• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

Chi nhánh Bình Dương

PGS. TS. LÊ THỊ MẬN - ThS. PHAN TRỌNG NGHĨA

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) và sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Dương (BIDV Bình Dương). Mối quan hệ này được kiểm định với 291 khách hàng bán lẻ tại BIDV Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng làm khách hàng hài lòng. Cụ thể, BIDV Bình Dương cần đa dạng hóa danh mục dịch vụ, chú trọng ứng dụng công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp địa bàn Tỉnh, tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết với khách hàng. Cuối cùng tác giả trình bày hàm ý nghiên cứu cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát, đề ra chính sách, chiến lược phát triển đúng hướng và hiệu quả, giữ vững vị thế của mình trong tương lai và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp

(2)

Từ khóa: chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng bán lẻ

1. Giới thiệu

Sự phát triển hoạt động NHBL là xu hướng tất yếu và ngày càng chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới. Một quốc gia càng phát triển thì hoạt động NHBL chiếm tỷ trọng càng cao. Riêng ở Việt Nam, hoạt động NHBL mới chỉ phát triển mạnh một số năm gần đây, đặc biệt thời kỳ mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam trở nên sâu và rộng, như gia nhập ASEAN, WTO, APEC, AFTA… Nắm bắt xu hướng này, những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Dương đã có những cải thiện rất lớn để hội nhập và chuyển hướng phát triển hoạt động NHBL. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ NHBL còn khá khiêm tốn, tỷ trọng quy mô NHBL chiếm không quá 30%, tỷ trọng hiệu quả, thu nhập không quá 35% trên tổng dịch vụ ngân hàng. Dự báo những năm tới, NHTM nào có tốc độ nâng cao chất lượng dịch vụ (CLDV) NHBL nhanh hơn thì khả năng thành công cao hơn trong quá trình cạnh tranh. Đo lường dịch vụ ngân hàng chính là đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng càng cao thì chất lượng càng tốt, khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ nhiều lần, sử dụng nhiều loại dịch vụ và phổ biến cho người khác cùng sử dụng, từ đó phát triển được nền khách hàng, tăng quy mô dịch vụ và tăng hiệu quả hoạt

động cho ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu nhằm khám phá các thành phần CLDV NHBL, xây dựng và kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa CLDV và sự hài lòng của khách hàng bán lẻ tại BIDV Bình Dương. Các phần tiếp theo của bài viết này bao gồm: (2) Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, (3) phương pháp và kết quả nghiên cứu, (4) hàm ý cho nhà quản trị, cũng như những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Chất lượng dịch vụ

CLDV có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Theo Lehtinen (1982), CLDV phải được đánh giá trên 2 khía cạnh là (i) quá trình cung cấp dịch vụ và (ii) kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề nghị hai thành phần của CLDV, đó là (i) chất lượng kỹ thuật- đó là những gì khách hàng nhận được và (ii) chất lượng chức năng. Theo Parasurman, Zeithaml và Berry (1988), “CLDV là khoảng cách mong đợi về sản

phẩm dịch vụ của khách hàng và nhận thức, cảm nhận của họ khi sử dụng qua sản phẩm dịch vụ đó”. Các tác giả này đã khởi xướng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần CLDV (gọi là thang đo SERVQUAL). Thang đo này được điều chỉnh và kiểm định ở nhiều dịch vụ khác nhau, được đo lường bằng 22 biến quan sát với 5 thành phần gồm: (1) Sự hữu hình (Tangibles), (2) Sự tin cậy (Reliability), (3) Sự đáp ứng (Responsiveness), (4) Sự đảm bảo (Assurance), (5) Sự đồng cảm (Empathy). Parasuraman và các cộng sự khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về CLDV, đạt giá trị và độ tin cậy, có thể đáp ứng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau.

Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ cụ thể lại có những đặc thù riêng của nó (Bojanic, 1991; Cronin &

Taylor, 1992; Dabholkar & ctg, 1996; Lassar & ctg, 2000; Mehta ctg, 2000; Nguyễn & ctg, 2003).

Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu CLDV NHBL, thang đo SERVQUAL nên được cải tiến cho phù hợp với đặc điểm riêng Hình 1. Mô hình nghiên cứu

(3)

của dịch vụ NHBL.

2.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Theo quan điểm kinh doanh của người Việt Nam “Khách hàng chính là thượng đế”, là người quyết định doanh số dựa trên mức độ hài lòng của họ về chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng. Vì vậy, phương châm hoạt động của các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và khi đó, khả năng họ tiếp tục mua

“hàng” là rất cao.

Theo quan điểm của Philip Kotler (1991) “Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ, về mức độ lợi ích mà một sản phẩm dịch vụ thực tế đem lại so với những gì người đó kỳ vọng”. Hay theo quan điểm của Bachelet (1995) thì “Sự hài lòng là phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ dựa trên những kinh nghiệm cá nhân”.

Qua các khái niệm, nhận thấy CLDV là yếu tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng, do đó muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao CLDV. CLDV chỉ tập trung cụ thể vào những thành phần của dịch vụ nhưng nó là nguồn gốc quan trọng, là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng sự hài lòng của khách hàng để đo lường CLDV.

2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được trình bày tại Hình 1, biểu diễn mối quan hệ giữa CLDV NHBL và sự hài lòng của khách hàng.

Các giả thuyết được đặt ra là:

H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sự hữu hình của CLDV và sự hài lòng của khách hàng.

H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sự tin cậy của CLDV và sự hài lòng của khách hàng.

H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sự đáp ứng của CLDV và sự hài lòng của khách hàng.

H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sự đảm bảo của CLDV và sự hài lòng của khách hàng.

H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sự đồng cảm của CLDV và sự hài lòng của khách hàng.

3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thang đo

Như đã đề cập ở trên, thang đo SERVQUAL được sử dụng khá rộng rãi, nhưng để đo lường CLDV cho NHBL thì cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Tại Việt Nam, thang đo của Lưu Văn Nghiêm (2008) được xem là thang đo có thể sử dụng thích hợp trong nhiều thị trường dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, do thang đo này chủ yếu cho dịch vụ bán lẻ nói chung. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh, và bổ sung các thành phần của CLDV NHBL tại

BIDV Bình Dương. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, bao gồm hai nhóm, mỗi nhóm 08 người. Trong đó nhóm một là 08 nhà quản lý ngành ngân hàng, nhóm hai là 08 khách hàng quan trọng của BIDV Bình Dương. Kết quả ban đầu đề xuất là 25 biến quan sát, sau khi nhận được ý kiến, tác giả quyết định điều chỉnh bỏ 02 biến quan sát, bảng câu hỏi chính thức còn 23 biến quan sát. Tất cả thang đo, các khái niệm đều là thang đo đa biến. Các thang đo này sử dụng dạng likert5 với 1: hoàn toàn không đồng ý và 5: hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:

Sự hữu hình (H1): (i) trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch; (ii) nhân viên ngân hàng với đồng phục lịch sự, chuyên nghiệp và dễ nhận biết; (iii) các tài liệu hướng dẫn, cùng tờ rơi giới thiệu về dịch vụ ngân hàng đầy đủ, đẹp và có sức cuốn hút; (iv) Mẫu biểu ngân hàng rõ ràng, đơn giản, thủ tục giao dịch dễ dàng; (v) trụ sở ngân hàng dễ nhận biết.

Sự tin cậy (H2): (i) Cam kết của ngân hàng về cung cấp dịch vụ;

(ii) Ngân hàng cung cấp dịch vụ đúng ngay từ lần giao dịch đầu tiên; (iii) Ngân hàng luôn quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề mà khách hàng cần giúp đỡ về dịch vụ ngân hàng; (iv) bảo mật thông tin khách hàng; (v) thực hiện các dịch vụ phục vụ cho khách hàng chính xác, không có sai sót.

