• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 18

Ngày soạn: 4/1/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019

Buổi sáng:

Toán

Tiết 68:

Điểm. Đoạn thẳng

A- Mục đích yêu cầu : 1. Mục tiêu chung:Giúp hs:

- Nhận biết được “Điểm”, “Đoạn thẳng”; đọc tên các điểm và đoạn thẳng; kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm.

-Hs có hứng thú trong học tập. Tích cực làm bài.

2. Mục tiêu riêng:

-Giúp hs ôn lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 - Hs chú ý, chăm chỉ làm làm

B- Đồ dùng:

- Phấn màu, thước kẻ dài, bút chì.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv:

I.Kiểm tra bài cũ : (5’) -Yc hs chữa bài.

8=…+5 8=10-… 9-5+3 = 10=…+4 7=…+3 4+4-6=

II. Bài mới:

1. Giới thiệu đoạn thẳng: (6’)

- Giáo viên dùng phấn chấm lên bảng và hỏi: “Đây là cái gì?”

- Gv nêu: đây là điểm.

- Gv viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là điểm A.

- Tương tự như vậy gv cho học sinh viết thêm các điểm như: B, C, D

- Cho hs đọc tên các điểm A, B, C, D, E…

- Gv dùng thước nối 2 điểm lại với nhau được đoạn thẳng AB.

2. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng: (6’) - Gv hỏi: Để vẽ được 1 đoạn thẳng ta cần dụng cụ nào?

- Gv giới thiệu thước kẻ thẳng.

- Hướng dẫn hs cách vẽ đoạn thẳng:

+ Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm một điểm nữa, đặt tên cho từng điểm.

+ Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng

Hoạt động của hs:

-3hs lên bảng làm bài.

- Hs quan sát.

- Hs đọc: Điểm A.

- Hs tự viết và đọc.

- Hs quan sát.

- Hs giơ thước của mình lên để kiểm tra.

- Hs theo dõi.

Hs Nam - Hs theo dõi

- Hd hs đọc viết các số 10 đến 0

(2)

tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia (Kẻ từ trái sang phải).

+ Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra,

ta có 1 đoạn thẳng. A B

- Cho hs lên bảng kẻ đoạn thẳng

- Cho hs đọc tên các đoạn thẳng: AB, CD, DE...

3. Thực hành: (15’)

a. Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng:

- Cho hs đọc tên các điểm trước rồi đọc đoạn thẳng sau.

- Gọi hs lên chữa bài tập.

b. Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng; 4 đoạn thẳng.

- Cho hs quan sát hình giáo viên hướng dẫn cách làm bài.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

c. Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?

- Cho hs đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rối viết số dưới mỗi hình.

- Gọi hs nêu kết quả.

- Cho hs nhận xét.

4. Củng cố- dặn dò : (5’) - Gọi hs nêu tên bài học.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập ra vở toán ô li ở nhà

- 2 hs lên kẻ đoạn thẳng.

- Học sinh kẻ đoạn thẳng ra nháp.

- Hs đọc tên đoạn thẳng.

- Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc trước lớp.

- Hs tự nối và viết tên các điểm vào hình b.

- Cho hs kiểm tra chéo.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- Hs nêu nhận xét.

- Hd hs thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5

- Lắng nghe

Học vần

Bài 73: IT- IÊT

I- Mục đích, yêu cầu:

1. Mục tiêu chung 1.1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết được: it , iêt , trái mít , chữ viết .Đọc được câu ứng dụng

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

1.2. Kĩ năng

(3)

- Đọc viết được : it , iêt , trái mít , chữ viết. từ và câu ứng dụng - Phát triển lời nói 2-3 câu tự nhiên theo chủ đề : Em tô vẽ viết.

1.3. Thái độ

- Hs làm quen với các câu đố thông qua hình ảnh con vật. Hs có hứng thú trong học tập.

2. Mục tiêu riêng

- Ôn lại các âm, tiếng đã học

- Giúp hs đọc, viết được các âm tiếng đã học - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.Bộ đồ dùng dạy học tv.

III- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ

- Đọc câu ứng dụng: Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời.

- Giáo viên đọc cho hs viết bảng con.

bút chì, mứt gừng

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1’) 2. Dạy vần:

Vần it

a. Nhận diện vần: (18’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

it

- Gv giới thiệu: Vần it được tạo nên từ i và t.

- Cho hs ghép vần it vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: it - Gọi hs đọc: it

- Gv viết bảng mít và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng mít

(Âm m trước vần it sau, thanh sắc trên

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc và viết.

- Hs viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần it.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

Hđ hs Nam

- đọc và viết một số âm tiếng đã học : o,c,l

- Hd hs đọc và ghép được một số âm, tiếng đã

(4)

i.)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: mít

- Cho hs đánh vần và đọc: mờ- it- mít- sắc- mít

- Gọi hs đọc toàn phần:

it mít

trái mít Vần iêt:

(Gv hướng dẫn tương tự vần it.) iêt

- So sánh iêt với it.

viết

chữ viết

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là iê và i).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết

- Gv giải nghĩa từ: đông nghịt.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: it, iêt, trái mít, chữ viết

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: biết - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần it.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

học.

- Hd hs viết bảng con một số âm, tiếng đã học.

- Hd hs viết vở một số âm, tiếng đã học.

(5)

b. Luyện nói: (7’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Em tô, vẽ, viết

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Bạn nữ đang làm gì?

+ Bạn nam áo xanh làm gì?

+ Bạn nam áo đỏ làm gì?

+ Theo em, các bạn làm như thế nào?

+ Em thích tô (viết, vẽ) cái gì nhất? Vì sao?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: it, iêt, trái mít, chữ viết

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 74.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs chơi trò chơi

- Hs theo dõi lắng nghe.

Buổi chiều:

Hoạt động ngoài giờ

Văn hóa giao thông

Bài 5: Văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

2. Kĩ năng

Biết thực hiện các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

3. Thái độ

(6)

HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người ngồi sau xe đạp, xe máy.

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- Thẻ đúng ( Đ), sai ( S).

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng ngồi sau xe đạp, xe máy ?

+ Khi ngồi sau xe đạp, xe máy mà em uống hết hộp sữa thì em phải làm sao?

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “EM SẼ

LÀM THẾ NÀO”

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+Ăn hết hộp xôi, An đã làm gì?

+ Nếu em là An, em sẽ nói gì với anh thanh niên?

+ Theo em, bạn An nên bỏ cái hộp như thế nào cho đúng?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 21.

“Đi đường cần luôn lịch sự, văn minh”

3. Hoạt động thực hành

- Lắng nghe - Vài HS trả lời

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

- HS: Ăn hết hộp xôi, An đã ném vào thùng rác nhưng gió thổi rơi vào mặt anh đi xe máy.

- Nếu em là An, em sẽ nói xin lỗi với anh thanh niên.

- Theo em, bạn An nên nói mẹ dừng xe để bỏ cái hộp vào thùng rác.

- HS xem tranh minh họa - Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ

(7)

- GV nêu yêu cầu - Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh và cho biết em có nên làm theo các bạn trong hình không? Tại sao ?.

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh)

-Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/ không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục

* Đối với tranh 1,2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

3. Hoạt động thực hành

GV nêu trò chơi” Chuyển đồ an toàn lịch sự”

- GV kết luận, rút ra bài học:

Đi xe mang, xách đồ hàng Ai ơi, vén gọn, kẻo quàng người ta - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- 1 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút

- HS nêu nội dung từng bức tranh - HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

*Tranh1, 2, 3, 4:không nên làm.

- HS trả lời - Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

+ HS tham gia chơi.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

---

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP

I- Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:

- Làm được tính cộng, trừ trong phạm vi đã học - Làm đúng các dạng bài tập.

- Hs có ý thức tự giác học tập II- Đồ dùng dạy - học:

- Sách thực hành

III- Các ho t ạ động d y - h c:ạ ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(8)

I- Dạy - Học bài mới:

1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính

- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS làm bài . - Gọi HS đọc kết quả .

- GV nhận xét nêu kết quả đúng.

Bài 2:

- Yêu cầu hs đọc đề bài - Cho hs làm bài

- Nhận xét Bài 3:

- Yêu cầu hs đọc đề bài - Cho hs làm bài

- Nhận xét

Bài 4: Viết phép tính thích hợp

- Cho hs quan sát tranh để nêu bài toán - Yêu cầu hs viết phép tính tương ứng với bài toán

- Nhận xét

Bài 5: Viết phép tính thích hợp vào ô trống

- Cho hs nêu yêu cầu của bài - Cho HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét.

3- Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà ôn bài.

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- Hs đứng tại chỗ đọc bài làm của mình - Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- Nhận xét

- Hs quan sát tranh và nêu bài toán - Hs viết phép tính

- Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu bài toán - Hs làm bài

- Nhận xét - Hs lắng nghe

---

Ngày soạn: 6/1/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019 Học vần

Bài 75: ÔN TẬP

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung 1.1.Kiến thức

- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75 - V iết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75.

* NDĐC: Chưa yêu cầu tất cả HS kể chuyện trong mục Kể chuyện.

1.2.Kĩ năng

- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Chuột nhà và Chuột

(9)

đồng.

1.3.Thái độ

- HS chú ý nghe kể chuyện 2. Mục tiêu riêng

- Ôn lại các âm, tiếng đã học

- Giúp hs đọc, viết được các âm tiếng đã học - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài

B- Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Chuột nhà và Chuột đồng.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc các từ: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt.

- Gọi hs đọc: Con Mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đường xa Mua mắm, mua muối giỗ cha con Mèo.

- Gv đọc cho hs viết bảng.

- Gv nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu: Gv nêu.(1’) 2. Ôn tập:

a. Các vần vừa học: ( 19’)

- Gv đọc vần, hs viết các vần vào giấy A4 và gắn lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc các vần trên bảng lớp.

- Cho hs nhận xét:

- 14 vần có gì giống nhau?

- Trong 14 vần, vần nào có âm đôi?

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng: (8’)

- Gọi hs đọc các từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: chót vót, bát ngát

c. Luyện viết: (7’)

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: chót vót, bát ngát

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs viết theo nhóm.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs viết bài vào bảng con.

Hđ hs Nam

- đọc và viết một số âm tiếng đã học : o,c,l

- Hd hs đọc và ghép được một số âm, tiếng đã học

- Hd hs viết bảng con một số âm, tiếng đã học.

(10)

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (17’)

- Gọi hs đọc lại bài trong sgk.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

b. Kể chuyện: (10’)

- Gv giới thiệu tên truyện: Chuột nhà và Chuột đồng.

- Gv kể lần 1, kể cả truyện.

- Gv kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- Gv nêu câu hỏi để hs dựa vào đó kể lại một đoạn câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- Nêu ý nghĩa: Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra.

c. Luyện viết: (7’)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: chót vót, bát ngát

- Hs viết bài

- Chấm một số bài- nhận xét bài viết.

III. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Gọi hs đọc lại toàn bài trong sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 76.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Vài hs kể từng đoạn.

- Hs theo dõi.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

- Hs đọc bài

- Hs thi ghép tiếng

- Hd hs viết vở một số âm, tiếng đã học.

- Hs theo dõi lắng nghe.

--- Toán

Tiết 69 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung 1.1. Kiến thức

- Có biểu tượng về “dài hơn- ngắn hơn”. Qua đó hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài- ngắn” của chúng.

1.2. Kĩ năng

- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian.

(11)

1.3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học 2. Mục tiêu riêng

-Giúp hs ôn lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 - Hs chú ý, chăm chỉ làm làm

II. Chuẩn bị

- GV: Thước nhỏ, thước to dài, bút chì màu.

- HS: SGK, VBT, thước nhỏ III. Ho t ạ động d y h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học Hđ hs Nam

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs vẽ 2 và đọc tên hai đoạn thẳng đó.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Dạy biểu tượng“Dài hơn, ngắn hơn”

và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng(6’)

a. Gv cầm hai thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi “Làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn?”

- Gv gợi ý: Hướng dẫn học sinh đo trực tiếp bằng cách: Chập hai chiếc thước khít vào nhau, sao cho một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia sẽ biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn.

- Cho hs lên bảng so sánh.

- Cho hs nhìn vào tranh sgk để xác định thước nào dài hơn thước nào ngắn hơn.

- Tương tự cho hs so sánh bút chì …

- Gv cho hs quan sát 2 đoạn thẳng và so sánh xem đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD đoạn nào dài hơn?

=> Mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài nhất định.

2.HĐ2: So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian.(7’)

- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong sgk và nói “Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.”

- Hướng dẫn và thực hành đo một đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để học sinh quan sát.

- 2 hs vẽ và đọc tên đoạn thẳng đó.

- Học sinh trả lời.

- Chập hai thước để đo.

- 2 hs thao tác.

- Hs so sánh.

- Hs tự đo và nêu kết quả.

- Hs so sánh bằng cách đo độ dài gang tay.

- Hs theo dõi

- Hd hs đọc viết các số 10 đến 0

(12)

- Yêu cầu học sinh xem hình vẽ tiếp sau và cho hs trả lời: Vì sao lại biết đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn?

=> Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.

3.HĐ3: Thực hành:(15’)

Bài 1( 5’) Đoạn thẳng nào dài hơn , đoạn thẳng nào ngắn hơn

a)

A. . B

C. .D b) M. . N P. . Q…

* Củng cố cho hs biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng

Bài 2: ( 5’)Ghi s thích h p v o m i o n ố ợ à ỗ đ ạ th ng.ẳ

1 3

- Nhận xét, sửa sai

- Gv hướng đẫn học sinh đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng.

- Cho hs so sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng.

* Củng cố cho hs so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian

Bài 3 : ( 5’)Tô màu vào băng giấy ngắn nhất - Gv : các con tìm ra băng giấy ngắn nhất rồi tô màu

- Gv nhận xét cách tô màu của học sinh C. Củng cố- dặn dò(5’)

- Cho học sinh nhắc lại tên bài học.

- Gv nhận xét giờ học.

a)

- Đoạn thẳng ở dưới dài hơn. Đoạn thẳng ở trên ngắn hơn.

- Hs so sánh rồi điền kết quả.

- Học sinh làm bài - So sánh từng cặp của độ dài đoạn thẳng.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs đếm số ô vuông điền lần lượt : 1,2,4, 7,5,3

- Hs so sánh

- Hs tô màu

- HS : Độ dài đoạn thẳng

- Hs lắng nghe

- Hd hs thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5

- Hs lắng nghe

---

(13)

Ngày soạn: 7/1/2019

Ngày soạn: Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019 Toán

Tiết 70: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

1.2. Kiến thức: Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay,bước chân;.

1.2. Kỹ năng: Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học,lớp học.

1.3 Thái độ: HS thích thú với những vật thật được thực hành.

2. Mục tiêu riêng

-Giúp hs ôn lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 - Hs chú ý, chăm chỉ làm làm

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, thước kẻ.

- HS: SGK, VBT, thước kẻ III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy

A. Kiểm tra bài cũ(5’) + Giờ trước học bài gì?

+ Muốn so sánh độ dài đoạn thẳng ta cần phải làm gì?

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.HĐ1: Giới thiệu độ dài “ gang tay”(5’)

- Gv nói “Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa”.

- Yêu cầu hs xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm một điểm nơi đầu đặt ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được một đoạn thẳng AB nói: “Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”.

2.HĐ2: HD cách đo độ dài bằng

“gang tay”(5’)

- Gv nói: “Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay”.

- Gv làm mẫu: “Đặt ngón tay cái sát

Hoạt động học

- 1 hs nêu.

- 2 hs nêu.

- Quan sát và nhận xét.

