• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 30

Ngày soạn: 15/4/2021 Ngày dạy: 20/4/2021 Tiết 59: TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA

MỘT ĐOẠN THẲNG.

I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức :

- Chứng minh được hai định lí về tính chất đặc trưng của đường trung trực của một đoạn thẳng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2/ Kĩ năng :

- Biết cách vẽ một trung trực của đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng như một ứng dụng của hai định lí trên.

- Biết dùng định lí để chứng minh các định lí sau và giải bài tập.

3/ Thái độ :

- Rèn tính cẩn thận, chính xác. HS có ý thức nhóm và yêu thích môn học.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ, phấn màu. Một mảnh giấy có một mép thẳng.

2. HS: Thước kẻ, compa, êke, bảng nhóm, bút dạ và một mảnh giấy có một mép thẳng.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp gợi mở, hoat động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

1.Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, phát hiện vấn đề , hỏi và trình bày

*Tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số:

* Kiểm tra:

(2)

GV nêu câu hỏi kiểm tra :

- Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ?

- Cho đoạn thẳng AB, hãy dùng thước có chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Một hs lên bảng kiểm tra :

- Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó.

- Vẽ hình :

2 1

y x

I B

A

M

Sau khi hs vẽ xong, GV hỏi thêm :

- Lấy một điểm M bất kì trên đường trung trực của AB. Nối MA, MB. Em có nhận xét gì về độ dài của MA và MB ? (MA = MB)

- Nếu M trùng I thì sao ?

(Nếu M trùng I thì MA = IA, MB = IB, mà IA = IB Þ MA = MB).

GV nhận xét, cho điểm.

* Vào bài:

Chúng ta vừa ôn lại khái niệm đường trung trực của một đoạn thẳng, cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước có chia khoảng và êke, nếu dùng thước thẳng và compa có thể dựng được đường trung trực của một đoạn thẳng hay không ? chúng ta vào bài học hôm nay ...

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về đường trung trực của đoạn thẳng - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời,, chia nhóm, giao nhiệm vụ chia nhóm giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

(3)

Hoạt động1: 1. Định lí về tính chất của các điểm thuộc đường trung trực.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp giấy - Học sinh thực hiện theo

- Lấy M trên trung trực của AB. Hãy so sánh MA, MB qua gấp giấy.

- Học sinh: MA = MB

? Hãy phát biểu nhận xét qua kết quả đó.

- Học sinh: điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều 2 đầu mút của đoạnn thẳng đó.

- Giáo viên: đó chính là định lí thuận.

- Giáo viên vẽ hình nhanh.

- Học sinh ghi GT, KL

- Sau đó học sinh chứng minh . M thuộc AB

. M không thuộc AB

(MIA = MIB)

1. Định lí về tính chất của các điểm thuộc đường trung trực.

a) Thực hành

b) Định lí 1 (đl thuận) SGK

d

A I B

M

GT Md, d là trung trực của AB (IA = IB, MI AB)

KL MA = MB

Hoạt động 2 : Định lý đảo

Xét điểm M với MA = MB, vậy M có thuộc trung trực AB không.

- Học sinh dự đoán: có

- Đó chính là nội dung định lí.

- Học sinh phát biểu hoàn chỉnh.

- Giáo viên phát biểu lại.

2. Định lí 2 (đảo của đl 1) a) Định lí : SGK

(4)

- Học sinh ghi GT, KL của định lí.

- GV hướng dẫn học sinh chứng minh định lí

. M thuộc AB

. M không thuộc AB

? d là trung trực của AB thì nó thoả mãn điều kiện gì (2 đk)

học sinh biết cần chứng minh MI AB

- Yêu cầu học sinh chứng minh.

1 2

I I

M

A B

A B

M

GT MA = MB

KL M thuộc trung trực của AB Chứng minh:

. TH 1: MAB, vì MA = MB nên M là trung điểm của AB M thuộc trung trực AB . TH 2: MAB, gọi I là trung điểm của AB

AMI = BMI vì MA = MB

MI chung AI = IB

1 2

I II1 I2 1800

0

1 2 90

I  I hay MI AB, mà AI = IB MI là trung trực của AB.

b) Nhận xét: SGK Hoạt động 3: ứng dụng

.

(5)

PQ là trung trực của MN

* Bµi 45 SGK:

Theo cách vẽ: PM = PN = R Þ P thuộc đường trung trụng của MN.

QM = QN = R Þ Q thuộc trung trực của MN.

Vậy đường thẳng PQ là trung trực của MN.

3. Hoạt động luyện tập- vận dụng :

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải bài tập

- GV yêu cầu hs cả lớp dùng thước thẳng và compa vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB, sau đó làm bài tập 44/sgk. GV gọi một hs lên bảng thực hiện.

M là điểm thuộc trung trực của AB, nên : MB = MA = 5 (cm)

(theo tính chất các điểm trên trung trực của một đoạn thẳng).

5cm ? x

y

A B

M

- GV yêu cầu hs làm tiếp bài 46/sgk.

- HS vẽ hình và ghi gt, kl bài 46/sgk và nêu cách chứng minh (miệng).

- GV cho hs nhắc lại nội dung hai định lí thuận và đảo vừa học, nêu cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa và phương pháp chứng minh một đường thẳng là trung trực của một đoạn thẳng.

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập

- Học thuộc các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, vẽ thành thạo đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa.

- Ôn lại: Khi nào hai điểm A và B đối xứng nhau qua đường thẳng xy (toán 7 tập 1).

- Làm các bài tập 47 ; 48 ; 51 (sgk/76 + 77) và các bài tập 56 ; 59 (sbt/30).

(6)

Tuần 30

Ngày soạn: 15/4/2021 Ngày dạy: 22/4/2021 Tiết 60: LUYỆN TẬP.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức :

- Ôn luyện tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

2/ Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình (vẽ trung trực của một đoạn thẳng).

- Rèn luyện tính tích cực trong giải bài tập.

3/ Thái độ :

- Rèn tính cẩn thận, chính xác và hs yêu thích môn học.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ, phấn màu.

2. HS: Thước kẻ, compa, êke, bảng nhóm, bút dạ . III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp gợi mở, hoat động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

1.Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, phát hiện vấn đề , hỏi và trình bày

*Tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số:

(7)

* Kiểm tra:

GV nêu yêu cầu kiểm tra :

Câu 1. Phát biểu định lí 1 về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

Chữa bài 47/sgk.

Câu 2. Phát biểu định lí 2 về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

Chữa bài 56/sbt.

Hai hs lên bảng kiểm tra : GV nhận xét, cho điểm.

* Vào bài:

2. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải bài tập

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1.Bài 50/sgk.

GV đưa đề bài và hình vẽ 45/sgk lên bảng phụ.

- Địa điểm nào xây dựng trạm y tế sao cho trạm y tế này cách đều hai điểm dân cư ?

GV điền các chữ A, B vào các điểm dân cư và cho hs thấy bài tập này là áp dụng bài 56/sbt vừa chữa.

Bài 48/sgk.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoat động cá nhân.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não.

- Năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

GV vẽ hình lên bảng.

1.Bài 50/sgk.

2.Bài 48/sgk.

(8)

So sánh IM + IN và LN ?

GV gợi ý : IM bằng đoạn nào ? Tại sao ? - Vậy IM + IN = IL + IN.

- Nếu I khác P (P là giao điểm của LN và xy) thì IL + IN so với LN như thế nào ? Tại sao ?

- Còn I trùng P thì IL + IN so với LN như thế nào ?

Vậy IM + IN nhỏ nhất khi nào ? Bài 49/sgk.

(GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ) - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoat động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.

- Năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Bài toán này tương tự bài toán nào ? - Bài toán này tương tự như bài 48/sgk.

-Vậy địa điểm để đặt trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước ngắn nhất là ở đâu ?

- Cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút ( 2 bàn/ 1 nhóm)

- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày

- GV cùng HS các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét bài các nhóm

I N

P

L M

x y

3. Bài 49/sgk.

Bê s«ng

S«ng A'

C A B

(9)

3. Hoạt động vận dụng :

- Các cách vẽ trung trực của một đoạn thẳng, vẽ đường vuông góc từ 1 điểm đến 1 đường thẳng bằng thước và compa.

- Lưu ý các bài toán 48, 49/sgk..

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Ôn tập các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, các tính chất của tam giác cân đã biết

- Luyện thành thạo cách dựng trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa.

- Làm các bài tập 57 ; 59 ; 61 (sbt/30 + 31) và bài 51/sgk.

(10)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về biểu thức đại số - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm. - Kĩ thuật:

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về đơn thưc sđồng dạng - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về đa thức cộng trừ đa thức - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm3. -

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm...

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về phương trình bậc hai một ẩn - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. -