Sự đáp ứng (H3): (i) Thời gian thực hiện dịch vụ; (ii) đa dạng

(4)

sản phẩm để lựa chọn; (iii) sự tư vấn, giúp đỡ của nhân viên ngân hàng; (iv) giải đáp kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

Sự đảm bảo (H4): (i) Cách cư xử của nhân viên tạo được sự tin cậy với khách hàng; (ii) khách hàng cảm thấy an toàn trong khi giao dịch; (iii) sự niềm nở, ân cần của nhân viên; (iv) trình độ chuyên môn, trình độ tác nghiệp của nhân

viên; (v) thương hiệu của ngân hàng.

Sự đồng cảm (H5): (i) Chương trình chăm sóc, tri ân khách hàng, quan tâm đến sở thích của khách hàng; (ii) thời gian giao dịch hợp lý; (iii) phân bố mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; (iv) hệ thống ATM thuận lợi.

3.2. Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với khách hàng quan trọng (VIP).

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện phi xác suất với kích thước mẫu ban đầu n=300.

Sau khi thu thập và kiểm tra, có 20 bảng bị loại do có quá nhiều ô trống. Trong đó, khách hàng được khảo sát là nữ chiếm 71,2%, nam chiếm 28,8%. Về độ tuổi, nhóm 25- 35 tuổi chiếm 55,6%. Về thời gian giao dịch:

Đa số là khách

hàng có thời gian giao dịch với BIDV Bình Dương từ 1-2 năm chiếm 27,5%, từ 2- 3 năm chiếm 33,1%, và trên 03 năm chiếm 36,9%. Về số ngân hàng giao dịch, phần lớn khách hàng đã và đang giao dịch với 02 ngân hàng.

3.3. Phân tích dữ liệu và kết quả Kiểm định thang đo Cronbach’

Alpha

Kiểm định thang đo Cronbach’

Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp, theo đó chỉ những biến có hệ số tương quan tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’alpha từ 0,6 trở lên được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.

Sau đây là kết quả phân tích Cronbach’Alpha.

Căn cứ vào kết quả trên, tất cả các yếu tố đều có hệ số Cronbach’Alpha> 0,6 và hệ số tương quan tổng nhỏ nhất> 0,3, vì vậy với 23 biến quan sát này đủ điều kiện đưa vào phân tích EFA.

Phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp trích được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue> 1. Các biến quan sát có trọng số Factor loading< 0,4 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 0,4. Kiểm định Barlett (Barlett’s test): Sig.<0,05. Tổng Bảng 1. Kết quả phân tích Cronbach’Alpha

Thành phần Số biến

quan sát Hệ số

Cronbach’alpha Hệ số tương quan tổng nhỏ nhất

Sự hữu hình 5 0,9010 0,6711

Sự tin cậy 5 0,7825 0,3801

Sự đáp ứng 4 0,765 0,349

Sự đảm bảo 4 0,8463 0,5828

Sự đồng cảm 5 0,8772 0,6556

Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối

Biến Thành phần

1 2 3 4 5

D.CAM1 0,857 0,334 D.CAM2 0,837 0,345

D.CAM5 0,723 0,301 D.CAM4 0,700 0,123 D.CAM3 0,667

H.HINH2 0,867 0,326 H.HINH1 0,312 0,867

H.HINH3 0,745 0,222

H.HINH5 0,722 0,110

H.HINH4 0,695 0,298

D.BAO2 0,301 0,816 D.BAO4 0,189 0,791 D.BAO1 0,220 0,775

D.BAO3 0,758 0,300

T.CAY2 0,377 0,911

T.CAY4 0,256 0,902

T.CAY3 0,178 0,790 T.CAY1 0,190 0,564

D.UNG3 0,312 0,901

D.UNG5 0,279 0,898

D.UNG2 0,186 0,675

D.UNG1 0,219 0,552

(5)

phương sai trích (Total Varicance Explained) phải đạt giá trị từ 50%

trở lên; Eigenvalue> 1 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố- Gerbing

& Anderson, 1988). Dữ liệu thu thập sẽ được thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp trích sử dụng (Extraction method) là Principal Component, phép xoay (Rotation) là Varimax. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối thể hiện ở Bảng 2.

Phân tích nhân tố lần cuối cho thấy 22 biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố. Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố- Factor loading> 0,4, vì vậy đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng) và các biến độc lập (Sự hữu hình, Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được lựa chọn là phương pháp Enter. Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở Bảng 3.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến

tính bội cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng) và các biến độc lập (sự hữu hình, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm) đều có hệ số sig< 0,05, riêng sự tin cậy có hệ số sig> 0,05 nên không có mối quan hệ giữa sự tin cậy và sự hài lòng. Kết quả được thể hiện trong phương trình sau:

H.LONG = 0.839 + 0,387H.

HINH + 0,329D.CAM + 0,225D.

BAO + 0,159D.UNG

Trong đó: H.LONG: Sự hài lòng, H.HINH: Sự hữu hình, D.UNG:

Sự đáp ứng, D.BAO: Sự đảm bảo, D.CAM: Sự đồng cảm Tất cả hệ số hồi quy đều> 0 và hệ số Sig< 0,05 chứng tỏ 4 biến độc lập (sự hữu hình, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm) đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng, riêng sự đáp ứng không tác động đến sự hài lòng.

Kết quả này khẳng định 4 giả thuyết (H1, H3, H4, H5) nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và kiểm định phù hợp, còn giả thuyết H2 không được chấp nhận.

4. Hàm ý của nghiên cứu và kiến nghị cho nhà quản trị Nghiên cứu này cho thấy, thang đo SERVQUAL và thang đo

CLDV (Lưu Văn Nghiêm, 2008) có thể được áp dụng tại BIDV Bình Dương.

Tuy nhiên, chúng ta cần một số điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến CLDV với mức độ khác nhau, trong đó yếu tố hữu hình là yếu tố có tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng, tiếp theo là các yếu tố đồng cảm, đảm bảo và cuối cùng là đáp ứng. Kết quả nghiên cứu này đưa ra gợi ý, BIDV Bình Dương phải ưu tiên cải thiện những yếu tố này theo thứ tự ưu tiên như trên để tăng sự hài lòng của khách hàng, cụ thể là: (1) Cấu trúc lại mô hình kinh doanh của BIDV Bình Dương để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, (2) chuẩn hóa và rút gọn thủ tục giấy tờ trong giao dịch bán lẻ, (3) đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ, (4) thực hiện chương trình chăm sóc đối với khách hàng, (5) phát triển mạng lưới hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, (6) đầu tư nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, (7) đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm đặc thù. Tóm lại, việc đo lường CLDV NHBL cần được thực hiện đều đặn để cải thiện được CLDV nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, một dịch vụ được người tiêu dùng cảm nhận có chất lượng cao sẽ là Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t Sig.

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

Hằng số 0,839 0,232 3,622 0

D.UNG 0,123 0,038 0,159 3,234 0,001 0,986 1,014 T.CAY 0,024 0,03 0,004 0,813 0,418 0,966 1,035

D.BAO 0,168 0,043 0,225 3,948 0 0,733 1,363

H.HINH 0,246 0,038 0,387 6,512 0 0,673 1,486

D.CAM 0,22 0,043 0,329 5,158 0 0,583 1,714

a. Biến phụ thuộc: HAILONG

(6)

một lợi thế cạnh tranh quan trọng của dịch vụ đó. Cuối cùng, mô hình lý thuyết về CLDV NHBL, sự hài lòng của khách hàng này góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về chất lượng của một ngành dịch vụ cụ thể. Các nhà quản lý ở lĩnh vực ngân hàng có thể xem mô hình này như một mô hình tham khảo cho các nghiên cứu của mình, ví dụ như chất

lượng của các ngành dịch vụ khác ngoài sản phẩm dịch vụ bán lẻ, tại Việt Nam cũng như tại các thị trường khác, đặc biệt là tại các thị trường có nền kinh tế chuyển đổi tương tự như Việt Nam.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này có một số hạn chế. Một là, nghiên cứu này chỉ thực hiện tại BIDV Bình Dương.

Khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại một số ngân hàng khác nữa tại Việt Nam. Đây là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Hai là, nghiên cứu chỉ xem xét tác động của CLDV vào sự hài lòng của khách hàng bán lẻ. Có thể có nhiều yếu tố khác nữa góp phần vào việc giải thích

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bachelet .D, 1995. Measuring sastisfaction, or the chain, the Tree, the Nest, Customer satisfaction research. Breookes, R (ed), ESOMAR.

2. Bojanic, D. C. 1991. Quality Measurement in Professional Services Firms, Journal of Professional Services Marketing. 7 (2):

27-36.

3. Cấn Văn Lực, 2014. Giải pháp đối với BIDV. Hội thảo ngân hàng bán lẻ

4. Cronin, J. J. & S. A. Taylor, 1992. Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension. Journal of Marketing, 56 (July):

55-68.

5. Gronroos, C, 1984. A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of Marketing, 18 (4): 36-44.

6. Kotler, P. &Armstrong, G., 1991. Principlesof marketing, 5th ed. Englewood Cliffs,NJ: Prentice Hall, Inc.

7. Lê Thị Mận, 2013. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

8. Lehtinen, U & J. R. Lehtinen, 1982. Service Quality: A Study of Quality Dimensions. Working Paper, Service Management Institute, Helsinki, Finland.

9. Lưu Văn Nghiên, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml, 1991. Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale, Journal of Retail- ing, 67 (4): 420-450.

11. Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, & L. L. Berry, 1988. SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing,(1): 12-40.

12. Zeithaml, V.A., Berry, L.L., Parasuraman, A, 1996. The behavioral consequences of service quality, Journal of Marketing, Vol.

60 (2): 31-46.

SUMMARY

Improving services retail banking in joint stock commercial bank for investment and development of Vietnam, Binh Duong branch

Retail reseach service examines the relationship between the quality of retail banking (retail banking) and satisfaction at the Joint Stock Commercial Bank For Investment And Development of Vietnam- Binh Duong Branch (BIDV- Binh Duong Branch). This relationship is calibrated with 291 retail customers in BIDV- Binh Duong Branch. Research results show that service gap is an important factor making customers happy. Specifically BIDV- Binh Duong Branch necessary to diversify portfolio of services, focusing on the application of technology, training professional staff, network development activities throughout the province, to strengthen ties cooperation and links with customers. Finally, the author presents research implications for executives has an overview, set policy and strategy development in the right direction and efficiency, to maintain its position in the future and the next research.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Lê Thị Mận, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đơn vị công tác: TP. Hồ Chí Minh

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế- Tài chính- Ngân hàng

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng; Khoa học và Đào tạo Ngân hàng; Công nghệ Ngân hàng; Kinh tế phát triển; Phát triển & Hội nhập.

Email: lemandhnh@yahoo.com Phan Trọng Nghĩa, Thạc sỹ

Đơn vị công tác: Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Sông Bé Lĩnh vực nghiên cứu chính: Ngân hàng

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Công nghệ Ngân hàng, Kinh tế - Kỹ thuật, Đầu tư Phát triển.

Email: nghiapt@bidv.com.vn

xem tiếp trang

52

(7)

trị của các IP từ trong người dân.

Chủ động tạo ra các thị trường chấp nhận IP để có môi trường phát triển loại hình tài sản này, do đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc sử dụng IP làm tài sản bảo đảm.

5. Kết luận

IP ngày càng trở lên quan trọng và việc sử dụng IP như tài sản thế chấp là một lựa chọn kinh doanh mới nổi, có thể cung cấp một cơ hội tài chính cho các công ty như một nguồn vốn thay thế.

Các công ty có nhu cầu muốn tận dụng IP của họ nên nhận thức về sự lựa chọn tài chính khác nhau bằng cách sử dụng IP như tài

sản thế chấp, hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của mỗi lựa chọn, và làm thế nào để IP của công ty có vị trí tốt nhất, từ đó làm cho nó hấp dẫn đối với ngân hàng. Ngân hàng thương mại cần hiểu rằng có một kết nối giữa IP của một doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ để từ đó đưa ra được các quyết định vay vốn cũng như quản trị phù hợp với loại tài sản đặc thù này. Đối với Chính phủ, cần có vai trò định hướng hoạt động với các ngân hàng, hiệp hội ngành nghề và các cơ quan chuyên môn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng IP như tài sản thế chấp. ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2005), Luật số 50/2005/QH11 Ngày 29/11/2005 của Quốc hội về “Luật sở hữu trí tuệ”.

2. Quốc hội (2009), Luật số 36/2009/QH12 Ngày 16/09/2009 của Quốc hội về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11”.

3. McKenna, M.P. (2007), “The Normative Foundations of Trademark Law’, Notre Dame Law Review, Vol. 82, no. 5.

4. Brian W. Jacobs (2011), “Using Intellectual Property to Secure Financing after the Worst Financial Crisis Since the Great De- pression,” 15 Intellectual Property L. Rev. 449.

5. Coombe, R.J. (1991), “Objects of Property and Subjects of Politics: Intellectual Property Laws and Democratic Dialogue”, Texas Law Review, vol. 69, no. 180.

6. Neumyer, D. (2008), “Future of Using Intellectual Property and Intangible Assets as Collateral” The Secured lender, 64(1), 42- 48.

7. Juan Mateos and Garcia (2014), “Using intellectual property to raise finance for innovation”, World Bank 2014: Case study.

8. Verma, S.K. (2006), “Financing of Intellectual Property: Developing Countries’s Context”, Journal of Intellectual Property Rights, 11, 22-32.

SUMMARY

Lending against intellectual property collateral- chance and challenge to Vietnam commercial banks In credit operations, collateral or security is deemed as a “lifebuoy” to mitigate risks imposed on banks, ensuring the bank is capable of recovering wholly or partially principle and interest when borrowers become insolvent. Generally, secured loan is traditionally backed by real estate, but in the context that real estate market has shown very little prosperity, banks could hardly recover debts. Over recent years, Intellectual Property (herein referred to as IP) has become increasingly important. IP starts to be recognized as a market value of publicly traded companies. Gaining access to bank credit facilities by collateralizing IP is emerging as a quite new aspect, which has been newly introduced and lately developed in the world. IP is eyed as an effective solution for commercial banks (CBs), thereby creating a driving force for production and business of involved enterprises. In spite being judged as a new tendency, some studies in the world show satisfactory and positive predictions of this lending form thanks to many of its advantages, and promisingly it would become one of the keys against the background of futuristic economy.

THÔNG TIN TÁC GIẢ Trần Thị Thu Hường

Đơn vị công tác: Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính, ngân hàng, kinh tế vĩ mô

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tiền tệ- ngân hàng Email: tranhuongbank@gmail.com

cho sự hài lòng của khách hàng như các yếu tố tạo sự vui thích, giải trí cho khách hàng đi giao dịch tại ngân hàng. Vấn đề này đưa ra một hướng nữa cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu là thuận tiện phi xác xuất (kích thước mẫu chưa lớn) cũng là một hạn chế cần khắc phục. ■

tiếp theo trang

41

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở những đánh giá, nhận xét về ưu và nhược điểm của Công ty trong việc thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, nghiên cứu đã tiến hành đưa ra một

Mục tiêu chung của đề tài là: dựa trên cơ sở lí luận về dịch vụ lưu trú, tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú của khách hàng tại khách sạn,

Thịnh Vượng - Chi Nhánh cấp I Huế đưa ra, đặc biệt là phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Bến Ngự, luôn đáp ứng

mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch nội địa tại công ty TNHH Lữ hành Global đã nêu rõ mức độ quan trọng

Tác giả cũng đã tiến hành phân tích hồi quy và ANOVA để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng

+ Tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng bằng cách phỏng vấn thử các cá nhân làm việc tại phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Quân đội –

Hoạt ñộng dịch vụ BIDV Quảng Trị là một trong những ñơn vị ñầu tiên trên ñịa bàn triển khai mạnh mẽ và thành công các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế VISA,

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV BIDV hướng tới mục tiêu nằm trong top 3 ngân hàng có doanh thu dịch vụ ròng lớn nhất Việt Nam; nhóm 3 ngân hàng hàng đầu về tài trợ