- Học sinh thực hành đo bằng gang tay, đọc to kết quả của mình

- Học sinh lần lượt lên đo

Hđ hs Nam

- Hs theo dõi

- Hd hs đọc viết các số 10 đến 0

(14)

mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón tay giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng, co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng và cứ như thế đến mép phải của bảng. Cứ như thế, mỗi lần đo thì đếm “một, hai,… cuối cùng đọc to kết quả”.

3. HĐ3: HD cách đo độ dài “bằng bước chân”(5’)

- Gv nói: Hãy đo chiều dài của bục bảng bằng bước chân.

- Gv làm mẫu: Đứng chụm hai chân sao cho các ngón chân bằng nhau tại mép trái của bục giảng, giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước và đếm: một bước, hai bước, ba bước… tiếp tục như vậy cho hết mép bảng thì thôi. Cuối cùng đọc kết quả.

4.HĐ4: Luyện tập(12’)

a. Giúp học sinh nhận biết: đơn vị đo là “gang tay”.

b. Giúp học sinh nhận biết: Đơn vị đo là “bước chân”.

c. Giúp học sinh nhận biết: Đơn vị đo độ dài là: “độ dài của que tính”.

- Nếu còn thời gian có thể cho đo bằng “sải tay”.

- Cho hs so sánh độ dài bước chân của cô giáo và độ dài của bước chân học sinh.

- Vì sao người ta ngày nay không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài trong các hoạt động hàng ngày.

C. Củng cố- dặn dò(3’)

- Giáo viên nhận xét giờ thực hành.

- Dặn hs về nhà tập đo lại

bảng lớp

- Hs quan sát giáo viên làm mẫu.

- Học sinh thực hành thử

- Hs quan sát

- Nêu yêu cầu bài tập:

- Đo độ dài bằng gang tay, rồi nêu kết quả đo.

- Đo độ dài bằng bước chân - Đo độ dài bằng que tính - Thực hành đo độ dài của bàn học, …

- Vì độ dài này chưa chuẩn, cùng một độ dài đoạn

đường có thể không giống nhau.

- Hs lắng nghe

- Hd hs thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5

- Hs lắng nghe ---

(15)

Học vần

Bài 76: oc - ac

A- Mục đích, yêu cầu:

1. Mục tiêu chung 1.1.Kiến thức

- Học sinh nhận biết được: oc, ac, bác sĩ, con sóc.Đọc được câu ứng dụng

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

1.2.Kĩ năng

- Đọc viết được oc, ac, bác sĩ, con sóc từ và câu ứng dụng 1.3.Thái độ

- Hs có ý thức học tập tốt

*QTE: Quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập vui chơi(HĐ1, HĐ2) 2. Mục tiêu riêng

- Ôn lại các âm, tiếng đã học

- Giúp hs đọc, viết được các âm tiếng đã học - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài

B- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.Bộ đồ dùng dạy học tv.

C- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs đọc: at, ot, ôt, ơt, et, it, ut, ưt, êt, uôt, ươt, iêt

- Cả lớp viết từ: chót vót, bát ngát - Đọc câu ứng dụng:

Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1’) 2. Dạy vần : (18’)

Vần oc

a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

oc

- Gv giới thiệu: Vần oc được tạo nên từ o và c

- Cho hs ghép vần oc vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: oc - Gọi hs đọc: oc

- Gv viết bảng sóc và đọc.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc:

- Cả lớp viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần oc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

Hđ hs Nam

- đọc và viết một số âm tiếng đã học : o,c,l

- Hd hs đọc và

(16)

- Nêu cách ghép tiếng sóc

(Âm s trước vần oc sau, thanh sắc trên o.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: sóc

- Cho hs đánh vần và đọc: sờ- oc- sóc - sắc- sóc

- Gọi hs đọc toàn phần: oc sóc con sóc Vần ac:

(Gv hướng dẫn tương tự vần oc.) ac bác bác

- So sánh ac với oc.

(Giống nhau: Âm cuối vần là c. Khác nhau âm đầu vần là a và o).

c. Đọc từ ứng dụng: (7’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: hạt thóc, bản nhạc, con cóc, con vạc

- Gv giải nghĩa từ: hạt thóc, con vạc - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7’)

- Gv giới thiệu cách viết: oc, ac, con sóc, bác sĩ

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: cóc, bọc, lọc

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (8’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Vừa vui

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần oc.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

ghép được một số âm, tiếng đã học.

- Hd hs viết bảng con một số âm, tiếng đã học.

- Hd hs viết vở một số âm, tiếng

(17)

vừa học.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Bạn nữ áo đỏ đang làm gì?

+ Ba bạn còn lại đang làm gì?

+ Em có thích vừa vui vừa học không?

Tại sao?

+ Kể tên các trò chơi em được học trên lớp?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv nêu lại cách viết: oc, ac, con sóc, bác sĩ

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Viết đúng tên hình ảnh và đồ vật.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 77.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs chơi trò chơi - Hs lắng nghe

đã học.

- Hs theo dõi lắng nghe.

--- Ngày soạn: 8/1/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2019 Học vần

BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Kiến thức

- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần đã học trong học kì 1 . - Đọc đúng các từ và câu ứng dụng.

2. Kĩ năng

- Nghe hiểu và viết lại được vần, từ, câu ứng dụng.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học.

II. MỤC TIÊU RIÊNG

- Hs đọc, viết một số các âm,vần đã học trong học kì 1 qua hướng dẫn của cô giáo.

II. CHUẨN BỊ:

(18)

- Bảng ôn tập

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Nam A. Kiểm tra bài cũ( 5’)

- Gọi HS đọc bài trong SGK.

- Viết bảng: âu yếm - Nhận xét.

B. Bài mới( 25’)

1. Giới thiệu bài: Bài. ôn tập.

2. Ôn tập:

a. Các vần đã học:

? Các em đã học những âm, vần nào?

- GV chỉ bảng các âm, vần.

- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc.

- GVđọc, HS chỉ.

.

d. Hướng dẫn viết bảng con:

- GV đọc cho hs viết bảng con các âm, vần, từ, câu bất kì.

- Cho HS viết trên không.

- Hướng dẫn HS viết bảng con.

- Sau mỗi lần viết có uốn nắn , sửa sai cho các em.

- Nhận xét, sửa sai.

e. Củng cố( 5’)

- Gọi HS đọc toàn bài.

TIẾT2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc bài tiết 1( 15’) - GV chỉ bảng bài tiết 1 theo và không theo thứ tự.

- Gọi HS đọc SGK.

- GV nhận xét.

c. Luyện viết( 15’) - Cho HS mở vở ôli .

- 2- 3 HS đọc.

- Cả lớp viết bảng con 2 em lên bảng viết.

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- Cả lớp đọc thầm - 2- 3 HS đọc.

- HS đọc cá nhân, lớp.

- Cả lớp viết bài vào bảng con.

.

- HS đọc 15 – 16 em.

Viết bảng con các âm ,tiếng đã học.

- Tô theo hướng dẫn của gv.

- Viết bài theo hướng dẫn gv.

(19)

- GV nêu lại quy trình viết.

- Hướng dẫn HS viết bài.

- Cho HS viết vở ôli.

- Quan sát uốn nắn cho HS.

IV.CỦNG CỐ, DẶN DÒ( 5’) - GV chỉ bảng cho HS đọc.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài 76

- Cả lớp chú ý lắng nghe.

- Cả lớp viết bài.

--- Toán

Tiết 71: MỘT CHỤC, TIA SỐ

I.Mục tiêu

1. Mục tiêu chung 1.1.Kiến thức

- Nhận biết ban đầu về 1 chục.

- Biết quan hệ giữa chục và đơn vị. 1 chục = 10 đơn vị.

1.2.Kĩ năng

- Biết đọc và ghi số trên tia số.

1.3.Thái độ

- HS yêu thích môn toán 2. Mục tiêu riêng

-Giúp hs ôn lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 - Hs chú ý, chăm chỉ làm làm

II.Chuẩn bị

- GV: Tranh vẽ, bó một chục que tính, bảng phụ.

- HS: Bộ đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học Hđ hs Nam

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu học sinh đo chiều dài của mép bàn học

- Gv nhận xết cách đo.

B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.Hoạt động 1: Giới thiệu “một chục”(6’) - Cho hs quan sát tranh, đếm số quả và nêu.

- Gv nêu: 10 quả còn gọi là một chục quả.

- Cho hs đếm số que tính trong bó và nói số

- 2 hs thực hành đo.

- Hs đếm và nêu: Có 10 quả.

- Hs theo dõi

(20)

que.

- Gv: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?

- Gv hỏi: 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?

- Ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục.

- Gv hỏi: 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?

2.Hoạt động 2 : Giới thiệu tia số(6’)

- Gv vẽ tia số rồi giới thiệu: Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (Được ghi số 0). Các điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3. Hoạt động 3 : Luyện tập(15’) Bài 1:( 5’)Vẽ cho đủ 1 chục chấm tròn:

- Cho hs làm bài.

- Gọi hs chữa bài.

Bài 2: ( 5’) Khoanh tròn vào 1 chục con vật (theo mẫu).

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

Bài 3: ( 5’) - Hs tự làm bài.

- Yêu cầu đọc kết quả bài làm của mình.

C. Củng cố - dặn dò ( 5’)

+ Một chục là mấy đơn vị ? 10 đơn vị còn mấy chục?

- Nhận xét giờ học .

- Hs nêu.

- Hs nêu: 10 que tính còn gọi là một chục que tính.

- Hs nêu: 10 đơn vị còn gọi là một chục.

- Hs nêu: 1 chục bằng 10 đơn vị.

- Hs quan sát tia số.

- Hs đọc các số trên tia số.

- Hs so sánh các số trên tia số.

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs quan sát và đếm số chấm tròn trong hình rồi vẽ cho đủ 10 chấm tròn.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs đếm cho đủ một chục con vật rồi khoanh tròn vào.

Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:

0………10

- Hd hs đọc viết các số 10 đến 0

- Hd hs thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5

- Hs lắng nghe

Luyện Tiếng Việt Đọc viết: OC, AC I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Giúp HS nắm chắc vần oc, ac, đọc, viết được các tiếng, từ có vần oc, ac.

- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.

2.Mục tiêu riêng:

- Ôn lại các âm, tiếng đã học

(21)

- Giúp hs đọc, viết được các âm tiếng đã học - Hs chú ý lắng nghe, tích cực viết bài

II. Đồ dùng:

- Vở bài tập .

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên Hs Nam 1. Ôn tập: oc, ac

- GV ghi bảng: oc, ac, con sóc, hạt thóc, bác sĩ, bản nhạc, con vạc,...

Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than - GV nhận xét.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

a. Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

b. Bài 2:

- Cho HS xem tranh vẽ.

- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.

- GV nhận xét.

c. Bài 3:

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- 1 HS nêu: nối chữ.

- HS nêu miệng kết quả  nhận xét.

- HS xem tranh BT.

- 1 HS làm bài? chữa bài?

nhận xét.

- HS viết bài: con sóc (1 dòng1)bác sĩ (1 dòng1)

- HS nghe và ghi nhớ.

- đọc và viết một số âm tiếng đã học : o,c,l

- Hd hs đọc và ghép được một số âm, tiếng đã học.

- Hd hs viết bảng con một số âm, tiếng đã học.

- Hd hs viết vở một số âm, tiếng đã học.

- Hs theo dõi lắng nghe.

Luyện Toán

Luyện tập về Độ dài đoạn thẳng L I-Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

(22)

- Có biểu tượng về “dài hơn” “ ngắn hơn “ từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “ dài, ngắn ” của chúng.

- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp qua độ dài trung gian.

2. Mục tiêu riêng:

-Giúp hs ôn lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 - Hs chú ý, chăm chỉ làm làm

II- Đồ dùng dạy học: -Vở bài tập toán. Thước có vạch cm.

III- Ho t ạ động d y h c ch y u:ạ ọ ủ ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Nam I. Giới thiệu bài:

II. Hướng dẫn làm bài tập

BT 1: Đọc tên các điểm rồi nối các điểm để có đoạn thẳng.

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài

- GV quan sát, nhận xét

BT 2: Dùng thước và bút để nối hình:

- GV làm mẫu phần a.

- Cho HS làm bài tập vào vở BT.

BT 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng.

- Cho HS đọc nội dung bài.

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

III- Củng cố - Dặn dò:

-GV nhận xét giờ học

- 1 em nêu yêu cầu.

- HS làm bài tập

- HS nêu yêu cầu của bài - Quan sát GV làm mẫu - HS làm bài phần b,c,d - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở

- HS nghe

- Hs theo dõi

- Hd hs đọc viết các số 10 đến 0

- Hd hs thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5

- Hs lắng nghe Sinh hoạt tuần 18

Phần 1: Sinh hoạt sao

TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT QUÊ EM

I/ Mục tiêu

- Tạo môi trường sinh hoạt ngoài trời để giúp SNĐ làm quen với việc vừa học vừa chơi - Giúp các em sống tốt hơn và luôn là SNĐ tốt

- Giúp các em hiểu biết rõ hơn về ngày tết của quê hương mình

(23)

- Giúp các em có tinh thần tự học, tính tự giác cao II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị các nội dung sinh hoạt phù hợp với tâm lý các em.

- Tổ chức thiết kế tiết học thật nhẹ nhàng, vui tươi.

- Tuân theo sự hướng dẫn của phụ trách.

II/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :

PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG

* Hoạt động 1 :

- Cho lớp hát: “Bài hát nối vòng”

- PT tập hợp các em thành một vòng tròn.

* Hoạt động 2 : Ý nghĩa ngày tết quê em

- PT hướng dẫn cho NĐ phân biệt ngày âm và ngày dương, tết âm lịch và tết dương lịch.

* Hoạt động 3 :

- PT hướng dẫn NĐ biết đọc các câu chúc tết. PT đưa ra nhiều ví dụ về câu chúc theo đó NĐ có thể tham khảo và học thuộc.

* Dặn dò :

- PT thông báo chương trình sinh hoạt của tuần sau là: Tổ chức cuộc thi tại lớp với chủ đề: Câu chúc ngày xuân

- NĐ hát, vỗ tay và đi thành vòng tròn theo điệu bài hát.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Tập đọc thử một vài câu chúc Có thể ghi chép lại ví dụ của PT

- Lắng nghe PT dặn dò

---

Phần 2: Kiểm điểm nề nếp học tập

A. Mục tiêu:

- Thấy được ưu khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Ổn định nề nếp học tập.

- Đề ra phương hướng tuần 19.

B. Chuẩn bị .

- Nội dung buổi sinh hoạt.

C. Nội dung sinh hoạt.

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. ý kiến học sinh.

3. GV nhận xét chung:

3.1. Nhận xét các mặt trong tuần

- Đạo đức: Hầu như các em chăm ngoan.

- Học tập: Thực hiện nề nếp học tập tốt.Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ý thức học tập tốt

- Trong lớp hăng hái tham gia XD bài, tuy nhiên một số bạn nói còn bé - Nhắc nhở : Một số em còn viết cẩu thả, hay nói chuyện trong giờ học

(24)

- VS: Sạch sẽ. Đồng phục đúng qui định.

- Đạo đức: Ngoan ,lễ phép.

- Các nề nếp hoạt động khác thực hiện tương đối tốt 4. Bầu hs chăm ngoan:

5. Kế hoạch tuần 19

- Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm - Đi học đúng giờ

- Chuẩn bị bài đầy đủ

- Hăng hái tham gia xây dựng bài.

- Tích cực học và ôn luyện chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì I.

Nguyễn Huệ, ngày...tháng...năm 2019

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và

Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên,thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu

- Giáo viên dùng phiếu hướng dẫn học sinh quan sát cách trang trí đường diềm trong vở tập vẽ trang 56.. - Kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau sau đó

- Dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên học sinh tập vẽ hình đơn giản về mẹ hoặc cô