• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14/4/2021 Tiết: 46 Ngày giảng: 19/4

BÀI 52:

THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( TÔM, CÁ)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các loại thức ăn của tôm, cá .

- Trình bày được mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên của cá với nhau và quan hệ của thức ăn với cá.

2. Về kỹ năng:

- Xác định được các loại thức ăn của tôm, cá.

- Phân biệt được hai nhóm thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá.

3. Về thái độ:

- Tích cực bảo vệ nguồn thức ăn của động vật thủy sản.

- Có ý thức nuôi dưỡng, bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, cá.

- Có ý thức tạo nguồn thức ăn và sử dụng hợp lý nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo để tăng sản lượng tôm, cá nuôi.

4.Năng lực

- Năng lực nhận biết

- Năng lực hoạt động nhóm 5. Đối với HSKT

- Nhận biết cơ bản về thức ăn tôm,cá II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi: Em hãy trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

- Nước nuôi thủy sản có ba đặc điểm chính:

+ Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.

+ Có khả năng điều hòa nhiệt độ.

+ Giữa trên cạn và dưới nước, tỷ lệ thành phần khí ôxy và cácbonic có sự chênh lệch rõ rệt.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

(2)

Các sinh vật nói chung và tôm, cá nói riêng đều cần thức ăn để duy trì sự sống và giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển bình thường. Thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng thì tôm, cá sẽ ít bị bệnh, sinh trưởng nhanh, chóng thu hoạch…Đó chính là nôi dung bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu “ Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản ( Tôm, cá)”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá ( 15 – 20 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát tranh hình kết hợp

đọc mục I/SGK/Tr140:

- Thức ăn của tôm, cá gồm mấy loại?

HS: Gồm hai loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

GV: Em hiểu gì về thức ăn tự nhiên?

HS: Là loại thức ăn sẵn có trong vùng nước, dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.

GV: Nhận xét, mở rộng, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào?

HS: Gồm 4 loại:

+ Thực vật phù du.

+ Thực vật bậc cao sống dưới nước.

+ Động vật phù du.

+ Động vật đáy.

GV: Em hãy kể tên các thực vật phù du?

HS: Các loại tảo: Tỏa khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu.

GV: Em hãy kể tên các thực vật bậc cao sống ở dưới nước?

HS: Các loại rong: Rong đen lá vòng, rong lông gà.

GV: Em hãy kể tên các động vật phù du mà em biết?

HS: Bọ vòi voi, trùng hình tia, trùng túi rong…

GV: Em hãy kể tên các động vật đáy mà em biết?

HS: Ốc củ cải, giun mồm dài, trai, hến…

GV: Em hãy quan sát H78 và H82/SGK/

Tr136, 141:

- Em hãy sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của tôm, cá theo cá nhóm?

I. Những loại thức ăn của tôm, cá:

1. Thức ăn tự nhiên:

- Là loại thức ăn sẵn có trong vùng nước, dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.

- Thức ăn tự nhiên gồm:

+ Thực vật phù du.

+ Thực vật bậc cao sống dưới nước.

+ Động vật phù du.

+ Động vật đáy.

(3)

HS: Quan sát, sắp xếp, trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.

GV: Em hiểu gì về thức ăn nhân tạo?

HS: Là những thức ăn do con người cung cấp, có tác dụng làm cho cá tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, chóng thu hoạch.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H 83/SGK:

- Thức ăn nhân tạo được chia làm mấy nhóm chính?

HS:

- Thức ăn nhân tạo gồm ba nhóm chính:

+ Thức ăn tinh.

+ Thức ăn thô.

+ Thức ăn hỗn hợp.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Thức ăn tinh gồm những loại nào?

HS: Cám, bột ngô, bột sắn.

GV: Thức ăn thô gồm những loại nào?

HS: Rau, cỏ, phân vô cơ ( Đạm, lân, kali), phân hữu cơ…

GV: Em hiểu gì về thức ăn hỗn hợp?

HS: Có nhiều thành phần dinh dưỡng được trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại và mở rộng:

Mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá trong vực nước rất phức tạp đó là mối quan hệ thức ăn và sinh vật ăn các loại thức ăn đó.

Câu hỏi dành cho HSKT

GV: Em đã cho tôm, các ăn những loại thức ăn nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

2. Thức ăn nhân tạo:

- Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp.

- Thức ăn nhân tạo gồm ba nhóm chính:

+ Thức ăn tinh.

+ Thức ăn thô.

+ Thức ăn hỗn hợp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản ( 10 – 15 phút)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát sơ đồ 16 kết hợp đọc

mục II/SGK/ TR 142:

II. Quan hệ về thức ăn:

(4)

- Thức ăn của thực vật thủy sinh, vi khuẩn là gì?

HS: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.

GV: Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào?

HS: Chất vẩn, thực vật thủy sinh, vi khuẩn.

GV: Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?

HS: Chất vẩn và động vật phù du.

GV: Thức ăn trực tiếp của tôm cá?

HS: Thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn.

GV: Thức ăn gián tiếp của tôm cá?

HS: Mọi nguồn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loại sinh vật để rồi các loại sinh vật này lại làm thức ăn cho cá, tôm . . .

GV: Thức ăn của tôm, cá có nguồn gốc từ đâu và chúng có mối quan hệ như thế nào?

HS: Tôm, cá lấy thức ăn từ thực vật phù du, vi khuẩn, thực vật đáy, thực vật bậc cao, động vật phù du, động vật đáy =>

Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

- Các sinh vật sống trong môi trường luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Quan hệ về thức ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/Tr143 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 53: Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

(5)

Ngày soạn: 14/4/2021 Tiết: 47 Ngày giảng: 20/4

BÀI 53:

THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (TÔM, CÁ)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài thực hành này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

3. Về thái độ:

- Có ý thức quan sát tỷ mỉ trong việc nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản.

4.Năng lực

- Năng lực nhận biết

- Năng lực hoạt động nhóm 5. Đối với HSKT

- Nhận biết cơ bản về thức ăn tôm,cá II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài thực hành..

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, vật liệu và các dụng cụ cần thiết để thực hành, các mẫu thức ăn…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực hành – làm mẫu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi : Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?

- Thức ăn của tôm, cá gồm hai loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo:

+ Là loại thức ăn sẵn có trong vùng nước, dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.

+ Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

(6)

Giờ trước, chúng ta đã được học bài lý thuyết về các loại thức ăn của động vật thủy sản. Muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để nhận biết các loại thức ăn của tôm, cá. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn chúng ta “ Bài 53: Thực hành:

Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và chuẩn bị thực hành (8 – 10 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Giới thiệu mục tiêu của bài thực

hành.

HS: Lắng nghe.

GV: YCHS nhắc lại phần chuẩn bị giáo viên đã dặn dò ở tiết học trước:

- Muốn thực hành quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì?

HS: Nhớ, nhắc lại.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Mục tiêu và chuẩn bị thực hành:

1. Mục tiêu:

* Về kiến thức:

- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.

* Về kỹ năng:

- Phân biệt được thức ăn thự nhiên và thức ăn nhân tạo.

* Về thái độ:

- Có ý thức quan sát tỷ mỉ trong việc nhận biết các loại thức ăn của động động vật thủy sản.

2. Chuẩn bị:

- Vật liệu: Các mẫu thức ăn, tranh ảnh phóng to về thức ăn của động vật thủy sản.

- Dụng cụ: Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lamen.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hành ( 10 – 12 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy cho biết nội dung của bài

học hôm nay là gì?

HS: Thực hành: Nhận biết để quan sát các loại thức ăn của động vật thủy sản.

GV: Muốn thực hành nhận biết để quan sát các loại thức ăn của động vật thủy sản phải thực hiện qua mấy bước?

HS: Qua 3 bước.

GV: Bước 1 phải tiến hành như thế nào?

HS:

+ Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính hiển vi.

GV: Nhận xét, mở rộng.

GV: Bước 2 phải làm gì?

II. Nội dung và quy trình thực hành:

1. Nội dung:

- Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản.

(7)

HS:

+ Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá.

GV: Bước 3 ta sẽ tiến hành làm công việc gì?

HS:

+ Bước 3: Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của hai nhóm thức ăn.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

2. Quy trình thực hành:

+ Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính hiển vi.

+ Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá.

+ Bước 3: Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của hai nhóm thức ăn.

* Hoạt động 3: Tổ chức thực hành ( 12 – 15 phút)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chia lớp thành 4 nhóm thực hành:

" Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản ( Tôm, cá)."

HS: Thực hành theo nhóm giáo viên đã phân.

GV: Đi lần lượt các nhóm kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

HS: Trưng bày cho giáo viên kiểm tra.

GV: Thực hành mẫu để cho học sinh quan sát.

HS: Quan sát, theo dõi, làm theo.

GV: Quan sát các nhóm thao tác thực hành, hướng dẫn lại cho những nhóm và học sinh chưa thực hành đúng.

HS: Làm theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành.

HS: Làm theo mẫu báo cáo thực hành giáo viên hướng dẫn.

III. Thực hành:

- Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản ( Tôm, cá).

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh dọn vệ sinh lớp học.

- Giáo viên nhận xét ý thức và thái độ thực hành của học sinh.

- Giáo viên thu báo cáo thực hành, nhận xét và đánh giá cho điểm sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung các bài đã học trong chương trình học kì II, giờ sau kiểm tra 1 tiết.

(8)

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu