• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn:7. 02.2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2019 BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết phân số tối giản ( trường hợp đơn giản).

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng rút gọn phân số.

3.Thái độ: GD HS tính chính xác, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1GV:SGK, Bảng phụ 2. HS: VBT

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CẠ Ọ Ơ Ả B N 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Tìm phân số bằng với phân số

15 10

- Nêu tính chất cơ bản của phân số ? - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Rút gọn phân số(10’) Gv nêu: Cho phân số

15

10. Tìm phân số bằng phân số trên nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.

- Làm thế nào để tìm được phân số đó ?

* Gv kết luận: Phân số

15

10được rút gọn thành phân số

3 2hay

3

2là phân số được rút gọn từ phân số

15 10 .

- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

* Qui tắc: Sgk

Ví dụ 1: Rút gọn phân số

8 6

8 6=

2 : 8

2 : 6 =

4 3

- Phân số

4

3có rút gọn được nữa không ? Vì sao ?

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- HS: Dựa vào tính chất cơ bản của phân số.

15 10=

5 : 15

5 : 10 =

3 2

- Hs nhắc lại

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng...

- 2 Hs đọc sgk.

- 2 Hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào nháp.

- Chữa, nhận xét.

- Không rút gọn được - vì là phân số tối giản.

(2)

Ví dụ 2: Rút gọn phân số

54 18

- Nêu các bước để rút gọn phân số ?

* Kết luận: Sgk c. Thực hành

Bài tập 1(8’): Rút gọn phân số

- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc các em rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Khi rút gọn có thể có một số bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau.

- GV theo dõi, nhận xét

Bài tập 26’) Trong các phân số sau...

- GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 3(6’)

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu các bước rút gọn phân số ? - Thế nào là phân số tối giản ? - Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs lên bảng làm - 2 Hs đọc trong Sgk.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

3

2 2 : 6

2 : 4 6

4

2 3 4 : 8

4 : 12 8

12

5

3 5 : 25

5 : 15 25

15

2 1 11 : 22

11 : 11 22

11

2 1 5 : 10

5 : 5 10

5

4 1 3 : 12

3 : 3 12

3 25 : 300

25 : 75 300

75

- Hs nhận xét

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả.

a) Phân số

3

1 là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.

Tương tự với phân số

7 4,

73

72 cũng vậy

b) Phân số

12 8 ;

36

30 là phân số rút gọn được. Phân số rút gọn được là :

12 8 =

3 2 ;

6 5 36 30

- Hs nhận xét

- Hs làm vào vở và báo cáo.

72 54

4 3 12

9 36

27

- Hs nhận xét.

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0

(3)

Tập đọc

TIẾT 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

2. Kĩ năng: HS đọc lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 194, súng ba-dô-ca

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân- nhận biết được tầm quan trọng của lòng yêu nước.

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận về nhân vật Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa rút ra được bài học về lòng yê

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Tư duy sáng tạo.

3. Thái độ: . Trân trọng những đóng góp và cống hiến của những người lao động chân chính.

III. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

- Chân dung anh hùng Trần Đại Nghĩa SGK IV. Các họạ đột ng d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trần Đại Nghĩa chính là một trong bảy chiến sĩ thi đua yêu nước được bình bầu trong Đại hội đảng ...

2. Nội dung a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS chia đoạn - Cho HS đọc nối đoạn:

+ Lần 1: theo dõi và chỉnh sửa phát âm cho HS

+ Lần 2: theo dõi và yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó có trong đoạn đọc của mình.

+ Lần 3: Đánh giá, nhận xét.

- Cho HS đọc theo cặp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài - HS trả lời câu hỏi

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lớp theo dõi.

- HS chia làm 4 đoạn.

+ HS đọc và sửa phát âm.

+ HS đọc và kết hợp giải nghĩa từ.

+ Trong mỗi lần bạn đọc lớp theo dõi, nhận xét.

- HS đọc nhóm đôi.

(4)

- Gọi các nhóm đọc nối tiếp.

- Gọi HS nhận xét - GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.

- Trần Đại Nghĩa được phong danh hiệu gì?

- Ngay từ thời đi học, ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi:

+ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của TQ" nghĩa là gì?

- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?

- Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng TQ.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại, TLCH:

- Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?

- Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?

- Nêu nội dung chính của bài ?

- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng tổ quốc c. Đọc diễn cảm

- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng

- 2 nhóm đọc.

- Lớp nhận xét - Lớp theo dõi.

- HS đọc thầm đoạn 1

- Tên là Phạm Quang Lễ, ở Vĩnh Long…

- Đất nước đang bị giặc xâm lăng năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng …

- HS phát biểu.

- Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu…

- HS đọc thầm và trả lời.

+ Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của TQ là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

- Xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà...

- HS đọc thầm.

- Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh …

- Nhờ ông yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.

- Vài HS nêu.

- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự

(5)

đoạn trong bài và nêu cách đọc của từng đoạn .

- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Năm 1946, nghe theo tiếng gọi… tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc)

- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)

- Gọi HS đọc

- Gọi đại diện các nhóm thi đọc - GV sửa lỗi cho các em

C. Củng cố - dặn dò

- Hãy kể thêm những anh hùng lao động khác mà em biết ?

- GV nhận xét chung.

- Chuẩn bị bài: Bè xuôi sông La.

các đoạn trong bài

- Thảo luận tìm ra cách đọc phù hợp

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp

- HS đọc trước lớp

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.

- Lắng nghe - Vài HS nêu

- Theo dõi và ghi đầu bài.

BUỔI CHIÈU Lịch sử

TIẾT 21: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập.

2.Kĩ năng: Nhớ được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK - Phiếu học thảo luận nhóm cho HS.

- HS sưu tầm các mẩu chuyện về học hành, thi cử thời xưa III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 17.

- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS

- HS thực hiện yêu cầu

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:(2’)

- Cho HS q/s ảnh Văn Miếu.

- Quốc Tử Giám, Nhà Thái học, bia tiến sĩ và hỏi: Ảnh chụp di tích lịch sử khi

(6)

nào? Di tích có từ bao giờ?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó là minh chứng cho sư phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê.

b.Các hoạt động

*Hoạt động 1(15’): Tổ chức giáo dục thời hậu lê

- Cho HS THảo luận nhóm theo định hướng sau:

Hãy cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu sau:

- Chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc SGK và thảo luận.

Phiếu thảo luận Nhóm:...

*Đánh dấu X vào trước những ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

1. Nhà Hậu Lê đã tổ chức trường học như thế nào?

Dựng lại Quốc Tử Giám, xây dựngnhà Thái Học.

Xây dựng chỗ ở cho HS trong trường.

Mở thư viện chung cho toàn quốc.

Mở trường công ở các đạo.

Phát triển hệ thống trường của các thầy đồ.

2. Dưới thời Lê, những ai được vào học trong trường Quốc Tử Giám?

Tất cả mọi người có tiền đều được vào học.

Chỉ con cháu vua, quan mói được theo học.

Trường thu nhận con cháu vua quan và cả con dân thường nếu học giỏi.

3. Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?

Là giáo lý Đạo giáo.

Là giáo lý đạo Phật.

Là giáo lý Nho giáo.

4. Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?

Cứ 5 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành.

Tất cả những người có học đều được tham gia ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.

Cứ 3 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành.

Những người đỗ kỳ thi Hội được dự kỳ thi đình để chọnTiến Sĩ.

- Y/c đại diện cvác nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình

- Y/c HS dựa vào nội dung phiếu đẻ mô tả tóm tắt về tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, về người được đi học, về nội dung học, về nền nếp thi cử).

*GV tổng kết và giói thiệu:

Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập, chúng ta

- Mỗi nhóm trình bày 1 ý trong phiếu, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS trình bày

- HS khác theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến.

(7)

cùng tìm hiểu tiếp bài.

*Hoạt động 2(14’): Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà hậu lê - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập.

*Kết luận:

Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá...

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- GVcho HS giới thiệu các thông tin sưu tầm được về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về các mẩu chuyện học hành từ thời xưa.

- Qua bài học lịch sử này, em có suy nghĩ gì về giáo dục thời Hậu Lê ? - Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS đọc thầm SGK, phát biểu ý kiến (mỗi HS chỉ phát biểu 1 ý kiến)

- Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập là:

+ Tổ chức Lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ)

+ Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).

+ Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.

+ Ngoài ra, nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kỳ trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập.

- HS báo cáo theo nhóm hay cá nhân

- HS phát biểu ý kiến

--- Chính tả

Tiết 21: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu

- Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ bài: Chuyện cổ tích về loài người

- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lần (r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã)

II. Đồ dùng

- Bảng lớp, bảng phụ.

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Bài cũ

- Nhận xét vở chính tả.

(8)

- Yêu cầu HS lên bảng viết các từ khó của bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp:

rất xóc, suýt ngã, nẹp sắt.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết - GV gọi HS đọc thuộc bài viết.

- Nêu nội dung chính của đoạn viết?

- Em hãy nêu nhận xét về thể thơ này.

- Nêu cách trình bày bài thơ.

- Gv đưa khổ thơ cần viết và nhắc HS chú ý viết các câu thơ cách nề 3 ô cho cân đối, đẹp mắt.

- Nêu từ khó, dễ viết sai chính tả?

- GV đọc từ khó - Yêu cầu HS viết bài.

- Chấm một số bài - Nhận xét, sửa sai

3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2 : Nêu yêu cầu?

- Điền vào chỗ trống : a. r/d/gi

b. Dấu hỏi/dấu ngã

Bài 3 : Nêu yêu cầu?

- Nhận xét, chốt ý kiến đúng:

Dáng, dần, điểm, rắn, thẫm sài, rỡ, mẫm.

C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Giao bài về nhà : Viết lại bài vào vở chính tả ở nhà. Hoàn chỉnh VBT

- 2 HS lên bảng, lớp viết nháp

- Lắng nghe - 1 – 2 HS đọc - HS nêu

- Đây là thể thơ 5 chữ.

- Đầu dòng thơ thẳng hàng, chữ đầu dòng viết hoa. Mỗi khổ viết cách nhau 1 dòng.

- Trụi trần, sáng lắm, bế bồng, chăm sóc, …

- Lớp viết nháp, 2 HS lên bảng

- Nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài vào vở.

- Đổi vở soát lỗi cho nhau.

- 1 HS nêu

- Điền vào vở, 2 HS lên bảng.

- Mưa giăng, theo gió, rải tím.

- Mỗi cánh hoa, mỏng manh, rực rỡ, rải kín, làn gió thoảng tản mát.

- Nhận xét. 1 HS đọc bài tập.

- Chọn những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh bài văn.

- Gạch chân dưới những tiếng đúng chính tả.

- Nhận xét, sửa sai.

- 2 HS đọc lại bài tập hoàn chỉnh.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 8. 02.2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 02 năm 2019 BUỔI SÁNG

(9)

Khoa học

TIẾT 41: ÂM THANH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra.

2.Kĩ năng: Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm vật phát ra âm thanh.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ống bơ, sỏi, trống, giấy vụn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- Kiểm tra sự dụng cụ thí nghiệm của Hs.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(7’): Các âm thanh xung quanh - Nêu các âm thanh mà em biết ?

- Những âm thanh nào do con người tạo ra

?

- Những âm thanh nào thường nghe vào buổi sáng ? Những âm thanh nào thường nghe vào buổi tối ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(6’):vThực hành tạo ra âm thanh

- Gv chia nhóm, yêu cầu Hs thảo luận tìm các cách làm vật phát ra âm thanh.

- Gv nhận xét, kết luận.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 3 (7’): Khi nào vật phát ra âm thanh

- Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi phát ra âm thanh hay không ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 4(5’): Trò chơi: Tiếng gì ? - Gv phổ biến cách chơi và luật chơi.

- Cho HS chơi thử, chơi thật.

- Gv theo dõi, nhắc nhở.

* Kết luận: Sgk

- 2 Hs nêu - Lớp nhận xét

Làm việc cả lớp.

- Tiếng gà gáy, đài, tivi, xe cộ, nước chảy, ...

- Còi, đài, ti vi, tiếng va đập, ..

- Hs phát biểu.

- 2 Hs đọc

Làm việc theo nhóm.

- Hs trao đổi thảo luận trong nhóm.

- Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc SGK

- Hs làm thí nghiệm “gõ trống” như hướng dẫn Sgk.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc

- Học sinh chơi thử.

- Hs tham gia chơi - 1 Hs đọc

(10)

3. Củng cố, dặn dò:(4') - Âm thanh do đâu mà có?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Do vật rung động phát ra

Luyện từ và câu

TIẾT 41: CÂU KỂ: AI THẾ NÀO ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được câu kể: Ai thế nào?

2.Kĩ năng: Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể tìm được, bước đầu viết đoạn văn có dùng câu kể: Ai thế nào ?

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Nhận xét(10’)

Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm,..

Đặt câu hỏi.

- Đoạn văn có mấy câu?

- Yêu cầu Hs đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả.

Bài tập 2: Gạch dưới từ chỉ sự vật. Đặt câu hỏi

Yêu cầu Hs làm miệng

Câu 1: Cây cối. Câu 3: Chúng Câu 2: Nhà cửa Câu 4: Anh - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Câu kể Ai thế nào? gồm mấy bộ phận?

Mỗi bộ phận trả lời cho những câu hỏi nào?

* Ghi nhớ: Sgk c. Luyện tập

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc phần nhận xét.

- Hs suy nghĩ làm bài.

- 7 câu

- Hs báo cáo. Lớp nhận xét.

Câu 1: Bên đường cây cối xanh um.

Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.

Câu 4: Chúng thật hiền lành.

Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Tự làm bài

- Hs nối tiếp đặt câu hỏi.

+ Bên đường cái gì xanh um ? + Cái gì thưa thớt dần ?

- 2 bộ phận

- 2 Hs đọc

(11)

Bài tập1(10’): Đọc rồi trả lời câu hỏi - Gọi HS đọc đoạn văn

- Đoạn văn gồm mấy câu? Tìm câu kể Ai thế nào?

- Yêu cầu Hs tự làm vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn - nhận xét, chữa bài.

- Củng cố: chủ ngữ, vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

Bài 2( 9’): Viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ em

- Tổ em có mấy bạn? Mỗi bạn trong tổ có tính cách như thế nào?.

- Gv lưu ý hs: Cần viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào ?

- Gv theo dõi, uốn nắn học sinh.

- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(5’):

- Câu kể: Ai thế nào ? có những bộ phận nào, lấy ví dụ ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs đọc yêu cầu - 1 Hs đoạn văn

- Đoạn văn gồm 6 câu, có 4 câu kể Ai thế nào ?

- Hs tự làm - 1 Hs làm Dán kết quả, nhận xét

- Rồi những đứa con /cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

- Căn nhà /trống vắng.

- Anh Khoa /hồn nhiên, xởi lởi.

Còn anh Tịnh /thì đĩnh đạc, chu đáo - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trả lời - Hs tự viết bài.

- HS: viết đoạn văn từ 5 câu trở nên - Nối tiếp đọc bài.

- Nhận xét

- 1 hs trả lời

--- Toán

TIẾT 102:LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Rút gọn được phân số.

2.Kĩ năng: Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số 3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:Bảng phụ 2. HS: VBT

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CẠ Ọ Ơ Ả B N 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Rút gọn phân số 4 ; 12

6 8

- Nêu cách rút gọn phân số - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Thực hành

- 2 Hs lên làm bài.

- Lớp nhận xét.

.

(12)

Bài tập 1(8’): Rút gọn các phân số sau:

- Yêu cầu hs vận dụng qui tắc rút gọn đã học để làm bài.

- Gv giúp hs rút gọn phân số tới mức tối giản một cách nhanh và thuận tiện nhất.

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Nêu cách rút gọn phân số

Bài tập 2:(7’) Trong các phân số dưới đây, phân số...

- Để biết phân số nào bằng phân số

3 2

chúng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét Bài tập 3:(7’)

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv nhận xét, chốt lại.

Bài tập 4(7’): Tính (theo mẫu) Mẫu:

7 5 3

5 3 2

=

7 2

- Gv hướng dẫn cho các em làm quen với dạng bài tập mới, đọc là hai nhân ba nhân năm chia cho ba nhân năm nhân bảy.

- Gv giúp đỡ hs.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

2 1 14 : 28

14 : 14 28

14

2 1 25 : 50

25 : 25 50

25

15 24 2 : 30

2 : 48 30

48

2 3 3 : 6

3 : 9 6 9 9 : 54

9 : 81 54

81

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chúng ta rút gọn các phân số, phân số nào được rút gọn thành

3

2 thì phân số đó bằng phân số

3 2.

3 2 10 : 30

10 : 20 30

20

3 2 4 : 12

4 : 8 12

8

- Phân số

9

8 là phân số tối giản và không bằng phân số

3 2

- Hs nhận xét.

- Hs làm vào vở và báo cáo - Hs nhận xét.

- Các phân số

32

; 8 20

5 đều bằng

100 25

- 1 Hs đọc yêu cầu - Quan sát, theo dõi mẫu

- Hs tự làm vào vở bài tập.

- 2 Hs lên bảng.

Đáp án:

b,

7 8 11

5 7 8

=

11 5 c,

5 3 19

5 2 19

=

3 2

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs nêu

(13)

- Nêu cách rút gọn phân số ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà nắm chắc cách rút gọn phân số.

- Chuẩn bị bài sau.

BUỔI CHIỀU Đạo đức

TIẾT 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu dược ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

2.Kĩ năng:Cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

*KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.

3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với người cư xử bất lịch sự.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV: SGK,Thẻ màu.

2. HS: Thẻ màu

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1.Kiểm tra bài cũ(5’):

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với người lao động ? Vì sao ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(10’):Truyện kể: Chuyện ở tiệm may

- Gv kể chuyện.

- Yêu cầu Hs đọc thầm lại câu chuyện, trao đổi để trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện nói trên ?

+ Nếu em là Trang, em sẽ khuyên bạn điều gì ? Vì sao ?

- Gv nhận xét, kết luận: Trang là người lễ phép vì đã biết chào hỏi mọi người,

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc lại truyện

+ Bạn Trang: lễ phép, lịch sự.

+ Hà: chưa lễ phép.

- Cần lễ phép với người xung quanh.

- Hs lắng nghe.

(14)

ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với người khác. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử lịch sự.

- Lịch sự đem lại điều gì cho chúng ta ?

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’):Làm bài tập 1. Sgk - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ màu.

- Yêu cầu các em giải thích vì sao lại chọn như vậy.

* Kết luận: Các việc làm b, d là đúng.

Các hành vi a, c, đ là sai.

Hoạt động 3(7’): Làm bài tập 3. Sgk - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thảo luận tìm biểu hiện lịch sự với mọi người.

- Gv nhận xét, kết luận: Phép lịch sự thể hiện: nói năng nhẹ nhàng, biết lắng nghe, cảm ơn, xin lỗi, ..

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Tại sao em phải lịch sự với mọi người?

- Gv nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà vận dụng, thực hành tốt.

- Chuẩn bị bài sau.

- Mọi người quý mến.

- Làm việc cả lớp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs giơ thẻ màu.

- HS giải thích.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo.

- 1 hs trả lời

--- Thực hành Toán

LUYỆN TẬP RÚT GỌN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức. - Hát

(15)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu.

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Rút gọn các phân số ( HS cả lớp)

a. 255 255::55 51 b. 10075 10075::2525 43 c. 72064 72064::1616 454 d. 100016 100016:8:8 1252

Bài 2. Khoanh vào những phân số tối giản trong các phân số sau : Hs cả lớp 164 ; 52 ; 1524 ; 127 ; 1816 ; 5049

Bài 3. Khoanh vào phân số bằng phân số bằng phân số 43 : HS HTT 86 ; 105 ;

3 7 ;

2 1 ;

16 12 ; 53 Bài 4. Tính (theo mẫu) HS năng khiếu

Mẫu :

7 3 5 7 2

5 3 2 70

5 3

2

x x

x x x

x

6 1 126

2 4 6 11 3

11 6 2 24 33

11 6

2

x x x

x x x

x x

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

--- Ngày soạn: 9. 02.2019

(16)

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2019 BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 103: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS

1. Kiến thức: Biết quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số). Bước đầu thực hành quy đồng hai phân số.

- HSNK làm thêm được bài

2.Kĩ năng: Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số 3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng đồ dùng 1. GV: Bảng phụ 2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Chữa bài tập 2, 3 trong SGK.

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Giờ toán hôm nay các em sẽ học các cách qui đồng mẫu số các phân số.

2. Cách qui đồng phân số - GV nêu: Cho hai phân số

3 1

5 2 làm thế nào để được hai phân số có cùng mẫu số ?

- GV thống nhất với HS: Nhân tử số và mẫu số của phân số này với mẫu số của phân số kia.

3 1=

5 3

5 1

=

15 5 ;

5 2=

3 5

3 2

=

15 6 ;

- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số

15 5

15 6 ? - Từ hai phân số

3 1

5

2 chuyển thành hai phân số

15 5

15

6 gọi là qui đồng mẫu số hai phân số, 15 gọi là mẫu số chung.

- Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số?

- Gọi HS đọc kết luận 3. Thực hành

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- Học sinh đọc bài toán.

- Lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ phát biểu.

- Học sinh thực hiện.

- Lớp nhận xét: Đều có cùng mẫu số là 15.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 HS phát biểu.

- 2 HS đọc.

(17)

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi HS làm bài.

- Qui đồng mẫu số hai phân số

6 5

4 1ta nhận được các phân số nào?

- Hai phân số mới nhận được có mẫu số chung là bao nhiêu?

- Giới thiệu cách viết tắt mẫu số chung:

MSC Bài 2

- GV hướng dẫn HS tự làm bài vào vở.

C. Củng cố - dặn dò

- Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở

- HS theo dõi.

Đáp án a, 6

5=

4 6

4 5

=

24 20;

4 1=

6 4

6 1

=

24 6

- Được phân số

24 20;

24 6

- Là 24

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS tự làm bài và chữa bài.

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- Kể chuyện

TIẾT 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện( được chứng kiến hoặc được tham gia) nói vè một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn.

*KNS:

- Giao tiếp:bày tỏ suy nghĩ của mình, lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác - Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn trước đông người

- Ra quyết định: biết lựa chọn câu chuyện đúng chủ điểm 3.Thái độ: Hs mạnh dạn tự tin trước đông người.

- Tư duy sáng tạo: Nhớ chuyện, chọn lọc được các sự việc để kể gây ấn tượng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV - Sách truyện đọc lớp 4.

- Bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện. Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.

2. HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

(18)

- Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một người có tài ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn Hs kể chuyện(9’)

* Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.

- Yêu cầu đọc gợi ý trong Sgk.

*, Hướng dẫn kể chuyện:

- Có mấy phương án để kể câu chuyện ? - Gv nhấn mạnh:Đây là câu chuyện có thật +Kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối.

+ Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt (không theo cốt chuyện).

- Yêu cầu lập dàn ý cho bài kể chuyện.

c. Thực hành kể chuyện(20’)

- Gv yêu cầu kể chuyện trong nhóm . - Gv theo dõi, nhắc nhở.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Gv đưa ra tiêu chí cho Hs nhận xét.

+ Nội dung truyện có phù hợp không ? + Giọng kể có lôi cuốn, hấp dẫn ? + Có trả lời tốt các câu hỏi chất vấn ? - Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Những nhân vật trong các câu chuyện vừa kể có đặc điểm?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương học sinh.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

.

- 2 Hs đọc đề bài.

- 3 Hs nối tiếp đọc gợi ý Sgk..

- Có 2 hướng kể.

- Học sinh lắng nghe.

-Hs suy nghĩ chọn hướng kể chuyện.

- Hs lập dàn ý ra nháp.

- Thực hành kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện Hs kể trước lớp, trả lời câu hỏi của các bạn.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể câu chuyện hay nhất.

Có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt

--- Tập đọc

TIẾT 42: BÈ XUÔI SÔNG LA I. Mục tiêu: Giúp HS

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

2. Kĩ năng: HS đọc lưu loát toàn bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả

(19)

của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai. HTL bài thơ.

* BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK

III. Các ho t ạ động d y - h c ạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV yêu cầu 2 - 3 HS nối tiếp nhau đọc

“ Anh hùng lao động TĐN” và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Bài thơ Bè xuôi sông La sẽ cho các em biết vẻ đẹp của dòng sông La (một con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh) và cảm nghĩ của tác giả về đất nước, nhân dân.

2. Luyện đọc

- GV chia đoạn: Mỗi khổ là 1 đoạn - Cho HS đọc nối đoạn:

+ Lần 1: theo dõi và chỉnh sửa phát âm + Lần 2: theo dõi và yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó có trong đoạn đọc của mình.

+ Lần 3: Nhận xét, tuyên dương - Bài thơ đọc với giọng thế nào?

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu toàn bài.

3. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc bài thơ.

- Những loại gỗ quý nào đang xuôi dòng sông La?

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2, trả lời câu hỏi:

* BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường.

+ Sông La đẹp như thế nào?

- 2 - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và HS trả lời câu hỏi

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lớp theo dõi.

+ Đọc và sửa lỗi phat âm.

+ Đọc và giải và kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc nối tiếp.

- Nhẹ nhàng, trìu mến - Luyện đọc theo cặp

- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi trong SGK

- Lắng nghe

- 1 HS đọc lớp đọc thầm.

- Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa…

- Đọc thầm

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn

(20)

+ Chiếc bè gỗ được ví với các gì? Cách nói ấy có gì hay?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi:

- Vì sao đi trên bờ, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

- Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?

- Nội dung chính của bài?

=> Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, qua đó nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam.

4. Đọc diễn cảm - HTL

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ và nêu cách đọc của từng khổ trong bài.

- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗikhổ thơ.

- GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Sông La ơi sông La

……… hót trên bờ đê) .

- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).

- GV đọc mẫu.

- Gọi các nhóm thi đọc.

- Khuyến khích HS đọc thuộc lòng các khổ thơ.

- GV sửa lỗi cho các em.

C. Củng cố - dặn dò

- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp gì của cảnh

sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.

+ Chiếc bè gỗ được ví như đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông: Bè đi chiều thầm thì, Gỗ lượn đàn thong thả, Như bầy trâu lim dim, Đằm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.

- Đọc thầm

- Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai:

những chiếc bè gỗ được được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

- HS trả lời theo sự hiểu - 3 HS đọc to trước lớp

- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ - HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp

- Theo dõi

- HS luyện đọc theo cặp

- HS nghe.

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp

- Vài HS thi HTL các khổ thơ mình yêu thích.

- Lắng nghe - Vài HS nêu

(21)

vật, con người ? - GV nhận xét chung.

- Chuẩn bị bài: Sầu riêng

- Lớp theo dõi và ghi nhớ ---

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC

Trống Đồng Đông Sơn - Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) HS cả lớp

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) “Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiờn nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng

(22)

cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đó cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc.”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) HS HTT

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

Câu 1. Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn cho đất nước?

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

a. Nhờ tài năng xuất sắc, say mê nghiên cứu, ham học hỏi và có lòng yêu nước sâu nặng.

b. Nhờ tài năng xuất sắc, say mê nghiên cứu, cú ý thức hoàn thành nhiệm vụ Bác Hồ giao.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Câu 2. Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa.

b. Vì trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.

(23)

c. Nhờ tài năng xuất sắc, luôn nghiên cứu cải tiến các loại súng, quyết tâm đánh giặc Pháp.

d. Cả a, b, c đều sai.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

1. Đáp án: a

c. Cả a và b đều đúng.

d. Cả a và b đều sai.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

2. Đáp án: c

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

--- Khoa học

TIẾT 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH I. Mục tiêu

- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

* BVMT: GDHS ý thức BVMT không khí.

II. Đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống lon, vài mảnh giấy vụn, 2 miếng ni lông; dây chun, một sợi dây mềm bằng đồng; trống, điện thoại, túi ni lông, chậu nước.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Khi nào âm thanh phát ra?

- Hãy làm một số ví dụ để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra?

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Âm thanh do các vật rung động phát

- Khi có sự rung động của các vật - HS lần lượt tìm ví dụ

- Lắng nghe, nhận xét.

- Lắng nghe

(24)

ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt? Chúng ta tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay.

2. Bài mới

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh

* Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai.

* Cách tiến hành:

- Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?

- Để tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? chúng ta làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK/

84

- Yêu cầu 1 HS đọc thí nghiệm

- Các em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta gõ trống?

- Để xem các bạn đoán có đúng không, Các em hãy làm thí nghiệm trong nhóm 6. Các em chú ý giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông (có thể đặt cách khoảng 5 - 10 cm) - Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

- Vì sao tấm ni lông rung lên?

- Liên hệ kiến thức bài không khí, em hãy cho biết không khí có ở đâu?

- Vậy giữa mặt ống bơ và trống có gì tồn tại?

- Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni

- Là do khi gõ, mặt trống rung động tạo ra âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thí nghiệm

- Những mảnh giấy vụn sẽ nảy lên khi ta gõ trống và tai ta nghe thấy tiếng trống.

- Khi gõ trống ta còn thấy tấm ni lông rung

- Thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6

- Khi gõ trống em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẩu giấy vụn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và ta nghe thấy tiếng trống.

- Là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới.

- Không khí có ở khắp mọi nơi và ở trong chỗ rỗng của mọi vật.

- Có không khí tồn tại

- Không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, làm cho

(25)

lông rung động?

- Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào

Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó,.. và lan truyền trong không khí.

Khi rung động lan truyền đến miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động.

Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết/84 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn.

* Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.

* Cách tiến hành:

- Dùng túi ni lông buộc chặt chiếc điện thoại đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước.

- Gọi HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì?

- Thí nghiệm trên cho ta thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?

- Các em hãy tìm những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất lỏng và chất rắn?

Kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy đã có thể đánh tan lũ giặc.

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết/85

tấm ni lông rung động.

- Lớp không khí xung quanh cũng rung động theo.

- Lắng nghe

- 2 HS đọc mục bạn cần biết/84.

- Quan sát, theo dõi

- 2 HS lên bảng thực hiện và trả lời:

Em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu.

- Lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.

+ Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta vẫn nghe tiếng gõ.

+ áp tai xuống đất, ta có thể nghe tiếng xe cộ, tiếng chân người đi + Cá có thể nghe thấy tiếng chân người đi trên bờ, hay dưới nước để lẫn trốn.

- Lắng nghe

- 2 HS đọc

(26)

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn

* Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khia lan truyền ra xa nguồn âm.

* Cách tiến hành:

- Nêu thí nghiệm: Các em sử dụng trống, ông bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như ở hoạt động 1. sau đó 1 bạn trong nhóm cầm ống bơ đưa ống ra xa dần.

+ Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Em nhận xét xem âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi?

Vì sao?

- Hãy tìm những ví dụ trong thực tế chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm?

Kết luận: Âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm

d. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại

* Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn.

* Cách tiến hành:

- Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.

- Phát cho HS mẫu tin ngắn và yêu cầu HS truyền cho HS bên kia: 1 HS áp tai vào miệng lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại. yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì.

- Gọi 1 HS lên giám sát xem bạn nói có nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy

- Lắng nghe, thực hiện trong nhóm 6

+ Thì tấm ni lông rung động nhẹ hơn, các mẩu giấy cũng chuyển động ít hơn.

+ Âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.

+ Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi

+ ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp, nghe tiếng bạn đọc bài nhỏ dần đi.

- Lắng nghe

- Theo dõi GV làm.

- Lần lượt từng cặp HS lên thực hiện.

- 1 HS lên giám sát

(27)

thì người chơi bị phạm luật.

- Cùng HS nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã truyền tin thành công.

- Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?

C. Củng cố - dặn dò

- Âm thanh có thể lan truyền qua những thể nào ?

* BVMT: Em nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí?

- Bài sau: Âm thanh trong cuộc sống.

- Nhận xét

- Âm thanh truyền qua sợi dây đồng

- HS trả lời.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- Lắng nghe, thực hiện ---

HĐNGLL Văn hóa giao thông VA CHẠM XE ĐẠP

--- Ngày soạn: 10. 02.2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 02 năm 2019 BUỔI SÁNG

Tập làm văn

MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ( Trả bài viết)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.

3.Thái độ:Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ một số đồ vật trong Sgk: một số ảnh đồ vật, đồ chơi khác (nếu có). Giấy bút để làm bài kiểm tra.

- Bảng lớp viết dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1 . Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Viết bài(30’)

- Gv đưa đề bài, yêu cầu Hs đọc kĩ.

Đề 1: Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường.

- Hs trình bày sự chuẩn bị của mình.

- 2, 3 Hs nối tiếp đọc các đề bài.

- Lớp đọc thầm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực. 3.Thái độ: HS

2.Kĩ năng:- Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ:- HS

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ: HS

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết