• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Ngày soạn: 28/05/2020

Ngày dạy: 02/06/2020 Lớp: 4A,4B

BÀI 65+66: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh, hiểu sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn. Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh trong tự nhiên.

2.Kĩ năng: Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

*Không tổ chức hoạt động trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” bài 65 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Hình minh hoạ trang 130,133 SGK (phóng to). Hình minh họa trang131, 132, SGK phô tô theo nhóm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định1’

2. KTBC:5’

-Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:

+Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ.

+Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ.

+Thế nào là sự trao đổi chất ở động vật ? -Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.

3.Bài mới 30’

+Thức ăn của thực vật là gì ?

+Thức ăn của động vật là gì ? *Giới thiệu bài

 Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên -Cho HS quan sát hình trang 130, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi sau:

+Hãy mô tả những gì em biết trong hình vẽ.

-Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.

-Hát

-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

-Lắng nghe.

+Thức ăn của thực vật là nước, khí các-bô-níc, các chất khoáng hoà tan trong đất.

+Thức ăn của động vật là thực vật hoặc động vật.

-Lắng nghe.

-HS quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.

-Câu trả lời:

+Hình vẽ trên thể hiện sự hấp thụ

“thức ăn” của cây ngô dưới năng lượng của ánh sáng Mặt Trời, cây ngô hấp thụ khí các-bô-níc, nước, các chất

(2)

-GV vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng:

Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yếu tố vô sinh là nước, khí các-bô-níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, … Mũi tên xuất phát từ khí các- bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá. Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.

-Hỏi:

+”Thức ăn” của cây ngô là gì ?

+Từ những “thức ăn” đó, cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ?

+Theo em, thế nào là yếu tố vô sinh, thế nào là yếu tố hữu sinh ? Cho ví dụ ?

-Kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các- bô-níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm để nuôi chính thực vật.

-GV: Các em đã biết, thực vật cũng chính là nguồn thức ăn vô cùng quan trọng của một số loài động vật. Mối quan hệ này như thế nào ? Chúng thức ăn cùng tìm hiểu ở hoạt động 2.

 Hoạt động 2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật

+Thức ăn của châu chấu là gì ?

+Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì ?

+Thức ăn của ếch là gì ?

khoáng hoà tan trong đất.

+Chiều mũi tên chỉ vào lá cho biết cây hấp thụ khí các-bô-níc qua lá, chiều mũi tên chỉ vào rễ cho biết cây hấp thụ nước, các chất khoáng qua rễ.

-Quan sát, lắng nghe.

-Trao đổi và trả lời:

+Là khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng, ánh sáng.

+Tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.

+yếu tố vô sinh là những yếu tố không thể sinh sản được mà chúng đã có sẵn trong tự nhiên như: nước, khí các-bô- níc. Yếu tố hữu sinh là những yếu tố có thể sản sinh tiếp được như chất bột đường, chất đạm.

-Lắng nghe.

-Trao đổi, dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:

+Là lá ngô, lá cỏ, lá lúa, …

+Cây ngô là thức ăn của châu chấu.

+Là châu chấu.

+Châu chấu là thức ăn của ếch.

+Lá ngô là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch.

(3)

+Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì?

+Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì ?

-Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

-Phát hình minh họa trang 131, SGK cho từng nhóm. Sau đó yêu cầu HS vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

-Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm và trình bày của đại diện.

-Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng.

Cây ngô Châu chấu Ếch -Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

 Hoạt động 3: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh

-Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).

-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

-Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.

+Thức ăn của bò là gì ?

+Giữa cỏp và bò có quan hệ gì ?

+Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?

-Lắng nghe.

-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.

-Quan sát, lắng nghe.

-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.

-1 HS đọc thành tiếng.

-Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.

-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.

-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.

+Là cỏ.

+Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.

+Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.

+Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.

+Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời

(4)

+Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ? +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?

+Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ? -Viết sơ đồ lên bảng:

Phân bò Cỏ Bò . +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh ?

-Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.

 Hoạt động 4: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ? +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?

+Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?

-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.

-Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự

sống của cỏ.

+Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.

-Lắng nghe.

+Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.

-Quan sát, lắng nghe.

-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.

-Câu trả lời đúng là:

+Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.

+Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.

+Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.

-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung

-Quan sát, lắng nghe.

(5)

nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thức ăn, mỗi “mắc xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ.

+Thế nào là chuỗi thức ăn ?

+Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?

-Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.

 Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Cách tiến hành

-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết.

(Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).

-HS hoạt động theo cặp: đua ra ý tưởng và vẽ.

-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.

-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.

4.Củng cố

-Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

5.Dặn dò

-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

+Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên.

Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.

+Từ thực vật.

-Lắng nghe.

-Hs lên bảng thực hiện.

HS trả lời Lắng nghe.

Ngày soạn: 28/05/2020 Ngày dạy: 02/06/2020 Lớp: 4A,4B

KHOA HỌC

BÀI 67+68: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

-Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.

-Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

(6)

-Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to).

-Giấy A4.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định

2. KTBC 5’

-Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.

-Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?

-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.

3.Bài mới 30’

*Giới thiệu bài:

-Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng.

Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Con người cũng lấy thức ăn từ động vật và thực vật.

Yếu tố con người được tách thành nhân tố độc lập vì hoạt động của con người khác hẳn với các loài sinh vật khác. Ở một góc độ nhất định, con người, thực vật, động vật cùng có lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải chất cặn bã vào môi trường. Nhân tố con người có vai trò ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ thức ăn trong tự nhiên ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.

 Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã

-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó.

-Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 tranh.

+Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.

+Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó Hát

-HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.

-HS trả lời.

-Lắng nghe.

-Quan sát các hình minh họa.

-Tiếp nối nhau trả lời.

+Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.

+Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.

+Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.

-Mối quan hệ của các sinh vật trên

(7)

cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.

+Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.

-Gv: Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ? -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.

GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

-Gọi HS trình bày.

-Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.

-Dán lên bảng 1 trong các sơ đồ HS vẽ từ tiết trước và hỏi:

+Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này ?

-Gọi 1 HS giải thích lại sơ đồ chuỗi thức ăn.

-GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng:

Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.

Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người – Một mắc xích trong chuỗi thức ăn

-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình minh họa trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi sau:

+Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ?

bắt đầu từ cây lúa.

-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.

-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

-Lắng nghe.

-Quan sát và trả lời.

+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.

-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.

Gà Đại bàng . Cây lúa Rắn hổ mang .

Chuột đồng Cú mèo .

-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.

+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm.

Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.

+Hình 8: Bò ăn cỏ.

+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo  cá  cá hộp (thức ăn của người).

+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.

+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng

(8)

+Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ?

-Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.

-Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.

-Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.

+Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?

+Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?

+Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?

+Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?

+Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?

-Kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới

hộp là thức ăn của người.

-2 HS lên bảng viết.

Cỏ  Bò  Người.

Các loài tảo  Cá  Người.

-Lắng nghe.

-Thảo luận cặp đôi và trả lời.

+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.

+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.

+Nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn.

Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.

+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.

+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.

-Lắng nghe.

(9)

các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.

Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn Cách tiến hành

-GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.

-Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.

-Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.

-Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.

4.Củng cố.Dặn dò 3’

-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?

-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.

-Các nhóm tham gia

HS trả lời

Ngày soạn: 01/05/2020 Ngày dạy: 04/06/2020 Lớp: 2A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 30: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.

2. Kỹ năng

- Có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật.

3. Thái độ: GDMTBĐ

- HS nhận biết một số loài sinh vật biển: Cá mập, các ngừ, tôm, sò...một nguồn tài nguyên biển (HĐ3)

* Các kĩ năng sống (HĐ4)

- Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và con vật.

- Kĩ năng hợp tác hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án, SGK, VBT, máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, VBT.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p)

(10)

- Kể tên một số con vật sống ở nước ngọt và một số con vật sống ở nước mặn?

- Nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1 HĐ1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ (8p)

* Bước 1: Hoạt động nhóm.

- Slied 1: GV treo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau:

1. Tên gọi.

2. Nơi sống.

3. Ích lợi.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- Yêu cầu: Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

- Tiểu kết: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.

* Bước 3: Hoạt động cả lớp.

+ Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu?

+ Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?

2. HĐ2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ (8p)

* Bước 1: Hoạt động nhóm - Slied 2: GV treo tranh

- Yêu cầu: Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:

1. Tên gọi.

2. Nơi sống.

3. Ích lợi.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên

- HS thực hiện yêu cầu GV

- HS lắng nghe - HS thảo luận.

- Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

+ Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất).

+ Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước).

- HS lắng nghe và trả lời

- HS thảo luận.

- 1 nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ

(11)

trình bày.

- Tiểu kết: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.

3. HĐ3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề (6p)

* Bước 1: Hoạt động nhóm.

- GV phát cho các nhóm phiếu TL.

- Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm trình bày.

* KNS: Em biết gì về nguồn tài nguyên biển? Nêu một vài VD?

4. HĐ4: Bảo vệ các loài cây, con vật (6p)

+ Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?

- (Giải thích: Tuyệt chủng)

- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:

+ Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.

+ Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.

- Yêu cầu: HS trình bày.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

- Yêu cầu HS nhắc lại những nơi cây cối và loài vật có thể sống.

- Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng. Chuẩn bị: Mặt Trời.

sung.

- HS nghe, ghi nhớ.

- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

- Hình thức thảo luận: HS dán các bức vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu.

- Lần lượt các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- Cá nhân HS giơ tay trả lời.

(1 – 2 HS)

- HS thảo l cặp trình bày.

- HS thảo luận cặp đôi.

- Đại diện trình bày - HS phát biểu trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- HS phát biểu - HS lắng nghe

Ngày soạn: 28/05/2020 Ngày dạy: 02/06/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 59+60: TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU.SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I/ MỤC TIÊU

(12)

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.

- Cấu tạo của quả địa cầu gồm : Quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với

giá đỡ.Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Quan sát và chỉ được trên Quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo

- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

- Biết cả hai chuyển động của trái đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

- Ý thức học tập.

II/ CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh trong sách trang 112, 113, 114, 115

- Quả địa cầu. Hai bộ bìa mỗi bộ 5 tấm ghi : Cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu và Nam bán cầu, xích đạo.

- Giấy A4, bút màu lông + giấy khổ to.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra các kiến thức qua bài: " Mặt trời "

- Gọi 2 HS trả lời nội dung.

- Nhận xét đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b) Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1 : Yêu cầu làm việc cả lớp.

- Yêu cầu các cá nhân quan sát hình 1 SGK:

? Trái đất có dạng hình gì

- Gv chốt ý: Trái đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

- Yêu cầu quan sát quả địa cầu trao đổi để nêu ra các bộ phận của quả địa cầu - Yêu cầu HS chỉ và nêu các bộ phận đó.

- Chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu.

* Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu.

Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 trong SGK thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :

- Trả lời về nội dung bài học trong bài:

" Mặt trời " đã học tiết trước.

- Lớp mở SGK quan sát hình 1 và nêu.

- Trái đất có dạng hình tròn, hình cầu, giống hình quả bóng, vv …

- Gồm có giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Quan sát để nhận biết vị trí nước ta trên quả địa cầu.

- Hai em nhắc lại Trái đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

- Các nhóm tiến hành quan sát hình 2 SGK.

- Hs thảo luận theo nhóm.

(13)

? Hãy chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu

? Quan sát quả địa cầu đặt trên mặt bàn em có nhận xét gì trục của nó so với mặt bàn

- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận.

* Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặttrái đất.

* Trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.

- Treo hai hình phóng to hình 2 SGK lên bảng

- Chia lóp thành nhiều nhóm.

- Gọi hai nhóm lên xếp thành hai hàng dọc.

- Phát mỗi nhóm 5 tấm bìa.

- Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai nhóm thực hiện trò chơi.

- Quan sát nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.

Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm.

+ Bước1. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu quan sát hình SGK.

? Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

+ Bước 2. Quay quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.

- GV vừa quay vừa nói : Trái đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo chiều ngược với kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.

* Quan sát tranh theo cặp

+Bước 1. HS quan sát hình SGK- T115 - GVHDHS hỏi nhau theo các câu hỏi sau

? Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động

- Lần lượt chỉ cho các bạn trong nhóm xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Trục của trái địa cầu hơi nghiêng so với mặt bàn.

- Cử đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp

- Các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập.

- Các đại diện mỗi nhóm lên thi với nhau trước lớp trước lớp ( gắn tấm bìa của mình lên hình vẽ trên bảng ).

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng.

- Hai em nêu lại nội dung bài học .

- HS trong nhóm quan sát hình 1 SGK,T114.

- Nhìn từ cực Bắc xuống trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như HD ở SGK.

- 1 vài HS lên quay. HS khác nhận xét

- Hs thảo luận nhóm đôi

- Trái Đất tham gia đồng thời 2 chuyển động.

(14)

? Đó là những chuyển động nào

- Nhận xét hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

+ Bước 2. Trình bày.

- GV bổ sung.

* Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia 2 chuyển động chuyển động tự quay quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời.

Hoạt động: Trò chơi - Trái Đất quay Bước 1: Gv chia nhóm

Bước 2: Gv cho các em ra sân hướng dẫn cách chơi

Bước 3: Gv gọi các nhóm lên biễu diễn GVnhận xét cách biểu diễn của HS. 3 3/ Củng cố- dặn dò: ( 5 phút )

- Cho HS nhắc lại bài học.

- Xem trước bài mới.

- Đó là chuyển động quanh mình nó và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Từng cặp quan sát, chỉ cho nhau xem hướng CĐ của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- 1 vài HS trả lời trước lớp.( Trái đất chuyển động quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời cùng hướng và ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống

- HS hỏi đáp theo gợi ý đã thảo luận - Mỗi nhóm 2 em

- 2 bạn: 1 bạn vai Mặt Trời, một bạn vai Trái Đất...

- Một vài cặp lên biểu diễn trước lớp

- HS lắng nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 02/06/2020 Ngày dạy: 05/06/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 61+62: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI.

MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được vị trì của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

2. Kĩ năng: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống. So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

(15)

- Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận nhóm. Kể chuyện. Thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(16)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12 phút

* Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

* Cách tiến hành:

B1:

GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau:

Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?

Bước 2:

GV gọi một số HS trả lời trước lớp.

GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (12 phút) Mục tiêu:

- Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.

- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý:

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?

Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?

Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

HS nghe.

HS quan sát hình và trả lời câu hỏi

HS bổ sung

HS thảo luận

(17)

GV yêu cầu các nhóm trình bày

GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định;

giữ vệ sinh môi trường xung quanh,…

. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12 phút) Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau:

+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất (Cùng chiều hay ngược chiều).

Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất (12 phút)

Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất.

Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

GV giảng cho HS cả lớp biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.

GV mở rộng cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.

Đối với HS khá giỏi: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó.

Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần băng nhau và đều theo

HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý và trả lời

các nhóm trình bày lắng nghe

Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

HS lắng nghe

(18)

hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).

GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.

Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất

3.Củng cố dặn dò 3’

- nhận xét tiết học

HS vẽ sơ đồ

Lắng nghe Ngày soạn: 01/06/2020

Ngày dạy: 04/06/2020 Lớp: 1B

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 29:NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: HS kể tên và chỉ được một số loài cây và con vật nhận biết được 1 số cây và con vật mới.

2.Kĩ năng: Nêu được điểm giống nhau hoặc khác nhau giữa một số cây và con vật.

3.Thái độ: GD: Yêu thích,có ý thức bảo vệ cây cối và con vật nuôi trong gia đình.

*GDBVMTBĐ:Có rất nhiều loại cây cối,con vật(cá, tôm ,mực...)sống dưới biển

*GDBVMT:Biết cây cối ,con vật là thành phầncủa môi trường tự nhiên;tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng;phân biệt các con vậtcó ích và có hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các hình ở bài 29 - SGK.

- HS: HS sưu tầm 1 số tranh, ảnh vật thể về 1 số loài thực vật, động vật đem đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC:5’

? Giờ trước chúng ta học bài gì?

? Nêu tác hại do bị muỗi đốt?

? Nêu 1 số cách phòng chống muỗi?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:2’

- Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết cây cối và con vật.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- Bài Con muỗi.

- Muỗi hút máu người, sẽ bị mẩn ngứa, truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

- Mắc màn khi đi ngủ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm…

- 2 - 4 HS nhắc lại đầu bài.

(19)

2. Các hoạt động dạy học

a. Hoạt động 1:Phân loại thực vật: Quan sát 12’

+ Bước 1: GV cho HS quan sát các bức tranh thảo luận và trả lời cây nào là:

+ Cây rau, Cây hoa,Cây gỗ

+ Bước 2: HS thảo luận theo cặp bàn - GV quan sát, uốn nắn.

+ Bước 3: HS trình bày kết quả:

- Các nhóm có thể đặt câu hỏi cho nhau:

? Chỉ và nói tên từng cây mà nhóm stầm?

? Nêu ích lợi của chúng?

? Nơi ở của chúng?

? Cách chăm sóc và bảo vệ?

- HS, GV nhận xét, bổ sung.

- Đặc điểm chung của các cây hoa?

=> KL: Có rất nhiều loại cây khác nhau, cây thì cho hoa( cây hoa ); cây thì làm thức ăn( cây rau ); cây thì lấy gỗ để xây nhà, đóng bàn ghế…( cây gỗ ); nhưng các cây đều có chung đặc điểm là đều có thân, rễ, lá, hoa.

*TH: Để chăm sóc và bảo vệ các loại cây cần làm gì?

b. Hoạt động 2: Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh về động vật.12’

+ Bước 1: GV cho HS quan sát các bức tranh về con vật

- Cho HS gọi tên các con vật bằng hình thức truyền điện.

+ Bước 2:GV chia nhóm, yêu cầu HS dán tên con vật Con vật có ích; Con vật có hại vào bảng

+ Bước 3: trình bày kết quả.

? Nêu ích lợi và tác hại của con vật đó đối với người?

- HS, GV nhận xét, bổ sung.

? Các con vật có điểm gì khác nhau, giống nhau?

KL: Có nhiều động vật khác nhau về hình dáng, kích kỡ, nơi sống … nhưng chúng đều giống nhau là đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.

C. Củng cố, dặn dò:5’

- Nhóm 2 em.

- HS thảo luận - HS trình bày

- HS trao đổi bằng các câu hỏi

- Đều có thân, rễ, lá, hoa

- tưới nước,không ngắt hoa bẻ cành…

- HS quan sát tranh - Nêu tên các con vật

- HS làm việc theo nhóm, dán tên các con vật cho phù hợp.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS ngồi nghe.

- HS nêu

- HS đoán tên cây và con vật.

- Nhận xét, tuyên dương.

(20)

Trò chơi: Đố cây, đố con?

+ GV hướng dẫn cách chơi.

- GV đưa ra một số câu đố về loài vật, cây cối để Hs đoán

- Tuyên dương, động viên HS.

Để bảo vệ cây cối và các loài vật có ích con phải làm gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- Chăm sóc và cho chúng ăn,uống hằng ngày,bắt sâu, nhổ cỏ…

-Lắng nghe.

Ngày soạn: 01/06/2020 Ngày dạy: 04/06/2020 Lớp: 5A,5B,5C

KHOA HỌC

BÀI 58+59+60: SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM, THÚ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết chim là động vật đẻ trứng. Biết thú là động vật đẻ con.

- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. Nêu được VD về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).

2. Kĩ năng:

- Có kĩ năng nói về sự nuôi con của chim. Rèn cho HS kĩ năng nhận biết các loại thú 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, bảo vệ loài chim vì nó rất có ích =>

BVMT.Yêu thích động vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh hoạ SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

- Ếch đẻ trứng ở đâu?

- Trứng ếch nở thành gì?

- Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?

2. Dạy bài mới:

1/ Giới thiệu bài: 1’

2/ Nội dung: 30’

Hoạt động 1: Quan sát

* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- 4 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận các câu hỏi.

- quả to , nhỏ

(21)

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi trang 118 SGK để hỏi và trả lời nhau:

+ So sánh, tìm sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.

+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?

- GV gợi ý cho HS tự đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn để khai thác từng hình:

+ Chỉ vào hình 2a: Đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng?

+ So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Tại sao?

Bước 2:

- GV mời đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV kết luận:

+ Trứng gà (hoặc trứng chim,…) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non,…).

+ Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.

3/ Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi: Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? tại sao?

Bước 2:

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.

2.2. Hoạt động 3 (14’): Quan sát

Đầu , mình , chân , cánh…..

- HS chỉ - HS trả lời

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số cặp trình bày, các HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Thảo luận theo nhóm 4.

Các nhóm thảo luận câu hỏi theo sự điều khiển của nhóm trưởng.

- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- HS nghe

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm 4.

(22)

- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?

+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?

+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?

+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?

+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?

+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 189.

2.3.HĐ 4: Làm việc với phiếu học tập

*Mục tiêu: HS biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con ; mỗi lứa nhiều con.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 120- 121 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoà thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+Mời đại diện một số nhóm trình bày.

+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.

b. Hoạt động 5 : Quan sát

? Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

? Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?

? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

Tổ chức cho HS nêu kết quả làm việc. Gv và các nhóm khác bổ sung

Yêu cầu HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn

- HS chỉ vào hình minh hoạ và trình bày.

- Bào thai của thú được nuôi dưỡng trong bụng mẹ.

- Hỡnh trong bào thai cho ta thấy thỳ con đó cú đầu, mỡnh, chõn, đuôi,..đang phát triển.

- Thú con mới sinh ra đó cú hỡnh dạng giống thỳ mẹ.

- Bằng sữa mẹ

- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:

+Chim đẻ trứng nở thành con.

+ Thú là động vật đẻ con.

- HS thảo luận làm bài vào phiếu học tập theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

Con "

Hổ ,rắn ,khỉ .nai ,vượn ,voi ,trâu ,bò ,ngự a, sư tử, hươu, gà , mèo,chó ..."

- Nhận xét, bổ sung

Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.

- vì hổ con rất yếu ớt

- khi hổ con khoảng 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Khoảng 1,5 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập

HS nêu kết quả làm việc

2HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi - HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123. HS trình bày:

(23)

mồi

Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123.

? Hươu ăn gì để sống?

? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ?

? Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?

4 .Củng cố - dặn dò: 4’

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.

Nhận xét tiết học.

- cỏ, lá cây …

- Hươu đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và bú.

- Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu.

HS nhắc lại bài Lắng nghe Ngày soạn: 02/06/2020

Ngày dạy: 06/06/2020 Lớp: 5A,5B,5C

KHOA HỌC

BÀI 61: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

- Một số hình thức sinh sản của thực vật, động vật thông qua một số đại diện.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận biết, thực hành

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : - Tranh ảnh sưu tầm về các loài hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng; các con vật đẻ trứng, đẻ con;

- Tranh ảnh minh hoạ SGK trang 124, 125, 126.

- Các thẻ từ dùng để làm bài tập theo hình thức lựa chọn đáp án.

- Phiếu học tập cá nhân: Nội dung các bài tập từ 1 đến 5 (trang 124 - 126).

HS : SGK.Vở làm bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

. KTBC: 3’

- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới 30’

a. Giới thiệu bài: 1’

* HĐ 1 : Thực hành làm bài tập

2 hs lên bảng trả lời.

- HS lắng nghe.

- Hs làm việc cá nhân.

(24)

- GV phát phiếu và dành cho HS 6 phút để làm bài.

Bài 1 :

Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với mỗi chỗ … nào trong câu.

GV nhắc HS nhớ lại các kiến thức đã học và hoàn thành các bài tập này.

- Gọi hs trình bày kết quả.

GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng Bài 2 :

Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình.

Bài 3 :

Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?

Bài 4 :

Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ … nào trong câu.

Bài 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con ?

- Nhận xét, kết luận, tuyên dương hs làm nhanh và đúng.

3. Củng cố, dặn dò

- Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật gì ?

- Nêu hiện tượng thụ tinh.

- Về nhà ôn tập những kiến thức đã học

+ HS nhận phiếu và làm bài.

Bài 1 :

+ Một HS được chọn đọc to từng câu hỏi và các đáp án để HS khác lựa chọn.

Sau mỗi câu chọn lựa đáp án đúng và hoàn chỉnh, bạn đó sẽ đọc to toàn bộ câu.

1- c) Hoa là cơ quan sinh sản của của những loài thực vật có hoa. 2-a) Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị . 3-b) Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ .

Bài 2: 1 - nhuỵ ; 2 - nhị

Bài 3:

Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.

Bài 4:1-e; 2-d; 3-a; 4-b; 5-c

Bài 5: Những động vật đẻ con : Sư tử,hươu cao cổ.

Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt, cá vàng.

+ Các nhóm được quyền sử dụng 5 giây để thống nhất, đáp án rồi sau đó giơ bảng từ lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi.

Sau 5 giây suy nghĩ nếu không có đáp án thì sẽ không ghi điểm.

+ Thư kí theo dõi và ghi điểm cho các nhóm: 5 điểm nếu đoán đúng trong khoảng thời gian cho phép.

- Của thực vật có hoa - HS trả lời.

b) nhị a)Sinh dục

d) Nhụy c) Sinh sản

(25)

và chuẩn bị bài sau. Tài nguyên thiên nhiên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người và những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người

1.Kiến thức:- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải

1.Kiến thức:- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải

Vì vậy các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chế biến ra được sử dụng có hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu được đó là sự kết hợp giữa các cô nuôi và giáo

Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.. Kĩ năng: Nêu lợi ích của việc ăn cá:

- Giáo dục trẻ giá trị của các chất dinh dưỡng với cuộc sống con người đề cơ thể trẻ lớn lên khỏe mạnh trẻ phải ăn uống hợp lí các chất dinh dưỡng chăm tập thể dục giữ

Kiến thức: Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường ,thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng ,khí các bô níc ô xi và thải ra hơi

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí