• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 26/11/2019 Ngày giảng: Thứ hai ngày 02/12/2019 Toán

Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.

2. Kĩ năng: Thực hiện nhân nhẩm nhanh, đúng phép nhân.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, rèn tính nhanh nhạy, cẩn thận.

II. ĐD DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

A. Bài cũ : 3’

- Gọi 3 em làm lại bài 1 SGK - Gv nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới : 1. GTB: 1’

2.HD HS cách nhân:

a. Trường hợp tổng 2 c/số bé hơn 10 (5’).

- GT phép nhân : 27 x 11 và yêu cầu HS đặt tính để tính

- Cho HS nhận xét kết quả 297 với 27 để rút ra KL: "Để có 297 ta đó viết 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa 2 chữ số của 27"

- Cho HS làm 1 số VD

b. Trường hợp tổng hai c/số lớn hơn hoặc bằng 10 (5’)

- Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên

- Yêu cầu HS đặt tính và tính : 48 x 11 48 48 528

- HD HS rút ra cách nhân nhẩm - Cho HS làm miệng 1 số ví dụ 3. Luyện tập (18’)

Bài 1 : Củng cố về nhân nhẩm với 11 - Gọi HS đọc y/c bài

- Y/c HS nêu cách nhẩm từng phép tính.

- 3 em lên bảng.

- 1 em lên bảng tính 27 x 11 27 27 297 - 35 x 11 = 385

43 x 11 = 473 ...

- Có thể HS viết 12 xen giữa 4 và 8 để có tích 4128 hoặc là đề xuất cách khác.

+ 4 + 8 = 12

+ viết 2 xen giữa 4 và 8 và thêm 1 vào 4, được 528

+ 92 x 11 = 1012 46 x 11 = 506 ...

- Hs lắng nghe

+ 34 x 11 = 374 95 x 11 = 1045 82 x 11 = 902

- HS đọc

- HS nêu miệng phép tính và KQ sau đó giải thích được cách làm : a. 34 x 11 = 374

(2)

- GV nhận xét Bài 3

- Gọi HS đọc y/c bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì ?

- Y/C HS có cách giải khác.

C2:+Tìm tổng số hàng của cả 2 khối lớp.

15 + 17 = 32 (hàng) +Tìm số HS của cả 2 khối lớp:

32 x 11 = 352(HS) ĐS: 352 HS

Bài 4:

- Gọi HS đọc BT - Y/cầu thảo luận nhóm

- Gọi đại diện nhóm trình bày 3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét - CB : Bài 62

b. 82 x 11 = 902 c. 11 x 95 = 1045

- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau - HS đọc

- HS trả lời

- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.

Bài giải Số HS khối 4

11 x 17 = 187 (HS) Số HS khối 5:

11 x 15 = 165 (HS) Số HS 2 khối:

187 + 165 =352 (HS) ĐS: 352 HS - - 1 HS đọc đề

- Nhóm 4 em thảo luận rồi trình bày kết quả

+ b: đúng; a, c, d : sai - Lắng nghe

Tập đọc

Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn truyện - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

Trả lời các CH trong SGK.

2. Kĩ năng: Đọc đúng, trôi chảy câu chuyện, phát âm đúng tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Đọc phân biệt đúng lời nhân vật với lời dẫn truyện. Hiểu đúng, nhanh ND của bài.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, thích được khám phá.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI :

- Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Đặt mục tiêu.

III. ĐDDH :

IV. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC:

HĐ của GV A. KTBC : 3’

- Gọi HS đọc bài Vẽ trứng và TLCH B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. HD Luyện đọc và tìm hiểu bài:

HĐ của HS - 2 em đọc.

- Lắng nghe và xem tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki

(3)

a. Luyện đọc: 10’

- HD chia đoạn theo SGV

- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn. Kết hợp sửa sai phát âm và ngắt hơi - Gọi HS đọc chú giải

- Cho Hs quan sát hình ảnh về khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ

- GV nhận hình ảnh, nhận xét một số hình ảnh của HS

- Cho nhóm luyện đọc - Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu: giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

b. HD tìm hiểu bài (10’)

+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?

+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì ?

- GT thêm về Xi-ôn-cốp-xki

+ Em hãy đặt tên khác cho truyện ? + Câu chuyện nói lên điều gì ?

- GV chốt, gọi 1 số em nhắc lại.

c. HD đọc diễn cảm 12’

- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn

- Đưa đoạn văn cần luyện đọc "Từ đầu ... hàng trăm lần"

- Yêu cầu luyện đọc

- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn - Kết luận, tuyên dương.

3. Dặn dò: 3’

- Em học được gì qua câu chuyện ? - Nhận xét tiết học

- Đọc 2 lượt : - 1 em đọc.

- Hs dung máy tính bảng tìm hình ảnh, sau đó gửi hình ảnh cho GV.

- Nhóm 2 em luyện đọc.

- 2 em đọc - Lắng nghe

+ Mơ ước được bay lên bầu trời

+ Sống kham khổ để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.

+ Có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực và quyết tâm thực hiện ước mơ.

+ Người chinh phục các vì sao, Từ mơ ước bay lên bầu trời ...

* Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn- cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ của mình bay lên các vì sao.

- 2 Hs đọc.

- 4 em đọc, lớp theo dõi, tìm giọng đọc đúng.

- 1 em đọc diễn cảm, lớp nhận xét.

- Nhóm 2 em luyện đọc.

- 3 em thi đọc.

- HS nhận xét - Hs trả lời.

(4)

Lịch sử

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 - 1077)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến song Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tuyên dương của Lý Thường Kiệt ):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông nam Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.

2. Kĩ năng: Biết trình bày diễn biến cuộc K/C chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất trên lược đồ và thông tin SGK.

3. Thái độ: Tự hào về lịch sử Việt Nam.

* GDMTBHĐ:

- Biết được sông Như Nguyệt ( nay là sông Cầu ) ở tỉnh Bắc Giang.

- Qua bài thơ Sông núi nước Nam, khẳng định chủ quyến của đất nước.

- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. KTBC: (5')

? Vì sao vào thời nhà Lý đạo phật phát triển thịnh đạt nhất .

- GV nhận xét 2. Dạy bài mới

a.GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy (2')

b. Các hoạt động : (26') HĐ1: Hoàn cảnh lịch sử.

- Y/c HS thảo luận : Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .

- Theo em ý kiến nào đúng ? - Gọi đại diện các cặp trả lời.

- Nhận xét.

- 2 HS nêu miệng.

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe

* Thảo luận theo cặp ( 3’)

- Lắng nghe và làm việc - Đại diện các nhóm trả lời

- …ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi

(5)

HĐ2: Diễn biến cuộc kháng chiến . - HS thảo luận y/c: trình bày diễn biến cuộc K/C chống quân xâm lược Tống . (treo lược đồ)

- GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .

HĐ3: Kết quả cuộc kháng chiến .

? Nêu kết quả của cuộc kháng chiến .

? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc K/C .

+ GV nhận xét .

3. Củng cố, dặn dò : (3')

? Qua bài thơ Sông núi nước Nam, em hãy nêu ý hiểu của bản thân về nội dung bài thơ?

- Hãy trình bày lại toàn bộ cuộc K/C . - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài “ Nhà Trần thành lập”

dụng việc nhà Lý mới lên ngôi , còn quá nhỏ , quân Tống đã chuẩn bị xâm lược . Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của chúng rồi kéo về nước .

* Thảo luận nhóm ( 5’)

- HS quan sát lược đồ và đọc thông tin trong SGK để trình bày diễn biến cuộc K/C chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất trên lược đồ trên bảng

- 3 - 4 HS trình bày

* HS làm việc cá nhân:

+ Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi .

+ HS thảo luận theo cặp và nêu được : - Do quân dân ta rất dũng cảm , Lý Thường Kiệt là một tướng tài - ông đã cho chủ động tấn công sang đất Tống , lập phòng tuyến sông Như Nguyệt …

- HS phát biểu.

- 1 Hs trình bày . - Lắng nghe

--- Chính tả (nghe - viết)

Tiết 13: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết trình bày một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.

- Làm các bài tập phân biệt các âm đầu l/ n, các âm chính (âm giữa vần) i/ iê.

2. Kĩ năng: Viết đúng, trình bày đẹp bài chính tả. Làm đúng, nhanh các BT.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận.

II. ĐD DH : - Giấy A4 để HS làm BT 3b.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HĐ của GV

A. Bài cũ : 3’

- Đọc: lung linh, nũng nịu, no nê

HĐ của HS

2 em viết bảng và cả lớp viết các từ ngữ

(6)

B. Bài mới :

1. GT bài: 1’ Nêu MĐ - YC tiết dạy 2.HD nghe viết chính tả (21’)

- GV đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS đọc thầm tìm DTR và từ ngữ khó viết

- Đọc cho HS viết 1 số từ dễ viết sai.

* GV đọc cho HS viết bài - Gv quan sát, uốn nắn cho HS

- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.

- Gv thu một số bài để nhận xét.

3. Luyện tập 7’

Bài 2a:

- Gọi HS đọc yêu cầu - YC HS làm VBT - Gọi HS đọc kết quả.

- Nhận xét, kết luận ( cho HS quan sát phông chiếu)

+ long lanh, lặng lẽ, lững lờ ...

+ nao núng, năng nổ, non nớt ...

Bài 3b:

- Gọi HS đọc BT 3b

- Yêu cầu trao đổi nhóm đôi và tìm từ.

Phát giấy A4 cho 5 nhóm

- GV chốt lời giải đúng.

3. Dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học

- Y/cầu viết các từ mới tìm được vào sổ tay từ ngữ

- Theo dõi SGK

Xi-ôn-cốp-xki, mơ ước, gãy chân, rủi ro, thí nghiệm ...

- HS viết các từ

- HS gấp sách, viết bài, trình bày bài cẩn thận.

+ HS rà soát bài . HS soát lỗi chéo

- 1 em đọc.

- HS làm bài - HS đọc

- 1em đọc sau khi đã điền hoàn chỉnh

- 1 em đọc.

- Nhóm 2 em tìm từ viết vào phiếu hoặc VBT rồi dán phiếu lên bảng.

- HS nhận xét.

kim khâu tiết kiệm tim - Lắng nghe

Ngày soạn: 26/11/2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 03/12/2019 Toán

Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có ba chữ số.Tính được giá trị của biểu thức.

2. Kĩ năng: Thực hiện nhân với số có ba chữ số và tính GTBT nhanh, đúng.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, rèn tính nhanh nhạy, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DH:

II. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ : (5’)

- Gọi HS giải lại bài 1, 2 trong SGK. - 2 em lên bảng.

(7)

2. Bài mới :

HĐ1: HD tìm cách tính 164 x 123 (3’) - Viết lên bảng và nêu phép tính:

164 x 123

- HDHS đưa về dạng 1 số nhân với 1 tổng để tính

HĐ2: GT cách đặt tính và tính (7’) - Giúp HS rút ra nhận xét: Để tính 164 x 123 ta phải thực hiện 3 phép nhân và 1 phép cộng 3 số.

- Gợi ý HS suy nghĩ đến việc viết gọn các phép tính này trong một lần đặt tính.

- GV vừa chỉ vừa nói :

+ 492 là tích riêng thứ nhất.

+ 328 là tích riêng thứ hai, viết lùi sang trái một cột.

+164 là tích riêng thứ ba, tiết tục viết lùi sang trái một cột nữa.

HĐ 3: Luyện tập (17’) Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Cho HS làm BT

Đ/số: a) 79 608 b) 145 375 c) 665 415 - Gọi HS nhận xét, củng cố.

Bài 2:

- Viết giá trị của biểu thức vào ô trống

a 262 262 263

b 130 131 131

a x b

- Gv nhận tệp tin, nhận xét bài làm của Hs Bài 3: Giải toán

- Gọi HS đọc y/c bài

- Y/C HS làm bài vào vở. Một em lên bảng làm.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Nhận xét

- Nhắc HS chú ý khi nhân có nhớ.

- 1 em đọc phép tính.

164 x 123 = 164x(100 + 20 + 3)

= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3

= 16 400 + 3 280 + 492

= 20 172 - HS trả lời. - HD thực hành tương tự như nhân với số có 2 chữ số. 164

x 123 492

328

164

20172

- HS làm BT, 3 em lên bảng làm bài.

- HS nhận xét.

- Hs làm bài

- 1 em đọc.

- HS làm bài cá nhân.

Bài giải

Diện tích mảnh vườn : 125 x 125 = 15 625 (m2) Đáp số: 15 625m2. - Hs quan sát, nhận xét.

- Lắng nghe

(8)

Luyện từ và câu

Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được 1 số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.

2. Kĩ năng: Nhận biết, tìm và sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề đúng, nhanh.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết vươn lên, vượt qua khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a, b (BT1) thành các cột DT - ĐT - TT (theo BT2) III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV 1. Bài cũ : 5’

- Gọi HS nêu 3 cách thể hiện mức độ của từ chỉ đặc điểm, tính chất

- Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm : đỏ - xinh

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

* GTB: 1’- Nêu MĐ - YC của tiết học.

* HD làm bài tập (27’) Bài 1:

- Gọi HS đọc BT1

- Chia nhóm 4 em y/c thảo luận, tìm từ.

- Phát phiếu cho 2 nhóm - Gọi nhóm khác bổ sung - Nhận xét, kết luận

a. quyết tâm, bền chí, vững lòng, vững dạ, kiên trì...

b. gian khó, gian khổ, gian lao, gian truân, thử thách, chông gai

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu Hs tự làm bài - Gọi 1 số em trình bày VD :

- Gian khổ không làm anh nhụt chí. (DT) - Công việc ấy rất gian khổ. (TT)

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Đoạn văn yêu cầu viết về ND gì ?

+ Bằng cách nào em biết được người đó ? - Lưu ý : Có thể mở đầu hoặc kết thúc

HĐ của HS - 3 em trả lời.

- 2 em trả lời.

- Lắng nghe

- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.

- Thảo luận trong nhóm - Dán phiếu lên bảng - Đọc các từ tìm được

- Bổ sung các từ nhóm bạn chưa có

- 1 em đọc.

- HS làm VBT.

- 1 số em trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 em đọc.

+ một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

+ bác hàng xóm của em + người thân của em

(9)

đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ.

- Gọi HS trình bày đoạn văn - Nhận xét, tuyên dương.

3. Dặn dò:3’

- Nhận xét

- Dặn HS chuẩn bị bài 26

+ em đọc trên báo ...

- 1 số em đọc các câu thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết.

- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT.

- 5 em tiếp nối trình bày đoạn văn.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn có đoạn hay nhất.

- Lắng nghe

--- BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

Bài 4: THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM I. MỤC TIÊU

1. KT: Nhận thức được sự quý trọng thời gian của Bác Hồ

2. KN: Trình bày được ý nghĩa của thời gian. cách sắp xếp công việc hợp lý

3. TĐ: Có ý thức tiết kiệm, sử dụng thời gian vào những việc cụ thể một cách phù hợp

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. NỘI DUNG

a) Bài cũ: Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào? 2 HS trả lời b) Bài mới: Thời gian quý báu lắm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1:

-GV đọc câu chuyện (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/15) - Bác đã chỉ cho người đi họp chậm thấy chậm 10 phút có tác hại như thế nào?

- Để không làm mất thời gian của người chờ đợi mình đến họp, Bác đã làm gì ngay cả khi trời mưa gió?

- Theo Bác, vs thời gian lại quý báu nt?

2.Hoạt động 2:

-Tìm và nhắc lại một câu nói của Bác hay một câu văn trong bài này mà em thích để các bạn cùng nghe, trao đổi, bình luận.

- Em sử dụng thời gian hàng ngày vào những việc gì?

- Theo em, việc sử dụng thời gian của mình đã hợp lý chưa?

-Em hiểu như thế nào về việc có ích và việc mình thích làm?

3.Hoạt động 3: Trò chơi: Thời gian có ích

-HS lắng nghe

- HS trả lời cá nhân

-HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời cá nhân

- HS tham gia chơi theo nhóm

(10)

với ta

HDHS chơi như tài liệu trang 17.

Kết luận: Bác Hồ luôn luôn biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc.

3. Củng cố, dặn dò: - Người biết quý thời gian là người như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe, nhắc lại

Ngày soạn: 27/11/2019 Ngày giảng: Thứ tư ngày 04/12/2019 Toán

Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kỹ năng thực hành tính nhân nhanh, đúng.

3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng con II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Bài cũ : 5’

- Gọi HS giải lại bài 1 SGK - Gọi Hs nhận xét

- Gv nhận xét, đánh giá B. Bài mới :

1. GTB: 1’

2. GT cách đặt tính và tính (7’)

- Cho cả lớp đặt tính và tính, gọi 1 em lên bảng.

- Cho HS nhận xét để rút ra :

+Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 + Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng

- HDHS viết phép tính dạng gọn hơn, lưu ý viết tích 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

HĐ2: Luyện tập Bài 1:

- Cho HS làm BT

- Kết quả đúng:159 515, 173 404, 264 418 - Gv nhận xét.

Bài 2:

- 3 em lên bảng.

- Nhận xét

- HS làm BC, 1 em lên bảng

258

x 203 774

000

516

52374

258

x 203 774

516

52374

- HS làm BT, 3 em lần lượt lên bảng.

- HS nhận xét.

(11)

- Cho HS tự quan sát kiểm tra để phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích tại sao.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề

- HD phân tích đề : Muốn biết 375 con gà ăn trong 10 ngày hết bao nhiêu kg thức ăn ta phải biết gì trước ?

- Yêu cầu tự làm bài - Gọi HS nhận xét 3. Dặn dò: (3’)

? Bài học hôm nay các con đã học được kiến thức gì?

- Gv nhận xét tiết học.

+ tích thứ nhất : đặt tính sai +tích thứ hai : đặt tính sai +tích thứ ba : đúng

- 1 em đọc đề.

+ Ta phải biết 375 con gà trong 1 ngày ăn hết bao nhiêu kg thức ăn.

- HS làm VBT, 1 em lên bảng.

104 x 375 = 39 000 (g) = 39 (kg) 39 x 10 = 390 (kg)

- 2- 3 Hs trả lời.

- Lắng nghe

Tập đọc

Tiết 26: VĂN HAY CHỮ TỐT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. (Trả lời các CH trong SGK ).

2. Kĩ năng: : Đọc đúng, trôi chảy, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ : HS yêu thích môn học

II. CÁC KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI:

- Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Đặt mục tiêu - Kiên định.

III. ĐD DH : Bảng phụ, tranh minh hoạ . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. KTBC : (5')

? Đọc và nêu nội dung bài “Người tìm đường lên các vì sao ”

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài dạy. (2')

b. Hướng dẫn HS luyện đọc: (12') - GV yêu cầu 1 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS chia đoạn.

- 2 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét

- Lắng nghe

- 1 HS đọc cả bài.

- Chia bài thành 3 đoạn .

+ Đ1 : Từ đầu ….xin sẵn lòng . + Đ2 : Tiếp ….chữ sao cho đẹp .

(12)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.

- Yêu cầu hS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi Hs đọc phần chú giải

- HS luyện đọc theo cặp trong thời gian 3 phút.

- Gọi đại diện 3 cặp thi đọc - Gv nhận xét, tuyên dương.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.( đọc với giọng từ tốn , đọc phân biệt lời các nhân vật: bàcụ - khần khoản khi nhờ Cao Bá Quát viết đơn; giọng Cao Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.Nhấn giọng ở những từ ngữ: rất xấu, khẩn khoản, oan uổng, sẵn lòng.

c.Tìm hiểu bài: (8')

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi

? Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?

? Thái độ của Cao Bá Quát thế nào khi nhận lời giúp bà cụ viết đơn ?

- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2

? Sự việc gì đã xảy ra làm cho Cao Bá Quát ân hận?

- Y/c HS đọc thầm đoạn cuối trả lời câu hỏi

? Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào ?

- Y/c cả lớp đọc lướt toàn bài.

? Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài trong câu chuyện?

- Đại diện các cặp trả lời

+ Đ3: Phần còn lại .

+ HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, sửa lỗi phát âm.

- 2 Hs đọc

- Các cặp luyện đọc - Đại diện các cặp đọc - Nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc thầm trả lời câu hỏi.

+ Vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rât hay .

+ Vui vẻ nói : Tưởng việc gì khó ,chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng .

- 1 HS đọc

+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc đượcnên thét lính đuổibà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.

- HS đọc thầm và trả lời.

+ Sáng sáng ông cầm que viết lên cột nhà luyện chữ ,mỗi tối viết xong 10 trang mới đi ngủ ….

- 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi 4.

+ Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

+ Thân bài:Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang…kiếu chữ khác nhau.

+ Kết bài:Kiên trì luyện tập…là

(13)

- Giảng bài: Mỗi đoạn chuyện đều nói lên 1 sự việc.

+ Đoạn mở bài (2 dòng đầu) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học.

+ Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xâu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết cho chữ đẹp.

+ Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nỉi danh là người văn hay chữ tốt.

*ND : Bài tập đọc ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì ?

- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại.

HĐ3 : HD đọc diễn cảm. ( 10')

- Gọi 3 em nối tiếp đọc từng đoạn của bài

- GT đoạn văn cần luyện đọc "Thuở đi học... sẵn lòng"

- Yêu cầu đọc phân vai - Tổ chức cho HS thi đọc - Nhận xét, tuyên dương - Tổ chức HS thi đọc cả bài + GV nhận xét chung . 3. Củng cố, dặn dò: (3')

? Qua bài các con học tập được điều gì ở Cao Bá Quát?

- Câu chuyện khuyên các em điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài “ Chú Đất Nung”

người văn hay chữ tốt.

- Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.

- 3 em đọc, cả lớp theo dõi tìm cách đọc.

- Nhóm 3 em - 3 nhóm - 3 em thi đọc.

- Lắng nghe - HS phát biểu.

- Cần kiên trì trong mọi việc thì mới thành công .

- Lắng nghe và thực hiện

Kể chuyện

Tiết 13: ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đó nghe, đó đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức làm các bài tập và biết viết đoạn văn về chủ điểm ý chí, nghị lực.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm các truyện có ND nói về một người có nghị lực.

(14)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi 2 HS kể lại chuyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- GV nxét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1') 2. Hướng dẫn HS kể chuyện (27')

* Tìm hiểu đề bài:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV phân tích đề bài, gạch chân những từ ngữ trọng tâm: được nghe, được đọc, có nghị lực.

- Gọi HS đọc gợi ý.

- Gọi HS giới thiệu những truyện em đó được đọc, được nghe về người có nghị lực và nxét, tránh lạc đề về người có ước mơ đẹp.

- Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể ?

- Y/c HS đọc gợi ý 3 trong truyện.

* Kể trong nhóm:

- HS thực hành kể trong nhóm.

Gợi ý:

+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể ?

+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật ?

* Kể trước lớp:

- Tổ chức cho hs thi kể.

- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn về những tình tiết và ý nghĩa câu chuyện.

- Nxét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.

3. Củng cố - dặn dò : (1') - Nhận xét tiết học.

- 2 HS kể.

- HS ghi đầu bài vào vở.

- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc, cả lớp nghe.

- HS giới thiệu truyện:

+ Bác Hồ trong truyện “Hai bàn tay”.

+ Bạch Thái Bưởi trong truyện

“Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”.

+ Lê Duy Ứng trong truyện “Người chiến sĩ giàu nghị lực”

+ Nguyễn Ngọc Ký trong truyện

“Bàn chân kỳ diệu”.

- Lần lượt 3 - 5 HS giới thiệu về nhân vật mình định kể.

- 2 HS đọc.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện với nhau.

- Lắng nghe

- 5 HS thi kể và trao đổi ý nghĩa của truyện.

- HS nghe và đặt câu hỏi hỏi bạn.

- Nxét, bình chọn.

- Lắng nghe

(15)

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc cho người thân nghe và cần chăm đọc sách.

- Ghi nhớ.

--- Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh.

- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB.

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân , vườn ao…

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

2. Kĩ năng: HS biết dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.

- Trình bày được một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục & lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.

3. Thái độ: Tôn trọng các thành quả của người dân và truyền thống văn hoá dân tộc

* Tích hợp GDSNLTK&HQ: Nước là nguồn năng lượng đắt giá , phải bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. KTBC : (5')

? ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?

? Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ .

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới

a.GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.(1') b. Các hoạt động : ( 25')

HĐ1: Chủ nhân của Đồng bằng

? ĐBBB là nơi đông dân cư hay thưa dân cư ?

? Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Y/c HS quan sát tranh, ảnh, dựa vào SGK để nêu:

? Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì ?

- 2 HS trả lời

- Lắng nghe

- Hoạt động nhóm

- Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước.

- Chủ yếu là người dân tộc Kinh . - HS quan sát tranh

- Làng có nhiều nhà xây san sát nhau…

(16)

? Nêu đặc điểm nhà ở của người Kinh, VS nhà ở có những đặc điểm đó ?

? So sánh nhà ở ngày nay và ngày xưa.

? Trong cuộc sống nước thường được sử dụng vào những việc gì?

HĐ2: Trang phục và lễ hội

? Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB ?

? Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào nào? lễ hội có những đặc điểm gì ?

3. Củng cố, dặn dò : (4') - Nêu lại nội dung bài học.

- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB”

- Nhà được xây bằng gạch, xây kiên cố, vì ĐBBB có 2 mùa nóng, lạnh, hay có bão nên người dân phải làm nhà kiên cố...

- Làng ngày nay có nhiều nhà hơn, có nhà cao tầng, nhà mái bằng, nền lát gạch hoa…

- HS phát biểu.

- HS dựa vào tranh, ảnh kênh chữ SGK thảo luận theo cặp để nêu được:

+ Nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp .

+ Nữ: áo dài tứ thân, váy đen…

- HS kể tên 1 số lễ hội: Hội Lim( Bắc Ninh), hội Chùa Hương,

- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.

- Lắng nghe

Khoa học

Tiết 25 : NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

- Nước sạch: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các hòa tan có hại cho sức khỏe.

2. Kĩ năng: Nhận biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm.

3. Thái độ: GD HS yêu thích môn khoa học.

*GDBVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở bạn bè tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường , lớp tổ chức .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV+HS : 1 lọ nước giếng và một lọ nước sông, bông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1. KTBC : (5')

? Vì sao nước cần cho sự sống của con người và sự vật

- 2HS trả lời.

+ HS khác nhận xét

(17)

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài ( 2’) b. Các hoạt động .

HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên (15')

*Thí nghiệm: Hình1- SGK

- Y/C HS quan sát và giải thích hiện tượng nước trong và nước đục .

+ GV kết luận giả thiết của các nhóm .

* GVKL: ( Như SHD/123).

HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch . (11') - GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá : Màu , mùi , vị , vi sinh vật , các chất hoà tan .

-Y/C HS quan sát H3,4 SGK làm việc ? Thế nào là nước sạch ?

? Thế nào là nước bị ô nhiễm ?

? Ở gia đình có những nguồn nước sạch, nước ô nhiễm nào ?

- GV kết luận .

? Ơ trường con đã từng được tham gia các hoạt động nào nhằm bảo vệ môi trường?

3. Củng cố, dặn dò : (3')

- Chốt nội dung và củng cố giờ học . - Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm”

- Lắng nghe

*Hoạt động nhóm.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và dự đoán KQ + Nước giếng trong hơn

+ Nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan

+ Đại diện các nhóm trình bày KQ .

* Thảo lụân theo cặp đôi.

- HS theo dõi nắm được tiêu chí

- HS thảo luận theo cặp và nêu được:

- Nước sạch là nước không màu, không sắc, không mùi, không vị, vi sinh vật không có hoặc rất ít …

+ Nước bị ô nhiễm là nước có màu đục, có mùi, vi sinh vật nhiều quá mức cho phép.

+ HS tự liên hệ bản thân.

+ Nhắc lại nội dung bài học.

- HS phát biểu.

- Lắng nghe .

PHTN

Bài 4: ĐỘNG VẬT SĂN MỒI VÀ CON MỒI (tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Hs biết được đặc tính của động vật săn mồi, động vật trốn tránh kẻ săn mồi, từ đó nắm được các bước lắp ghép thiết bị mô tả động vật săn mồi, con mồi.

- Bước đầu Hs nắm được chính xác các bước lắp ghép thiết bị.

- GD lòng đam mê khoa học, tính sang tạo của HS.

(18)

II. CHUẨN BỊ: Robot Wedo. Máy tính bảng.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (2’)

- Gv y/c các nhóm về vị trí của nhóm mình, nhận đồ dung, Kt đồ dùng.

2. Bài mới (35’)

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm dựa vào HD trên MTB để lắp ghép sản phẩm.

3. Tổng kết tiết học (2’)

- Nhận xét tiết học, Y/c Hs sắp xếp lại các chi tiết của bộ thiết bị.

- Các nhóm thực hiện.

- Hs tạo ra một mô hình đ.vật ăn thịt hoặc con mồi để mô tả mqh giữa đ.vật ăn thịt và con mồi của chúng.

---

Ngày soạn: 27/11/2019 Ngày giảng: Thứ năm ngày 05/12/2019 Toán

Tiết 64: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thực hiện được nhân với số có 2 chữ số, 3 chữ số.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện tính chất của phép nhân trong thực hành tính: : nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

- Biết công thức tính bằng chữ và tính được diện tích hính chữ nhật 3. Thái độ : Học sinhcó ý thức học tốt môn Toán.

II. ĐDDH: Phiếu học tập III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBC : 5’

- Gọi HS giải lại bài 1 SGK B. Bài mới:

1.GTB 1’

2. Luyện tập : 27’

Bài 1 :

- Gọi HS đọc đề

- Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính

- Y/cầu nhắc lại cách nhân với số có chữ số 0 ở tận cùng, có chữ số 0 ở giữa.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài 3

- Yêu cầu HS đọc thầm từng biểu thức và nêu cách tính thuận tiện nhất

+ 4260 - 3650 - 1800

- 3 em lờn bảng.

- 1 em đọc.

- HS làm VT, mỗi lượt gọi 3 em thi làm bài nhanh trên bảng.

+69 000 - 5688 - 139 438 - Nhận xét

- 1 em đọc.

+3a : nhân 1 số với 1 tổng +3b : nhân 1 số với 1 hiệu + 3c : nhân để có số tròn trăm

(19)

- Gọi HS trình bày - Nhận xét lời giải đúng Bài 4:

- Gọi HS đọc đề

- Y/cầu HS tự làm bài, phát phiếu cho 3 nhóm

- Gợi ý HS giải bằng nhiều cách - Gọi HS trình bày

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 5a:

- Gọi 1 em lên bảng viết công thức tính S HCN và đọc quy tắc

- Y/cầu tự làm VT rồi trình bày - Gợi ý để HS nêu nhận xét - Gv nhân xét.

3. Dặn dò: 3’

- Nhận xét - CB : Bài 65

- 1 số em trình bày kết quả làm trên VBT.

- 1 em đọc.

- HS tự làm bài.

- Dán phiếu lên bảng

+ C1: 8 x 32 = 256 (bóng) 3500 x 256 = 896 000 (đồng) + C2: 3500 x 8 = 28 000 (đồng) 28 000 x 32 = 896 000 (đồng)

+ S = a x b

- 1 em đọc quy tắc.

+ với a = 12cm, b = 5cm thì S = 12 x 5 = 60 (cm2)

+ với a = 15m, b = 10m thì S = 15 x 10 = 150 (m2) - Lắng nghe

Tập làm văn

Tiết 25: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...). Tự sửa được các lỗi đó mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung . 3. Thái độ : HS yêu thích viết văn.

II. ĐD DH :

- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần sửa chung trước lớp

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A.KTBC:

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Nhận xét chung bài làm của HS : 10’

- Gọi HS đọc lại đề bài + Đề bài yêu cầu gì ? - GV nhận xét chung :

* Ưu điểm :

- Hiểu đề, biết kể thay lời nhân vật và mở bài theo lối gián tiếp

………...

- 1 em đọc.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

(20)

……….

……….

……….

……….

* Tồn tại:

……….

……….

……….

- Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, y/cầu HS thảo luận phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi

- Trả vở cho HS

2. HDHS chữa bài: 7’

- Y/cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh

- Giúp đỡ các em yếu

3. Học tập bài văn hay, đoạn văn tốt :5’

- Gọi Hs đoạn văn hoặc cả bài

- Sau mỗi HS đọc, hỏi để HS tìm ra cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay...

4. HD viết lại một đoạn văn : 10’

- Gợi ý HS chọn đoạn viết lại + sai nhiều lỗi chính tả

+ sai câu, diễn đạt rắc rối…

+ dùng từ chưa hay…; chưa phải là mở bài gián tiếp - Gọi HS đọc đoạn văn đó viết lại

- NX, so sánh 2 đoạn cũ và mới để HS hiểu và viết bài tốt hơn

5. Củng cố - Dặn dò:3’

- Nhận xét

- Yêu cầu các em viết bài chưa đạt về viết lại - CB : Ôn tập văn KC

- Nhóm 2 em

- Tổ trưởng phát vở.

- 2 em cùng bàn trao đổi chữa bài.

- 3 - 5 em đọc.

- Lớp lắng nghe, phát biểu.

- Tự viết lại đoạn văn.

- 3 - 5 em đọc.

- Lắng nghe

Luyện từ và câu

Tiết 26: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.

2. Kĩ năng: Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường để trao đổi nội dung, yêu cầu cho trước.

3. Thái độ: Hs có ý thức học tập tích cực II. ĐD DH:

- Bảng phụ kẻ các cột : Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu theo ND bài tập 1. 2. 3 - Phiếu khổ lớn và bút dạ để làm bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(21)

A. KTBài cũ: 3’

- Gọi 2 em đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (Bài 3)

B. Bài mới:

1 GT bài:1’

2. Tìm hiểu bài 10’:

a. Nhận xét:

- Treo bảng phụ kẻ sẵn các cột Bài 1:

- Gọi HS đọc BT1

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời - GV chép 2 câu hỏi vào bảng phụ.

Bài 2. 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS trả lời

- GV ghi vào bảng.

- Em hiểu thế nào là câu hỏi ? b. Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HTL 3. Luyện tập 18’

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Y/cầu HS làm VBT, phát phiếu cho 2 em - GV chốt lời giải đúng.

+ Lưu ý : có khi trong 1 câu có cả cặp từ nghi vấn

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu

- Mời 1 cặp HS làm mẫu, GV viết 1 câu lên bảng, 1 em hỏi và 1 em đáp trước lớp

- Nhóm 2 em làm bài.

- Gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp - Nhận xét, đánh giá.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu đề

- Gợi ý : tự hỏi về 1 bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm ...

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi 1 em nhắc lại Ghi nhớ - Nhận xét tiết học

- CB : Làm hoàn thành VBT và CB bài 27

- 2 em đọc.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- 1 em đọc.

- Từng em đọc thầm Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu.

- 1 em đọc.

- 1 số em trình bày.

- 1 em đọc lại kết quả.

- 1 em trả lời, lớp bổ sung.

- 4-5 em đọc.

- Lớp đọc thầm và HTL.

- 1 em đọc.

- HS tự làm bài.

- Dán phiếu lên bảng - Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 em đọc.

- 2 em lên bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 em cùng bàn thảo luận làm bài.

- 3 nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Chọn cặp hỏi đáp thành thạo, tự nhiên nhất

- 1 em đọc.

- HS tự làm VBT và đọc câu hỏi mình đó đặt.

- 1 em đọc.

- Lắng nghe

(22)

Khoa học

Tiết 26 : NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước + Xả rác, phân, rác thải bừa bãi…

+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

+ Khói bụi ,khí thải từ nhà máy, xe cộ…

+ Vỡ đường ống dẫn dầu…

- Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với đời sống của con người.: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

2. Kĩ năng: Biết tìm ra những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.

3. Thái độ: Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước

* GDBVMT: HS có ý thức giữ gìn môi trường nước gia đình, địa phương, trường học sạch sẽ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm việc xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình minh hoạ trong SGK

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1..KTBC : (5')

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

? Thế nào là nước sạch ?

? Thế nào là nước bị ô nhiễm ? - GV nhận xét

2.Dạy bài mới (30’) a. Giới thiệu bài : (1') b. Các hoạt động

* Hoạt động 1 : Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Y/c HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:

? Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?

? Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?

- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS thảo luận.

- HS quan sát, trả lời:

+Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông.

Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.

+Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch

(23)

* Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế.

? Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?

bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó là nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn.

+Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển.

+Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối.

+Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm.

+Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước.

+Hình 7 : Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài.

Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.

+Hình 8 : Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ, tự do phát biểu:

+ Do nước thải từ các chuồng, trại, của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông.

+ Do nước thải từ nhà máy chưa được xử lí đổ trực tiếp xuống sông.

+ Do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có

(24)

? Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?

* HĐ3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi

? Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.

* Giảng bài (vừa nêu vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật.

Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước.

Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.

? Kể những việc mà bản thân và gia đình con đã làm để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm?

3.Củng cố- dặn dò (3') - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã àam sạch nước bằng cách nào ?

màu đen.

+ Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống.

+ Do các hộ gia đình đổ rác xuống sông.

+ Do gần nghĩa trang.

+ Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. … - HS phát biểu.

- HS tiến hành thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi, … chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, … - HS quan sát, lắng nghe.

- HS phát biểu.

- Lắng nghe và thực hiện

(25)

Ngày soạn: 28/11/2019 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 06/12/2019 Toán

Tiết 65: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm2, dm2,m2)

- Thực hiện được phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh 3. Thái độ : Bồi dưỡng lòng ham mê học tốt môn Toán.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBài cũ: 3’

- Gọi 3 em giải bài 2/ 74 SGK B.Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Luyện tập:28’

Bài 1 :

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS trả lời mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, diện tích rồi sau đó nêu cách đổi

VD : 1 yến = 10kg

7 yến = 7 x 10kg = 70kg và 70kg = 70 : 10 = 7 yến - Y/cầu HS tự làm bài

- Nhẫn xét, đánh giá.

Bài 2:

- Y/cầu HS tự làm bài

2a) 62 980 2b) 97 375 2c) 548 900 - Gv nhận xét.

Bài 3:

- Y/cầu nhóm 2 em thảo luận

- Gọi đại diện nhóm trình bày, GV ghi bảng.

- Gọi HS nhận xét, GV kết luận Bài 4:

- Gọi 1 em đọc đề

- Gợi ý HS nêu các cách giải - Gọi HS nhận xét

- 3 em lên bảng.

- HS nhận xét.

- 1 em đọc.

1 yến = 10kg 1 tạ = 100kg 1 tấn = 1000kg 1 dm2 = 100cm2 1 m2 = 100dm2

- HS tự làm VT, 3 em lên bảng.

- Lớp nhận xét.

- HS làm VT, 2 em lên bảng.

- HS nhận xét.

- 2 hs cùng bàn thảo luận làm VBT.

+ 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390 + 302 x 16 + 302 x 4

= 302 x (16 + 4)

= 302 x 20 = 6040 + 769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75)

= 769 x 10 = 7690 - 1 em đọc.

- Nhóm 4 em thảo luận, làm bài.

+ C1: (25 + 15) x 75 = 3000 (l)

(26)

Bài 5:

- Gọi HS đọc bài tập - Y/cầu tự làm bài - Nhận xét đánh giá 3. Dặn dò: 3’

- Nhận xét - CB : Bài 66

+ C2: 25 x 75 + 15 x 75 = 3000 (l) - 1 em đọc.

- HS làm VT, 1 em lên bảng.

a) S = a x a

b) S = 25 x 25 = 625 (m2) - Lắng nghe

Tập làm văn

Tiết 26: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thông qua luyện tập, HS nắm được về một số đặc điểm của văn KC. (nội dung, nhân vật, cốt truyện).

2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.

3. Thái độ : HS yêu thích môn học

II. ĐD DH: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn KC III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 3’

- Em hiểu thế nào là KC ?

- Có mấy cách mở bài KC ? Kể ra - Có mấy cách kết bài KC ? Kể ra B. Bài mới:

1. GT bài:1’

2.Luyện tập :28’

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để TLCH - Gọi HS phát biểu

+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết ?

Bài 2-3 :

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS phát biểu về đề tài mình chọn a. Kể trong nhóm :

- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp

- GV treo bảng phụ :

* Văn KC :

+ Kể lại chuỗi sự việc có đầu có cuối, có liên quan đến 1 số nhân vật

- 3 em lên bảng.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- 1 em đọc.

- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận.

+ Đề 2 là thuộc loại văn Kể chuyện vì nó y/cầu kể câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa…

+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư.

+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả.

- 2 em tiếp nối đọc.

- 5 – 7 em phát biểu.

- 2 em cùng bàn kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.

- HS đọc thầm.

(27)

+ Mỗi câu chuyện nói lên điều có ý nghĩa.

* Nhân vật :

+ Là người hay các con vật, cây cối, đồ vật... được nhân hóa

+ Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật

+ Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu nói lên tính cách, thân phận nhân vật

* Cốt truyện :

+ có 3 phần : MĐ - TB - KT

+ có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp) và 2 kiểu KB (mở rộng hoặc không mở rộng)

b. Kể trước lớp :

- Tổ chức cho HS thi kể

- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các gợi ý ở BT3

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:3’

- Nhận xét tiết học

- Dặn học thuộc các kiến thức cần nhớ về thể loại văn KC và CB bài 27

- 3 – 5 em thi kể.

- Hỏi và trả lời về ND truyện

- Lắng nghe

Sinh hoạt lớp

TUẦN 13 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 14 1. Nhận xét tuần 13:

* Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

...

* Tồn tại:

………

…..…..………

(28)

...

...

...

* Tuyên dương: ...………...

……….

………...

...

*Nhắc nhở: ...………..

………

………

2. Phương hướng tuần 14:

- Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp chuyên cần, học tập, HĐGG, ...

- Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ.

- Thực hiện ATGT: Đội mũ BH đầy đủ khi ngối trên xe máy, xe đạp điện.

- Duy trì tốt Tiếng trống sạch trường

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Mặc ấm khi trời lạnh để bảo vệ sức khỏe.

Kĩ thuật

THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1) A .MỤC TIÊU:

1. KT: Biết cách thêu móc xích .

- Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau . thêu được ít nhất năm vòng móc xích . Đường thêu có thể bị dúm .

- Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm . HS nam có thể thực hành khâu .

2.KN: + Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản .

3. TĐ: Hs yêu thích môn học B .CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng kĩ thuật .

- Tranh qui trình thêu móc xích

- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len ( hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

(29)

HĐ của GV HĐ của Hs I / Ổn định tổ chức:1’

II / Kiểm tra bài cũ:5’

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS III / Bài mới: 28’

a.Giới thiệu bài:

b .Hướng dẫn + Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .

- GV giới thiệu mẫu

- Nêu đặt điểm của đướng thêu móc xích ?

- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích - Nêu ứng dụng của mũi thêu móc xích ?

+ Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật

- Dựa vào hình 2 em hãy nêu cách vạch đường dấu ?

- GV vạch đường dấu lên bảng , chấm các điểm đường dấu cho HS quan sát .

- Hướng dẫn nội dung 2 và quan sát hình 3a , 3b , 3c

+ Dựa vào hình 3a , em hãy nêu cách bắt đầu đường thêu ?

- Thực hiện mũi thêu thứ 2 ,3 …… giống như mũi thứ nhất .

+ Dựa vào hính 3b , 3c , 3d em hãy nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba , tư ?

- GV hướng dẫn HS kết thức đường chỉ , đưa mũi kim ra ngoài và xuống kim để chặn mũi thêu , thắt nút chỉ ở mặt trái .

+ Cách kết thúc đướng thêu móc xích có gì khác so vơi các đường khâu khác đã học ? - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

IV. Củng cố, dặn dò:3’

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Thêu móc xích (tt)

- Hát

- HS quan sát 2 mặt thêu kết hợp với quan sát SGK

+ Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc tiếp nối nhau như sợi dây chuyền .

+ Mặt trái là những mũi chỉ liền nhau nối tiếp giống như thêu đột mau .

- Dùng thêu trang trí hoa , lá cảnh vật con giống lên cổ áo ,ngực áo và thêu lân khăn tay

- Giống như vạch dấu đường khâu thường .

- Lớp quan sát

- ( Hướng dẫn kĩ cho những HS nam )

- Lên kim ngay số 1 vòng sợi chỉ tạo thành vòng xuống kim tại điểm 1 , lên kim tại điểm 2 . Mũi kim ở trên vóng chỉ rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thứ nhất .

- HS dựa vào cách thêu mũi thứ nhất trả lời .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. -

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HĐ của GV HĐ

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HĐ của GV HĐ

Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. -

- Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY