• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 (27/11 – 01/12/2017)

NS: 19/11/2017 NG: Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 61. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân các số thập phân.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH

- VBT, MTB, ứng dụng PHTM (BP).

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1-GTB (1’) GV nêu MĐYC của tiết học.

2-Luyện tập (30’)

*Bài 1 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả bài làm và nêu cách làm - N.xét, chữa bài.

*Bài 4 (VBT)

a) Tính rồi so sánh giá trị của:

(a + b) x c và a x c + b x c - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi 1HS lên bảng làm vào bảng phụ - Nhận xét, chữa bài. Y/c HS rút ra nh.xét.

- Cho HS nối tiếp nhau nêu phần nhận xét.

- Dùng chức năng khảo sát để cho Hs làm BT: Cách tính nhanh của biểu thức sau là:

96,28 x 3,527 + 3,527 x 3,72 A. 339,57956 + 13,12044

B. (96,527 + 3,72) x 3,527 C. (96,28 + 3.527) x 3,72 C. Củng cố, dặn dò (4’)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

1,25 x 800 x 6,7 4,5 x 2,5 x 40 x 80 Luyện tập chung

*Bài tập 1:

a) 750,30; 20,834 b) 332,64; 84,035.

*Bài tập 2:

a) 83,7 ; 3,94 b) 13805; 4,201 c) 2,9; 0,098

*Bài tập 4:

a) (a + b) x c = 44,1; 1,625; 6,12 a x c + b x c = 44,1; 1,625; 6,12 - HS nhận xét:

(a + b) x c = a x c + b x c hay a x c + b x c = (a + b) x c

- Hs thực hiện.

(2)

TẬP ĐỌC

Tiết 25. NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3.Thái độ: HS có ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường.

*GDQTE: Hiểu mỗi em có quyền tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài sản công. Có bổn phận bảo vệ tài sản của công.

II. CÁC KNSCB

- Ứng phó với tình huống căng thẳng, linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

III. ĐỒ DÙNG DH: BGPP, MTB, ứng dụng PHTM (BP).

IV. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’)

- Gọi 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Hành trình của bầy ong.

- Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới

1- GTB (1') Đưa tranh giới thiệu bài học.

2- Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc (10’)

- Gọi 1H đọc bài - lớp đọc thầm - y/c Hs chia đoạn (3 đoạn)

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 GV ghi từ khó - y/c HS đọc

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Gọi 2 HS đọc chú giải

GV đưa ra câu văn dài (slide 1)

- Nêu cách ngắt nghỉ, từ cần nhấn giọng

- T/c cho Hs đọc bài theo nhóm đôi Gọi 2-3 nhóm đọc trước lớp

Nhận xét, tuyên dương.

- G đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài (12’)

- Gọi 1Hs đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm.

- T/c gửi tập tin cho Hs, sau khi Hs gửi lại bài,

Đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong

Người gác rừng tí hon

- Hs thực hiện

+ Đ1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?

+ Đ2: Tiếp cho đến thu lại gỗ + Đ3: Phần còn lại.

- Hs thực hiện

+loanh quanh, lén chạy, loay hoay

- Hs thực hiện

+ Ba gã trộm đứng khựng lại/

như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách.

- 3 hs đọc câu - Hs thực hiện

- Hs lắng nghe

(3)

Gv nhận xét, chốt KT.

Câu 1. Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?

A. Chắc mọi người đi lấy nấm.

B. Chắc các đồng nghiệp của bố đi tuần.

C. Hai ngày nay không có khách tham quan cơ mà !

Câu 2. Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?

A. Nhiều cây gỗ bị chặt

B. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài, có tiếng bàn bạc của bọn trộm gỗ.

C. Nhìn thấy bọn trộm gỗ đang bàn cách chuyển gỗ về.

+) Rút ra ý 1:

- Cho HS đọc đoạn 2:

+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?

+) Rút ra ý 2:

- Cho HS đọc đoạn còn lại và TL nhóm 4 theo các câu hỏi:

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?

+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

+) Rút ra ý 3:

- Nội dung chính của bài là gì? (slide 2) - GV chốt ý đúng, ghi bảng.

c) Đọc diễn cảm: (10’)

- Gọi Hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài

- GV đưa đoạn 2 lên (slide 3), y/c Hs nêu giọng đọc, cách ngắt nhịp, nhấn giọng và đọc.

- T/c cho Hs luyện đọc cá nhân - T/c thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi Hs đọc lại ND của bài

- G hệ thống nội dung bài - liên hệ.

+ Em học được điều gì ở bạn nhỏ?

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?

1. Sự nghi vấn, thắc mắc của bạn nhỏ:

+ Hai ngày nay không có khách tham quan cơ mà ! + Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài, có tiếng bàn bạc của bọn trộm gỗ.

2. Sự thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ:

+ Thông minh: thắc mắc…, lần theo dấu chân,…gọi điện báo công an

+ Dũng cảm: gọi điện báo, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

3. Tình yêu rừng của bạn nhỏ:

+ Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá…

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản…

*Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh, dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Hs thực hiện - Hs nêu ý kiến

- hs thực hiện

- Đại diện 4 tổ tham gia.

- 2 HS đọc - 2 HS nêu

*Mỗi người có quyền th.gia giữ gìn, BVMT và tài sản công.Có BP BVt.sản của

(4)

công.

CHÍNH TẢ (nhớ - viết)

Tiết 13. HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/x .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong và trình bày bài đẹp.

3. Thái độ: Gd lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.

- BC, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH

(5)

--- BUỔI CHIỀU

TH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó trong bài Cây bàng - Hiểu các từ ngữ trong bài - Làm được các bài tập

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện đọc (30 phút)

- Gọi HS lần lượt đọc bài thơ Cây bàng

- T/c cho HS đọc theo nhóm, cá nhân nối tiếp.

- GV đọc mẫu

- GV nêu câu hỏi về nội dung các bài tập đọc Đ/án: a-3 ; b-2 ; c-1 ; d-2 ; e-3 ; g-2 ; h-3 ; i-2.

- GV nhận xét

- Y/c HS nhắc lại KT về từ QHT, so sánh, nhân hóa.

3. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả thầy (cô) giáo hoặc một bạn học của em

- HD cho Hs làm bài cá nhân, sau đó gọi một số Hs đọc bài làm.

4. Củng cố - dặn dò (2 phút) Nhận xét tiết học.

- HS đọc nối tiếp - Nhận xét

- Hs lắng nghe.

- HS TLCH theo vở thực hành

- Lớp nhận xét - HS nêu

- Hs thực hiện

--- THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Củng cố về nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; .. và nhân STP với STP.

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Tính nhẩm.

17,4 x 0,1 = 1,74 2,18 x 0,01 = 0,0218 207 x 0,001 = 0,207

0,48 x 0,1 = 0,048 6,08 x 0,01 = 0,0608 0,01 x 0,001 = 0,00001

- T/c cho Hs làm bài cá nhân sau đó nêu miệng kết quả.

- Nx, củng cố.

Bài 2: Không th c hi n phép tính, tìm x.

a) 4,6 x x = 3,8 x 4,6 x = 3,8

b) x x 1,25 = 1,25 x 9,2 x = 9,2

- Gọi HS nêu y/c, t/c cho HS làm cá nhân, chữa bài.

- GV Nx và y/c Hs giải thích cách làm, tuyên dương.

Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện.

a) 7,38 x 0,5 x 20

= 7,38 x (0,5 x 20)

b) 2,5 x 4,69 x 40

= (2,5 x 40) x 4,69

- HS làm bài cá nhân - Hs khác nhận xét

- 1 Hs nêu y/c.

- Hs nêu miệng, giải thích cách tìm.

(6)

= 7,38 x 1 = 7.38 c) 9,18 x 80 x 1,25

= 9,18 x (80 x 1,25)

= 9,18 x 100 = 918

= 10 x 4,69 = 46,9 d) 0,25 x 1,25 x 4 x 800

= (0,25 x 4) x (1,25 x 800)

= 1 x 1000 = 1000 - GV t/c cho Hs làm bài, chữa bài.

- GV chữa bài, nx, tuyên dương.

Bài 4: Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS làm bài cá nhân.

- 4 Hs lên bảng làm - lớp nh.xét

- 1HS nêu

- 1 Hs lên bảng làm.

--- NS:20/11/2017

NG: Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017 BUỔI SÁNG

TOÁN

Tiết 62. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất nhân một STP với một tổng, một hiệu hai STP trong thực hành tính.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1- GTB (1’): Nêu MĐYC của tiết học.

2- Luyện tập (30’):

*Bài tập 1: (VBT)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 2:(VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3: (VBT)

- Mời 1 HS đọc yêu cầu.

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

12,3 x 3,12 + 12,3 x 6,88 2,23 x 8,56 + 8,56 x 7,77 Luyện tập chung

*Bài 1.

a) 420,2 b) 1036,73 c) 35.

*Bài 2:

a)C1:(22,6 + 7,4) x 30,5 = 30 x 30,5 = 915

C2: (22,6 + 7,4) x 30,5

= 22,6 x 30,5 + 7,4 x 30,5 = 689 + 225,7

= 915.

*Bài 3.

8,32 x 4 x 25 = 8,32 x (4 x 25)

(7)

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chữa chéo cho nhau.

- Gọi HS lên bảng chữa bài - Nhận xét.

*Bài tập 4: (VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.

= 8,32 x 100 = 832

*Bài 4.

Bài giải

Mua 1 lít mật ong hết số tiền là:

160 000 : 2 = 80 000 (đồng) Mua 4,5 lít mật ong hết số tiền là:

80 000 x 4,5 = 360 000 (đồng) Số tiền phải trả nhiều hơn là:

360 000 - 160 000 = 200 000 (đồng)

Đáp số: 200 000 đồng.

- Hs lắng nghe --- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 25.MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.

2. Kiến thức: Viết được một đoạn văn có đề tài gắn với nội dung BVMT.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

*GDQTE: Hiểu chúng ta có quyền sống trong môi trường trong lành và phải có bổn phận giữ gìn, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DH: VBT, MTB, ứng dụng PHTM (BP).

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 2 HS làm BT 4 - Lớp nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1') - Trực tiếp.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32')

Bài 1: - G nêu yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- Gọi 2H đọc đoạn văn - lớp đọc thầm.

- Gọi 1H đọc từ khó hiểu.

- Gọi H trình bày kết quả

- Y/c Hs dùng MTB tìm các hình ảnh về các khu bảo tồn sinh học mà em biết.

- Gv nhận xét - KL và cho Hs xem một số h/ảnh về các khu bảo tồn sinh học (slide 1).

Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.

- GV giải thích yêu cầu bài tập: chọn 1 cụm từ

- Làm lại BT4.

MRVT: Bảo vệ môi trường Bài 1: Giải nghĩa từ:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

Bài 3: (15’) Viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài: chọn một

(8)

bài tập 2.

- Gọi HS nói tên đề tài mình chọn.

- Y/c HS viết bài - G giúp đỡ H còn lúng túng.

- Gọi HS đọc bài viết. (5H).

- Lớp và GV nhận xét, khen bài viết hay.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - G hệ thống nội dung bài.

+ Em phải làm gì để môi trường luôn xanh- sạch - đẹp?

*LH: Chúng ta có quyền sống trong MT trong lành và phải có bổn phận giữ gìn, BVMT.

cụm từ ở BT2:

- 5-7 Hs nêu - Hs thực hiện

- 2 hs nêu

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 13. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Chọn một trong hai đề sau:

1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để BVMT.

2. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

+ Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần noi theo tấm gương dũng cảm.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: GDHS học tập tấm gương dũng cảm biết bảo vệ môi trường, góp phần làm môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

* GDQTE: Hiểu chúng ta có quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng. Có bổn phận quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.

B. Bài mới

1- GTB (2’) GV nêu MĐYC của tiết học.

2-HD HS hiểu yêu cầu của đề bài (8’) - Cho 1-2 HS đọc đề bài.

- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là truyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc người xung quanh.

- Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.

- Y/c HS lập dàn ý truyện định kể.

- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý

- HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- HS đọc đề bài

- HS đọc gợi ý.

- HS lập dàn ý.

(9)

tốt.

- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’)

a) Kể chuyện theo cặp

- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.

b) Thi kể chuyện trước lớp:

- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:

+ Nội dung câu chuyện có hay không?

+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, + Cách dùng từ, đặt câu.

- Cả lớp và GV bình chọn:

+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.

+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

*Liên hệ: Chúng ta có quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng. Có bổn phận quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường - Dặn HS CB trước cho tiết kể chuyện tuần sau.

- HS GT câu chuyện sẽ kể.

- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.

- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.

- Hs lắng nghe

--- LỊCH SỬ

Tiết 13. “THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. MỤC TIÊU

1. KT: Học xong bài, HS biết: Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

2. KN: Ghi nhớ các sự kiện của cách mạng nước ta đúng, nhanh.

3. TĐ: Gd lòng yêu thích môn học, yêu lịch sử nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP, phiếu A4 cho HĐ 3, MCVT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài học tiết trước.

2. Bài mới

*HĐ 1 (5’) (làm việc cả lớp)

- HS nêu.

(10)

- GV giới thiệu bài - Nêu nhiệm vụ HT.

*HĐ 2 (12’): (làm việc cả lớp)

- GV HDHS tìm hiểu những ng.nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc, y/c Hs đọc đoạn Đêm 18 rạng sáng 19/12/1946 … không chịu làm nô lệ.

+ Sau ngày CM tháng 8 thành công, TD Pháp đã có những hành động gì?

+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng và Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì ?

+ TƯ Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc k/c vào khi nào ? + Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì xảy ra?

+ Lời kêu gọi toàn quốc k/c của CT HCM thể hiện điều gì ?

+ Câu văn nào thể hiện rõ nhất điều đó?

- Mời một số HS trình bày.

- GV nh.xét, chốt ý đúng và cho hs nghe bản Lời kêu gọi toàn quốc k/c và h/ảnh ngôi nhà nơi Bác đã viết lời kêu gọi (slide 1)

*HĐ 3 (14’): (làm việc theo nhóm) - Y/c Hs đọc phần còn lại của bài và thảo luận nhóm 2.

+ Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?

+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?

+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?

- Hs lắng nghe

1) Nguyên nhân:

+ Thực dân Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội, chúng còn gửi tối hậu thư ...

+ TD Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

+ không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Đêm 18, rạng sáng 19/12/1946

+ Đài Tiếng nói VN đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc k/c của Chủ tịch HCM.

+ tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân.

+ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, …

- Hs nêu ý kiến theo từng câu hỏi - Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Hs thực hiện theo nhóm bàn.

2) Diễn biến:

- Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ròng rã suốt 60 ngày đêm ta đánh hơn 200 trận.

- Huế, rạng sáng 20-12-1946, quân và dân ta nhất tề vùng lên.

- Đà Nẵng, sáng ngày 20-12-1946, ta nổ súng tấn công địch.

- Các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.

3) Kết quả:

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ.

(11)

- GV HD giúp đỡ các nhóm.

- Chiếu kết quả của một số nhóm.

- GV chốt lại ý đúng, cho Hs xem các hình ảnh về tinh thần của nhân dân trong những ngày toàn quốc kháng chiến (slide 2).

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Liên hệ cho Hs về địa phương trong những ngày TQKC.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại ND chính của bài.

- GV nhận xét giờ học, CB bài sau.

- Một số nhóm nộp bài

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Hs theo dõi.

- Hs nêu ý kiến.

- 2 Hs đọc

--- NS: 21/11/2017

NG: Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 63. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng trong thực hành tính.

3. Thái độ: HS ý thức tự giác học bài và cẩn thận khi thực hiện phép chia.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính.

2,5 x 7 4,3 x 1,2 - Gọi Hs dưới lớp trả lời:

? Muốn nhân một STP với một STN ta làm tn?

? Muốn nhân một STP với một STP ta làm tn?

- Nhận xét, củng cố, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1’): Nêu MĐYC của tiết học.

2. HD chia một STP cho một STN (12’) a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ, vẽ hình, cho HS nêu cách làm:

Phải thực hiện phép chia: 8,4 : 4 = ? (m) - GV đưa ra đầu bài.

- Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép chia.

- GV HD HS thực hiện phép chia một STP cho một số tự nhiên:

*Đặt tính rồi tính: 8,4 4

0 4 2,1 (m)

- 2HS lên bảng làm bài.

- Hs trả lời.

- Hs đọc lại VD

- HS đổi ra đơn vị dm sau đó thực hiện phép chia ra BC.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

(12)

0

- Cho HS nêu lại cách chia STP : 8,4 cho số tự nhiên 4.

b) Ví dụ 2:

- GV nêu VD : 72,58 : 19 = ?

- GV HD HS làm vào BC. 1HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chữa.

- Cho HS nêu lại cách làm.

c) Quy tắc:

?Muốn chia một STP cho một STN ta làm ntn?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc Quy tắc.

- Y/c Hs vận dụng và Đặt tính rồi tính 5,28 : 4 3- Luyện tập (18’)

*Bài 1 (VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài (3 phép tính đầu).

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2:(VBT)

- Mời 1 HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào vở, đọc kết quả bài làm, đổi vở đối chiếu bài trên bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’)

? Muốn chia một STP cho một STN ta làm tn?

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị cho bài sau.

- HS nêu.

- Hs đọc lại phép tính, so sánh với VD1.

- HS thực hiện đặt tính rồi tính:

72,58 19 15 5 3,82 0 38

0 - HS nêu.

- HS đọc Quy tắc trong SGK - Hs làm trên BC.

*Bài tập 1

1,24; 1,9; 0,0238; 0,08; 0,59;

0,357.

*Bài tập 2 a) x = 1,9 b) x = 0,36

- 2 HS nêu

--- TẬP ĐỌC

Tiết 26. TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.

2. Kiến thức: HS hiểu được những nội dung chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.

3. Thái độ: GDHS có ý thức trồng rừng và bảo vệ rừng, cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống.

* GDBVMT: Hiểu cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống II. ĐỒ DÙNG DH: ứng dụng PHTM (BP), MTB.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

(13)

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp và TLCH 2, 3 - Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1') Dùng tranh minh hoạ.

(slide 1)

2. Luyện đọc, tìm hiểu bài a) Luyện đọc: (10’)

- Gọi 1 HS khá đọc bài - Y/c Hs chia đoạn (3 đoạn).

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 GV ghi từ khó đọc

- T/c cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Gọi 2 hs đọc phần chú giải

GV đưa câu văn dài hs nêu cách ngắt nghỉ, từ cần nhấn giọng (slide 2)

Gọi 2 HS nêu cách đọc và đọc

- Y/c Hs luyện đọc trong nhóm đôi, sau đó gọi 3 nhóm đọc, nhận xét

- G đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài: (12’)

- Gọi 1Hs đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm.

+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?

* G tiểu kết - H nêu ý đoạn 1.

- Gọi Hs đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm.

+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?

+ Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?

* G tiểu kết - H nêu ý đoạn 2.

- Gọi 1Hs đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm.

+ Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?

*G tiểu kết - H nêu ý đoạn 3.

- Gọi H nêu ND chính của bài - G chốt lại.(slide 2)

- Gọi 2H đọc lại.

- Y/c Hs dùng MTB tìm các khu rừng ngập mặn và gửi cho GV, Gv cho Hs xem các h/ảnh về hậu quả của việc phá

Đọc bài: Người gác rừng tí hon

- Hs thực hiện.

+ Đ1: Từ đầu đến sóng lớn

+ Đ2: Tiếp cho đến Cồn Mờ (N.Định) + Đ3: Đoạn còn lại.

- Hs thực hiện.

+ Nhân dân các địa phương / đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi / đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập / và bảo vệ vững chắc đê điều.

- Hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

1. Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn:

+ Ng.nhân: do chiến tranh, quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.

+ Hậu quả: đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

2. Phong trào trồng rừng ngập mặn:

- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền…

- Các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

3. Tác dụng của rừng ngập mặn:

- Bảo vệ vững chắc đê điều.

- Tăng thu nhập cho người dân.

- Loài chim phong phú.

* Trồng rừng là biện pháp quan trọng đẻ bảo vệ đê điều, cải tạo môi trường và góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

- Hs thực hiện.

(14)

rừng ngập mặn, phong trào trồng rừng, t/d của rừng ngập mặn. (slide 3)

c. Đọc diễn cảm (10').

- Gọi HS đọc nối tiếp bài

- Đưa ra đoạn 3, y/c Hs nêu giọng đọc, cách nhấn giọng. (slide 4)

- Gọi đọc bài.

- Y/c Hs luyện đọc cá nhân - T/c thi đọc diễn cảm - Gv nhận xét - đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò (2')

G hệ thống nội dung bài - liên hệ.

+B.văn cung cấp cho em thông tin gì ?

* Liên hệ: Mỗi chúng ta cần phải cải tạo, gìn giữ môi trường sống

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 3 Hs đọc nối tiếp.

- Hs quan sát, nêu ý kiến.

- Hs thực hiện

- Đại diện 4 tổ tham gia

Lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Củng cố về cộng, trừ, nhân một số thập phân với STP.

II. CÁC H DH:Đ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính.

a) 427,08 + 181,53 b) 76,275 – 27,038 c) 25,18 x 5,2

- Gọi HS nêu y/c, nêu lại cách nhân.

- T/c cho HS làm cá nhân, chữa bài.

- GV Nx và tuyên dương.

Bài 2: Tính nhẩm.

a) 65,78 x 10 = 657,8 c) 635,84 x 100 = 63584

b) 65,78 x 0,1 = 6,578

d) 635,84 x 0,01 = 6,3584

- GV t/c cho Hs làm bài, chữa bài.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân nhẩm STP với 10; 100; .. và 0,1; 0,01; ...

- GV chữa bài, nx, tuyên dương.

Bài 3: Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS làm bài cá nhân

- 3Hs lên bảng làm - Hs khác nhận xét

- 1 Hs nêu y/c.

- Hs nêu miệng kết quả.

- lớp nx.

- 1HS nêu

- 1 Hs lên bảng giải bài toán.

---

(15)

NS: 22/11/2017

NG: Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 64. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. Kiến thức: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia số thập phân cho số tự nhiên.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính:

45,5 : 12 394,2 : 73

- Hỏi Hs dưới lớp: Nêu cách chia một STP cho một STN?

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1’) GVnêu MĐYC của tiết học.

2. Luyện tập (30’)

*Bài tập 1: (VBT) - Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3:(VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị cho bài sau.

- 2 Hs thực hiện

- HS lên bảng làm bài.

Luyện tập

*Bài tập 1:

17,9 ; 1,41 ; 0,36.

*Bài tập 3:

Bài giải

Số chè hộp 1 hơn hộp 2 là:

1,2 x 2 = 2,4 (kg)

Hộp 1 lúc đầu có số kg chè là:

(13,6 + 2,4) : 2 = 8 (kg) Hộp 2 lúc đầu có số kg chè là:

13,6 – 8 = 5,6 (kg)

Đáp số: Hộp 1: 8kg Hộp 2: 5,6 kg.

Lắng nghe --- TẬP LÀM VĂN

Tiết 25. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được những chi tiết tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữâ các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết m.tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.

(16)

2. Kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật đối với người được tả.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.

- Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (5’)

- Gọi 3HS đọc- lớp nh.xét - đánh giá.

B. Bài mới

1- Giới thiệu bài(1').

- GV nêu MĐYC giờ học.

2- Hướng dẫn luyện tập (34').

- Y/c 2 HS tiếp nối đọc YC và ND bài Bà tôi và bài Chú bé vùng biển - lớp đọc thầm.

- GV phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm: 1 + 2 : (1a).

+ Nhóm: 3 + 4 : (1b).

* Lưu ý: phần 1b dùng bút chì mờ gạch chân những đặc điểm ngoại hình của Thắng.

- Y/c HS trao đổi theo cặp.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét - chốt lại.

- Gọi 1H nêu y/c bài 2

- Gọi 4 HS tiếp thu tốt đọc kết quả quan sát ghi chép.

- Cả lớp làm bài - 1H làm bảng lớp.

- G nhận xét - đánh giá - Gọi 5H đọc lại.

*Gv: Đánh giá cao bài có sáng tạo trong quan sát và miêu tả.

- GV treo bảng phụ dàn ý khái quát của bài - 2H đọc lại.

C. Củng cố - Dặn dò (2') - Gv hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

Đọc kết quả quan sát một người mà em thường gặp.

Bài 1: Chọn làm một trong 2 bài: "Bà tôi", hoặc bài "Chú bé vùng biển":

* Kết quả:

a. Bài Bà tôi:

* Đoạn 1: Tả mái tóc của bà gồm 3 câu.

- 3 chi tiết đó có quan hệ chặt chẽ, chi tiết sau làm rõ cho tiết trước.

* Đoạn 2: Tả giọng nói… (câu 1 + 2) đôi mắt… (câu 3)

Khuôn mặt… (câu 4)

Thể hiện rõ bên ngoài và tính cách, tính tình của bà dịu hiền, yêu đời, lạc quan.

b. Đọc đoạn văn, nêu đặc điểm ngoại hình của bạn Thắng, những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?

Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm…)

1. MB: giới thiệu người định tả.

2. TB:

- Tả hình dáng (tầm vóc, ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng …)

- Tả tính tình, hành động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác…)

3. KB: nêu cảm nghĩ về người được tả.

---

(17)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 26. LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết về các cặp QHT trong câu và tác dụng của chúng.

2. Kĩ năng: HS biết sử dụng một số căp quan hệ từ thường gặp.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng QHT đúng lúc, đúng chỗ khi đặt câu và viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DH: MCVT, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’) - Gọi 2 HS đọc bài tập

- GV nh.xét, củng cố kiến thức B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1')

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn làm bài tập (34').

- Gọi 1 HS đọc YC, ND bài 1 - Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét - đánh giá.

- Gọi 1 HS đọc YC, ND bài tập - Y/c H suy nghĩ, trình bày kết quả.

- G nhận xét - đánh giá.

*G: Cần lựa chọn cặp QHT thích hợp.

- Gọi 2 HS tiếp nối đọc YC bài 3

- T/c cho HS làm việc cá nhân - Chiếu một số bài lên bảng - Nhận xét.

- Gọi HS nêu tác dụng của quan hệ từ

+ Sử dụng QHT trong câu có tác dụng gì?

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Khi sử dụng các QHT hoặc cặp QHT, ta cần chú ý điều gì?

- G hệ thống nội dung bài.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Đọc bài tập 3 (T.99)

Bài 1: Các QHT từ trong câu văn:

a. Nhờ…….mà…

b. Không những….mà còn..

Bài 2: Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b thành một câu sử dụng các cặp QHT: "Vì… nên", hoặc “Chẳng những …mà còn…”

*KQ: a. Vì…nên…

b. Chẳng những …mà còn…

Bài 3: So sánh điểm khác nhau giữa hai đoạn văn.Vì sao?

*KQ: - So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số QHT và cặp QHT ở các câu:

- Câu 6: Vì vậy, Mai……

- Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé…….

- Câu 8: Vì chẳng kịp, nên cô bé…….

Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề hơn.

+ Cần sử dụng các QHT đúng lúc, đúng chỗ.

---

(18)

BUỔI CHIỀU TH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó trong bài Chuột đồng và lúa nếp.

- Hiểu các từ ngữ trong bài - Làm được các bài tập II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện đọc (30 phút)

- Gọi HS lần lượt đọc bài Chuột đồng và lúa nếp.

- T/c cho HS đọc theo nhóm, cá nhân nối tiếp.

- GV đọc mẫu

- GV nêu câu hỏi về nội dung các bài tập đọc Đ/án: a-1 ; b-3 ; c-2 ; d-1 ; e-1 ; g-3 ; h-2 ; i-3.

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ quan hệ từ.

- T/c cho Hs giải nghĩa các từ: biển, vịnh, hải sản, hủy hoại, ngăn chặn.

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS đọc nối tiếp - hs thực hiện - hs lắng nghe.

- HS TLCH theo vở thực hành - Lớp nhận xét

- HS nêu

- hs nêu miệng cá nhân.

--- NS:23/11/2017

NG: Thứ sáu ngày 01 tháng 12 năm 2017

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 65. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10 ; 100 ; 1000 ; … I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,….

2. Kĩ năng: Bước đầu biết thực hiện phép chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;

…, vận dụng để giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: HS ý thức tự giác học bài và biết vận dụng kiến thức vào thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- BC, VBT, MTB, ứng dụng PHTM (BP).

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi Hs lên bảng đặt tính rồi tính:

29,4 : 12 653,8 : 25

- Gọi Hs dưới lớp nêu cách chia một STP cho một số tự nhiên.

- Nhận xét, củng cố, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB (1’) Nêu MĐYC của tiết học.

2. HD thực hiện chia một STP cho 10; 100;

- Hs thực hiện - HS dưới lớp nêu.

(19)

100; ... (10’) a) Ví dụ 1:

- GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?

- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính:

213,8 10

13 21,38 38

80 0

+ Nêu cách chia một số thập phân cho 10?

b) Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 89,13 : 100 = ?

- Cho HS làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chốt lại.

- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.

+ Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?

c) Quy tắc:

+ Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…ta làm thế nào?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.

3. Luyện tập (20’)

*Bài tập 1:(VBT)

- Gửi tập tin ND BT cho Hs, sau đó Hs gửi lại - Nh.xét, chữa bài. Y/c HS nhắc lại cách làm

*Bài tập 2: (VBT)

- Mời 1 HS nêu y/c, HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chữa bài.

*Bài tập 3:(VBT) - Mời 1 HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (4’)

+ Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... ta làm thế nào ?

- GV chốt lại kiến thức của bài.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị cho bài sau.

- HS thực hiện phép chia ra nháp.

- HS nêu phần nh.xét trong SGK

- HS thực hiện đặt tính rồi tính ra nháp.

89,13 100 9 13 0,8913 130

300 0

- HS nêu phần nhận xét SGK

- HS nêu.

- HS đọc phần quy tắc SGK.

*Bài 1:

a) 0,49 b) 2,468 c) 0,675

*Bài 2:

a) 320,08 b) 25,67 c) 630,06 d) 66,94

*Bài 3:

Bài giải

Số gạo chuyển đến là:

246,7 : 10 = 24,67 (tấn) Trong kho có tất cả số gạo là:

246,7 + 24,67 = 271,37 (tấn) = 271370 kg.

Đáp số: 271370 kg.

- 2 HS nêu

(20)

TẬP LÀM VĂN

Tiết 26. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có của giờ trước.

2. Kiến thức: Củng cố lại cách viết đoạn văn tả ngoại hình.

3. Thái độ: Tỏ thái độ thân mật, yêu mến người mình tả.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1, gợi ý 4.

- Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra (3’)

- Gọi 2 HS trình bày- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, yêu cầu giờ học.

2. HDHS làm bài tập (30’)

- Gọi H đọc đề bài - G chép bảng lớp.

- Gọi 2H đọc lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp gợi ý SGK.

- Gọi 2H học tốt làm mẫu - H khác lắng nghe.

- Cả lớp làm bài- G chấm vở.

- Gọi 5H đọc nối tiếp bài đã viết.

- G nhận xét - đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò (2') - G hệ thống nội dung bài.

- Gọi 1H nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.

Trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa).

Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập (tiết trước), hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thương găp.

*VD: Hoàng nhỏ bé, loắt choắt nhưng rất nhanh nhẹn. Là học sinh lớp 5 nhưng bạn chỉ nhỉnh hơn các em lớp 3 một ít thôi. Bạn ăn mặc rất gọn gàng, sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ thắm luôn ngay ngắn trên cổ. Đôi mắt to, đen, sáng long lanh ẩn giấu vẻ tinh nghịch.

--- SINH HOẠT LỚP

TUẦN 13 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 14 1. Nhận xét tuần 13

* Ưu điểm:

...

...

...

*Tồn tại:….………...

*Tuyên dương: ...……….

(21)

………...

*Nhắc nhở: ...………

2. Phương hướng tuần 14

...

...

...

...

...

==========================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

I. Kiến thức:- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .. - Biết cách

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi

Kiến thức: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Rèn kĩ

Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường..1.