• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 19

Ngày soạn : 13/1/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017 Tập đọc

BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2.Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân.

- Kĩ năng hợp tác: biết hợp tác với mọi người trong mọi việc.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: có trách nhiệm trong mọi việc

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ bài học.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(4’)

- Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Bài mới

a.Gtb(1’): Giới thiệu chủ điểm ở học kì 2 và bài học.

b. Luyện đọc(10’) - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Yêu cầu hs đọc 6 dòng đầu của truyện:

- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?

- Có chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?

Gv tiểu kết, chuyển ý Đọc đoạn còn lại và trả lời:

- Cẩu Khây lên đường diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?

- Hs đọc toàn bài - Hs đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm:

+ Sức khoẻ: ăn chín chõ xôi + Tài năng: tinh thông võ nghệ

- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật để ăn thịt.

Sức khoẻ, tài năng đặc biệt của Cẩu Khây

- Hs đọc thầm

- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay

(2)

- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì đặc biệt ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Câu chuyện muốn ca ngợi ai ?

=> Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(10’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn Hs đọc đoạn: “Ngày xưa ... yêu tinh”.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Em có cảm nghĩ gì về bốn anh em Cẩu Khây ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc kĩ bài.

- Chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người.

Đục Máng.

- Nắm Tay Đóng Cọc: dùng tay làm vồ đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước: dùng tai tát nước lên ruộng cao, Móng Tay Đục Máng: dùng móng tay đục máng đưa nứơc về ruộng.

Lòng nhiệt tình làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

-Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em - Hs nhắc lại.

- 3 Hs đọc nối tiếp bài.

- Hs nêu cách đọc, ngắt, nghỉ, nhấn giọng...

- Hs đọc trong nhóm.

- Hs thi đọc trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Có sức khoẻ, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa

Toán

KI – LÔ – MÉT - VUÔNG

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết ki – lô - mét vuông là đơn vị đo diện tích.

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông;

- Biết 1km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

3. Thái độ: Vận dụng cách đổi để tính toán hàng ngày trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học.

- GV nhận xét

- HS trả lời: Những đơn vị đo diện tích đã học: cm2 ; dm2; m2

- HS nhận xét

(3)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Giới thiệu ki- lô- mét-vuông(8’)

- Gv treo tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, vùng biển,…) và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.

- GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2, ki - lô mét - vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.

- Ki –lô- mét- vuông viết tắt là km2, đọc là ki - lô –mét –vuông.

- Hỏi: 1km bằng bao nhiêu mét?

- Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.

- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1 km2 bằng bao nhiêu m2?

- Ví dụ: Diện tích Thủ đô Hà Nội là 3324,92 km2 .

c. Thực hành Bài tập 1:(5’)

- Yêu cầu HS đọc đề sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Các số hoặc chữ cần điền vào ô trống trong bảng là gì?

- Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 HS lên làm.

- GV nhận xét.

Bài tập 2:(6’)

Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- Hs lắng nghe

- HS quan sát hình vẽ tính diện tích cánh đồng: 1km x 1km = 1km2

- HS nhìn bảng và đọc ki – lô - mét – vuông.

- 1km = 1000m.

- HS tính:

- 1000m x 1000m = 1 000 000 m2 - 1 km2 = 1000 000 m2

- 1HS đọc đề.

Đọc Viết

Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét-vuông

921km2 Hai nghìn ki- lô- mét-

vuông

2000km2 Năm trăm linh chín ki-

lô- mét-vuông

509km2 Ba trăm hai mươi

nghìn ki- lô- mét-vuông

320 000km2 - HS làm bài vào vở sau đó sửa bài - 2HS lên bảng sửa bài

1km2 = 1000 000m2 32m2 49dm2 =3249dm2

1000 000m2 = 1km2 5km2 = 5000000m2

1m2 = 100dm2 2000 000m2 = 2km2 - HS nhận xét.

(4)

- GV nhận xét Bài tập 3(5’)

- Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì ?

- Muốn tìm được diện tích khu công rừng em làm thế nào?

- Cho 1 Hs làm bảng phụ, lớp làm vở - Gv nhận xét

Bài tập 4 (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm bài.

- Dùng đơn vị đo nào cho phù hợp.

- Nhận xét và tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò (5’) 1km2 =….m2

1 m2 =……dm2

- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs trả lời

- Ta lấy chiều dài khu vườn nhân với chiều rộng khu vườn.

- Hs làm bài và báo cáo - Hs nhận xét

- HS đọc đề bài Chọn ra số thích hợp

a/Diện tích phòng học là 40 m2 b/ Diện tích của nước Việt Nam là 330 991km2

- 1 km2 = 1 000 000 m2 - 1 m2 = 100dm2

Chính tả

KIM TỰ THÁP AI CẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi: Kim tự tháp Ai Cập.

2.Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt những từ có âm và vần dễ lẫn s /x.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV đọc cho Hs viết: sáng sủa, tinh xảo, nhiệt tình, sinh động, sắp xếp.

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết (25’) - Gv đọc bài chính tả

- Kim tự tháp có gì đặc biệt ?

- Kể tên những danh từ riêng trong bài ? - Gv lưu ý những từ Hs dễ viết sai, yêu cầu Hs viết: công trình, Ai Cập, hành lang.

- 2 Hs viết bảng, lớp viết nháp.

- Nhận xét bài

- Hs đọc thầm bài viết.

- Là công trình kiến trúc nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại.

- Ai Cập.

- Tìm từ, báo cáo

- 2 Hs lên viết bảng, lớp viết nháp.

(5)

- Gv nhận xét, chữa lỗi, lưu ý cách trình bày - GV đọc lại bài viết 1 lần

- Đọc cho Hs viết bài

- Gv đọc cho học sinh soát bài.

- Gv thu 5 bài để nhận xét

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

c. Hướng dẫn làm bài tập(9’)

Bài tập 2: Chọn chữ viết đúngchính tả điền vào chỗ trống

- Yêu cầu Hs làm vào vở bài tập - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* BVMT: GV liên hệ thực tế, gd HS ý thức bảo vệ môi trường

Bài tập 3a: Điền các từ ngữ thích hợp - Yêu cầu Hs suy nghĩ để sắp xếp các từ đã cho vào cột thích hợp.

- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs khi cần.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(5’) - Kim tự tháp có gì đặc biệt ?

* Liên hệ giáo dục Hs niềm tự hào về những di sản văn hoá thế giới nhất là Vịnh Hạ Long

- Nhận xét chung giờ học. Tuyên dương học sinh.

- Về nhà luyện viết, chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- Hs viết bài.

- Hs soát lỗi.

- Hs đổi chéo vở, soát lỗi cho bạn.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài. 1Hs làm bảng phụ - Hs đọc bài làm của mình, chữa bài.

Từ cần điền: sinh vật, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ làm bài.

- 1 Hs chữa vào bảng phụ.

Đáp án:

Từ đúng Từ sai

sáng sủa sản sinh sinh động

sắp sếp tinh sảo bổ xung

Đạo đức

KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 1 )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

2.Kĩ năng: Bước đầu biết cư xử lễ phép, bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.

3.Thái độ: HS có thói quen kính trọng, biết ơn người lao động.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, tranh

(6)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Ích lợi của lao động? Bản thân con đã tham gia vào những hoạt động lao động nào?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(9’) Truyện kể: Buổi học đầu tiên

- Gv kể chuyện: Buổi học đầu tiên.

- Yêu cầu hs đọc thầm lại rồi thảo luận các câu hỏi:

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?

+ Nêu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?

- Gv kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là những lao động bình thường nhất.

Hoạt động 2(5’): Hỏi - đáp - Yêu cầu hs thảo luận trả lời.

- Của cải, sách vở, đồ ăn thức uống, vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày của chúng ta do ai làm ra ?

- Em cần có thái độ như thế nào đối với người lao động ?

- Gv nhận xét, rút ra ghi nhớ.

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 3(5’): Bài tập 1 - Bài yêu cầu ta làm gì ?

- Yêu cầu hs thảo luận làm bài.

* Kết luận: Giáo viên, bác sĩ, nông dân, lái xe ôm, ... đều là những người lao động trí óc hoặc chân tay. Kẻ buôn bán ma tuý, người ăn xin, buôn bán phụ nữ ... không phải là người lao động vì việc làm của họ không đem lại lợi ích cho xã hội thậm chí là nguy hại cho xã hội.

Hoạt động 4(5’): Bài tập 2

- Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo

- 2 Hs trả lời - Nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs theo dõi câu chuyện.

- Hs đọc thầm truyện trong Sgk.

- Hs thảo luận các câu hỏi trong Sgk.

- Các bạn coi thường nghề quét rác

- Em sẽ không cười...

- Đều do người lao động tạo ra.

- Phải biết kính trọng, giúp đỡ người lao động nếu có khả năng.

- 3 Hs đọc lại.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận. Hs báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét.

(7)

luận tìm người lao động và lợi ích.

- Gv nhận xét, kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

3.Củng cố, dặn dò(5’)

- Em cần có thái độ như thế nào đối với người lao động ?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs - Về nhà: vận dụng, thực hành

- Chuẩn bị bài giờ sau.

- Hs thảo luận nhóm bàn - Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Ngày soạn: 14.1.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017 Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ : AI LÀM GÌ ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì?

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.

2.Kĩ năng: HS nói và viết câu văn cho đúng ý nghĩa hai bộ phận của câu.

3.Thái độ: Rèn HS ý thức học tập tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu kể Ai làm gì ? Có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Phần nhận xét(10’)

- Yêu cầu hs đọc toàn phần nhận xét - Đoạn văn trên có mấy câu? Tìm các câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ - Gv chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu thảo luận bàn để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của chủ ngữ ? Chủ ngữ do loại từ nào tạo thành

c. Ghi nhớ:(1’)Sgk d. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Tìm câu kể và xác định chủ ngữ

- Yêu cầu Hs tự làm vào vở bài tập.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu.

- 6 câu, câu 1, 2, 3, 5, 6

- Chỉ người, vật có hoạt động, do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

- 3 Hs đọc ghi nhớ, lấy ví dụ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- 1 Hs làm trên bảng phụ.

(8)

- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs yếu làm bài.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(5’) Đặt câu dựa vào gợi ý:

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 3(6’): Đặt câu dựa vào tranh vẽ - Yêu cầu Hs quan sát tranh minh hoạ.

Con nhìn thấy gì trong tranh? Đặt câu - Gv nhận xét, sửa lỗi dùng từ đặt câu của các em.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? có ý nghĩa gì ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- Hs chữa bài.

Câu 3: Trong rừng, chim hót véo von.

Câu 4: Thanh niên lên rẫy.

Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước Câu 6: Em nhỏ chơi đùa trước sân.

Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát.

- 1 Hs làm mẫu.

- Hs viết bài.

- 3, 4 Hs đọc bài.

- 2 hs trả lời.

_____________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chuyển đổi các số đo đo diện tích.

2.Kĩ năng: Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

3. Thái độ: Vận dụng cách đổi để tính toán hàng ngày trong cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(5’) - Đổi các số đo sau:

23000 000m2 = …… km2 15km2 = ….. m2

12dm2 35 cm2 = ……cm2 1427cm2

= ….. dm2 …. cm2 - GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới:(1’)

- Giờ học toán hôm nay, các em sẽ được luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, làm các bài toán có liên quan

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét

- HS nghe.

(9)

đến diện tích theo đơn vị đo ki - lô- mét vuông.

b.Thực hành

Bài tập 1(6’) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Cho Hs làm bài

- Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 2:(6’)

- Tính diện tích khu đất hình chữ nhật biết:

chiều dài .., chiều rộng ...

- Gv yêu cầu hs tự làm vào vở của mình, lưu ý hs đổi về cùng một đơn vị đo.

Bài tập 3:(6’) - Gọi HS đọc đề.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét Bài tập 4:(6’)

Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải.

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs khi cần.

- Hs đọc yêu cầu bài - HS làm vở, chữa bài 530 dm2 = 53000 cm2 13 dm2 29 cm2= 1329cm2 10 km2 = 1 0000 000 m2 84600 cm2 = 846 dm2 9000 000 m2 = 9 km2 - HS nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 hs nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.

- Làm vào vở bài tập.

- Đọc bài của mình trước lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

Kết quả:

a, 20 km2 b, 16 km2 - 1HS đọc đề.

- HS nối tiếp trả lời.

- Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất:

- Thành phố Hà Nội có diện tích nhỏ nhất.

- HS nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - 1 hs tóm tắt bài

Tóm tắt: Khu đất Hcn Chiều dài: 3 km Chiều rộng: 13chiều dài

S: ... km2 ? - 1 hs nêu cách giải.

- 1 hs lên làm bảng phụ.

- Lớp làm vở.

Bài giải:

Chiều rộng của khu đất là:

3 : 3 = 1 (km)

(10)

- Gv củng cố bài.

Bài tập 5:(5’)

- GV y/c HS đọc kĩ từng câu của bài toán và quan sát kĩ biểu đồ về mật độ dân số để tự tìm câu trả lời. Sau đó HS trình bày lời giải, các HS khác nhận xét và GV kết luận.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ?

1 km2 =….m2

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs - Xem lại các bài tập.

- Chuẩn bị: Hình bình hành.

Diện tích khu đất là:

3 1 = 3 (km2) Đáp số: 3 km2 - Nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát.

- HS làm vở bài 5 sau đó sửa bài HS nối tiếp nhau trả lời.

a/ Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất.

b/ Mật độ dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.

- S= a x b

- 1 km2 =1 000 000 m2

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 15.1.2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017 Kể chuyện

BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng đủ ý (BT2). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2.Kĩ năng: Chăm chú nghe, nhớ truyện, nhận xét đúng về lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục Hs biết ơn đối với những người đã giúp mình.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể lại 1 đoạn hay cả câu chuyện em đã được học (được đọc).

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Kể chuyện(7’) - Gv kể chuyện lần 1.

- Gv kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh

- 2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe, quan sát tranh minh hoạ.

(11)

minh hoạ.

c. Hướng dẫn Hs kể chuyện(23’)

* Tìm lời thuyết minh của mỗi tranh bằng 1, 2 câu

- Yêu cầu quan sát các tranh trong Sgk.

- Nêu nội dung từng tranh rồi tìm lời thuyết minh ?

- Gv nhận xét, chốt lại.

Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày nhặt được một chiếc bình.

Tranh 2: Bác mừng rỡ đem ra chợ.

Tranh 3: Khi mở nắp, một con quỷ xuất hiện

Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác.

Tranh 5: Bác lừa con quỷ vào bình rồi vứt xuống biển.

* Kể từng đoạn, cả câu chuyện

- Yêu cầu Hs kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh.

* Thi kể chuyện trước lớp - Gv nhận xét, đánh giá.

Câu chuyện muốn nói về điều gì?

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Nêu ý nghĩa câu chuyện ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà: kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài giờ sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát tranh.

- Hs trao đổi theo bàn để tìm lời thuyết minh.

- Học sinh báo cáo (nói cả nội dung tranh và lời thuyết minh).

- Lớp nhận xét.

- Học sinh lắng nghe và nhớ.

- Học sinh nhắc lại.

- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập 2, 3.

- Hs kể chuyện trong nhóm, kể từng đoạn.

- Đại diện Hs kể từng đoạn của câu chuyện.

- HS kể cả câu chuyện.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay.

_____________________________________________

Khoa học TẠI SAO CÓ GIÓ ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Giải thích tại sao có gió ?

- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, thích khám phá thế giới.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(12)

- Hộp đối lưu, nến, diêm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Vai trò của không khí đối với sự sống?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(7’): Chơi chong chóng

Hướng đẫn Hs chơi và cho các em tìm hiểu:

+ Khi nào chong chóng k0 quay ? + Khi nào chong chóng quay ?

+ Khi nào chong chóng quay chậm quay nhanh ?

- Gv bao quát chung.

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: K2 chuyển động tạo thành gió.

Hoạt động 2(8’): Nguyên nhân có gió - Gv chia nhóm, yêu cầu Hs làm thí nghiệm như Sgk.

- Gv theo dõi, nhắc nhở Hs làm - Trình bày

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: K2 chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chệnh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của k2 .

Hoạt động 3(10’): Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp câu hỏi.

- Theo dõi, giúp đỡ nếu cần.

- Gv nhận xét, đánh giá, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’) - Tại sao lại có gió - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 Hs trả lời - Lớp nhận xét

- Hoạt động nhóm

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi chong chóng.

- Học sinh tự do chơi.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hoạt động cả lớp.

- Hs về nhóm báo cáo sự chuẩn bị của mình.

- Hs làm thí nghiệntheo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trao đổi ý kiến.

- Học sinh báo cáo, lớp bổ sung.

- Lớp nhận xét, bổ sung

________________________________________________

(13)

Toán

HÌNH BÌNH HÀNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết được hình bình hành, một số đặc điểm của hình bình hành.

- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.

2.Kĩ năng: Phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình bình hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu đặc điểm của hình tứ giác, hình chữ nhật?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Biểu tượng về hình bình hành(5’) A B

C D

- Gv giới thiệu hình bình hành ABCD c. Đặc điểm hình bình hành(5’) - Yêu cầu hs quan sát trong Sgk:

- Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD ?

- Yêu cầu hs dùng thước đo độ dài các cạnh của hình bình hành.

* Gv: AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.

- Vậy các cặp cạnh đối diện của hình bình hành có đặc điểm gì ?

- Em hãy kể tên các đồ vật có mặt là hình bình hành ?

- Gv vẽ hình vuông, hình chữ nhật, yêu cầu các em so sánh đặc điểm các hình.

d. Thực hành Bài tập 1:(8’)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- 2 Hs nêu.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh quan sát hình.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh quan sát hình.

- Các cạnh song song với nhau: AB song song với DC, AD song song với BC.

- Hs đo và rút ra nhận xét hình bình hành có AB = DC, AD = BC

- Học sinh lắng nghe.

- Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Học sinh phát biểu.

- Hs so sánh đặc điểm các hình.

(14)

- Yêu cầu HS làm bài.

- Vì sao hình 1, 2, 5 là hình bình hành?

- Vì sao hình 3, 4 không phải là hình bình hành?

- GV nhận xét.

Bài tập 2:(9’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNP

- Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 3:(6’)

- Yêu cầu hs nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật và hình bình hành ?

- Gv theo dõi giúp đỡ hs nếu các em còn lúng túng.

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu đặc điểm của hình bình hành ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà: Xem lại các bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.

- 1HS đọc đề bài.

- Hình 1, 2, 5 là hình bình hành.Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Vì các hình này chỉ có hai cạnh song song với nhau nên chưa đủ điều kiện để thành hình bình hành.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát.

B A M N

D C Q P - Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh tự vẽ vào vở bài tập

- Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau

______________________________________________

Tập đọc

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI.

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật trên trái đất được sinh ra là vì con người, vì trẻ em, do đó cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ khó. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

*QTE: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

(15)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu đọc đoạn bài: Bốn anh tài và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv yêu cầu Hs đọc nối tiếp các khổ thơ.

- Yêu cầu Hs đọc chú giải.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

Yêu cầu Hs đọc khổ thơ đầu của bài:

- Trong câu chuyện cổ tích ai là người được sinh ra đầu tiên ?

- Gv tiểu kết chuyển ý.

- Đọc các khổ thơ còn lại:

- Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?

- Sau khi trẻ em sinh ra cần có ngay người mẹ ?

- Bố giúp trẻ em những gì ?

- Thầy giáo giúp trẻ em những gì ? Gv tiểu kết chuyển ý.

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

*QTE: Trẻ em thật đáng quý, đáng yêu.

Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là để giúp đỡ trẻ em…….

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu nối tiếp đọc đoạn bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“ Nhưng còn cần cho trẻ ...

Bố dạy cho biết nghĩ”

Yêu cầu Hs nhẩm thuộc lòng khổ thơ.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Qua bài thơ cho thấy tác giả có tình

- Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp.

- Trẻ em được sinh ra trước nhất.

Trẻ em được sinh ra đầu tiên - Mặt trời sinh ra để trẻ em nhìn rõ.

- Cần tình yêu và lời ru.

- Bố giúp trẻ em biết nghĩ, biết ngoan, hiểu biết.

- Thầy giáo giúp trẻ học hành.

Mọi vật có là nhờ trẻ em.

- Mọi vật trên trái đất được sinh ra là vì con người, vì trẻ em, .. cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

- Hs nhắc lại.

- Hs đọc nối tiếp.

- Nêu cách đọc - Hs luyện đọc.

- Lớp nhẩm thuộc bài.

- Hs thi đọc thuộc lòng.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Hs trả lời

(16)

cảm với trẻ em như thế nào ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài: Bốn anh tài.

________________________________________________

Địa lí

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

+ Xác định vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.

+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.

2.Kĩ năng: Hình thành các biểu tượng về thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.  Kiểm tra bài cũ( 4’)

- Nêu đặc điểm về vị trí địa lí của Hà Nội.

- Kể tên một số địa điểm du lịch của Hà Nội.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài ( 1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Hải Phòng thành phố cảng (10’)

- Cho Hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

+ Thành phố Hải Phòng nắm ở đâu.

+ Vì sao nói Hải Phòng là thành phó cảng.

+ Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng.

Chốt: Hải phòng là thành phố cảng ….

Hoạt động 2: Đóng tàu là ngành quan trọng của Hải Phòng(10’)

- Cho HS đọc thầm phần 2 và trả lời các câu hỏi:

+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò quan trọng như thế nào?

+ Kể tên một số nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng ?

- Hs trả lời.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. Chỉ vị trí của Hải Phòng trên bản đồ.

- Học sinh thảo luận trình bày kết quả - các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Quan sát ảnh chụp cảng Hải Phòng ở Sgk.

- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- HS nêu

- Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Bạch Đằng ...

- Xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch,

(17)

+ Kể tên những sản phẩm của ngành đóng tàu ?

Gv chốt: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đóng được những chiếc tàu lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nớc mà còn xuất khẩu.

Hoạt động 3: Hải Phòng là trung tâm du lịch (10’)

- Hải Phòng có điều kiện nào để phát triển ngành du lịch.

* Gv chốt: Đến với Hải Phòng các bạn có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú:

nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội

- Học sinh đọc ghi nhớ.

3. Củng cố- dặn dò:(5’)

- Liên hệ: Vườn quốc gia Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới....

- Giáo viên nhận xét giờ học - Về nhà chuẩn bị bài sau.

tàu chở khách, tàu chở hàng...

- Có nhiều bãi tắm đẹp (Đồ Sơn, Cát Bà), có nhiều lễ hội lớn: hội đua thuyền rồng, hội chọi trâu…

- 2 hs đọc.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 16.1.2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017 Toán

DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách tính diện tích hình bình hành.

2. Kĩ năng:Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: HS ham học hỏi có tư duy về hình học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu đặc điểm của hình bình hành ? So sánh hình bình hành và hình chữ nhật ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hình thành công thức(10’)

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(18)

A B

h

D C H a

- Gv hướng dẫn Hs cắt tam giác ADH ghép lại được hình chữ nhật ABIH.

- Nhận xét về diện tích hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABIH ?

- Yêu cầu tính diện tích hình chữ nhật ? - So sánh chiều rộng của hình chữ nhật và chiều cao của hình bình hành ?

Chiều dài của hình chữ nhật là ? - Diện tích hình bình hành ABCD là ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét, ghi quy tắc

Gọi S là diện tích, a là đáy, h là chiều cao Yêu cầu Hs lập công thức tính

S = a  h (a, h cùng đơn vị đo) c. Thực hành

Bài tập 1:(5’)

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét Bài tập 2(5’)

- Yêu cầu hs tự làm vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, lưu ý hs

A B h H I - Hs thực hành cắt ghép.

- Diện tích bằng nhau.

- Diện tích hình chữ nhật ABIH là:

a  h - Hs quan sát, nhận xét.

- Bằng nhau.

- là a.

- bằng diện tích hình chữ nhật.

- Độ dài đáy nhân với chiều cao - Hs nêu lại.

- Lập công thức tính

- Thực hiện các bài tập vào vở.

- 3 Hs thực hiện

a.Diện tích hình bình hành có đáy 9cm, chiều cao 5 cm là:

9 x 5 = 45 cm2

b. Diện tích hình bình hành có đáy 13cm, chiều cao 4cm là:

13 x 4 = 52 cm2

c. Diện tích hình bình hành có đáy 7cm, chiều cao 9 cm là:

7 x 9 = 63 cm2 - Hs nhận xét

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, 1 hs làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

a, 50 cm 2

(19)

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 3(10’)

- Gọi Hs đọc bài toán

- Bai toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.Các HS khác làm vào vở.

- Gv nhận xét

- Yêu cầu hs tự làm phần b) - Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Viết công thức tính ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

b, 50 cm 2

- Hs đọc bài toán

- Thực hiện tóm tắt và giải bài toán vào vở.

- 1 hs làm bài, lớp làm vở Bài giải

a) Đổi 4dm = 40 cm

Diện tích hình bình hành:

40 x 34 = 1360 ( cm2) Đáp số: 1360 cm2 - Nhận xét bài trên bảng.

Hs làm bài phần b) và báo cáo - Hs nhận xét

- Muốn tính…

- Hs nêu.

_____________________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.

- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).

2.Kĩ năng:

- HS vận dụng viết văn cho phong phú.

3.Thái độ: HS có thói quen dung từ hay.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Có mấy cách mở bài ? Đó là những cách mở bài nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn làm bài

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(20)

Bài tập 1(9’): Đọc và so sánh

- Yêu cầu đọc thầm các cách mở bài rồi trao đổi với bạn để tìm điểm giống và khác của các cách mở bài.

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh

- Gv nhận xét.

- Củng cố về các cách mở bài

Bài tập 2(20’):Viết mở bài theo 2 cách - Gv lưu ý học sinh:

+ Chỉ viết mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em, đó có thể là bàn học ở trường hay ở nhà.

+ Viết hai đoạn mở bài khác nhau (trực tiếp và gián tiếp).

- Gv nhận xét, sửa sai về lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Thế nào là mở bài trực tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- Đọc đoạn văn.

- Hs trao đổi bàn để trả lời câu hỏi..

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Điểm giống: Đều cùng mục đích giới thiệu về đồ vật định tả.

- Điểm khác: Đoạn a, b là mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đồ vật định tả).

Đoạn c là mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn đến giới thiệu đồ vật định tả.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Hs luyện viết mở bài theo hai cách vào vở bài tập.

- nối tiếp đọc bài làm.

- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết hay.

- 1 hs trả lời

___________________________________________

Khoa học

GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống:

+ Theo dõi bản tin thời tiết

+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.

+ Đến nơi ẩn trú an toàn.

2.Kĩ năng: Ứng dụng thực tế.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

*BVMT: HS có ý thức phòng chống bão. Ý thức bảo vệ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(21)

1.Kiểm tra bài cũ(5’) - Tại sao lại có gió ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(8’): Một số cấp gió

- Gv giới thiệu về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia cấp gió.

- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và thông tin trong sgk hoàn thành bài1.

- Gv nhận xét, kết luận: Sgk

Hoạt động 2(13’): Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão

- Yêu cầu Hs thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu đặc trưng của bão ? + Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão ?

- Liên hệ tình hình phòng chống bão ở gia đình, địa phương ?

- GV liên hệ thực tế ý thức BVMT.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 3(8’)Trò chơi: Ghép chữ vào hình

- Gv phôtô 4 cấp gió trong sách thành phiếu. Yêu cầu Hs thi nhau điền chữ ghi cấp gió tương ứng.

- Gv nhận xét, tổng kết.

* Kết luận: Sgk

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Có những cấp gió nào? Ta cần làm gì để phòng chống bão ?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc cả lớp.

- Học sinh theo dõi.

- Hs chia thành 4 nhóm thảo luận cùng hoàn thành bài 1.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Nhận xét

- Làm việc nhóm

- Hs quan sát hình 5, 6 trong Sgk + đọc Bạn cần biết.

- Hs trao đổi nhóm - Đại diện báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc Bạn cần biết Sgk.

- Hs thi tiếp sức.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs trả lời

___________________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ hán việt ) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ hán việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3 ,TB4).

(22)

2. Kĩ năng: Biết thêm vốn từ dùng khi nói,viết.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ,Vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có tác dụng gì? Ví dụ

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(8’): Phân loại các từ - Yêu cầu Hs làm việc nhóm bàn

- Gv theo dõi, giúp đỡ.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2(6’): Đặt câu

- Yêu cầu đặt câu với 1 từ ở bài tập 1.

- Gv theo dõi, sửa lỗi cho học sinh . - Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3(8’): Chọn câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người

- Yêu cầu Hs làm theo cặp

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Con hiểu ý nghĩa câu tục ngữ đó như thế nào?

Bài tập 4(7’)

- Giúp Hs hiểu ý nghĩa của những câu tục ngữ

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Đọc 1 số từ ngữ nói về tài năng của con người?

- Gv nhận xét giờ học.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài theo nhóm.

- Báo cáo kết quả- nhận xét Tài có nghĩa “khả năng hơn bình thường”: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài năng, tài đức, tài ba.

Tài có nghĩa “tiền của”: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- Lớp nhận xét.

a, Người ta là hoa đất.

b, Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

con người là tinh hoa, thứ quý giá nhất trên trái đất

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nối tiếp đọc các câu tục ngữ mà em thích, giải thích lí do.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Tài hoa, tài giỏi...

- 1 hs trả lời

(23)

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Lịch sử

NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.

+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.

+ Nông dân và nô tì nổi dạy đấu tranh.

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:

+ Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.

2. Kĩ năng: Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.

3. Thái độ: GD HS có ý thức tìm hiểu về lịch sử của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Phiếu thảo luận

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(4’).

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng bộ môn 2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài (1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tình hình nước ta cuối thời trần (10’)

- Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập.

yêu cầu thảo luận

- Gv chốt lại nội dung bài

Hoạt động 2. Nhà Hồ thay thế nhà Trần (15’)

- Em biết gì về Hồ Quý Ly?

- Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?

- Hs đọc từ đầu đến đủ điều

- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm trưởng điều khiển

- Đại diện nhóm trình bày.

- Giữa thế kỉ XIV nhà Trần bước vào thời kì suy yếu, các vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc, nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh.

Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta.

- Hs đọc: trước tình hình đến hết

- Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.

- Hồ Quý Ly thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng

(24)

- Theo em việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay là sai? vì sao?

- Vì sao nhà Hồ lại không chống được quân xâm lược nhà Minh?

- Gv chốt rút ra bài học 3 .Củng cố - dặn dò(5’)

-Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần.?

- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau

đất nô tì của quan lại quý tộc nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm nạn đói nhà giàu phải bán thóc và phải tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

- Việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng thụ, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ giặc ngọai xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.

- Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội

- Hs đọc bài học - Hs nêu

- Hs lắng nghe.

_____________________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN TẬP: TIẾT 1 – TUẦN 19

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi nhà bác học Lương Định Của.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành Tiếng Việt

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc lòng 1 bài tập đọc mà em đã được học và nêu nội dung chính của bài.

- Nhận xét, đánh giá 2.Bài mới

a. Giới thiệu(1’) b. Luyện đọc(15’) - Giáo viên đọc mẫu

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ

- Quan sát, sửa phát âm, cách ngắt nghỉ

- 2 hs đọc và nêu nội dung của bài - Nhận xét

- Luyện đọc theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

(25)

giữa các nhịp thơ - Nhận xét- đánh giá c. Tìm hiểu bài(14’)

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm - Nhận xét - kết luận

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 1 học sinh đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: Tiết 1 tuần 20

- Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ - 1 học sinh đọc cả bài

- Đọc yêu cầu

- Thảo luận nhóm bàn - làm và báo cáo kết quả - nhận xét

- Ca ngợi nhà bác học Lương Định Của

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 17.1.2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.

- Tính được diện tích, chu vi của hính bình hành.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.

3. Thái độ: HS ham học hỏi tư duy về hình học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’):

- Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 5cm, chiều cao 4 cm

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2.Bài mới a. Gtb(1’) b. Luyện tập Bài tập 1(10’)

- GV vẽ lên bảng HCN ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- 3 Hs nêu - Lớp nhận xét.

- 3 HS lên thực hiện.

- Nêu tên các cặp đối diện trong từng hình.

- Trong hình chữ nhật ABCD, có cạnh AB đối diện với CD, cạnh AD đối diện

(26)

Bài tập 2(7’)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Hãy nêu cách tính diện tích HBH.

- Cho Hs làm bài.

- GV nhận xét.

Bài tập 3(6’)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV vẽ HBH lên bảng, giới thiệu cạnh của HBH lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi HBH:

P = (a + b) x 2.

(a và b cùng một đơn vị đo)

- Cho vài HS nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời. Sau đó cho HS áp dụng.

- GV yêu cầu lớp làm vở Gọi HS lên bảng làm bài

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 4(6’)

- Gọi Hs đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của

với BC.

- Trong hình bình hành EGHK, có cạnh EG đối diện với KH, cạnh EK đối diện với GH.

- Trong hình tứ giác MNPQ có, có cạnh MN đối diện với PQ, cạnh MQ đối diện với NP.

- Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- HS đọc đề bài

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở ôli.

Độ dài đáy

7cm 14dm 23m

Chiều cao

16cm 13 dm 16m

Diện tích HBH

7 x 16

= 112 (cm2)

14 x 13

= 182 (dm2)

23 x 16

= 368 (m2) - HS nhận xét

A a B b D C

* Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.

- 2 HS lên bảng làm bài Bài giải

a) Chu vi hình bình hành là:

(8 + 3 ) x 2 = 22 (cm) b) Chu vi hình bình hành là:

(10 + 5 ) x 2 = 30 (cm)

Đáp số: a) 22cm; b) 30 cm - HS nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs trả lời

- 1 hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

(27)

học sinh.

3. Củng cố, dặn dị(5’)

- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành ?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

-Về chuẩn bị bài sau.

Diện tích của mảnh đất là:

40 x 25 = 1000 (dm2) Đáp số: 1000 dm2 - 1 hs nêu

______________________________________________

Hoạt động ngồi giờ lên lớp MỜI BẠN VỀ THĂM QUÊ TƠI

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS trình bày được những hiểu biết của mình về các thanh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của quê hương mình.

2.Kĩ năng: Rèn đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

3.Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

Một số bài hát, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ(4’)

- Trị chơi kéo co đem lại cho em ích lợi gì?

- Khi chơi cần chú điều gì?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a.Giới thiệu bài b.Các hoạt động

* Chuẩn bị (3’)

- Gv chia nhĩm theo các tổ, cho các tổ thi với nhau, chủ đề giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, các truyền thống tốt đẹp của quê hương: con người, thành tựu phát triển, danh lam thắng cảnh…bắng các hình thức thi hùng biện, hát, đọc thơ...

2. Tổ chức thực hiện(30’)

- Các đội thi lên trình bày nội dung thi của tổ mình theo thứ tự đã bốc thăm

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố - dặn dị (4’)

- Hs nêu

- Lớp theo dõi, nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs chia nhĩm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Các tổ lên trình bày nội dung thi của tổ mình

- Lớp theo dõi, nhận xét.

(28)

- GV nhận xét tiết học.

- Tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động.

- Về nhà giới thiệu cho người thân nghe.

- Hs lắng nghe

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT 1)

- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT 2) 2.Kĩ năng: HS vận dụng viết văn cho phong phú.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Có những cách kết bài nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài

Bài tập 1(12’) Đọc và tìm phần kết bài - Yêu cầu đọc thầm bài “Cái nón” để trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Có mấy cách kết bài?

Bài tập 2(17’): Viết đoạn kết bài

+ Phải chọn 1đề bài: Tả cái thước, tả cái trống, tả cái bàn học.

+ Viết kết bài mở rộng cho đề bài mà em chọn.

- Yêu cầu viết kết bài vào vở.

- Gv theo dõi, uốn nắn.

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho từng em.

- Gv nhận xét, đánh giá. Tuyên dương những học sinh viết tốt.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 2 Hs nêu - Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài. Đọc bài văn - Hs đọc thầm bài: “Cái nón”, thảo luận câu hỏi theo nhóm.

- Hs báo cáo, lớp nhận xét.

Câu a: Đoạn cuối trong bài là đoạn kết: Từ “Má bảo ... dễ bị méo vành”.

Câu b: Đó là kiểu kết bài mở rộng: Lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn của bạn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả - Hs viết bài vào vở bài tập

- 2 Hs làm bài vào giấy khổ to - nối tiếp đọc bài

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết kết bài hay nhất.

(29)

- Có những cách kết bài nào ? Chúng có gì khác nhau ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

______________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 19

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng. Lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

- Thực hiện tốt nghị định 36

(30)
(31)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. Thái độ: HS ham học hỏi

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. Thái độ: HS ham học hỏi

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

1.Kiến thức: Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp2. Kĩ năng: HS có kĩ

Kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương. Thái độ: - Giáo dục học sinh

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

- Trong giờ học này các em sẽ cùng lập công thức tính chu vi hình bình hành, sử dụng công thức tính diện tích, chu vi của hình bình hành để giải các bài