• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần1

Ngày soạn: 03 /09/2017

Ngày giảng:Thứ tư ngày 06 tháng 09 năm 2017

Toán

Tiết 1 :

Tiết học đầu tiên

I. Mục đích yêu cầu : 1.Mục tiêu chung

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp , học sinh tự giới thiệu về mình.

-Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán ,các hoạt động học tập trong giờ học toán .

- Rèn học sinh ý thức tự học ngay từ đầu năm.

- Giúp các em có nhận thức tốt, thích thú trong học tập môn Toán.

2.Mục tiêu riêng

- Bước đầu biết làm quen với sách , vở , bút , phấn , bảng và cad đồ dùng học tập . - Rèn ý thức ngay từ đầu năm học

- Biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài . II. Đồ dùng dạy học:

- Sgk Toán 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

- Đồ dùng cho trẻ KT: Tranh, que tính.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1: (8p’)

- Gv giới thiệu và hướng dẫn hs cách sử dụng sgk -Học sinh quan sát Toán 1

2. Làm quen với các dạng học nhóm.(10p’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thực hành ngồi theo nhóm.-Học sinh thực hành 3. Hướng dẫn hs cách sử dụng hộp đồ dùng học toán.

(2)

(10p’)

- Gv giới thiệu từng đồ dùng trong bộ học toán. Học sinh quan sát - Gv hướng dẫn hs cách sử dụng. Học sinh thực hành 4. Gv giới thiệu những yêu cầu cần đạt được khi học

Môn toán (5p’)

5. Củng cố, dặn dò: (3p’)

- Gọi hs nêu lại những yêu cầu khi học Toán 1. -1 học sinh nêu - Dặn hs chuẩn bị bài mới.

**********************************

Học vần

ổn định tổ chức

(2 tiết)

I. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

1.Kiến thức

- HS nhận biết được cách sử dụng SGK, bảng con, đồ dùng học tập.

2.Kĩ năng

- Sử dụng thành thạo SGK, bảng con, đồ dùng học tập…

- Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong tiết học, buổi học.

3.Thái độ

- Thực hiện tốt các nề nếp: Ngồi viết, cầm bút, để vở…. .

2.Mục tiêu riêng

- Nhận biết được bảng con , đồ dùng học tập . -Phân biệt được các đồ dùng học tập .

- Biết ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài . II. Đồ dùng dạy học:

- Sgk, vở bài tập và đồ dùng môn học.

III. Các hoạt động dạy học:

(3)

Hoạt động của gv (10’)

1. Giới thiệu sgk, vở bt Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li:

- Gv cho học sinh (hs) quan sát từng loại vở và giới thiệu tên vở.

- Gv nêu cách sử dụng từng loại vở.

2. Giới thiệu bút chì, bút mực, bảng con, phấn, tẩy...(10’)

- Gv giới thiệu và nêu cách sử dụng từng đồ dùng.

3. Hướng dẫn thực hành:(15p’)

- Hướng dẫn hs cách giơ bảng, hạ bảng.

+ Gv làm mẫu

+ Yêu cầu hs thực hành- Hướng dẫn hs đánh dấu bài trong sgk bằng que tính.

- Hướng dẫn hs lấy (mở), cất hộp chữ.

Hoạt động của hs - Hs quan sát - Hs theo dõi - Hs quan sát - Hs quan sát + Hs thực hành + Hs thực hành - Hs thực hiện

HĐ của hs Khải - HS quan sát , theo dõi

- Hs quan sát 4. Củng cố, dặn dò: (5p’)

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới

*************************************

Ngày soạn: 04/9/2017

Ngày giảng:Thứ năm ngày 07 tháng 09 năm 2017 Học vần

Các nét cơ bản

(2 tiết)

I. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Học sinh nhận biết được 13 nét cơ bản.

- Đọc và viết thành thạo các nét cơ bản.

- Gd HS ham học môn Tiếng Việt.

2.Mục tiêu riêng

- HS biết cách cầm phấn , cầm bút - Tô được 1 số nét đơn giản

- GD Hs thích học môn Tiếng việt . II. Đồ dùng dạy học:

- Các nét cơ bản

(4)

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv 1. Giới thiệu các nét cơ bản: (10p’)

- Gv giới thiệu các nét cơ bản và nêu tên từng nét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản.

- Gv hướng dẫn viết từng nét 2. Luyện viết các nét cơ bản: 20p’

- Gv hướng dẫn hs cách cầm phấn viết và giơ bảng.

+ Cho hs luyện viết các nét cơ bản trên bảng con.

- Gv hướng dẫn hs cách đặt vở và cầm bút viết.

+ Luyện viết các nét cơ bản vào vở III. Củng cố, dặn dò:6p’

- Gs chấm bài và nhận xét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản đã học

- Dặn hs về nhà luyện viết các nét cơ bản;

chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của hs - Hs quan sát

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát - Hs quan sát.

+ Hs tự viết - Hs quan sát.

+ Hs tự viết - Vài hs nêu

HĐ của hs Khải

- Hs quan sát

- Hs tô được 1 số nét đơn giản

*****************************************

Toán

Tiết 2:

Nhiều hơn, ít hơn

I. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Nhận biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.

- Giáo dục HS yêu thích môn toán.

2.Mục tiêu riêng

- Học sinh biết cách cầm phấn , cầm bút , sử dụng bảng con . -Biết tô một bức tranh đồ vật

- Có ý thức ngồi ngoan nghe co giáo giảng bài II. Đồ dùng dạy học:

- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

- Hình vẽ chai và nút chai, vung nồi và nồi trong sgk phóng to III. Các hoạt động dạy học .

Hoạt động của học sinh Hoạt động của hs HĐ Khải

(5)

1.Kiểm tra bài cũ.(5p’)

Kiểm tra dụng cụ ,đồ dùng của học sinh 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1p’) b. thực hành ( 15p’).

+ So sánh số lượng cốc và thìa.

-Cho hs quan sát số cốc và số thìa. Yc hs so sánh số thìa và số cốc với nhau.

-Gọi hs lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa và hỏi.

? Còn chiếc cốc nào không có thìa không.

-Gv kl.

-Yc hs quan sát hình vẽ tự vẽ và nêu kết quả . - Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.

+ So sánh số chai với số nút chai.

+ So sánh số nút chai với số chai.

- Gv nhận xét và kl

+ So sánh số thỏ và số cà rốt.

-Yc hs quan sát và trả lời.

+So sánh số thỏ và số vung nồi. Số phích cắm và số ổ cắm điện.

-Gv nhận xét kl.

-Làm tương tự như phần trên.

3. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn: (10p’) - So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.

- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.

- Hs quan sát và trả lời

- Hs trả lời.

-Hs quan sát và trả lời.

- Hs quan sát + Vài hs nêu + 1 hs thực hiện + Vài hs nêu + Vài hs nêu

-Hs quan sát và trả lời.

- Hs tự làm bài + Vài hs nêu + Vài hs nêu - 1 vài hs nêu - 1 vài hs nêu - 1 vài hs nêu - 1 vài hs nêu

- Hs lắng nghe

- Hs tô một bức tranh .

IV;Củng cố dặn dò :(4p’)

-Gviên nhắc lại nội dung bài học - Dặn Hs chuẩn bị tiết sau

********************************

Ngày soạn; 05/9/2017

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 08 tháng 9 năm 2017 Toán

(6)

Tiết 3:

Hình vuông, hình tròn

A. Mục đích yêu cầu:

1. Mục tiêu chung : Sau bài học, hs có thể:

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.

- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

- Giáo dục HS ham học toán.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô hình vuông , hình tròn . - Biết tô 2 hình đẹp .

- Có ý thức học tập . B. Đồ dùng dạy học:

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước khác nhau.

- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5P’)

- So sánh số lượng bút và vở ô li.

- Gv nhận xét II. Bài mới:

1. Giới thiệu hình vuông:(5P’)

- Gv đưa tấm bìa hình vuông và giới thiệu:

Đây là hình vuông.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình vuông.

2. Giới thiệu hình tròn: (5P’)

( Làm tương tự như đối với hình vuông.) 3. Thực hành:

a. Bài 1: Tô màu : (5p’)

- Gv hướng dẫn hs tô màu các hình vuông trong bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gv quan sát, nhận xét.

b. Bài 2: Tô màu: ( 5p’) - Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Nhận xét bài.

c. Bài 3: Tô màu: (5p’)

- Trong bài có những hình gì?

Hoạt động của hs

- Hs quan sất.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs tự tô màu.

- Hs kiểm tra chéo.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

HĐ hs Khải

-Hs quan sát cùng các bạn

- Hs lấy vở ra tô màu hình vuông , hình tròn

(7)

- Nêu cách tô màu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

d. Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông?

(5p’)

- Hướng dẫn hs gấp các mảnh bìa như hình vẽ để được hình vuông.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs giải thích cách gấp.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 1 vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò: (5p’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo.

+ Gv tổ chức cho hs thi gắn hình vuông, hình tròn theo nhóm.

+ Gv tổng kết cuộc thi.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.

*********************************

Học vần

Bài 1:

e

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Nhận biết được chữ và âm e.

- Đọc, viết được âm e. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Nhận biết được một số nét cơ bản đơn giản . - Biết tô một số nét cơ bản

- Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài . B. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ cái e.

- Tranh minh hoạ bài học.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Nêu tên các nét cơ bản.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p’)

- Quan sát tranh, tranh vẽ ai, vẽ gì?

- Gv nêu: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau là đều có âm e.

2. Dạy chữ ghi âm: (20’) - Gv viết bảng chữ e.

a. Nhận diện chữ:

- Gv giới thiệu chữ e gồm 1 nét thắt và hỏi:

Hoạt động của hs

-Hs 1:

-Hs 2:

- Vài hs nêu.

- Hs đọc đồng thanh.

HĐ hs Khải

- Hs lắng nghe

(8)

Chữ e giống hình cái gì?

- Gv dùng sợi dây vắt chéo thành hình chữ e b. Nhận diện âm và phát âm.

- Gv phát âm mẫu: e - Gọi hs phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (10p’) - Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: e - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ e.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15P’) - Đọc bài cá nhân - Đọc bài theo nhóm.

b. Luyện nói: (10P’)

- Yêu cầu hs quan sát tranh và hỏi cả lớp:

+ Tranh vẽ gì?

+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?

+ Các tranh có gì chung?

- Gv nhận xét, khen hs trả lời đúng và đầy đủ.

c. Luyện viết: (10P’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs phát âm - Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Nhiều hs đọc.

- Hs đọc bài theo nhóm 4

+ Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu - Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

- Hs lấy vở tô một số nét cơ bản

III. Củng cố- dặn dò: 5P’

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài mới.

---

Ngày soạn: 06/9/2017

Ngày giảng:Thứ bảy ngày 08 tháng 9 năm 2017 Toán

Bài 4

: Hình tam giác

A. Mục đích yêu cầu : 1.Mục tiêu chung

Sau bài học hs có thể:

- Nhận biết được hình tam giác, nói đúng hình tam giác.

- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô hình tam giác .

(9)

-Tô kín và đều màu các hình - Có ý thức học tập

B. Đồ dùng dạy học:

- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Yêu cầu hs chỉ và gọi tên hình vuông, hình tròn.

- Gv nhận xét II. Bài mới:

1. Giới thiệu hình tam giác. (15p’)

- Gv đưa tấm bìa hình tam giác và giới thiệu:

Đây là hình tam giác.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình tam giác.

2. Thực hành xếp hình: (15p’)

- Gv yêu cầu hs lấy bộ đồ dùng học toán 1.

- Cho hs quan sát từng hình trong sgk và xếp theo hình mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép hình nhanh.

- Gv nhận xét và tổng kết cuộc thi.

Hoạt động của hs - 2 hs:

- Hs quan sát - Nhiều hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Hs tự xếp và kiểm tra chéo.

- Hs 3 tổ thi đua.

HĐ hs Khải

- HS quan sát cùng các bạn

- Hs lấy vở ra tô màu hình tam giác III. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi hs kể tên các vật có mặt là hình tam giác.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có mặt là hình tam giác.

**************************************

Học vần Bài 2

: b

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Nhận biết được chữ và âm b.

- Đọc, viết được âm b. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

- Giáo dục HS Yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể : - Biết lấy vở tô các nét cơ bản tiếp theo

(10)

- Tô đúng các nét - Có ý thức học tập . B. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ b.

- Tranh minh hoạ bài học.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Đọc chữ e.

- Chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Gv nhận xét II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1p’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau là đều có âm b.

2. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng âm b.

a. Nhận diện chữ: (7p’)

- Gv giới thiệu chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.

- Cho hs so sánh chữ b với chữ e đã học?

b. Ghép chữ và phát âm. (17p’) - Gv giới thiệu và viết chữ be.

- Yêu cầu hs ghép tiếng be.

- Nêu vị trí của âm b và e trong tiếng be.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng be.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (10p’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: b, be.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ b, be.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15p’) - Đọc bài: b, be.

b. Luyện nói: (10p’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

Hoạt động của hs - 3 hS

- 2 hs:

- Vài hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs theo dõi.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm

4

HĐ hs Khải

- Hs quan sát cùng các bạn

- Gv bắt tay hs tô tiếp các nét cơ bản .

(11)

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Bạn voi đang làm gì?

+ Ai đang kẻ vở?

+ Hai bạn gái đang làm gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết (10p’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét.

+ 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu - Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập

viết.

III- Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

Đạo đức

Bài 1

:

Em là học sinh lớp 1

(tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu 1.Mục tiêu chung

Học xong bài này học sinh có khả năng:

-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

-Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

2.Mục tiêu riêng

- Bước đầu làm quen với việc đi học

-Biết tên trường , lớp , thầy cô giáo , bạn bè . - Biết ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài .

*QTE: Trẻ em ( con trai và con gái) có quyền có họ tên,và tự hào về tên của mình.

-Trẻ em (con trai và con gái) trong độ tuổi phải được đi học và được tạo điều kiều kiện tốt nhất có thể được để học tập.

- Đi học là niềm vui. Các em phải học tập thật tốt, thật ngoan.

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

-Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.

-Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

-Kỹ năng lắng nghe tích cực.

-Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo/cô giáo, bạn bè...

III.Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng -Phương pháp: trò chơi; thảo luận nhóm.

-Kỹ thuật: động não; trình bày 1 phút.

IV . Chuẩn bị:

- Vở bài tập đạo đức

(12)

- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về quyền của trẻ em.

V. Các hoạt động dạy học: (32p’)

Hoạt động của gv 1. Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên - Cho hs quan sát hình ở bài tập 1.

- Gs hướng dẫn hs cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Sau khi chơi gv hỏi hs : + Trò chơi giúp em điều gì?

+ Em có sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?

* Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên,và tự hào về tên của mình.

2. Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình.

- Yêu cầu hs hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.

- Gọi hs giới thiệu trước lớp.

- Gv hỏi sau khi hs giới thiệu: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?

* Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và khụng thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác.

Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.

3. Hoạt động 3: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.

- Gv hỏi cả lớp:

+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?

+ Bố mẹ và mọi người trong gia đỡnh đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ntn?

+ Em có thấy vui khi đã là hs lớp 1 ko? Em có thích trường, lớp mới của mình ko?

+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?

- Yêu cầu hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.

- Gọi hs kể trước lớp.

* Kết luận: - Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới mẻ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.

- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.

Hoạt động của hs - Hs quan sát - Hs tự giới thiệu + Vài hs nêu + Vài hs nêu

- Hs giới thiệu theo cặp

- Vài hs tự giới thiệu

- Vài hs nêu

+ Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu

- Hs kể theo nhóm 4

- Vài hs kể

HĐ của hs Khải -Hs quan sát , lắng nghe

- Hs quan sát lắng nghe

- Hs lắng nghe

(13)

- Em rất vui và tự hào vì mình là hs lớp 1.

- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.

VI. Củng cố, dặn dò:(3p’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs có ý thức trong học tập để xứng đáng là hs lớp 1.

- Về nhà chuẩn bị bài cho học tiết 2.

***************************************

SINH HOẠT TUẦN 1 Dạy kĩ năng sống

Bài 1: HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI Tiết 1

I/ Mục tiêu:

- GD KN tự tin, chủ động và biết cách tìm hiểu, làm quen với môi trường mới.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK, bút chì, bút màu sáp…

III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC: KT đồ dùng học tập+ SGK.

3. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu và ghi tựa bài 4. Hoạt động 2 : Bài tập

* Bài tập 1: Ước mơ của em Hoạt động cá nhân.

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em vẽ hình ảnh về mơ ước của mình vào khung giấy dưới đây.

- GV thu bài vẽ.

- GV nhận xét, chốt lại về mơ ước của HS qua tranh vẽ.

+Suy ngẫm: Em sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ của mình?

BÀI HỌC: Em đã lớn hơn nên em sẽ vui vẻ học ở trường mới. Em sẽ học thật giỏi để sau này thực hiện được ước mơ của mình.

- HS lắng nghe và nêu lại tựa bài.

- HS tự vẽ theo khả năng của mình.

- HS nhận xét bài vẽ của bạn.

- HS nêu, nhận xét.

Ngày soạn: 8 /9/2017

Tuần 2

Ngày giảng:Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017

(14)

Bồi dưỡng Tiếng việt TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC, VIẾT E, B I. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung

- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm e, b đã học.

- Đọc được các tiếng có e, b.

- Hs yêu thích môn học 2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô chữ e . -Tô đúng các chữ e . -Có ý thức học tập II. ĐỒ DÙNG:

- Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HĐ hs Khải 1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng.

e, b, be, be be

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

e, b, be. Mỗi chữ 3 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết vở ô ly.

- Dãy bàn 1 nộp vở.

- .Hs lắng nghe

-Lấy vở ra tô chữ e

BD Toán

Luyện tập: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC

(15)

I. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung

- HS nhận biết được các hình vuông, tròn, tam giác.

- Biết gọi tên, nhận ra các hình đó qua các đồ vật.

- HS yêu thích môn học 2.Mục tiêu riêng

-Biết lấy vở ra tô hình vuông , hình tròn ,hình tam giác -Tô đúng , kín hình .

-Có ý thức học tập .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

a. Nhận biết hình tròn, hình tam giác, hình vuông.

- Yêu cầu lấy các hình và đọc tên các hình.

- Kể tên các đồ vật xung quanh có hình tam giác, hình vuông, hình tròn.

b. Hướng dẫn cách tô hình:

- HS tô hình vở bài tập toán.

- Quan sát, nhắc nhở HS tô dẹp, đúng yêu cầu.

3. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học, khen HS tốt.

- Tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình trňn, hình tam giác.

***************************************

Học vần

Bài 3:

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.

- Đọc, viết được bé. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô dấu sắc . - Tô đúng , đẹp .

- Có ý thức học bài . B. Đồ dùng dạy học:

- Dấu sắc mẫu.

- Các vật tựa như hình dấu sắc.

(16)

- Tranh minh hoạ bài học.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’)

- Đọc tiếng be.

- Viết chữ b.

- Tìm chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.

- Gv nhận xét II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, cá, (lá) chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh  2. Dạy dấu thanh: (20p’)

- Gv viết bảng dấu  a. Nhận diện dấu:

- Gv giới thiệu dấu  gồm 1 nét sổ nghiêng phải.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu

, yêu cầu hs lấy dấu  trong bộ chữ.

+ Dấu  giống cái gì?

b. Ghép chữ và phát âm.

- Gv giới thiệu và viết chữ bé.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bé.

- Nêu vị trí của âm dấu sắc trong tiếng bé.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bé.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (5p’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu

.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu và chữ bé.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15p’) - Đọc bài: bé.

b. Luyện nói (10p’)

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- 2hs:

- Vài hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4

HĐ hs Khải

- Hs quan sát , lắng nghe

- Hs lấy vở ra tô dấu sắc

(17)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

+ Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?

- Gv nhận xét và khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10p’) - Giáo viên viết mẫu: bé

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ be, bé trong vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét

+ 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

III. Củng cố- dặn dò: (5p’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới

Ngày soạn: 09/9/2017

Ngày giảng:Thứ ba ngày12 tháng 9 năm 2017

Toán

Tiết 5:

Luyện tập

A. Mục đích yêu cầu : 1.Mục tiêu chung

- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- Biết ghép các hình đã biết thành hình mới.

- Giáo dục lòng ham học toán.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô hình vuông , hình tròn , hình tam giác . -Tô đúng , kín hình .

-Có ý thức học tập B. Đồ dùng dạy học:

- Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa.

- Que tính.

- Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Bộ đồ dùng toán.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Kể tên những vật có mặt là hình tam giác, hình tròn, hình vuông.

- Gv nhận xét, đánh giá.

II. Luyện tập:

1. Giới thiệu bài: (3) Gv nêu 2. Thực hành:

Hoạt động của học sinh - 3 hs kể.

HĐ hs Khải

- Lấy vở ra tô hình vuông ,

(18)

a. Bài 1: (10) Tô màu:

- Yêu cầu hs quan sát các hình trong bài và hỏi:

+ Trong bài có mấy loại hình?

+ Nêu cách tô màu.

- Cho hs thảo luận và làm bài.

- Yêu cầu hs đổi bài kiểm tra.

b. Bài 2: (12) Ghép lại thành các hình mới:

Cho hs quan sát và nêu tên các hình có trong bài.

- Gv tổ chức cho hs thảo luận để ghép hình theo mẫu.

Gv quan sát, nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs thảo luận theo cặp.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs nêu lại yêu cầu.

- Vài hs nêu.

- Hs thảo luận nhóm 4.

hình tròn , hình tam giác .

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi xếp nhanh các hình đã học bằng que tính.

- Tìm các vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- Gọi 1 hs nêu tên các hình vừa ôn.

- Dặn hs về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.

hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới

*****************************************************

Học vần Bài 4

: ? .

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

-Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi,dấu nặng và thanh nặng.

-Đọc được bẻ bẹ. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô dấu hỏi , dấu nặng . - Tô đúng, đẹp

-Có ý thức học tập . B. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu dấu ? .

- Các vật tựa như hình dấu ? . - Tranh minh hoạ bài học.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5p’) - Đọc tiếng bé.

- Viết dấu sắc

- Chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre,

Hoạt động của hs - 2 hs đọc.

- Hs viết bảng.

- 2 hs viết:

HĐ hs Khải

(19)

vé, bói cá, cá mè.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: Giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh ? (dấu hỏi).

- Gv nêu: quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh.

(dấu nặng).

2. Dạy dấu thanh: (35p’) - Gv viết bảng dấu (?) a. Nhận diện dấu:

Dấu ?

- Gv giới thiệu dấu ? là 1 nét móc.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu

?, yêu cầu hs lấy dấu ? trong bộ chữ.

- Gv hỏi hs: Dấu ? giống những vật gì?

Dấu .

(Thực hiện tương tự như với ?).

b. Ghép chữ và phát âm.

Dấu ?

- Gv giới thiệu và viết chữ bẻ.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bẻ.

- Nêu vị trí của dấu hỏi trong tiếng bẻ.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bẻ.

- Gọi hs đánh vần và đọc: bờ- e- be- hỏi- bẻ- bẻ.

- Gv sửa lỗi cho hs.

- Tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ.

Dấu .

- Gv giới thiệu và viết chữ bẹ.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bẹ

- Gọi hs nêu vị trí của dấu nặng trong tiếng bẹ.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bẹ

- Gọi hs đánh vần và đọc: bờ- e- be- nặng- bẹ- bẹ.

- Gv sửa lỗi cho hs.

- Yêu cầu hs tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ.

- 2 hs:

- Vài hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt - Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

-Hs quan sát

(20)

c. Hướng dẫn viết bảng con:

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu ?.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu ?. và chữ bẻ, bẹ.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15P’) - Đọc bài: bẻ, bẹ.

b. Luyện nói: (5p’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời đúng và đầy đủ.

c. Luyện viết:(10p’)

- Giáo viên viết mẫu: bẻ, bẹ.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ bẻ, bẹ trong vở tập viết.

- Gv chấm bài và nhận xét.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4 + 1 hs nêu

+ 1 hs nêu + 1 hs nêu

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

- Hs lấy vở ra tô dấu hỏi , dấu nặng.

III. Củng cố- dặn dò :(5p’) - Thi tìm dấu thanh vừa học.

-Gv nhận xét tiết học .

*****************************************

Ngày soạn 10/ 9/2017 Ngày giảng:Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017

Học vần

Bài 5:

\ ~

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

-Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.

- Đọc được bè bẽ. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

-Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô dấu huyền , dấu ngã . - Tô đúng , đẹp .

-Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài . B. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu dấu ` ~

(21)

- Các vật tựa như hình dấu ` ~

- Tranh minh hoạ bài học. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Đọc tiếng bẻ, bẹ.

- Viết dấu ?.

- Chỉ dấu ?. trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (3)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: dừa, mèo, cò, gà là các tiếng giống nhau là đều có dấu `(dấu huyền).

- Gv nêu: vẽ, gỗ, võ, võng là các tiếng giống nhau là đều có dấu ~ (dấu ngã).

2. Dạy dấu thanh:

- Gv viết bảng dấu (`) a. Nhận diện dấu: (6)

Dấu `

- Gv giới thiệu dấu `là 1 nét sổ nghiêng trỏi.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu `, yêu cầu hs lấy dấu `trong bộ chữ.

+ Dấu `giống những vật gì?

Dấu ~

(Thực hiện tương tự như với dấu `).

b. Ghép chữ và phát âm. (15) Dấu `

- Gv giới thiệu và viết chữ bè.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bè

- Nêu vị trí của dấu huyền trong tiếng bè - Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bè

- Gọi hs đánh vần và đọc: bờ- e- be- huyền- bè- bè.

- Gv sửa lỗi cho hs.

- Tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bè.

Dấu ~

- Gv giới thiệu và viết chữ bẽ - Yêu cầu hs ghép tiếng bẽ.

- Nêu vị trí của dấu ngã trong tiếng bẽ.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bẽ.

- Gọi hs đánh vần và đọc: bờ- e- be- ngã- bẽ- bẽ.

- Gv sửa lỗi cho hs.

Hoạt động HS - 2 hs đọc.

- Hs viết bảng.

- 2 hs:

- Vài hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

-Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

-Hs đọc cá

HĐ hs Khải

- Hs quan sát

- Hs lấy vở ra tô dấu huyền , dấu

(22)

- Tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẽ.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (7)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu ` ~ - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu ` ~ và chữ bè, bẽ.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15) - Đọc bài: bè, bẽ.

b. Luyện nói: (7)

- Gv nêu chủ đề luyện nói.

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

Bè đi trên cạn hay dưới nước?

+ Thuyền khác bè thế nào?

+ Bè dùng đẻ làm gì?

+ Bè thường chở gì?

+ Những người trong tranh đang làm gì?

- Gv nhận xét và khen hs trả lời hay.

c. Luyện viết: (7)

- Giáo viên viết mẫu: bè, bẽ.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ bè, bẽ trong vở tập viết.

- Gv chấm bài và nhận xét.

nhân, tập thể.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4 -Hs quan sát tranh

+ 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu - Hs quan sát.

- Hs thực hiện -Hs tô bài trong vở tập viết.

ngã

III. Củng cố- dặn dò: (5) - Thi tìm dấu thanh vừa học.

- Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới.

***************************

Toán

Tiết 6:

Các số 1, 2, 3

A. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung :Giúp hs:

-Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; Đọc viết được các chữ số 1, 2, 3.

-Biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của các số 1,2,3 - Giáo dục lòng ham học toán.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô số 1,2,3.

(23)

-Tô đúng các số .

-Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài . B. Đồ dùng dạy học:

Bộ đồ dùng học Toán 1.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gv kiểm tra bài về nhà của hs.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1p’) 2. Giới thiệu số 1 (4)

- Cho hs quan sát tranh minh hoạ và hỏi:

+ Có mấy bạn gái trong tranh?

+ Có mấy con chim trong tranh?

+ Có mấy chấm tròn?

- Gv kết luận: 1 bạn gái, 1 con chim, 1 chấm tròn đều có số lượng là 1. Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm vật đó.

- Gv viết số 1

- Gọi hs đọc số: một.

3. Giới thiệu số 2, số 3: (8)

(Thực hiện tương tự như giới thiệu số 1.) - Cho hs tập đếm các số 1, 2, 3 và đọc ngược lại 3, 2, 1.)

4. Thực hành:

a. Bài 1: ( 4) Viết số 1, 2, 3:

- Gv hướng dẫn hs cách viết số 1, 2, 3.

- Yêu cầu hs tự viết số 1, 2, 3.( Chỉ viết nửa dòng đối với mỗi dòng)

Gv nhận xét.

b. Bài 2: (5) Viết số vào ô trống (theo mẫu):

- Yêu cầu hs qs nhóm các đồ vật, đếm rồi viết số vào ô trống.

- Nêu kêt quả: 2 quả bóng, 3 đồng hồ, 1 con rùa, 3 con vịt, 2 thuyền.

- Yêu cầu hs đổi chéo bài kiểm tra.

c. Bài 3: (6) Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp:

- Gv hướng dẫn hs làm bài.Không làm cột 3.

- Yêu cầu hs qs số chấm tròn để viết số vào ô trống hoặc vẽ số chấm tròn tương ứng với số ở ô trống.

- Nhận xét, sửa sai.

Hoạt động của hs

- Hs quan sát.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs theo dõi.

- Hs tự viết số.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs theo dõi.

- Hs làm bài.

- Vài hs nêu.

HĐ hs Khải

-Hs quan sát

- Hs lấy vở ra tô các số 1,2,3.

(24)

III. Củng cố, dặn dò: (5) - Trò chơi: Nhận biết số lượng

+ Gv giơ nhóm các đồ vật- Hs giơ số tương ứng với số lượng nhóm đồ vật.

+ Gv nhận xét, khen những hs đúng, nhanh.

- Nêu lại các số vừa học.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau.

******************************************

Ngày soạn: 11/9/2017

Ngày giảng:Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017 Toán

Tiết 7:

Luyện tập

A. Mục đích yêu cầu :

1.Mục tiêu chung : Giúp hs củng cố về:

- Nhận biết được số l ượng 1, 2, 3.

-Biết đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3.

- Giáo dục lòng ham học toán.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô cad số 1,2,3,.

-Tô đúng , đẹp cad số . -Có ý thức học bài B. Chuẩn bị :

-Bảng phụ, bộ đồ dùng Toán.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Viết và đọc các số 1, 2, 3.

- Gv nhận xét II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1p’) 2. Luyện tập:

a. Bài 1: (6) Số?

- Gv hỏi: Muốn điền số ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs quan sát, đếm các đồ vật rồi điền số.

- Cho hs đổi chéo kiểm tra.

b. Bài 2: (5) Số?

- Cho hs quan sát mẫu và nêu cách làm.

Cách điền số này khác với bài 1 như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài.

Hoạt động của hs - 3 hs thực hiện.

- 1 hs nêu lại yêu cầu - 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm bài.

HĐ KHẢI

-Hs lấy vở ra tô các số .

(25)

- Đọc lại kết quả bài làm: 1 2 3 3 2 1...

- Gọi hs nhận xét.

c. Bài 3: (7) Số?

- Cho hs qs hình vẽ rồi làm bài.

- Nhận xét bài làm - Nêu cấu tạo của số 3.

d. Bài 4: (6) Viết số 1, 2, 3.

- Yêu cầu hs tự viết các số 1, 2, 3.

- Đọc các số vừa viết.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát rồi điền số.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- Cho hs viết số.

- Vài hs đọc số.

C. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Nhận biết số lượng của 1 số đồ vật.

- Gv tổng kết trò chơi.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

************************************

Học vần

Bài 6:

be - bè - bé - bẻ - bẹ

A. Mục đích, yêu cầu:

1.Mục tiêu chung

-Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng, dấu huyền, dấu ngã.

-Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. Tô được e, b và các đấu thanh.

-Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô cad chữ be,bè ,bé . - Tô đúng nét .

-Có ý thức học tập B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn: b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.

- Các vật tựa hình các dấu thanh.

- Tranh minh hoạ bài học. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Yêu cầu hs viết dấu ` ~ - Gọi hs đọc các tiếng bè, bẽ.

- Yêu cầu hs chỉ các dấu ` ~ trong các tiếng:

ngã, hè, bè, kẽ, vẽ...

- Gv nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

Hoạt động của hs - Hs viết bảng.

- 2 hs:

- 2 hs:

HĐ hs Khải

(26)

2. Ôn tập: (20)

a. Đọc chữ ghi âm e và b.

- Gọi hs đọc tiếng be.

- Có tiếng be thêm các dấu thanh để được tiếng mới: bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.

- Đọc các tiếng vừa nêu.

b. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv viết mẫu các chữ: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ và nêu lại cách viết.

- Yêu cầu hs tự viết bài.

Tiết 2 3. Luyện tập:

* Luyện đọc: (17p’)

- Gọi hs đọc bài trong sgk.

- Cho hs quan sát tranh nêu nhận xét.

* Luyện nói: (7p’)

Cho hs nhìn tranh nêu các tiếng thích hợp.

- Gv hỏi:

+ Các tiếng vừa nêu chứa thanh nào?

+ Em thích tranh nào nhất? Vì sao?

-Gv nhận xét và khen hs trả lời hay.

* Luyện viết bài trong vở bài tập. (10p’) - Giáo viên viết mẫu:be, bè, bộ, bẻ, be.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ bè, bẽ trong vở tập viết.

- Gv chấm bài và nhận xét.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát.

- Hs tự viết bài.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện

-Hs quan sát ,lắng nghe .

-Hs lấy vở ra tô các nét cơ bản.

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi Ghép chữ: Gv nêu từng tiếng, yêu cầu hs ghép chữ.

- Gọi 3 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Dặn hs về nhà đọc lạị.

***************************************

Ngày soạn: 12/9/2017

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017 Toán

Tiết 8:

Các số 1, 2, 3, 4, 5

A. Mục đích yêu cầu:

1.Mục tiêu chung : Giúp hs:

-Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1 đến 5.

-Biết đọc, viết các số4, số 5, đếm được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đền 1; biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.

-Giáo dục lòng ham học toán.

(27)

2.Mục tiêu riêng

-Biết lấy vở ra tô cad số 1,2,3,4,5,.

-Tô đúng chính xác các số .

-Có ý thức ngồi ngoan nghe cố giáo giảng bài B. Đồ dùng dạy học:

- Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 viết trên một tờ bìa. Bộ đồ dùng học toán C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ:(5p’)

- Đưa nhóm đồ vật yêu cầu hs nêu số tương ứng.

- Đưa số yêu cầu hs lấy số que tính tương ứng.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu số 4, số 5: (8p’)

* Số 4:

- Gắn 4 hình tam giác; 4 hình tròn lên bảng và hỏi:

+ Có mấy hình tam giác?

+ Có mấy hình tròn?

- Gv viết số 4 chỉ số lượng hình tam giác và hình tròn.

- Gv giới thiệu số 4 in và số 4 viết thường.

- Gọi hs đọc số 4.

* Số 5:

- Gv gắn tranh 5 con gà; 5 con mèo và hỏi:

+ Có mấy con gà?

+ Có mấy con mèo?

- Gv viết số 5 và giới thiệu như trên.

- Gọi hs đọc số 5.

* Đếm, đọc số:

- Cho hs viết các số: 1, 2, 3, 4, 5 5, 4, 3, 2, 1

- Gọi hs đếm các số từ 1 đến 5.

- Gọi hs đọc các số từ 5 đến 1.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Viết số: (3’)

- Gv hướng dẫn hs cách viết số.

- Yêu cầu hs tự viết các số 4 và 5.

b. Bài 2: Số? (4p’)

- Muốn điền số ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs tự đếm hình rồi điền số thích hợp.

- Gọi hs đọc kết quả, nhận xét bài - Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

c. Bài 3: Số?(5p’)

Hoạt động của hs

- 3 hs;

- Cả lớp thực hiện.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs đọc.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs đọc.

- 2 hs viết số.

- 5 hs đếm số.

- 5 hs đọc số.

- 1 hs nêu yc.

- Hs quan sát.

- Hs viết số.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọ và nhận xét.

- Hs kiểm tra

HĐ hs Khải

-Hs quan sát ,lắng nghe

-Hs lấy vở ra tô các số .

(28)

- Yêu cầu hs quan sát tìm ra cách điền số:

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 - Gọi hs đọc lại kết quả và nhận xét.

d. Bài 4: Nối (theo mẫu): (4p’)

- Yêu cầu hs quan sát mẫu và nêu cách nối.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài làm.

chéo.

- Cho hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 4 hs đọc và nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng III. Củng cố, dặn dò: 5’

- Gv thu bài chấm và nhận xét.

- Dặn hs về nhà làm bài.

*********************************

Học vần Bài 7:

ê- v

A. Mục đích, yêu cầu : 1.Mục tiêu chung

- Nhận biết được các âm, chữ ê, v.

- Đọc được ê, v, bê, ve; Từ và câu ứng dụng. Viết được ê, v, bê, ve. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bế bé.

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô chữ ê , v . -Tô đúng ,đẹp .

-Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài .

*Quyền trẻ em: Trẻ em( con trai con gái) đều có quyền được học tập -Trẻ em( con trai và con gái) có quyền được chăm sóc.

B. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói. Bộ đồ dùng dạy học tv.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Học sinh đọc và viết 2 trong 6 tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.

- Gọi hs đọc từ ứng dụng: be bé.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1p’) 2. Dạy chữ ghi âm:

Âm ê:

Hoạt động của hs - 3 hs:

- 3 hs:

HĐ hs Khải

(29)

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới.

- Gọi hs so sánh âm ê với âm e đã học? Dấu mũ âm ê giống hình gì?

- Cho hs ghép âm ê vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: ê

- Gọi hs đọc: ê

- Gv viết bảng bê và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bê ? (Âm b trước âm ê sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: bê

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ê- bê- bê.

- Gọi hs đọc toàn phần: ê- bờ- ê- bê- bê.

Âm v: (9)

(Gv hướng dẫn tương tự âm ê.) - So sánh chữ v với chữ b.

(Giống nhau nét thắt. Khác nhau: v ko có nét khuyết trên).

c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các tiếng ứng dụng: bê, bề, bế, ve, vè, vẽ.

d. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv giới thiệu cách viết chữ ê, v, bê, ve.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs yếu.

- Nhận xét bài viết của hs.

đ. Củng cố (3) - 3 hs đọc lại bài

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bé vẽ bê.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: bê - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

. Luyện viết: (7)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: ê, v, bê, ve.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm

- Hs qs tranh -nêu nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm ê.

- Nhiều hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như âm ê.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- Nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc - 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

-HS quan sát lắng nghe

-Hs lấy vở ra tô bài .

(30)

bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv chấm một số bài- Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

b. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói và hỏi:

+ Ai đang bế em bé?

+ Em bé vui hay buồn? Tại sao?

+ Mẹ rất vất vả chăm sóc chúng ta, chúng ta phải làm gì cho cha mẹ vui lòng?

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- Nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò : (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

-Chúng ta phải lam gì khi chúng ta không được đến trường, không được chăm sóc?

?Khi được cha mẹ quan tâm chăm sóc chúng ta phải có bổn phận gì.

- Gv nhận xét tiết học

---

Đạo đức

Bài 1:

Em là học sinh lớp Một

(Tiết 2)

I. Mục đích yêu cầu : 1.Mục tiêu chung .

Học xong bài này học sinh có khả năng:

-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

-Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

2.Mục tiêu riêng

-Biết lấy vở tô màu bức tranh về nhà trường ,lớp học . -Tô đúng ,kín bức tranh .

-Có ý thức học tập .

*QTE: Trẻ em ( con trai và con giỏi) có quyền có họ tên,và tự hào về tên của mình.

-Trẻ em (con trai và con gái) trong độ tuổi phải được đi học và được tạo điều kiều kiện tốt nhất có thể được để học tập.

- Đi học là niềm vui. Các em phải học tập thật tốt, thật ngoan.

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

-Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.

-Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

-Kỹ năng lắng nghe tích cực.

(31)

-Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo/cô giáo, bạn bè...

III.Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng -Phương pháp: trò chơi; thảo luận nhóm.

-Kỹ thuật: động não; trình bày 1 phút.

IV . Chuẩn bị:

- Vở bài tập đạo đức

- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về quyền của trẻ em.

V. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv A. Bài mới:

B.Khởi động: (2) Gv cho hs hát bài: Đi đến trường.

1. Hoạt động 1: (13) Kể về kết quả học tập:

- Yêu cầu hs kể về những điều mình được học.

+ Em đã học được những gì?

+ Em được chấm điểm những môn học nào?

+ Em có thích đi học ko?

- Gọi hs kể trước lớp.

2. Hoạt động 2: (7) Múa hát, đọc thơ theo chủ đề:

Trường em.

- Gv tổ chức cho hs thi múa hát, đọc thơ theo chủ đề: trường em.

- Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi.

- Kết luận chung:

+ Trẻ em có quyền có họ tên,có quyền được đi học.

+ Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành hs lớp Một.

+ Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là hs lớp Một.

Hoạt động của hs - Hs hát tập thể.

- Hs kể theo cặp đôi.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Vài hs kể trước lớp.

- Hs 3 tổ thi đọc thơ, múa hát

HĐ hs Khải

-HS lấy vở ra tô màu bức tranh .

VI. Củng cố, dặn dò: (5)

- Gv cho hs đọc câu thơ cuối bài.

- Đi học lớp Một các em phải nhớ thực hiện điều gì?

- Gv động viên hs thích đi học

---

Ngày soạn: 13/9/2017

Ngày giảng:Thứ bảy ngày 16 tháng 9 năm 2017

(32)

BD Tiếng việt

ÔN CÁC DẤU THANH VÀ CÁC TIẾNG GHÉP TỪ E, B

I. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung

- Đọc: Dấu huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã.

+ bé, bè, bẻ, bẹ, bẽ.

+ be bé.

- Viết: bé, bẻ, bẹ, bè.

- HS có tinh thần ham học 2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở ra tô các dấu thanh , bé , bẻ . -Tô đúng ,chính xác các dấu thanh , các chữ . -Có ý thức học tập .

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh bài tập, bảng phụ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

HĐ hs Khải

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng.

bé, bè, bẻ, bẹ, bẽ, be bé - GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

bé, bẻ, bẹ, bè. Mỗi chữ 3 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết vở ô ly.

- Dãy bàn 2 nộp vở.

-Hs lắng nghe

- Hs lấy vở ra tô bài .

****************************************

BD Toán

ÔN CÁC SỐ 1, 2, 3,4,5

I. MỤC TIÊU:

1.Mục tiêu chung

- Giúp HS củng cố thứ tự các số 1, 2, 3,4,5 và 5,4,3 ,2, 1.

- HS tự làm 1 số bài tập trong vở bài tập Toán - HS yêu thích môn học.

(33)

2.Mục tiêu riêng

- Biết lấy vở tô các số 1,2,3,4,5 -Tô đúng các chữ số 1,2,3,4,5 -Có ý thức học tập

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

HĐ sh Khải 1. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Ôn tập:

a. GV ghi bảng các số 1, 2, 3 3, 2, 1

- GV nhận xét, sửa đọc số cho học sinh.

b. Hướng dẫn làm bài tập

* Bài 1: GV nêu viết số :

- Hướng dẫn viết đúng theo mẫu đầu dòng: số 1, 2, 3

- Quan sát, giúp học sinh yếu viết đúng.

* Bài tập 2:

- GV nêu yêu cầu bài.

- Hướng dẫn cách làm: yêu cầu HS đếm các hình và ghi số...

- Quan sát, nhắc nhở HS làm bài.

* Bài 3:

- GV nêu yêu cầu: Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp.

- GV hướng dẫn làm bài: - Yêu cầu đếm số chấm tròn và điền số tương ứng với số chấm tròn.

- Yêu cầu xem số trong ô vuông và vẽ số chấm tròn tương ứng.

- GV quan sát giúp HS yếu làm bài.

c. Chấm bài:

- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- HS viết bài

- 2 HS nhắc lại tên bài.

- HS xem hình vẽ, đếm và ghi số vào ô trống.

- 2 HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài: điền số:

1,2,3

- HS làm bài: Vẽ chấm

-Hs lắng nghe

-Hs lấy vở ra tô bài

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và

Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên,thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu

- Giáo viên dùng phiếu hướng dẫn học sinh quan sát cách trang trí đường diềm trong vở tập vẽ trang 56.. - Kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau sau đó