• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/11/2020 Ngày giảng: 18/11/2020

Tiết 11 SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm thế nào là sống chan hoà với mọi người.

- Hiểu được vai trò và sự cần thiết của việc sống chan hoà với mọi người.

- Nêu được một số biện pháp rèn luyện cách sống chan hòa với mọi người.

2. Kĩ năng:

- HS biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội.

3. Thái độ:

- HS có nhu cầu sống chan hoà với mọi người.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán.

- Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực đánh giá điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức: Nhận thức được một số việc, biết điều chỉnh hành vi trong quan hệ giao tiếp với mọi người.

- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân: đặt nhiệm vụ phấn đấu vì mục tiêu học tập.

- Vận dụng trong thực tế cuộc sống.

* Các nội dung tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT + Thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau một cách ân cần, chu đáo.

+ Có nhu cầu sống đoàn kết chan hoà với tập thể, lớp, trường, Với mọi người trong cộng đồng và có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.

- Giáo dục kĩ năng sống: trình bày suy nghĩ, giao tiếp ứng xử, phản hồi, lắng nghe, cảm thông.

II/ Chuẩn bị.

- Thầy: SGK, phiếu học tập, câu chuyện “Hai anh em sinh đôi”, máy chiếu.

- Trò: SGK, VBT, chuẩn bị trước nội dung bài học.

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

- Phân tích xử lí tình huống.

- Tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân.

IV/Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới

(2)

* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, vấn đáp, phân tích câu chuyện.

- Thời gian: 3 phút - Cách thức tiến hành:

GV kể chuyện “Hai anh em sinh đôi”, sau đó hỏi HS: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ người anh?

HS suy nghĩ, chia sẻ ý kiến, nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Khi sống trong một xã hội, chúng ta phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Và để cho cuộc sống luôn tươi vui và tốt đẹp ta cần phải sống chan hòa với họ. Vậy sống như thế nào là chan hòa? Làm thế nào để có thể sống chan hòa với mọi người? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

* Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Học sinh biết rút ra nhận xét sau khi phân tích truyện đọc, bước đầu hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người, ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người, cách rèn luyện.

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, động não, đọc hợp tác, hỏi và trả lời.

- Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

*HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc .

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc

“Bác Hồ với mọi người”

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, - Thời gian: 10 phút

- Cách thức tiến hành: B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

1. Bác đã quan tâm đến những ai?

2. Bác có thái độ như thế nào đối với cụ già?

3. Việc làm đó thể hiện đức tính gì của B2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Đọc truyện.

GV yêu cầu HS đọc truyện (SGK) HS đọc, nhận xét.

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

1. Bác đã quan tâm đến những ai?

2. Bác có thái độ như thế nào đối với cụ già?

3. Việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác?

HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV, nhận

I. Đặt vấn đề 1. Truyện đọc 2. Nhận xét

- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.

- Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập thể dục thể thao với các

(3)

xét, bổ sung cho nhau.

GV điều chỉnh, bổ sung.

- Dự kiến câu trả lời của học sinh:

1. - Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.

- Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập thể dục thể thao với các đồng chí trong cơ quan.

2. - Bác đối xử rất ân cần, niềm nở.

- Mời cụ già ở lại ăn cơm trưa.

- Chuẩn bị xe đưa cụ về.

3. Bác là Chủ tịch nước nhưng sống gần gũi, luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người.

-> Bác sống chan hòa với mọi người.

GV kết luận, học sinh ghi chép vào vở ghi bài.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

đồng chí trong cơ quan

=> Bác là người sống chan hoà.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS hiểu được Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện lối sống chan hòa.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu:

+ Khái niệm sống chan hòa

+ Ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người + Cách rèn luyện

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Qua tìm hiểu truyện đọc em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người?

HS: Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động

II/ Tìm hiểu nội dung bài học.

II. Nội dung bài học 2. Nội dung bài học

a. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?

- Sống chan hoà với mọi người là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi

(4)

chung có ích.

GV lưu ý: Hoạt động chung phải là những hoạt động có ích. Còn những hoạt động không có ích, sai trái, phạm pháp thì không nên tiếp tay.

? Biểu hiện của sống vui vẻ, chan hoà với mọi người là gì?

- Trò chơi tiếp sức (5 ph): Hãy kể một số việc làm của em thể hiện em là người sống chan hoà:

- Dãy 1, 2: Trong gia đình.

- Dãy 3,4: Ở trường, nơi công cộng (ngoài xã hội).

HS: - Biểu hiện: Luôn gần gũi, quan tâm, không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người: có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống...

- HS liên hệ với bản thân chơi tiếp sức (lên bảng ghi), VD:

+ Chào hỏi, lễ phép với mọi người, kính trọng người lớn, yêu quý, nhường nhịn em nhỏ...

+ Sống vui vẻ, hoà nhã, giúp đỡ bạn, cùng học tập, lao động, tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp...

GV: Nhận xét.

? Trái với sống chan hoà là gì? Lối sống ấy dẫn đến hậu quả gì?

HS: sống tách biệt, khép kín, xa lánh mọi người: ngại tiếp xúc, không chia sẻ, không quan tâm đến ai,... -> Tự ti về bản thân, không phát triển được khả năng giao tiếp, ít bè bạn, tạo nên lối sống thụ động...

? Thảo luận bàn: Vậy, với lối sống chan hoà em nhận được điều gì từ những người xung quanh? Đối với xã hội, sống chan hoà có ý nghĩa gì? Lấy ví dụ chứng minh.

HS: - Đối với bản thân: Được mọi người yêu quý, ngày càng có thêm nhiều bạn và khi gặp khó khăn thì mọi người sẵn sàng giúp đỡ...

- Đối với xã hội: xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

-> HS nhận xét, bổ sung.

? Đã bao giờ em muốn sống khép kín,

người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

* Biểu hiện

- Luôn gần gũi, quan tâm, không xa lánh, không tạo sự cách biệt với mọi người...

b. Ý nghĩa

- Sống chan hoà sẽ được mọi người giúp đỡ, yêu quý.

- Góp phần tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

(5)

không muốn quan tâm và chia sẻ tới mọi người xung quanh chưa? Vì sao em lại có suy nghĩ như vậy?

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sống chan hòa với mọi người?

HS: Trả lời. VD: - Chị ngã, em nâng.

- Ai ơi chớ vội cười nhau/ Cười người hôm trước hôm sau người cười.

...

GV: Nhà thơ Tố Hữu từng viết trong thơ:

Con chim làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi

Hãy yêu đồng chí, yêu người anh em, Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chính chẳng nên mùa vàng.

Một người đâu phải dân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.

* Dành cho HS khuyết tật:

? Em đã sống chan hòa với mọi người chưa?

? Để sống chan hòa với mọi người, em thấy cần phải học tập, rèn luyện như thế nào?

HS: Trả lời.

GV: Trong cuộc sống chúng ta nên học tập, làm theo những điều hay lẽ phải, sống gần gũi, thân thiiện với mọi người, tham gia tích cực vào những hoạt động chung... tránh lối sống thụ động, khép kín.

bài.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

c. Cách rèn luyện lối sống chan hòa

- Học tập, làm theo những điều hay lẽ phải, sống gần gũi, thân thiện với mọi người.

- Tham gia tích cực vào những hoạt động chung…

:* Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Thời gian: 5 phút.

- Cách thức tiến hành

(6)

GV phát PHT:

Câu 1. Biếu hiện nào dưới đây thể hiện rõ nhất về sống chan hòa với mọi người ?

A. Sống giản dị B. Sống thẳng thắn

C. Sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người

D. Sống khiêm tốn

Câu 2: Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?

A. E là người vô trách nhiệm. B. E là người vô tâm

C. E là người ích kỷ. D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 3. Những biểu hiện nào sau đây là sống chan hoà với mọi người?

Biểu hiện Sống chan hòa Không chan hòa Thân thiện với mọi người xung quanh

Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn

Xa lánh mọi người

Cởi mở, vui vẻ trong giao tiếp Chân tình, thông cảm với mọi người

Giữ kín tâm tư, không bao giờ tâm sự với người thân

Tham gia tích cực các hoạt động của lớp, của trường

Thường xuyên quan tâm tới mọi người xung quanh

Ngại tham gia ý kiến với người khác vì sợ mất lòng.

Trong cuộc sống chỉ nghĩ tới bản thân Đố kị, ghen ghét những người hơn mình Quan tâm tới những người xung quanh Nói xấu bạn bè

Ngại ngần khi tham gia hoạt động chung Chân tình, cởi mở với mọi người.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian : 3 phút - Cách tiến hành:

HS đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

(7)

“Vào lớp 6 đã gần 3 tháng những chẳng mấy khi Lan nói chuyện với bạn bè và ít

tham gia các hoạt động của lớp. Giờ ra chơi Lan thường đứng hành lang nhìn các

bạn chơi hoặc ngồi trong lớp một mình”.

1. Em có nhận xét gì về bạn Lan?

2. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ làm gì để giúp Lan?

HS làm việc cá nhân.

GV quan sát, nhận xét, đánh giá hoạt động học của HS .

Dự kiến HS trả lời: Lan sống thiếu cởi mở, tự cách biệt với mọi người, ít quan tâm tới

hoạt động tập thể. Cần khéo tìm nguyên nhân và tạo cơ hội để Lan sống chan hòa với mọi người.

Câu 6 trang 27 SBT GDCD 6: Thuý Anh chẳng những là học sinh giỏi mà còn sống rất chân thành, cởi mở, vui vẻ với bạn bè trong lớp, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, của trường. Có người nói, đấy là biểu hiện sống chan hoà với mọi người; nhưng cũng có người lại nói đấy chỉ là biểu hiện của tính vui vẻ, thật thà và tích cực, tự giác, chưa phải là sống chan hoà với mọi người.

1/ Theo em, những biểu hiện của Thuý Anh có phải là sống chan hoà với mọi người không ? Vì sao ?

2/ Em có quý mến các bạn sống chan hoà với mọi người không ? Vì sao ? Lời giải:

1/ Theo em, những biểu hiện của Thúy Anh có phải là sống chan hòa với mọi người. Bởi vì, bạn luôn cởi mở, vui vẻ, tham gia tích cực các hoạt động tập thể.

2/ Em rất quý mến và tôn trọng những bạn sống chan hòa. Bởi vì, những bạn đó không khiến mọi người vui vẻ, thoải mái và rất đáng được tôn trọng.

Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng hiểu biết về ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.

- Thời gian : 3 phút - Cách tiến hành:

GV giới thiệu tranh về các hoạt động phong trào của trường và yêu cầu HS nêu suy nghĩ cá nhân.

HS suy nghĩ trả lời, nhận xét.

GV nhận xét.

GV yêu cầu HS chia sẻ những tấm gương thể hiện sống chan hòa với mọi người (trong trường, lớp, địa phương...)?

HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

6. Hướng dẫn về nhà(3’)

- Hoàn thành các bài tập còn lại trong sgk/25.

- Học nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

(8)

+ Đọc truyện.

+ Soạn bài theo gợi ý trong SGK.

+ Tìm hiểu khái niệm tích cực, tự giác, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

+ Tìm các biểu hiện tích cực, tự giác, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?

V. Rút kinh nghiệm.

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +