụng: Cu + H2SO4 (hoặc HCl) 3Cu +8 H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

(xuất hiện dd xanh lam và khí không màu hóa nâu) 2. Ứng dụng:

- Thuốc nổ đen(thuốc nổ có khói): KNO3 + S +C F. PHOTPHO

1. Tính chất vật lí

- Photpho trắng: Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da, ở nhiệt độ thường phát quang màu lục nhạt trong bóng tối, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ > 400C

- Photpho đỏ: Là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, cấu trúc polime → khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng, không tan trong các dung môi thông thường, bền trong không khí ở nhiệt độ thường, bốc cháy ở nhiệt độ > 2500C P trắng →2500C P đỏ

2. Tính chất hóa học

Photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ - Tính oxi hóa:

P + kim loại hoạt động → photphua kim loại VD: P0+Ca→t0Ca3P−3(Canxiphotphua) - Tính khử:

P + oxi:

4P0+3O2(thieu)→t02P2+3O3

4P0+5O2(du)→t02P2+5O5

(7)

P + halogen:

2P0+ 3Cl2(thiếu) →t02P+3Cl3 2P0+ 5Cl2(thiếu) →t02P+5Cl5 3. Ứng dụng:

- Sản xuất axit photphoric - Sản xuất diêm, bom, đạn…

4. Trạng thái tự nhiên:

- Dạng muối photphoric như apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2, photphorit Ca3(PO4)2

5. Sản xuất:

Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C →1200.3CaSiO3 + 2P + 5CO G. AXIT PHOTPHORIC (H3PO4)

1. Tính chất vật lí

- Là chất rắn dạng tinh thể, trong suốt, không màu, rất háo nước

=> dễ chảy rữa

- Axit photphoric thường dùng là dung dịch đặc, sánh 2. Tính chất hóa học:

- Tính oxi hóa – khử:

Photpho có mức oxi hóa +5 bền hơn nitơ => axit H3PO4 khó bị khử => không có tính oxi hóa như axit HNO3

- Tính axit:

+ Axit H3PO4 là axit ba lần axit, có độ mạnh trung bình => Có đầy đủ tính chất chung của axit

+ Tác dụng với bazơ: Sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào x Đặt x=nNaOHnH3PO4

3. Điều chế

(8)

- Trong phòng thí nghiệm:

P + 5HNO3(đặc) →t0 H3PO4 + 5NO2 ↑ + H2O - Trong công nghiệp:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc) →t0 3CaSO4↓ + 2H3PO4

H. MUỐI PHOTPHAT (PO43-) 1. Tính tan:

- Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước

- Muối photphat trung hòa và muối hiđrophotphat: trừ muối Na+, K+, NH4+ là dễ tan, còn lại đều không tan hoặc ít tan trong nước.

2. Nhận biết ion photphat:

Dùng thuốc thử AgNO3 :

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4màu vàng

3. PHÂN BÓN HÓA HỌC

Phân đạm: Độ dinh dưỡng = %N Phân lân: Độ dinh dưỡng = %P2O5

Phân kali: Độ dinh dưỡng = %K2O

CHƯƠNG 3: CACBON – SILIC I. Nhóm Cacbon:

- Vị trí: nhóm IVA; thành phần: C, Si, Ge, Sn, Pb - Cấu hình e: ns2np2

- Các tính chất biến đổi có quy luật của đơn chất và hợp chất: C

→ Pb

II. Đơn chất

(9)

III. Hợp chất Tên CTH

H

Tính chất Điều chế

Cacbo n đioxit

CO2 - Khí, nặng hơn KK, không cháy, không duy trì sự cháy

- Là một oxit axit tác dụng với bazơ:

- PTN:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

(10)

OH- + CO2 → CO32- +H2O.

OH + CO2 → HCO3-

Đặt x= nOH−nCO2 Sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào x

- Tính oxi hóa yếu:

+ 2Mg →t0C+2O+

2MgO Cacbo

n

monoo xit

CO - Khí, bền, độc

- Là một oxit trung tính.

- Là chất khử mạnh: chỉ khử được các oxit của kim loại yếu hơn Al

MxOy + y C+2O→t0xM +y C+4O2

- Trong CN:

C + H2O khí than ướt

CO2 + C →t0 khí lò gas

- Trong PTN:

HCOOH →t0,H2S O4d CO + H2O

Axit cacbo nic

H2C O3

- Là axit rất yếu và kém bền

- Phân li 2 nấc - Dễ bị phân hủy:

H2CO3 → CO2↑ + H2O

(11)

Muối cacbo nat

CO32-

HCO

3-

- Dễ tan

- Tính chất hóa học:

+) Muối CO32- có tính bazơ:

CO32- + 2H+ → H2O + CO2

+) Muối HCO3- có tính lưỡng tính:

HCO3- + H+ → H2O + CO2

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

- Phản ứng nhiệt phân:

2NaHCO3 →t0 Na2CO3 + CO2↑ + H2O

CaCO3 →t0 CaO + CO2

Silic đioxit

SiO2 - Không tan trong nước, chất ở dạng tinh thể thạch anh.

- Tính chất:

+ Tính chất oxit axit:

SiO2 + 2NaOH(nóng

chảy) →t0 Na2SiO3 + H2O - Tác dụng với HF:

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

- Có trong tự nhiên (cát, thạch anh...)

(12)

→ Dùng HF khắc chữ lên thủy tinh

Axit Silixic

H2Si O3

- Là axit rất yếu tồn tại ở thể rắn (< H2CO3)

Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3↓ + Na2CO3

Muối Silicat

SiO32 -

- Thủy tinh lỏng:

Na2SiO3 và K2SiO3

- Phản ứng thủy phân:

Na2SiO3 + 2H2O

→ 2NaOH + H2SiO3

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ I. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat…).

- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2. Phân loại hợp chất hữu cơ - Thường chia thành hai loại + Hiđrocacbon

+ Dẫn xuất hiđrocacbon

3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

(13)

- Tính chất vật lý:

+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Tính chất hóa học:

+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.

4. Sơ lược về phân tích nguyên tố a. Phân tích định tính

* Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.

* Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

b. Phân tích định lượng

* Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

* Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → CO2, H → H2O, N → N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố.

* Biểu thức tính toán:

mC=mCO2.1244(g);

mH=mH2O.218(g);

mN=VN2.2822,4(g)

(14)

- Tính được:

%O = 100 - %C - %H - %N

II. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Công thức đơn giản nhất

a. Định nghĩa

- Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức đơn giản nhất

- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là thiết lập tỉ lệ

2. Công thức phân tử a. Định nghĩa

- Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức phân tử - Có ba cách thiết lập công thức phân tử

* Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố - Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ

M100=12.x%C=1.y%H=16.z%O Từ đó ta có:

x=M.12.100; y=M.1.100; z=M.16.100

* Dựa vào công thức đơn giản nhất

(15)

* Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.. Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại..

Trong phân tử NH 3 , N còn 1 cặp e hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác... Tính chất

- Dựa vào tính chất hoá học và các dấu hiệu nhận biết các hợp chất vô cơ (kết tủa, khí, đổi màu dung dịch…) đã được học để tiến hành nhận biết các hợp chất vô

Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây.. Dung

* Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. *

Chất rắn còn lại sau khi nung ở thí nghiệm 2 tác dụng với dung dịch HCl cũng thấy giải phóng khí cacbon đioxit. Em hãy cho biết bạn em đã lấy chất nào trên bàn để

a) Không có hiện tượng nào xảy ra. b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài