• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 18 TÊN BÀI DẠY: LUYỆN TẬP (Tổng ba góc của một tam giác) Phân môn: Hình học 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Qua các bài tập và các câu hỏi kiểm tra, củng cố, khắc sâu cho HS các kiến thức về: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800; trong một tam giác vuông hai góc nhọn có tổng số đo bằng 900; định nghĩa góc ngoài, định lí về tính chất góc ngoài của tam giác.

- Vận dụng tính được: số đo 1 góc của tam giác (khi biết hai góc, hoặc khi biết góc trong và một góc ngoài của tam giác…)

- Tính được góc đáy, hoặc góc ở đỉnh của tam giác cân khi biết số đo một góc của tam giác đó. Tính số đo 1 góc của tam giác đều.

- Tính số đo 1 góc nhọn của tam giác vuông khi biết một góc nhọn của tam giác đó.

2. Về năng lực:

a) Năng lực chung:

+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tâp; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

+ Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

+ Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc: Nhận biết các kiến thức về ba góc của tam giác để tính số đo góc trong từng trường hợp cụ thể.

- Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

+) Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

+) Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

+) Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản thước, eke, đo độ để vẽ hình theo các yêu cầu của bài toán phục vụ cho việc học Toán.

(2)

+) Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của eke, đo độ vẽ hình theo các yêu cầu của bài toán để có cách sử dụng hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào giải bài tập.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Giáo viên: Máy tính, thước thẳng, êke, đo độ, máy chiếu, phiếu học tập, sách giáo khoa, sách bài tập,…

2. Học sinh: thước thẳng, êke, đo độ, sách giáo khoa III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (4’)

a) Mục tiêu: Kiểm tra lại một số kiến thức của HS về tổng ba góc của một tam giác.

b) Nội dung: Các câu hỏi trắc nghiệm với 4 đáp án lựa chọn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung GV giao nhiệm vụ:

Thực hiện trò chơi: “Ai giỏi nhất”

GV nêu luật chơi: mỗi tổ chọn 2 HS tham gia. GV sắp xếp để các em đứng thành 1 hàng ngang xen kẽ nhau sao cho 2 bạn cùng tổ không cạnh nhau.

- GV giao cho mỗi HS có một tấm bìa nhỏ + 1 bút lông.

- GV chiếu câu hỏi, mỗi câu có thời gian suy nghĩ 15 giây, học sinh suy nghĩ chọn và ghi đáp án vào tấm bìa của mình.

Hết thời gian GV chiếu đáp án, HS có câu trả lời đúng sẽ tiếp tục chơi, HS có câu trả lời sai thì sẽ về chỗ.

HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân.

Câu 1: Tổng ba góc của một tam giác bằng:

A. 90 B. 180 C. 100 D. 120

Câu 2: Cho ABC vuông tại A. Khi đó:

A. B C 90   0 B. B C 180   0 C. B C 100   0 D. B C 60   0 Câu 3: Cho ABC có A 96 ;

 50

C . Số đo B là:

A. B 34 B. B 35   C. B 60   D. B 90  

Câu 4: Cho ABC cân tại A. A 82 .

(3)

- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

- Sau các câu hỏi, HS nào còn đứng là người giỏi nhất và nhận được một phần quà.

GV chốt lại:

- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800;

- Trong một tam giác vuông hai góc nhọn có tổng số đo bằng 900;

- Định nghĩa góc ngoài, định lí về tính chất góc ngoài của tam giác.

- Trong tam giác cân Góc ở đỉnh bằng 180trừ đi hai lần một góc đáy.

Tính B :

A. B 40   B. B 50   C. B 49   D. B 98  

Câu 5: Một tam giác có số đo các góc bằng nhau. Tính các góc đó:

A. 40 B. 50 C. 49 D. 60

Câu 6: Cho ABC có A 60 , gọi I là giao điểm của hai tia phân giác của hai

B và C . Tính số đo  BIC

A. 100 B. 120 C. 130 D. A, B, C đều sai 2. Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức (thời gian)

3. Hoạt động 3: Luyện tập (35’)

a) Mục tiêu: Củng cố lại định lí về tổng ba góc của một tam giác, vận dụng định lí về góc ngoài của một tam giác để chứng minh hai đường thẳng song song.

b) Nội dung: Các bài tập SGK

c) Sản phẩm: Bài tập của HS trên phiếu học tập, vở ghi chép.

d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, HS thực hiện và báo cáo, đánh giá, nhận xét.

Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung 1. Nhiệm vụ 1 (Bài tập 6 tr.109 SGK) :

a) GV giao nhiệm vụ: Đưa ra các hình 55, 56, 57, 58 trang 109 SGK lên màn hình.

b) HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào định lí tổng các góc của một tam giác, định lí góc ngoài của một tam giác để tính các số đo trên các hình vẽ.

- Phương thức hoạt động: HS hoạt động theo trạm:

+ Trạm 1: Hình 55 + Trạm 2: Hình 56

Bài tập 6 SGK:

* Hình 55:

AHI vuông tại H nên: A I  1 900

1 0 0 0

I 90 40 50

    I1 I2 500

IKB vuông tại K nên: I2  B 90 0

0 0 0

B 90 50 40

   

* Hình 57:

(4)

+ Trạm 3: Hình 57 + Trạm 4: Hình 58

- Sản phẩm học tập: Bài giải trong phiếu học tập.

c) Hướng dẫn, hỗ trợ: Đối với học sinh yếu GV có thể chuẩn bị các dạng phiếu học tập điền khuyết để HS nắm được cách trình bày của dạng toán.

d) Phương án đánh giá: GV cho HS tự đổi bài cho nhau, trao đổi theo nhóm lớn, tổng hợp và nhận xét bài làm của tất cả các bạn trong lớp.

2. Nhiệm vụ 2 (Bài tập 7 tr.109 SGK) : a) GV giao nhiệm vụ: Đưa ra bài tập 7 tr.109 SGK lên màn hình.

b) HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào định lí khi áp dụng vào tam giác vuông để xác định được các cặp góc phụ nhau, bằng nhau.

- Phương thức hoạt động: Nhóm nhỏ (2 bạn 1 bàn)

- Sản phẩm học tập: Bài giải trong phiếu học tập.

c) Hướng dẫn, hỗ trợ: Hướng dẫn một số HS yếu vẽ hình và nhận dạng các góc phụ nhau bằng cách đo góc.

d) Phương án đánh giá: Đổi chéo bài làm giữa các bàn để kiểm tra. GV chiếu đáp án, HS chấm chéo và báo cáo số nhóm làm bài đúng.

3. Nhiệm vụ 3 (Bài tập 8 tr.109 SGK) : a) GV giao nhiệm vụ: Đưa ra bài tập 8 trang 109 SGK lên màn hình.

b) HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để chứng minh, vận dụng

MNP vuông tại M nên: N P 90   0

0 0 0

P 90 60 30

   

MIP vuông tại I nên: P x 90   0

0 0 0

x 90 30 60

   

* Hình 58:

AHE vuông tại H nên: A E 90   0

0 0 0

E 90 55 35

   

BKE có KBH là góc ngoài nên:

   0 0

KBH K E 90   35 = 1250

Bài tập 7 SGK:

a) Các cặp góc phụ nhau: A và  1 B ; A 2 và C ,  A và  1 A ;  2 B và C

b) Các góc nhọn bằng nhau:

1

A = C (vì cùng phụ với  A ) 2

2

A = B (vì cùng phụ với A ) 1

Bài tập 8 SGK:

2 1

H C B

A

(5)

định lí góc ngoài của tam giác để tính số đo các góc trong hình vẽ.

- Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm lớn (hai bàn một nhóm).

- Sản phẩm học tập: Bài giải bài tập 8 trên bảng nhóm.

c) Hướng dẫn, hỗ trợ:

- Yêu cầu HS vẽ hình, viết GT, KL vào vở bài tập.

- Phân tích bài toán theo sơ đồ (hỗ trợ HS yếu)

- Làm thế nào để chứng minh Ax //

BC?

d) Phương án đánh giá: Yêu cầu các nhóm trình bày bày làm của các nhóm lên các góc lớp, tất cả HS cùng nhau tham quan và nhận xét bài làm của các nhóm.

GT

ABC: B C 40   0 Ax là phân giác góc ngoài tại A.

KT Ax // BC

Ta có B C 40   0 (gt) (1)

  

yAB B C  = 400 + 400 = 800

(theo định lí góc ngoài của tam giác) Ax là tia phân giác của yAB

   0

1 2 yAB 80

A A

2 2

   

= 400 (2)

Từ (1) và (2) suy ra B A   2 400B và A ở vị trí so le trong nên 2 Ax//BC (theo định lí về hai đường thẳng song song)

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về định lí tổng các góc của một tâm giác vào thực tế.

b) Nội dung: Bài tập 9 SGK.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện: HS thực hiện bài tập cá nhân tại nhà.

Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung 4. Nhiệm vụ 4 (Bài tập 9 tr.109 SGK) :

a) GV giao nhiệm vụ: Đưa ra bài tập 9

* Hướng dẫn bài tập 9 tr.109 SGK.

2 x 1

y

B C

A

40° 40°

(6)

trang 109 SGK lên màn hình.

b) HS thực hiện nhiệm vụ:

- Phương thức hoạt động: Làm việc cá nhân tại nhà.

- Sản phẩm học tập: Bài làm của HS c) Hướng dẫn, hỗ trợ: GV hướng dẫn các kiến thức vận dụng

- Tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 90º.

- Hai góc đối đỉnh bằng nhau.

d) Phương án đánh giá: Chấm điểm vở bài tập của HS.

- Vẽ hình

- Viết GT, KL, vẽ hình của bài toán.

- Vận dụng các kiến thức:

+ Tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 90º.

+ Hai góc đối đỉnh bằng nhau.

*Hướng dẫn tự học: (1’)

- Học thuộc bài, nắm được định lí tổng các góc của một tam giác, định nghĩa, định lí về tam giác vuông, góc ngoài của tam giác.

- Làm các bài tập SBT.

- Chuẩn bị trước bài 2: Hai tam giác bằng nhau.

Tuần: 11 Ngày soạn: 10/11/2021

Tiết: 19

TÊN BÀI DẠY: Tiết 19 – Bài 2:

HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU Môn: Hình học ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết Một số ký hiệu chưa đánh trong mathtype (bôi đỏ) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau

- Viết được ký hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước

- Tìm được các đỉnh, các góc, các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. Tìm được hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau của hai tam giác bằng nhau 2. Năng lực hình thành

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tâp; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

(7)

- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc: Nhận biết các góc tương ứng, các cạnh tương ứng của haitam giác bằng nhau

- Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

+ Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

+ Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

+ Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng eke, compa để vẽ hình theo các yêu cầu của bài toán phục vụ cho việc học Toán.

+ Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế của eke, compa vẽ hình theo các yêu cầu của bài toán để có cách sử dụng hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào giải bài tập.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II.Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: thước thẳng, êke, compa, máy chiếu 2. Học sinh: thước thẳng, êke, compa, sách giáo khoa . III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (2ph)

a) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới b) Nội dung:HS trả lời các câu hỏi của GV

- Thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau?

- Thế nào là hai góc bằng nhau?

- Dự đoán xem thế nào là hai tam giác bằng nhau.

c) Sản phẩm:câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau?

- Thế nào là hai góc bằng nhau?

HS: trả lời GV chuẩn lại

? Hãy dự đoán xem thế nào là hai tam giác bằng nhau.

HS: trả lời

a) Hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng có cùng độ dài.

b) Hai góc bằng nhau là hai góc có cùng số đo góc.

HS đưa ra dự đoán hai tam giác bằng nhau

(8)

GV: Để biết kết quả dự đoán của các em có đúng không, ta tìm hiểu bài hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động2.1: Tìm hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau (10’)

a) Mục tiêu:HS nhận biết được hai tam giác bằng nhau qua việc đo đạc các góc và độ dài các cạnh của hai tam giác.

b) Nội dung:HS đo đạc qua hình vẽ (Thực hiện ?1 Sgk/110).

c) Sản phẩm:Phát biểu được khái niệm hai tam giác bằng nhau, chỉ ra được haiđỉnh tương ứng, hai góc tương ứng, hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ 1: Thực hiện ?1 sgk - HS thực hiện cá nhân: đo các cạnh, các góc trong hình 60 (Sgk – 110)

- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện - HS báo cáo: cá nhân báo cáo - Sản phẩm:

 

AB A 'B' 2 cm ;A A' ( 79 )   

 

AC A'C' 3 cm

;B B' ( 62 )   

 

BC B'C'  3,2 cm

; C C' ( 39 )    GV nhận xét, đánh giá, kết luận câu trả lời - GV giới thiệu tam giác ABC và tam giác

A'B'C' bằng nhau

GV định nghĩa hai tam giác bằng nhau - GV nhấn mạnh: yếu tố bằng nhau  yếu tố tương ứng.

Cạnh bằng nhau => đỉnh tương ứng => góc tương ứng

GV: vẽ hai tam giác bằng nhau và nêu các yếu tố tương ứng: hai đỉnh tương ứng, hai góc tương ứng, hai cạnh tương ứng

Giáo viên giao nhiệm vụ 2

Chỉ tiếp ra hai đỉnh tương ứng, hai góc tương ứng, hai cạnh tương ứng còn lại

HS thực hiện nhiệm vụ 2:

HS: cá nhân trả lời câu hỏi HS khác nhận xét, bổ sung

Kết luận, nhận định: GV nhận xét

GV: Vậy hai tam giác bằng nhau khi nào?

HS phát biểu định nghĩa.

GV: chuẩn lại, từ định nghĩa nếu có hai tam giác bằng nhau thì suy ra các góc tương

1. Định nghĩa

?1Cho tam giác ABC và tam giác A'B'C'

 

AB A 'B' 2 cm ;A A' ( 79 )    

 

AC A'C' 3 cm

;

 

B B' ( 62 )  

 

BC B'C'  3,2 cm ;

 

C C' ( 39 )   .

Hình 60

- Hai tam giác ABC và A'B'C' như trên là hai tam giác bằng nhau

+ Hai đỉnh A và A’ (B và B’, C và C’) là hai đỉnh tương ứng.

+ Hai góc A và A’ (B và B’, C và C’) là hai góc tương ứng.

+ Hai cạnh AB và A’B’ (BC và B’C’, AC và A’C’) là hai cạnh tương ứng.

- Định nghĩa: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau

(9)

ứng, các cạnh tương ứng bằng nhau

GV giới thiệu: Để thuận tiện người ta đưa ra các kí hiệu cho sự bằng nhau của hai tam giác, kí hiệu như thế nào chúng ta qua phần 2

Hoạt động 2.2: Kí hiệu(7ph)

a) Mục tiêu:HS biết được kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:Viết được kí hiệu hai tam giác bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: thông báo kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

ABC A 'B'C'

   khi nào?

? Khi viết hai tam giác bằng nhau ta chú ý điều gì?

HS thực hiện nhiệm vụ:

HS: hoạt động nhóm đôi suy nghĩ, thảo luậntìm câu trả lời

Báo cáo, thảo luận:

HS: đại diện nhóm trả lời

HS nhóm khác nhận xét, bổ sung Kết luận, nhận định:

GV chuẩn lại câu trả lời của HS: ghi lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau bằng kí hiệu GV: lưu ý HS tính hai chiều của định nghĩa, viết đúng thứ tự các đỉnh, góc tương ứng.

HS: ghi vở.

2. Kí hiệu

- Tam giác ABC bằng tam giác A'B'C' được kí hiệu:

ABC= A'B'C' - Định nghĩa:

ABC và A'B'C' có

     

A A' ,B B', C C'

AB A'B' ,AC A'C' ,BC B'C'

   



  

 ABC A'B'C'

   

3. Hoạt động 3: Luyện tập (7ph)

a) Mục tiêu:Tìm các đỉnh, góc, cạnh tương ứng, viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau.

b) Nội dung:Trả lời hệ thống câu hỏi, làm bài tập.

c) Sản phẩm:Đáp án, lời giải của các câu hỏi và bài tâpk ?2, bài 11 Sgk.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ 1: làm ?2

GV:Hỏi trực tiếp học sinh trả lời ?2

a) Hai tam giác ABC và MNP có bằng nhau hay không?

b) Hãy tìm: Đỉnh tương ứng với đỉnh A, góc tương ứng với góc N, cạnh tương ứng với cạnh AC.

c) Điền vào chỗ chấm:ACB= ..., AC = ..., B

= ...

HS thực hiện nhiệm vụ 1: Suy nghĩ tìm

?2(Sgk – 111)

a) Hai tam giác đó bằng nhau b) Đỉnh A tương ứng với đỉnh M, góc N tương ứng với góc B, cạnh AC tương ứng với cạnh MP.

c) Δ ACB=Δ MPN ,AC MP ,

B N

(10)

phương án trả lời

Báo cáo: Cá nhân báo cáo kết quả, HS khác nhận xét

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS và kết luận

GV nhấn mạnh phần c: khi đã viết 2 tam giác bằng nhau quan sát các đỉnh tương ứng để suy ra hai góc tương ứng, hai cạnh tương ứng bằng nhau.

GV giao nhiệm vụ 2: làm bài 11 (Sgk – 112) GV:Hỏi trực tiếp học sinh trả lời bài 11

GV: hướng dẫn nếu cần đề bài cho

ABC HIK

  chỉ ra các đỉnh tương ứng của hai tam giác

HS thực hiện nhiệm vụ 2: Suy nghĩ tìm phương án trả lời: Cho ABC  HIKcác đỉnh tương ứng của hai tam giác: A tương ứng với H, B tương ứng với I, C tương ứng với K. Từ đó làm a, b

Báo cáo: Cá nhân báo cáo kết quả, HS khác nhận xét

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS và kết luận

? Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau – HS trả lời

GV: Nếu cho hai tam giác bằng nhau có tìm được số đo góc, độ dài các cạnh của tam giác này thông qua tam giác kia

GV giao nhiệm vụ 3: HS làm ?3

GV: Hướng dẫn, hỗ trợ: Cho ABC DEF thì ta suy ra được những cạnh nào, góc nào bằng nhau?

GV: gọi HS chỉ ra các yếu tố về góc, cạnh đã biết

Từ đó: Hãy tính góc A rồi suy ra góc D.

HS thực hiện nhiệm vụ 3:

– Phương thức hoạt động: Làm việc cá nhân.

Báo cáo:

1 HS lên bảng thực hiện tìm số đo góc A dựa vào định lí tổng ba góc của tam giác.

HS khác nhận xét

HS: Cá nhân trả lời tiếp các yêu cầu đề bài Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS và kết luận, yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau, dựa vào hai tam

Bài 11 (SGK – 112)

ABC HIK

 

a) Cạnh tương ứng với cạnh BC là IK.

Góc tương ứng với góc H là góc I b) Các cạnh tương ứng bằng nha:

, ,

AB HI AC HK BC IK .

Các góc tương ứng bằng nhau:

A H B I C K , , .

?3 – (Sgk – 111) Xét ABC có:

  

A 180  (B C) (đli tổng 3 góc của tam giác)

A 180   (70    50 ) 60 Vì ABC DEFnên:

+) A D 60    (2 góc tương ứng) +) BC DE 3  (2 cạnh tương ứng)

(11)

giác bằng nhau ta có thể tìm số đo góc, độ dài các cạnh của tam giác này thông qua tam giác kia.

4.Hoạt động 4:Vận dụng (6ph)

a) Mục tiêu:HS vận dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để chứng tỏ hai tam giác bằng nhau.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm làm bài 10 (SGK – 111).

c) Sản phẩm: Đáp án bài 10 d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập 10 – Sgk/111

GV hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát hình vẽ những kí hiệu trên cạnh giống nhau =>

cạnh bằng nhau.

Trong mỗi tam giác tính số đo của góc còn lại => các đỉnh tương ứng => để viết cặp tam giác bằng nhau

HS thực hiện nhiệm vụ: Suy nghĩ tìm phương án trả lời

HS: hoạt động nhóm đôi làm bài tập 10 Báo cáo:

2 HS lên bảng thực hiện tìm số đo góc B, góc M hình 63.

2 HS lên bảng thực hiện tìm số đo góc QPR, góc QRH trên hình 64.

1 HS lên bảng viết các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau sau đó chỉ ra hai tam giác bằng nhau

HS: khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS và kết luận

GV: yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau dựa vào hai tam giác bằng nhau ta có thể tìm số đo góc, độ dài các cạnh của tam giác này thông qua tam giác kia.

- Giáo viên chốt kiến thức toàn bài.

- HS chú ý lắng nghe.

Bài 10 (SGK - 111)

* Hình 63:

+ Xét ABCcó:A B C   180o Hay 80o B 30o 180o  B 70o + Xét MINcó:M I N   180o hay M 80o30o 180o M 70o + Xét ABCIMNcó:

, ,

AB IM BC MN ACIN

A I  80o;B M 70o; C N 30o

=> Δ ABC=Δ IMN (đn)

* Hình 64:

+ Xét PQRcó:QPR PQR PRQ 180o

Hay QPR 60o 80o 180o QPR 40o + Xét HQRcó:QHR HQR HRQ 180o

Hay 40o80oHRQ 180o HRQ 60o Xét PQRHRQcó:

, ,

PQ HR PR HQ QR cạnh chung

40o

QPR RHQ ;PQR HRQ 70o;

80o

PRQ HQR

=>PQR HRQ(đn)

*Hướng dẫn tự học

- Xem lại kiến thức trong bài.

- Làm các bài tập 12, 13 (SGK – 112) và bài 19, 20, 21(SBT -139,140).

HD: bài 12: Chỉ ra các đỉnh tương ứng của tam giác => các góc tương ứng, cạnh tương ứng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với các bài toán từ đây trở đi, các kết quả tính độ dài, tính diện tích, tính các tỉ số lượng giác được làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba và các kết quả tính góc được

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,.... nhằm phát triển năng lực

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,.... nhằm phát triển năng lực

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,.... nhằm phát triển năng lực

+) Nhận biết các kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch từ đó có cách giải quyết vấn đề giải bài toán phù hợp. - Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc:..

- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Biết vận dụng các công thức định nghĩa các tỷ số lượng giác của một góc nhọn một cách linh hoạt để giải bài tập.. - Năng lực

+) Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra... - Năng lực giao tiếp toán

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:.. +) Nhận biết các kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch từ đó có cách giải bài toán phù hợp.2. - Năng lực