• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 28

Ngày soạn : 29.3.2019

Ngày giảng : Thứ hai ngày 1 tháng 4 nãm 2019 Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

2.Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I 3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu bốc thăm

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Con sẻ và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kiểm tra đọc(13’)

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- Gọi Hs đọc bài- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

c. Hướng dẫn ôn tập

Bài tập 2(17’): Hoàn thành bảng - Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?

- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

- Gv hướng dẫn, giúp đỡ Hs.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 2 Hs đọc - Lớp nhận xét

- Hs bốc thăm (sau 1 phút đọc bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

(Kiểm tra 10 học sinh) Hs nhận xét

+ Bốn anh tài.

+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Nhận xét, bổ sung.

(2)

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em hãy nêu nội dung chính của chủ điểm: “Người ta là hoa đất''

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- 1 hs nêu

_______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.

2.Kĩ năng: Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, PHTM

III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Yêu cầu hs làm bài tập - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Gtb(1’):

b. Luyện tập.

Bài tập 1(7’): Đúng ghi Đ, sai ghi S

* PHTM: Gv giao bài tập trên máy tính bảng

- Yêu cầu Hs làm bài, chữa bài - Quan sát, hướng dẫn hs

- Gv nhận xét, đánh giá, củng cố bài về đặc điểm của hình chữ nhật.

Bài tập 2(7’): Đúng ghi Đ, sai ghi S Trong hình thoi PQRS:

- Gv yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu bài, chọn câu trả lời đúng.

Gv củng cố: Chốt đặc điểm của hình thoi.

Bài tập 3(8’):Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Trong các hình bên, hình có diện tích lớn nhất là:

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài trên máy tính bảng.

- Chữa bài, lớp theo dõi, nhận xét.

- Đổi chéo bài kiểm tra. Nhận xét.

a) Đ b) Đ c) Đ d) S - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát hình, đọc kĩ đề bài.

- Phát biểu ý kiến. Nhận xét, bổ sung cho bạn nếu sai.

Đáp án:

a) S b) Đ c) Đ d) Đ

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Vận dụng làm bài tập, so sánh tìm hình có diện tích lớn nhất.

- Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

(3)

5 cm 4 cm 6 cm

Hình vuông Hình chữ nhật 4 cm 4 cm

5 cm 6 cm Hình bình hành Hình thoi - Gv củng cố bài.Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi

Bài tập 4:(8’)

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Quán sát, hướng dẫn hs yếu.

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu các đặc điểm hình thoi, hình chữ nhật ? Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi - Nhận xét giờ học.

A.Hình vuông.

- Hs đọc bài toán - 1 hs trả lời

- 1 hs tóm tắt bài toán

- 1 hs lên bảng phụ giải. Lớp làm vở - Hs khác làm bài, nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Chiều rộng hình chữ nhật là:

(56 : 2) - 18 = 10 ( m ) Diện tích hình chữ nhật là:

18 x 10 = 180 ( m2) Đáp số: 180 m2 - 1 hs trả lời.

___________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?

2.Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả: Hoa giấy.

3.Thái độ: HS tự giác trong học tập.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu bốc thăm

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

(4)

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nhắc lại các kiểu câu kể đã học ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu yêu cầu tiết học b. Hướng dẫn nghe - viết(18’) - Gv đọc đoạn văn Hoa giấy.

- Đoạn văn nói về nội dung gì ? - Gv lưu ý học sinh viết các từ khó.

rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, tản mạn, ...

- Gv yêu cầu học sinh gấp Sgk. Gv đọc cho học sinh viết bài.

- Gv đọc cho học sinh soát bài.

- Gv thu nhận xét 5, 7 bài.

- Gv nhận xét chung.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 2(8’)

- Gv gợi ý học sinh: Bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học ?

- Phần b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào ?

- Phần c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào ?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gv quan sát, theo dõi, sửa lỗi cho HS - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4’).

- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? khác nhau như thế nào ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- 2 hs lên bảng viết bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- Ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.

- 2 học sinh viết bảng.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh gấp Sgk.

- Hs lắng nghe gv đọc và viết bài.

- Học sinh soát bài mình.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Ai làm gì ? - Ai thế nào ? - Ai là gì ?

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

3 học sinh làm bài vào bảng phụ.

(mỗi em làm một phần).

- 4, 5 học sinh đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 hs trả lời

_____________________________________________

Đạo đức

(5)

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

2.Kĩ năng: Học sinh có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông.

3.Thái độ: Học sinh biết tham gia giao thông an toàn.

II. CÁC KĨ NÃNG SỐNG ÐÝỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông

III. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- PHTM, UDCNTT

IV CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tại sao phải tham gia các hoạt động nhân đạo? Kể tên một số hoạt động nhân đạo mà em biết ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Các hoạt động

Hoạt động 1(10’): Thông tin Sgk - Gọi Hs đọc thông tin Sgk

- Gv chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin, thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn

- Gv nhận xét, kết luận:

+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: tổn thất về người và của . + Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân do thiên tai nhưng chủ yếu là do con người phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành đúng Luật giao thông.

+ Mọi công dân có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.

Sử dụng hình ảnh ƯDCNTT minh họa

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’): Bài tập 1

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc các thông tin Sgk.

- Hs thảo luận các câu hỏi.

- Từng hs đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

Làm việc theo cặp.

(6)

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp tìm hiểu:

- Nội dung tranh nói về điều gì ?

- Những việc làm đó đã đúng Luật giao thông chưa ? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông ?

- Đưa tranh ƯDCNTT

- Gv nhận xét, kết luận: Việc làm ở tranh 2, 3, 4 là việc làm nguy hiểm cản trở giao thông. Việc làm ở tranh 1, 5, 6 là việc làm tôn trọng Luật giao thông.

PHTM: HS tìm hiểu thông tin về tình hình thực hiện ATGT ở địa phương - Quảng bá hình ảnh

Hoạt động 3(7’): Bài tập 2 - Gọi Hs đọc tình huống

- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống.

- Gv kết luận: Các việc làm trong các tình huống này đều gây tai nạn giao thông. Luật giao thông cần thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

*QTE: Tại sao phải chấp hành đúng Luật giao thông ?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát các bức tranh.

- Từng cặp hs trao đổi theo nội dung câu hỏi gv đưa ra.

- 3, 4 cặp trình bày trên tranh - Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS tìm hiểu trên máy tính bảng - Báo cáo

Làm việc theo nhóm.

- Học sinh đọc tình huống, thảo luận, dự đoán kết quả của từng tình huống.

- Các nhóm học sinh trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

_____________________________________________

Địa lí

NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển

2.Kĩ năng: Nhận xét lược đồ, ảnh bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên

3.Thái độ: Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam-ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Hãy nêu vai trò “Bức tường” chắn gió - 2 HS trả lời

(7)

của dãy Bạch Mã?

- Nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu- ghi đầu bài: (1’) b. Nội dung

Hoạt động 1: (15’)

Dân cư tập trung khá đông đúc

- Yêu cầu HS quan sát H.1- 2 và nội dung SGK

- HS quan sát H.1-2 SGK và trả lời câu hỏi

+ Vì sao dân cư tập trung khá đông Duyên hải miền Trung?

- Tuy đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp song có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.

+ Nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm?

Kinh?

- Phụ nữ Kinh mặc áo dài cổ cao, còn phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.

- GV chốt. Chuyển ý 2.

Hoạt động 2: (16’) Hoạt động sản xuất

của người dân Làm việc cả lớp.

- GV ghi sẵn trên bảng 4 cột và yêu cầu HS lên bảng điền vào tên các hoạt động - Yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh từ 3-8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.

- Làm việc theo yêu cầu GV đưa ra

Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trông đánh bắt thuỷ sản

Ngành khác Trồng lúa

trồng mía (trồng ngô)

Gia súc (bò) Nuôi đánh bắt thuỷ sản đánh bắt cá nuôi

tôm

Làm muối

- Yêu cầu HS đọc bảng - 2 HS đọc lại kết quả làm việc - HS khác nhận xét

- GV giải thích: tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.

- Để làm muối…

- Lắng nghe

- GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân DH miền Trung đa số là thuộc ngành nông - ngư nghiệp

+ Vì sao người dân ở đây lại có ngành sản xuất này?

- Vì đất phù xa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.

(8)

- Đất cát pha, khí hậu nóng.

- Nước biển mặn, nhiều nắng.

- Biển đầm phá sông

- Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng - Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây

bào lũ và khô hạn người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ người dân trong vùng và các người khác.

- Lắng nghe

- Gọi HS đọc bài học SGK - 3 HS đọc

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

+ Người dân ở ĐBDH miền Trung có những hoạt động sản xuất nào?

- Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản...

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

_______________________________________________________________

Ngày soạn : 30.3.2019

Ngày giảng : Thứ ba ngày 2 tháng 4 nãm 2019 Toán

GIỚI THIỆU TỈ SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết lập tỉ số của 2 đại lượng cùng loại.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập tỉ số.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gọi Hs nêu cách nhân hai phân số, chia hai phân ?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Giới thiệu về tỉ số(10’)

* Gv nêu ví dụ: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách. Hỏi số xe tải bằng mầy phần xe tải ?

- Gv hướng dẫn hs vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.

5 xe

- 2 học sinh nêu - Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc bài toán.

- Học sinh tóm tắt bài.

- Học sinh vẽ ra nháp

(9)

Xe tải:

7 xe Xe khách:

- Tỉ số của số xe tải và số xe khách là:

5 : 7 hay 5

7 (Đọc năm phần bảy) - Tỉ số của số xe khách và số xe tải là:

7 : 5 hay 7

5 (Đọc bảy phần năm) Gv: Số thứ nhất là a, số thứ 2 là b. Tỉ số của số thứ nhất so với số thứ 2 ?

- Ta nói tỉ số của a và b là a : b hay a b với b ¿ 0

c. Thực hành

Bài tập 1(5’)Viết tỉ số của a và b, biết:

- Gọi HS lên bảng, lớp làm vào vở

+ Nhận xét Bài tập 2 :(5’) - Gọi hs đọc y/c

- Yc hs tự làm bài vào vở, gọi 1 hs lên bảng viết câu trả lời

- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

- Học sinh đọc lại các tỉ số.

- Học sinh suy nghĩ viết a b Nhắc lại

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Học sinh tự làm bài vào vở

a) a = 2 ; b = 3. Tỉ số của a và b là hay có thể viết:

a b=2

3

b) a = 7; b = 4 . Tỉ số của a và b là 7

4

c) a = 6; b = 2. Tỉ số của a và b là 6

2

d) a = 4; b = 10. Tỉ số của a và b là 4

10

- Lớp đổi chéo vở, nhận xét. chữa bài

- Học sinh đọc yêu cầu của bài a)Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là 8

2

b)Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là 2

8

3 2

(10)

- Nhận xét

- Qua bài tập này giúp em củng cố kiến thức gì?

Bài tập 3(5’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để giải được bài toán thì các em phải tìm cái gì?

+ GV phát bảng cho 2 nhóm, các nhóm còn lại làm vào vở .

+ Nhận xét Bài tập 4:(5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv theo dõi hs làm.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Đọc các tỉ số sau

20 35 ;

13 32

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét bổ sung bài bạn.

- Củng cố tỉ số của hai số.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

+ Một tổ có 5 bạn gái và 6 bạn trai.

a. Viết tỉ số bạn trai và số bạn cả tổ?

b. Viết tỉ số bạn gái và số bạn cả tổ?

+ Chúng ta phải tính số bạn của cả tổ,…

- HS làm theo nhóm 4. Đính kết quả lên bảng.

+ Nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Tóm tắt bài toán.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs báo cáo.

- Hs nhận xét

_____________________________________

Lịch sử

NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết:

- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.

- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh.

2. Kĩ năng: Dựa vào sách tìm kiến thức nhanh chóng.

3. Thái độ: Ghi nhớ công lao của nghĩa quân Tây Sơn, ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- UDCNTT

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

(11)

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Hãy kể tên các thành thị ở thế kỉ XVI - XVII ?

- Thăng Long, Phố Hiến, Hội An

+ Mô tả một trong số các thành thị đó ? - Thăng Long: Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á. Lớn bằng thị trấn ở một số nước châu Á. Thuyền bè ghé bờ khó khăn.Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh các loại hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được.

- Phố Hiến: Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà. Là nơi buôn bán tấp nập. Buôn bán nhiều mặt hàng: tơ lụa, áo, vóc,…

- Hội An: Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp nhất và lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

+ Cảnh sầm uất ở các thành thị nói lên điều gì?

- Kinh tế nước ta rất phồn vinh.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới: (1’)

- Treo bản đồ, giới thiệu vùng đất Tây Sơn.

- Quan sát - GV: Mùa xuân năm 1771 ba anh em

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1786), nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh. Cuộc tiến công đó diễn ra như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay.

- Lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

b. Nội dung

Hoạt động 1: (8’) Lý do Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn: Từ đầu đến

“Đó là năm 1786”

+ Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, - Xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây

(12)

Nguyễn Huệ, xây dựng căn cứ ở đâu vào thời gian nào?

Sơn năm 1771.

+ Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc để làm gì?

- Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ cường quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn (năm 1786)

- UDCNTT: Gv đưa lược đồ trên phông chiếu

- Quan sát - GV: Chỉ lược đồ và trình bày sự phát

triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ tại Tây Sơn đã đánh đổ chế độ thống trị của họ

- Lắng nghe.

Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.

Hoạt động 2: (15’) Diễn biến

- Gọi HS đọc đoạn “Nghe tin đó …nộp cho quân Tây Sơn”

- Cả lớp đọc thầm + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng

Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?

- Vào năm 1786, Nguyễn Huệ có quyết định tiến ra Thăng Long để lật đổ chính quyền họ Trịnh thống nhất giang sơn.

+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?

- Kinh thành Thăng Long láo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn.

Trịnh Khải tức tốc triệu tập quân thần bàn kế giữ thành.

+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?

- Quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long…

Trịnh Khải cởi bỏ quần áo chúa bỏ chạy và bị dân bắt chói nộp cho quân Tây Sơn.

+ Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

- 3- 4 HS kể.

Hoạt động 3: (6’) Kết quả và ý nghĩa + Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?

- Quân Trịnh đại bại, Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho

(13)

quân Tây Sơn.

+ Em hãy nêu ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?

- Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau 200 năm - Kết luận: SGK

chia cắt.

- 2, 3 HS đọc 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Yêu cầu HS trình bày lại toàn bộ cuộc tiến công ra Bắc của Nguyễn Huệ.

- 1HS + Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng

Long có ý nghĩa như thế nào?

- Làm chủ Thăng Long mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau:

Quang Trung đại phá quân Thanh

_______________________________________

Luyện từ và câu CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:-HS nắm được cách đặt câu khiến.

2.Kĩ năng:-Biết chuyển câu kể thành câu khiến, bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp, biết đặt câu với từ cho trước( hãy, đi, xin) theo cách đã học.

3.Thái độ:- HS yêu thích môn học và có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Cấu tạo và tác dụng của câu khiến?

- Đặt một câu khiến.

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) b.Phần Nhận xét:(10’)

-GV HD HS biết cách chuyển câu kể:

“Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.

-GV và HS nhận xét bài.

- 3 Hs trả lời - Lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào VBT TV.

- HS đọc câu khiến với giọng phù hợp.

- Hs nêu

(14)

-Có những cách nào để đặt câu khiến ? - Gv kết luận về cách đặt câu khiến

*Ghi nhớ (SGK)

-2, 3 HS đọc.

c.Luyện tập:

*Bài tập (7’): Đặt câu khiến - GV cùng lớp nhận xét bổ sung.

- GV chốt lại ý trả lời đúng.

*Thanh đi lao động.

-Thanh phải đi lao động ! -Thanh nên đi lao động ! -Đề nghị Thanh đi lao động !

*Bài tập 2(7’):

+Nhắc HS đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp.

Giao tình huống cho từng nhóm - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

a)Ngân ơi, cho tớ mượn bút của cậu với!

b)Xin phép bác cho cháu nói chuyện với Giang ạ !

*Bài tập 3,4(7’):

- GV cho HS chữa bài.

- Gv nêu từng yêu cầu cho Hs trả lời -GV cho nhận xét bổ sung.

3.Củng cố, dặn dò:(4’)

- Có những cách nào để đặt câu khiến ? - Nhận xét giờ học.

- Hs tự làm vào vbt.

- Hs phát biểu ý kiến.

- Hs chữa bài tập vào vở

- Hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập - Hoạt động nhóm

-HS các nhóm nối tiếp nhau nêu kết quả bài tập.

- Các nhóm khác bổ sung

- Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Hs trao đổi làm việc theo cặp - HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài tậpNêu tình huống có thể dùng câu câu khiến- bài4

- 4 cách

___________________________________________

Kể chuyện

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1). Hệ thống được những điều cần ghi nhớ và nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu.

2.Kĩ năng: Nghe - viết chính tả, trình bày đúng bài thơ: Cô Tấm của mẹ.

3.Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu bốc thăm

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1.Giới thiệu bài(1’)

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(7’)

(15)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh bốc thăm các bài tập đọc.

- Gv theo dõi, đặt câu hỏi cho học sinh - Gv nhận xét, đánh giá

a. Hướng dẫn làm bài(10’) - Yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài.

- Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu là truyện kể ?

- Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào Vbt.

- Gv nhận xét, chốt lại ý đúng.

- Yêu cầu học sinh đọc lại các nội dung b.Viết chính tả(17’).

- Ðọc bài

- Bài thõ cho ta biết ðiều gì?

- Hướng dẫn viết từ khó.

- GV ðọc - HS viết bài.

- Ðọc soát

- Thu bài nhận xét - Nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm:

Vẻ đẹp muôn màu, em thích bài tập đọc nào nhất ? Vì sao ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.

- Học sinh chuẩn bị, đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 6 bài tập đọc là truyện kể.

- Học sinh suy nghĩ, phát biểu về nội dung chính của từng bài.

- Học sinh tự làm bài.

- 1 Hs đọc bài - 1 Hs nêu

- Tìm từ khó, luyện viết.

- Hs viết bài.

- Soát lỗi.

- 1 hs trả lời

_______________________________________________

Khoa học

ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng: Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

2.Kĩ năng: Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần: Vật chất và năng lượng.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Nước, cốc, đèn

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không

- Hs trả lời

(16)

được Mặt Trời sưởi ấm ? - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(15’): Trả lời các câu hỏi ôn tập

- Yêu cầu hs làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và câu hỏi 3, 4, 5 trong Sgk.

- Gv nhận xét - giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt nhìn thấy được quyển sách.

Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho cốc nước lạnh làm ấm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc nước được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

Hoạt động 2(12’) :Trò chơi: Đố bạn chứng minh được

- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Từng nhóm đưa ra câu đố thuộc các lĩnh vực.

- Gv theo dõi - điều khiển học sinh chơi trò chơi.

- Gv nhận xét, tuyên dýõng đội thắng cuộc.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Nêu các tính chất của nước ?

- Bóng tối của vật xuất hiện ở đâu ? Khi nào ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong Sgk.

- Học sinh nối tiếp trả lời các câu hỏi của bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh về nhóm mình.

- Học sinh thảo luận đưa ra câu hỏi.

- Học sinh tham gia trò chơi.

Ví dụ: Hãy chứng minh

- Nước không có hình dạng nhất định.

- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

- 1 hs nêu

__________________________________________________

(17)

Văn hóa giao thông

Bài 8: ĐỂ XE ĐẠP ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được để xe đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng giúp cho việc lưu thông dễ dàng hơn và góp phần làm cho cuộc sống thêm đẹp.

2.Kĩ năng: Thực hiện để xe đúng quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở mọi người để xe đạp đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.

3.Thái độ: Yêu quý, giữ gìn xe đạp của mình.

II. ĐỒ DÙNG

GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.

HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(3’)

- Khi nhìn thấy có người qua đường sắt mà tàu hỏa sắp tới em sẽ làm gì ?

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới

a. Hoạt động trải nghiệm (5’)

- Trong lớp, bạn nào tự đi lại bằng xe đạp?

- Khi đến trường, em để xe ở đâu?

- Khi đến nhà bạn, em để xe ở đâu?

- Khi đến cửa hàng, em để xe ở đâu?

- Giới thiệu bài: Xe đạp là phương tiện đi lại quen thuộc của chúng ta, vậy khi đi đến nơi, chúng ta phải để xe ở đâu? Và để như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Để xe đạp đứng nơi quy định.

b. Hoạt động cơ bản(14’)

Phân tích truyện: Phải để xe gọn gàng - Yêu cầu HS đọc nội dung câu chuyện.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Các bạn đã để xe đạp trước nhà Toàn như thế nào?

Câu 2: Tại sao người đi bộ không thể đi trên lề đường được?

- HS đưa tay

- HS trả lời theo thực tế của bản thân

- Lắng nghe

- 1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Các nhóm thảo luận; trình bày:

Câu 1: Các bạn để xe dựng ngang, dựng dọc trước nhà Toàn, một số chiếc còn dựng cả xuống long đường.

Câu 2: người đi bộ không thể đi trên lề đường được vì lối đi đã bị

(18)

Câu 3: Anh Toàn đã hướng dẫn các bạn sắp xếp xe như thế nào?

Câu 4: Nhờ anh của Toàn hướng dẫn, xe cộ đã được sắp xếp như thế nào?

+ Qua câu chuyện, em học hỏi được điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV Kết luận:

+ Chúng ta phải để xe đúng quy định. Nơi có nhà xe,chúng ta phải để trong nhà xe.

Nơi không có nhà xe, để sát một bên đường, bên cửa, không chắn lối đi…

+ Khi để xe, phải để gọn gàng, ngay hàng, thẳng lối.

* GV chốt ý:

Xe cộ sắp xếp gọn gàng

Đúng nơi, đúng chỗ dễ dàng lưu thông c. Hoạt động thực hành(10’)

- Gv đưa từng tranh - Tranh 1

+ H: Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên để xe hai bên cửa để không ảnh hưởng lối đi.

- Tranh 2 - Tranh 3

+ H: Để xe như tranh 2, tranh 3 sẽ đem lại lợi ích như thế nào?

- Tranh 4

+ H: Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Ta nên đưa xe lên lề đường, xếp gọn gàng vào 1 vị trí.

- Tranh 5

+ H: Em nên để thế nào cho đúng?

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên xếp xe ngay hàng thẳng lối hai bên lối ra vào cửa hàng.

- Tranh 6

+ H: Em nên để thế nào cho đúng?

chắn hết.

Câu 3: Có 7 chiếc xe, các bạn nên để hai bên cửa ra vào: bên trái 4 chiếc, bên phải 3 chiếc và không được để xe dưới lòng đường.

Câu 4: Xe cộ đã được để ngay hàng, thẳng lối, không làm ảnh hưởng đến vỉa hè dành cho người đi bộ.

- Hs trình bày ý kiến cá nhân.

- 2 HS đọc, lớp đồng thanh

- Hs đưa thẻ đúng sai, giải thích.

Đối với tranh sai, cho biết em nên để xe như thế nào cho đúng?

- Tranh 1: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

- Tranh 2: Đúng - Tranh 3: Đúng

- Không chắn lối đi. Làm cho khung cảnh thêm đẹp, gọn gàng, ngăn nắp.

- Tranh 4: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

- Tranh 5: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

(19)

+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Không được để xe ở nơi trái quy định.

- H: Qua các tranh trên, em nhận thấy phải để xe đạp như thế nào?

- H: Để xe đạp gọn gàng, ngăn nắp đem lại lợi ích gì?

* GV Kết luận:

+ Phải để xe gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng lối đi lại của mọi người.

+Để xe gọn gàng là góp phần làm khung cảnh xung quanh thêm đẹp và bảo quản xe tốt hơn.

d. Hoạt động ứng dụng(5’)

( thay tình huống trong sách bằng tình huống thực tế khác)

* Tình huống: Tuấn chở Lan đến trường bằng xe đạp. Khi đến trường, Tuấn để xe nằm trên phần sân ngay cạnh lớp học. Thấy lạ, Lan bèn hỏi:

- Sao bạn lại để xe thế này?

- Xe mình hỏng chân chống, không đứng được?

- Nhưng sao bạn lại để xe ở ngay lớp thế này?

- Để đây cho tiện, lúc về ra lấy cho nhanh ra nhà xe xa lắm.

Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương, chốt: Khi đến trường, các em cần để xe trong nhà xe. Sắp xếp xe gọn gàng, ngăn nắp để quang cảnh trong trường thêm đẹp, xe đạp của em được giữa gìn, bảo quản cẩn thận hơn.

- Ghi nhớ:

Dù em đi học, đi chơi…

Để xe đúng chỗ đúng nơi, gọn gàng 3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Không ném đất, đá ra đường giao thông

- Tranh 6: Sai.

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

+ Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân + Nhiều hs nêu ý kiến cá nhân

- Hs đọc tình huống - Thảo luận nhóm 4

- Một số nhóm đóng vai giải quyết tình huống

- Các nhóm khác nhận xét.

_____________________________________________________________________

(20)

Ngày soạn : 31.3.2019

Ngày giảng : Thứ tư ngày 3 tháng 4 nãm 2019 Toán

TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ÐÓ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

2.Kĩ năng: Giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Nêu cách đọc tỉ số

3 32 - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Hình thành kiến thức(15’)

Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số là

3

5 . Tìm hai số đó.

- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ đoạn thẳng:

?

Số bé:

? 96 Số lớn:

Số bé biểu thị bằng mấy phần bằng nhau - Số lớn biểu thị bằng mấy phần bằng nhau ?

- Tổng số phần bằng nhau ? - Giá trị một phần là bao nhiêu ? - Số bé tìm như thế nào ?

- Số lớn tìm như thế nào ?

- Có thể làm gộp bước 2 và bước 3.

Bài toán 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số vở của

- 2 hs lên nêu - Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm.

- HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.

- Số bé biểu thị bằng 3 phần.

- Số lớn biểu thị bằng 5 phần.

3 + 5 = 8 (phần) 96 ¿ 8 = 12 12 ¿ 3 = 36 96 - 36 = 60 - 1 học sinh trình bày bài giải.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

(21)

Khôi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ?

- Nêu các bước giải bài toán ?

B1: Tìm tổng số phần bằng nhau.

B2: Tìm giá trị 1 phần.

B3: Tìm số lớn (số bé) B4: Tìm số bé (số lớn)

* Lưu ý b 2, 3 có thể làm gộp.

c. Thực hành Bài tập 1(5’)

- Gọi hs đọc bài toán

- Gọi hs nêu các bước giải - Yc hs giải theo nhóm 4

- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả

- Nhận xét bài làm học sinh.

- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?

Bài tập 2(5’)

- Bài toán thuộc dạng toán nào ?

- Gv yêu cầu hs dựa vào sơ đồ đã cho để làm bài.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3(5’)

- Bài toán thuộc dạng toán nào ?

- Gv yêu cầu hs dựa vào sơ đồ đã cho để làm bài.

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 học sinh nêu bước giải bài.

- Học sinh nhắc lại các bước giải.

- 1 hs đọc to trước lớp + Vẽ sơ đồ minh họa

+ Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau:

2 + 7 = 9 (phần) Số lớn là:

333 : 9 x 7 = 259 Số bé là:

333 - 259 = 74

Đáp số: Số lớn: 259; số bé: 74 - Củng cố tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát sơ đồ.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát sơ đồ.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 hs trả lời

________________________________________

(22)

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm:

Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. (BT1, BT2);

2.Kĩ năng: Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT 3).

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ cho các nhóm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Từ đầu học kỳ II, các em đã học những chủ điểm nào? Nội dung các chủ điểm đó là gì?

- Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’)

b. Hướng dẫn học sinh làm bài Bài 1:(9’)

- HS đọc đề bài và quan sát bảng mẫu

- HS làm bài theo nhóm đôi

- Lần lượt HS báo cáo kết quả, GV ghi vào bảng mẫu, HS khác bổ sung

- 2 HS đọc to kết quả đúng ở bảng

Bài 2(8’)

- Học sinh đọc yêu cầu BT

- Ghia lớp thành 3 nhóm thảo luận

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc đề bài và quan sát bảng mẫu - HS làm bài theo nhóm đôi

- Ghi lại các từ đã tìm hiểu trong mỗi chủ điểm (tiết MRVT)

Người ta là hoa là đất

Vẻ đẹp muôn màu

Những người quả cảm - Tài hoa,

tài giỏi, tài nghệ, tài ba, - Vạm vỡ, lực lưỡng, rắn chắc, dẻo dai...

tập luyện, nghỉ mát du lịch, giải trí...

- Đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh tươi, tha thướt,

- Thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm..

- Tươi đẹp, sặc sỡ. diễm lệ

- Tuyệt vời, tuyệt diệu...

- gan dạ, anh hùng, gan lì, bạo gan, nhát gan

- Tinh thần quả cảm dũng cảm xông lên ...

Ghi lại một thành ngữ và tục ngữ đã học

(23)

GV phát phiếu cho từng nhóm ghi kết qủa

- Các nhóm dán kết quả và trình bày

- Lớp và giáo viên Nhận xét, bổ sung

Bài 3:(9’)

- Hs đọc y/c bài tập - Học sinh làm bài

- Lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng

- Nội dung mỗi phần thuộc chủ điểm nào?

-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3.Củng cố, dặn dò:(5’)

- Đọc những câu thành ngữ, tục ngữ nói về những người quả cảm ? - Nhận xét tiết học.

trong những chủ điểm

Chủ điểm Thành ngữ - Tục ngữ Người ta

là hoa là đất

- Nước lã mà vã nên hồ - Chuông có đánh mới kêu - Khoẻ như vâm

- Nhanh như cắt, ăn được ngủ được là tiên

Vẻ đẹp muôn màu

-Mặt tươi như hoa - Đẹp người đẹp nết - Chữ như gà bới

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơ - Người thanh tiếng nói cũng thanh

Những người quả cảm

- Vào sinh ra tử - Gan vàng, dạ sắt - Hs tự làm bài.

Đáp án:

a, Một người tài đức vẹn toàn.

- Nét trạm trổ tài hoa.

- Phát hiện và bồi dưỡng các nhân tài trẻ.

b, Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.

Một ngày đẹp trời.

Những kỉ niệm đẹp đẽ.

c, Một dũng sĩ diệt xe tăng.

Có dũng khí đấu tranh.

Dũng cảm nhận khuyết điểm.

- 2 học sinh trả lời.

___________________________________________________________________

Ngày soạn: 2/4/2019

Ngày giảng : Thứ năm ngày 4 tháng 4 nãm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

2.Kĩ năng: Giải toán.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(24)

- Bảng phụ

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu các bước giải bài toán khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?

- Chữa bài tập 1 - Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Luyện tập Bài tập 1(8’)

- Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài.

- Yêu cầu 1 học sinh làm bài vào bảng phụ. Lớp làm vào vở

- Nêu các bước giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?

Bài tập 2(8’):

- Tương tự như bài tập 1, yêu cầu hs xác định được cách làm bài rồi giải bài:

+ Vẽ sơ đồ.

+ Tìm tổng số phần bằng nhau.

+ Tìm số cam.

+ Tìm số quýt.

- Gv nhận xét, chữa bài, củng cố bài.

Bài tập 3:(7’)

- Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài.

- Yêu cầu 1 học sinh làm bài vào bảng phụ. Lớp làm vào vở .

- 2 học sinh trả lời và làm bài tập.

- Hs nhận xét.

.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh tóm tắt bài và giải bài.

- Lớp làm vào vở . - Nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau 3 + 8 = 11 (phần)

Số bé là:198 ¿ 11 ¿ 3 = 54 Số lớn là:198 - 54 = 144

Đáp số: Số bé: 54 Số lớn: 144 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh nêu cách làm.

- Học sinh tự làm bài.

Bài giải:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau:

2 + 5 = 7 (phần) Số quả cam đã bán là:

280 ¿ 7 ¿ 2 = 80 (quả)

Số quả quýt đã bán là:

280 - 80 = 200 (quả) Đáp số: Cam: 80 quả;

Quýt: 20quả.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh tóm tắt bài và giải bài.

- Lớp làm vào vở .

(25)

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4:

- Goik Hs đọc yêu cầu bài

- Cho HS la,f bài, 1 HS làm bảng phụ - Quan sát, chữa.

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Lớp làm bài . - Nộp bài

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 hs trả lời

_______________________________________

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài văn tả cây cối( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả..)

2.Kĩ năng: Tự sửa được lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

3.Thái độ: Nhận thức đúng về cái hay của bài được thầy cô khen.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Cấu tạo của 1 bài văn miêu tả đồ vật?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b.Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:(10’)

*Ưu điểm:-Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần.

- Nắm được yêu cầu cơ bản của từng đề bài.

- Có một số mở bài, kết bài theo kiểu gián tiếp, mở rộng khá hay.

-Diễn đạt tương đối lưu loát, trình bày sạch, khoa học.

-Một số bài viết có cảm xúc, có nội dung phong phú. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá làm cho bài viết thêm sinh động.

*Nhược điểm:-Một số bài phần tả còn sơ sài,

- 1 hs trả lời - Hs nhận xét.

- Hs theo dõi nhận xét của Gv

(26)

chưa tả bao quát cây cần tả.

-Tả chưa theo một trình tự cụ thể (từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên).

-Bố cục một số bài chưa rõ ràng, viết câu chưa đúng ngữ pháp, trình bày còn bẩn.

* Công bố kết quả

* Trả bài cho hs

c.HD cho HS chữa bài:(12’)

GV treo bảng phụ ghi một số lỗi điển hình

d.HD HS học tập những đoạn văn hay:(7’) -GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay, bài văn hay.

3.Củng cố dặn dò:(5’)

- Cấu tạo của 1 bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét chung.

- Chuẩn bị ôn luyện, tiết sau ôn tập.

- HS tự đọc bài của mình, tự viết lỗi sai và sửa ra giấy.

- HS trao đổi, sửa lỗi diễn đạt theo cặp.

- HS thảo luận tìm ra cái hay - HS chọn một đoạn trong bài để viết lại cho hay hơn.

- 1 hs trả lời.

___________________________________________

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện được các phép tính cộng , trừ, nhân, chia với phân số.

2. Kĩ năng: Giải toán về phân số.

3. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cách nhân hai phân số, chia hai phân số ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b.Luyện tập

Bài 1:(8’) Tính

- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs làm bài, 4 Hs lên bảng

- 2 học sinh nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 4 học sinh lên bảng làm bài.

(27)

- Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a.

6 5 :

3

4 b.

2 5 x

3 10 c.

9 8 +

3

4 d.

13 7 -

1 2

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số

Bài 2:(6’) Tính

- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs làm bài, 2 Hs lên bảng - Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a.

1 3 +

4

5 b.

12 9 :

7 3 c. 3 -

2

3 d.

6 7 x 3

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số.

Bài 3:(16’) Tính bằng hai cách - GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs làm bài, 3 Hs lên bảng - Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a.

3 4 x

1 2 x 6 b. (

3 4+1

2 ) ¿ 4 5

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm,

- 2 Hs làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

- 3 Hs làm bảng, lớp làm vở - Chữa bài, nhận xét.

c. ( 3 4+1

2 ) : 3 5

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức nhân một tổng hai phân số với một phân số…

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Muốn nhân, chia hai phân số ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, xem lại bài.

________________________________________________________________

(28)

Ngày soạn: 2.4.2019

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 5 tháng 4 nãm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giải toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

3.Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ? làm bài tập

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu mục đích tiết học b. Luyện tập

Bài tập 1(7’)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt, suy nghĩ tìm cách giải.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Giáo viên củng cố bài: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Bài tập 2:(7’)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt, suy nghĩ tìm cách giải.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét.

Bài giải:

Tổng số phần bằng nhau là:

3 + 1 = 4 (phần) Đoạn thứ nhất dài là:

28 ¿ 4 ¿ 3 = 21 (m) Đoạn thứ hai dài là:

28 - 21 = 7 (m)

Đáp số: Đoạn 1: 21m Đoạn 2: 7m - 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

Vẽ sơ đồ TT

(29)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố bài.

Bài tập 3(8’):

- Yêu cầu học sinh nêu các bước giải bài toán:

+ Xác định tỉ số.

+ Vẽ sơ đồ.

+ Tìm tổng số phần bằng nhau.

+ Tìm hai số.

- Giáo viên củng cố bài.

Bài tập 4:(8’)

- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt, suy nghĩ tìm cách giải.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết

Số bạn trai:

Số bạn gái

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau là:

1 + 2 = 3 (phần) Số bạn trai là:

12 : 3 = 4 (bạn) Số bạn gái là:

12 - 4 = 8 (bạn)

Đáp số: 4 bạn trai 8 bạn gái - Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài vào vở của mình và báo cáo..

- Nhận xét, bổ sung bài cho bạn.

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau là:

5 + 1 = 6 (phần) Số bé là:

72 ¿ 6 = 12 Số lớn là:

72 - 12 = 60 Đáp số: Số lớn: 60 Số bé: 12

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét.

- 1 hs nêu.

12 b¹n

? b¹n

(30)

tổng và tỉ số của hai số đó ? - Nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm.

2.Kĩ năng: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).

3.Thái đô: HS yêu thích môn học.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu bốc thăm

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Kể chuyện về người có tinh thần dũng cảm

- Nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(8') - Gv tổ chức cho học sinh bốc thăm các bài Tập đọc.

- Gv lắng nghe, theo dõi học sinh đọc bài.

Đặt câu hỏi có liên quan đến nội dung bài yêu cầu học sinh trả lời.

- Nhận xét, đánh giá phần đọc bài của các em.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh đọc tốt và trả lời tốt câu hỏi.

c. Luyện tập:

Bài tập 2(17’):Tóm tắt nội dung các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm.

- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Những người quả cảm.

- Gv phát phiếu cho học sinh hoàn thành vào bảng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài đầy

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh bốc thăm bài.

- Học sinh chuẩn bị, đọc bài rồi trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Học sinh nhận xét, đánh giá.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm lại.

+ Khuất phục tên cướp biển.

+ Ga- va rốt ngoài chiến luỹ.

+ Dù sao trái đất vẫn quay.

+ Con sẻ.

- Học sinh thảo luận nhóm, làm bài.

- Đại diện học sinh báo cáo kết quả làm việc.

(31)

đủ.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Em thích nhất bài Tập đọc nào thuộc chủ điểm: Những người quả cảm ?

Vì sao ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 hs trả lời

______________________________________

Khoa học

ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng về bảo vệ môi trường, gìn giữ sức khoẻ liên quan đến nội dung phần Vật chất và năng lượng.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, sản xuất.

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Nội dung(30’):Triển lãm

- Yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh (trên bàn) về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt.

- Quan sát các nhóm trưng bày.

- B4: Trưng bày.

- Ban giám khảo đặt câu hỏi cho các nhóm

- các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm:

+ Nội dung đầy đủ, phong phú.

+ Trình bày đẹp, khoa hcọ.

+ Thuyết minh rõ ràng, đủ ý.

+ Trả lời được các câu hỏi đưa ra.

công bố kết quả triển lãm.

- Gv nhận xét

- Học sinh chuẩn bị sẵn các tranh ảnh đặt lên bàn.

- Học sinh dán các tranh ảnh sưu tầm được vào tờ bìa to theo từng mảng:

Nước, âm thanh, ánh sáng, không khí, . Các thành viên trong nhóm tập thuyết minh, giải thích về tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được.

- Cả lớp tham gia khu triển lãm của từng nhóm.

- Đại diện học sinh thuyết minh, giới thiệu trả lời câu hỏi.

- Học sinh tham gia đánh giá dựa vào các tiêu chí.

(32)

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu các tính chất của không khí ? - Nêu vai trò của nguồn nhiệt trong sự sống của con người ?

- Nhận xét giờ học

- 1 hs trả lời

_________________________________________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì ?) 2.Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ÐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, phiếu bốc thăm

III CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC

1. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Kiểm tra Tập đọc & học thuộc lòng(12’)

- Gv tổ chức cho học sinh bốc thăm bài đọc.

- Lắng nghe học sinh đọc bài và nêu câu hỏi có liên quan đến bài học cho học sinh.

- Nhận xét, đánh giá hs. Tuyên dương những em hs đọc và trả lời tốt.

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1(7’): ‘Phân biệt 3 kiểu câu kể (Thế nào là kiểu câu kể Ai là gi ? Ai làm

gì ? Ai thế nào ? Cho ví dụ ? ) - Hãy nhắc lại các kiểu câu kể đã học ? - Yêu cầu hs hoàn thành bảng.

Bài tập 2(7’):Tìm ba kiểu câu kể trong đoạn văn.

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn, học sinh suy nghĩ làm bài.

- Gv theo dõi uốn nắn.

- Hs bốc thăm (sau 1 phút đọc bài) - Hs đọc bài + trả lời câu hỏi.

(Kiểm tra 10 học sinh) - Hs nhận xét

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm lại.

- Nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- Học sinh làm bài tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật

- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới & Tình yêu cuộc

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự..

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản

Kiến thức: - HS Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài;.. nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí

- Hiêu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài - Nhận biết được 1 số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài - Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn