• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 21

Ngày soạn: 3.2.2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017 Tập đọc

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn văn phù hợp với nội dung tự hào ca ngợi.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Yêu cầu Hs đọc bài: Bốn anh tài và trả lời câu hỏi 2, 3.

Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b Luyện đọc (12’)

- Gv chia bài làm 2 đoạn, yêu cầu Hs đọc nối tiếp bài.

Quan sát sửa sai

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài (10’)

Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Trống Đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?

- Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ? - Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?

- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?

- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt nam ta ?

Bài văn muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính.

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc đoạn.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Nổi bật trên hoa văn ...nhân văn sâu sắc”

- Gv nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Vì sao trống đồng Đông Sơn lại là niềm tự hào của người

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc đoạn ( 2 lần).

- Hs đọc chú giải.

- Học sinh đọc theo cặp.

Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, ...

- Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, ...

- Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn ..

- Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, ... là một bằng

chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời..

Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

- 2 học sinh nhắc lại.

- Hs đọc nối tiếp.

- Hs nêu cách đọc - Hs đọc thi.

- 1 hs trả lời

(2)

Việt nam ta ?

*QTE: GV liên hệ thực tế giáo dục HS trẻ em có nguyện vọng chính đáng:sống trong hoà bình…

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

Toán

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tiếp) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số. Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính.

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ toán, Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 2, 3 trong VBT - Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Nội dung(11’) Ví dụ 1: Sgk trang 109

- ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay 4 4

quả cam; ăn thêm 4

1

quả nữa, tức là ăn thêm 1 phần, vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần ?

Ví dụ 2: Sgk

- Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt chia cho mỗi người 1 phần, tức là 4

1

của từng quả cam.

Sau 5 lần chia như thế, mỗi người được mấy phần của quả cam ?

* NX: Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết là 1 phân số, chẳng hạn:

5 : 4 = 4 5

; 4 5

quả cam gồm mấy quả cam và mấy phần của quả cam ?

Gv: Do đó 4 5

quả cam nhiều hơn 1 quả cam. Phân số >

1 khi nào ? Nhỏ hơn 1 khi nào, bằng 1 khi nào ? c. Thực hành:

Bài tập 1(6’):

- Gọi học sinh nêu đề bài xác định nội dung + Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.

- Giáo viên nhận xét

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs nêu lại yêu cầu bài toán.

5 phần hay 4

5

quả cam.

- 5 phần hay 4

5

quả cam.

2 Hs nhắc lại.

- 1 quả cam và 4

1

quả cam.

- tử số> mẫu số và ngược lại, tử số

(3)

Bài tập 2:(7’)

- Y/c HS q/sát kĩ 2 hình và yêu cầu tìm phân số chỉ phần đã tô màu của từng hình.

- GV y/c giải thích bài làm của mình.

- Gv nhận xét,củng cố.

Bài tập 3:(6’)

+ Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

+ Hỏi: Phân số như thế nào thì lớn hơn 1?

+ Phân số như thế nào thì bằng 1?

+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1?

- Yêu cầu HS làm vào vở.

- Gv giúp đỡ học sinh.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Khi nào phân số lớn hơn 1, nhỏ hơn 1, bằng 1 ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

bằng mẫu số

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm- đọc bài làm của mình.

- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.

- 2 em lên bảng làm bài + Lớp làm vở.

9 : 7 = 7

9

; 8 : 5 = 5

8

19 : 11 = 11

19

; 2 : 15 = 15

2

- Hs suy nghĩ làm bài và báo cáo Đán án:a) 6

7

b) 12

7

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- HS lần lượt nêu nhận xét về phân số lớn hơn 1, bằng 1, bé hơn 1.

- Hs làm bài và báo cáo.

+ Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số.

- HS đọc kết quả so sánh.

a) Phân số bé hơn 1:

3 4;

6 10;

9 14

b) Phân số bằng 1:

24 24

c) Phân số lớn hơn 1:

7 5;

19 17

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs trả lời Chính tả( Nhớ - viết)

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn (r /d /gi) dấu hỏi, ngã.

(4)

2.Kĩ năng: Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài: “Chuyện cổ tích về loài người”. Trình bày đúng các khổ thơ dòng thơ 5 chữ

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gv đọc cho Hs viết: chuyền bóng, xung phong, tuốt lúa, cuộc chơi.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết(20’) - Gv đọc đoạn thơ cần viết

- Yêu cầu hs đọc 4 khổ thơ đầu của bài.

- 4 Khổ thơ cho con biết điều gì?

*QTE: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người…..

- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, hay sai - HD viết từ khó:

- GV nhận xét

- Gv lưu ý hs: Đây là thể thơ 5 chữ ta cần viết lùi vào so với lề 2 ô li.

- Gọi Hs đọc lại bài chuẩn bị viết - Yêu cầu Hs nhớ, viết lại 4 khổ thơ.

- Gv theo dõi, nhắc nhở Hs viết bài.

- Đọc cho HS soát lỗi - Gv thu 5 bài nhận xét

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

c. Hướng dẫn làm bài tập(9’)

Bài tập 2a: Tìm các âm đầu r /d /gi điền vào chỗ trống cho phù hợp.

- Gv cho Hs tự suy nghĩ, tìm từ để điền từ cho phù hợp.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a

- Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Gv tổ chức cho Hs thi tiếp sức để làm bài - Gv theo dõi, nhắc nhở hs chơi.

3. Củng cố, dặn dò(5’) - Củng cố cho Hs khi viết r/gi/d - Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs lên bảng viết bài, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

- Lớp lắng nghe

- 1 Hs đọc 4 khổ thơ. Lớp đọc thầm lại bài.

- Mọi vật trên trái đất sinh ra đèu vì trẻ em

- Học sinh chú ý lắng nghe - Hs tìm, báo cáo

- 2 Học sinh viết bảng, lớp viết nháp.

- Chữa, nhận xét.

- Hs đọc lại bài - Hs viết bài

- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, 1 Hs làm bảng phụ - Lớp chữa bài.

Đáp án: Mưa giăng, theo gió, Rải tím - 1 Hs đọc lại bài hoàn chỉnh.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thi tiếp sức, 2 đội mỗi đội 4 em.

- Thi điền nhanh và đúng.

- Lớp nhận xét.

Đáp án:

- dáng thanh, thu dần, một điểm, rắn

(5)

chắc, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn.

Đạo đức

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu dược ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

2.Kĩ năng: Cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với người cư xử bất lịch sự.

II. CÁC KĨ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ màu.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với người lao động ? Vì sao ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(10’): Truyện kể: Chuyện ở tiệm may

- Gv kể chuyện.

- Yêu cầu Hs đọc thầm lại câu chuyện, trao đổi để trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện nói trên ?

+ Nếu em là Trang, em sẽ khuyên bạn điều gì ? Vì sao ?

- Gv nhận xét, kết luận: Trang là người lễ phép vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc lại truyện

+ Bạn Trang: lễ phép, lịch sự.

+ Hà: chưa lễ phép.

- Cần lễ phép với người xung quanh.

- Hs lắng nghe.

- Mọi người quý mến.

- Làm việc cả lớp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs giơ thẻ màu.

- HS giải thích.

(6)

người khác. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử lịch sự.

- Lịch sự đem lại điều gì cho chúng ta ?

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’): Làm bài tập 1. Sgk - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ màu.

- Yêu cầu các em giải thích vì sao lại chọn như vậy.

* Kết luận: Các việc làm b, d là đúng.

Các hành vi a, c, đ là sai.

Hoạt động 3(7’): Làm bài tập 3. Sgk - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thảo luận tìm biểu hiện lịch sự với mọi người.

- Gv nhận xét, kết luận: Phép lịch sự thể hiện: nói năng nhẹ nhàng, biết lắng nghe, cảm ơn, xin lỗi, ..

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Tại sao em phải lịch sự với mọi người?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà vận dụng, thực hành tốt.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo.

- 1 hs trả lời

Lịch sử

NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.

- Nhà Hậu Lê Đã tổ chức được một bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.

2.Kĩ năng: Nêu được những ND cơ bản của Bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê - Các hình minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

(7)

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16 - GV nhận xét việc học ở nhà.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- Treo tranh cảnh triều đình vua Lê (SGK/47)

Tranh vẽ cảnh gì? Em cảm nhận được gì qua bức tranh?

*Giới thiệu: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng..

b. Các hoại động

Hoạt động 1(12’): Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua

- HS thực hiện yêu cầu

- Quan sát tranh.

+ Tranh vẽ cảnh triều đình vua Lê rất, cho thấy triều dình vua Lê rất uy nghiêm, vua ngồi trên ngai vàng cao, phía dưới có ngai vàng có các quan đứng hầu vua, có người quỳ, cho thấy uy quyền của vua rất lớn,...

- Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi:

- Nhà Hậu Lê Ra đời vào thời gian nào? - Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đông đô ở đâu?

- Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?

- Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?

Vậy cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê. GV vẽ sơ đồ bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê

- HS đọc thầm SGK, trả lời các câu hỏi + Nhà hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, láy tên là nước Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Lăng.

+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt vói triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỷ thứ 10.

+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.

- HS nghe và trình bày lại về tổ chúc nhà máy hành chính nhà nước thời Lê.

- Hãy tìm những sự việc thể hiện dưới thời Hậu Lê, vua

là người có quyền tối cao? - HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời:

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có uy quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội .

Hoạt động 2(13’) Bộ luật Hồng Đức

- Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ? - Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức ?

- Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470- 1497) -Nêu những ND chính của Bộ luật Hồng Đức?

- Bộ luật Hồng Đức đã có t/dụng như thế nào Trong việc cai quản đất nước ?

+ ...đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng Đức, Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.

- HS trả lời theo hiểu biết.

+ Là bảo vệ quyền của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế;

giữ gìn truyền thống của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền,

(8)

- Luật Hồng Đức đã có điểm nào tiến bộ

*KL: Luật Hông Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất đai ….

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?

- Tổng kết giờ học, yêu cầu về nhà chuẩn bị bài sau.

phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.

- 1 hs trả lời

- Cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông (nếu có thời gian)

- Một số HS trình bài trước lớp.

Ngày soạn: 4.1.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết đọc, viết phân số.

- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết phân số, kĩ năng thực hiện tính.

3.Thái độ: GD HS tính cẩn thận. tự giác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 3.VBT - Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Gv hướng dẫn hs làm bài tập.

Bài tập 1(5’)

- Gọi học sinh nêu đề bài xác định nội dung

- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 2(6’)

- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS tự làm vào vở.

- Gọi HS lên bảng viết các phân số.

- 1 Hs lên bảng làm bài tập.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài. Đọc các số đo đại lượng dưới dạng phân số.

- Một em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- 2 HS lên bảng viết các phân số.

- HS đọc miệng các phân số.

+ Một phần hai ki-lô-gam + Năm phần tám mét.

+ Mười chín phần mười hai giờ.

(9)

+ Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét và chữa bài . - GV nhận xét

Bài tập 3(6’)

+ Yêu cầu học sinh nêu đề bài.

+ Yêu cầu HS làm vào vở.

+ Gọi HS lên bảng viết các phân số.

- Nhận xét Bài tập 4(6’)

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - Gv nhận xét.

Bài tập 5 (6’)

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số?

- Đọc, viết các phân số sau: 9 7

; 8 12

; 6 45

; - Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

+ Sáu phần một trăm mét.

- Vài HS đọc lại các số đo đại lượng đó

- HS nêu y/cầu

- HS viết bảng HS còn lại làm bài vào vở.

4 1

, 10

6

, 85

18

, 100

72

.

- 1 Hs nêu

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trao đổi.

- Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số.

8 = 1

8

; 14 = 1

14

; 32 = 1

32

; 0 = 1

0

; 1 = 1

1

. - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs làm bảng - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs làm bảng - Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs trả lời Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (BT3, BT4).

2.Kĩ năng: nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe.

3.Thái độ: GD HS biết quí trọng và giữ gìn sức khoẻ.

II. ĐỒ DÙNG

- Bút dạ; phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’) Luyện tập về câu kể Ai làm gì?

(10)

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì ? trong đoạn viết.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - Ghi bảng b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(10’)

- GV cho HS đọc nội dung bài tập.

- GV phát phiếu cho các nhóm. Cho HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

Bài tập 2 (9’)

- GV nêu yêu cầu của BT2.

- GV dán lên bảng 3-4 tờ phiếu, phát bút dạ mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức..

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài tập 3:(6’)

- Cách tổ chức hoạt động tương tự như BT2, HS đọc thuộc lòng các thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh các từ ngữ; viết vào vở lời giải đúng .

Bài tập 4(5’) - GV gợi ý :

+ Người “Không ăn không ngủ”được là người như thế nào ?

+ “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào?

+ Người “ăn được ngủ được” là người như thế nào?

+ “ Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì ? - GV chốt lại.

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền:

ăn, ngủ, vui chơi, học hành..

3. Củng cố dặn dò(4’)

- Đọc thuộc 1 số thành ngữ về sức khỏe - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc đoạn văn - Lớp theo dõi, nhận xét

- 1 HS đọc nội dung BT (đọc cả mẫu).

- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

a/ Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí…

b/ Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn

- HS trao đổi theo nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.

- HS viết vào vở hoặc VBT

VD: bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt, …

- HS các nhóm đọc kết quả. Tổ trọng tài và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

a) Khoẻ như : trâu - voi - hùm

b) Nhanh như : cắt (chim cắt) - gió - chớp - điện - sóc

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS phát biểu ý kiến.

Tiên: những nhân vật trong cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng (Sướng như tiên).

+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt.

+ Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện( được chứng kiến hoặc được tham gia) nói vè một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: Hs mạnh dạn tự tin trước đông người.

(11)

II. CÁC KĨ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Giao tiếp:bày tỏ suy nghĩ của mình, lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác - Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn trước đông người

- Ra quyết định: biết lựa chọn câu chuyện đúng chủ điểm

- Tư duy sáng tạo: Nhớ chuyện, chọn lọc được các sự việc để kể gây ấn tượng III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách truyện đọc lớp 4.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một người có tài ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn Hs kể chuyện(9’)

* Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.

- Yêu cầu đọc gợi ý trong Sgk.

* Hướng dẫn kể chuyện:

- Có mấy phương án để kể câu chuyện ? - Gv nhấn mạnh: Đây là câu chuyện có thật + Kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối.

+ Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt (không theo cốt chuyện).

- Yêu cầu lập dàn ý cho bài kể chuyện.

c. Thực hành kể chuyện(20’)

- Gv yêu cầu kể chuyện trong nhóm . - Gv theo dõi, nhắc nhở.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Gv đưa ra tiêu chí cho Hs nhận xét.

+ Nội dung truyện có phù hợp không ? + Giọng kể có lôi cuốn, hấp dẫn ? + Có trả lời tốt các câu hỏi chất vấn ? - Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Những nhân vật trong các câu chuyện vừa kể có đặc điểm?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc đề bài.

- 3 Hs nối tiếp đọc gợi ý Sgk..

- Có 2 hướng kể.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs suy nghĩ chọn hướng kể chuyện.

- Hs lập dàn ý ra nháp.

- Thực hành kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện Hs kể trước lớp, trả lời câu hỏi của các bạn.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể câu chuyện hay nhất.

- Có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt

(12)

Khoa học

BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch, những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí: khói khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.

2.Kĩ năng: Biết thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn bầu không khí luôn trong lành

* GDBVMT: Thấy được tác hại của việc không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như với sự sống của sinh vật, có thái độ giữ gỡn, bảo vệ bầu không khí trong sạch.=>Ý thức BVMT.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sưu tầm các tranh ảnh hình vẽ về các hạot động bảo vệ bầu không khí.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1 Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Yêu cầu Hs quan sát hình 80, 81. Sgk trả lời câu hỏi:

+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Gv giúp đỡ hs trong quá trình tìm hiểu.

*BVMT: Gv nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu Hs liên hệ bản thân, gia đình kể những việc đã và sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch…Ý thức BVMT.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(10’): Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ:

+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí.

- Gv đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ các em cùng tham gia.

- Trình bày và đánh giá.

- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình. Trình bày kết

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs quan sát tranh Sgk theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi.

- Những việc nên làm:

+ H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi. H2:

Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc. H3, 5, 6, 7.

- Những việc không nên làm:

H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.

- Hs đọc lại.

- Hs hoạt động nhóm.

- Hs vẽ tranh cổ động, dành cho Hs có năng khiếu vẽ

(13)

quả thảo luận.

* Bạn cần biết: sgk 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em sẽ làm những gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ? - Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs

- Chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm cử đại diện trình bày và phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

Hs đọc - 1 hs trả lời

Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.

2.Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Các bản đồ tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu đặc điểm của đồng Bằng Nam Bộ?

- Nhận xét 2 Bài mới

a.Giới thiệu (1’)

b. Nhà ở của người dân

*Hoạt động 1(12’): Làm việc cả lớp - Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

- Người dân làm nhà ở đâu

- Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì?

- Ngày nay, diện mạo làng quê ở NB có gì thay đổi?

- 2 hs nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- Hs dựa vào sgk và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ yếu là người lính, khơ me, chăm, hoa.

- Hs quan sát H2 và trả lời:

+ Ở Tây NB người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Vì ở đây sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại.

+ Xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở nơi đây.

+ Ngày nay diện mạo làng quê NB đã có sự thay đổi. Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được xây dựng. Đời sống mọi mặt của mọi người dân được nâng cao.

(14)

*Hoạt động 2(13’): Làm theo nhĩm - Chia lớp thành 6 nhĩm

- Trang phục thường ngày của người dân ở ĐBNB trước đây cĩ gì đặc biệt?

Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?

- Trong lễ hội thường cĩ những hoạt động nào? Kể tên những lễ hội nổi tiếng?

- GV kết luận, rút ra bài học.

3. Củng cố dặn dị (4’)

- Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Các nhĩm thảo luận theo các ND y/c.

Dựa vào sgk, tranh ảnh - Đại diện các nhĩm trả lời.

- Các nhĩm khác nhận xét.

- Là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn + Người dân ở ĐBNB thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa và những điều may trong c/s.

+ Các lễ hội nổi tiếng là lễ hội bà chúa ở châu đốc (An Giang); hội Xuân Núi Bà (Tây Ninh) lễ cúng Trăng của đồng bào khơ me, Lễ tế thần cá ơng (Cá voi) của các làng chài ven biển. Trong các lễ hội trường cĩ các hoạt động; múa hát, dâng hương.

- Hs đọc bài học.

Hoạt động ngồi giờ lên lớp GẶP MẶT ĐẦU XUÂN I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết tổ chức họp mặt đầu xuân vào buổi học đầu tiên sau những ngày nghỉ Tết. Phát động nuơi lợn tiết kiệm.

2.Kĩ năng: Rèn cho tính đồn kết, thân thiện, chia sẻ, biết cách tổ chức.. trong cuộc sống.

3.Thái độ: HS có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. ĐỒ DÙNG

Những mĩn quà gĩp vui liên hoan, con lợn đất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khởi động (4’)

- Cả lớp hát 1 số bài hát về Tết 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- Gv nêu yêu cầu thực hiện của tiết học.

b. Nội dung

*Chuẩn bị

- Gv hướng dẫn Hs sắp xếp bánh kẹo như đã nhắc trước vào buổi cuối cùng của năm học trước.

- HS chuẩn bị kể những việc mình đã làm gì trong những

- Cả lớp hát

- HS lắng nghe

- Các tổ trưởng hướng dẫn các bạn trong tổ thực hiện.

- HS chuẩn bị.

(15)

ngày nghỉ Tết.

* Tổ chức thực hiện

- Tuyên bố lý do, thông qua chương trình.

- GV chủ nhiệm chúc Tết và tặng quà cho lớp.

- Đại diện cán bộ lớp chúc Tết và tặng quà cho thầy cô giáo và các bạn.

- Cho Hs liên hoan - Phát động Hs nuơi lợn đất

- HS kể chuyện về những việc mình làm trong các ngày Tết 3. Củng cố, dặn dị(3’)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dị chuẩn bị tiết sau

- Lắng nghe

- Lớp liên hoan

- Hs hưởng ứng nuơi lợn đất

Ngày soạn: 5.2.2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017 Tốn

PHÂN SỐ BẰNG NHAU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số. Bước đầu nhận ra phân số bằng nhau.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết phân số.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các băng giấy hoặc hình vẽ trong sgk.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu Hs làm bài tập 3 VBT - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn Hs nhận biết 4 3

= 8 6

và nêu được tính chất cơ bản của phân số(12’)

- Gv hướng dẫn Hs quan sát hai băng giấy và nêu câu hỏi:

- So sánh hai băng giấy ?

- Băng giấy thứ nhất được tơ màu như thế nào ? Băng giấy thứ hai được tơ màu như thế nào ?

- Em cĩ nhận xét gì về số lượng mảng giấy được tơ màu ở cả hai băng giấy ?

- So sánh 4 3

8 6

?

* Gv giới thiệu 4 3

8 6

là hai phân số bằng nhau.

- Gv hướng dẫn để Hs viết được:

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp kiểm tra chéo bài, nhận xét.

- Hs quan sát hai băng giấy.

- Hai băng giấy bằng nhau.

- Băng giấy thứ nhất được tơ màu 4

3

, băng giấy thứ hai được tơ màu 8

6

- Số lượng mảng giấy được tơ màu là

(16)

4 3

= 4 2 2 3

= 8

6

; 8 6

= 8 2 2 6

= 4

3

Muốn tìm 1 phân số bằng với phân số đã cho ta làm như thế nào?

Quy tắc: Sgk c. Thực hành Bài tập 1(8’)

- Gọi 1 em nêu nội dung đề bài Chẳng hạn:

3 5

3 2 5 2

=15 6

Ta có: hai phần năm bằng sáu phần mười lăm.

-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở -Gọi HS lên bảng sửa bài.

-Yêu cầu HS tìm các phân số còn lại -Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.

- Gv nhận xét.

- Gv củng cố bài: Cách tìm phân số bằng với phân số đã cho.

Bài tập 2(5’)

Gọi hs đọc yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức.

- Hãy so sánh giá trị của 18 : 3 và (18 x 4 ) : (3 x 4) ?

Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ?

Hãy so sánh giá trị của:

81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)?

Vậy khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ?

- GV gọi HS đọc lại nhận xét của SGK.

Bài tập 3(5’)

- GVgọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài và nêu cách làm.

- gv nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Thế nào là hai phân số bắng nhau ? - Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

bằng nhau.

4

3

= 8

6

- Học sinh tự viết để phát hiện qui tắc Sgk.

Nhân( chia) cả tử số và mẫu số với(cho) cùng 1 số tự nhiên khác 0 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 4 em lên bảng

- Lớp làm vào vở nháp

a) 15

6 3 5

3 2 5

2

; 14

8 2 7

2 4 7

4

;

32

12 4 8

4 3 8

3

x x

; 5

2 3 : 15

3 : 6 15

6

7

3 5 : 35

5 : 15 35

15

; 2

6 8 : 16

8 : 48 16

48

b/ 6

4 3 2

; 10

3 60 18

; 4

7 32 56

; 16

12 4 3

- Học sinh khác nhận xét bài bạn.

- 1 hs đọc

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 18 : 3 = 6

(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 b) 81 : 9 = 9

( 81 : 3) : (9: 3) = 27 : 3 = 9 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4)

+ Khi ta thực hiện nhân cả hai số bị chia và số chia của một phép chia vơí cùng một số tự nhiên khác 0 thì

thương không thay đổi.

(17)

81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3)

+ Khi ta thực hiện chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia vơí cùng một số tự nhiên khác 0 thì

thương không thay đổi.

- HS lần lượt đọc trước lớp.

- Hs làm bài và báo cáo - Hs nhận xét

- 1 hs trả lời.

Tập đọc

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Anh hùng Lao động, tiện nghi.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Anh hùng Lao đông Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

3.Thái độ: Tự hào về đất nước, các danh nhân.

II. CÁC KĨ NĂNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân - nhận biết được tầm quan trọng của lòng yêu nước.

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận về nhân vật Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa rút ra được bài học về lòng yêu nước

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh hoạ bài học.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn + trả lời câu hỏi 2, 3 Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

- 2 Hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc cả bài

- Hs nối tiếp đọc đoạn lần 1

(18)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài làm 4 đoạn, yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Yêu cầu Hs đọc đoạn 1 để trả lời:

- Em hãy nêu lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa?

- Đọc đoạn 2, 3 để trả lời câu hỏi:

- Em hiểu: “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc” nghĩa là gì ?

- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp lớn gì trong kháng chiến ?

- Nêu những đóng góp của ông trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc đoạn còn lại để trả lời: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào ?

- Nhờ đâu ông có những cống hiến lớn như vậy ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Bài văn muốn ca ngợi ai ?

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “ Năm 1946 ... lô cốt của giặc”.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Bài văn muốn ca ngợi ai?

- Hãy kể thêm những anh hùng lao động khác mà em biết ?

- Hs nối tiếp đọc đoạn lần 2.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp.

- Tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Năm 1935, ông sang Pháp học đại học.

- Học sinh đọc thầm.

- Nghe theo tình cảm yêu nước ...

- Chế ra nhiều loại vũ khí có sức công phá lớn: súng Ba - dô - ca, ...

- Xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà...

Những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc

- Năm 1948 ông được phong thiếu tướng, 1952 được tuyên dương anh hùng lao động, được giải thưởng Hồ Chí Minh.

- Yêu nước, hết lòng vì dân vì nước.

Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa

- Ca ngợi Anh hùng Lao đông Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ ...

- 2 học sinh nhắc lại.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- Hs nêu cách đọc.

- Hs thi đọc

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - 1 hs kể

(19)

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài Bè xuôi sông La

Ngày soạn: 2. 2.2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017 Toán

RÚT GỌN PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết phân số tối giản ( trường hợp đơn giản).

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng rút gọn phân số.

3.Thái độ: GD HS tính chính xác, cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Tìm phân số bằng với phân số 15

10

- Nêu tính chất cơ bản của phân số ? - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Rút gọn phân số(10’) Gv nêu: Cho phân số 15

10

. Tìm phân số bằng phân số trên nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.

- Làm thế nào để tìm được phân số đó ?

* Gv kết luận: Phân số 15

10

được rút gọn thành phân số 3

2

hay 3

2

là phân số được rút gọn từ phân số 15

10

.

- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

* Qui tắc: Sgk

Ví dụ 1: Rút gọn phân số 8

6

8 6

= 8 2

2 6

= 4

3

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- HS: Dựa vào tính chất cơ bản của phân số.

15 10

= 15 5

5 10

= 3

2

- Hs nhắc lại

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng...

- 2 Hs đọc sgk.

- 2 Hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào nháp.

- Chữa, nhận xét.

- Không rút gọn được

(20)

- Phân số 4

3

có rút gọn được nữa không ? Vì sao ?

Ví dụ 2: Rút gọn phân số 54

18

- Nêu các bước để rút gọn phân số ?

* Kết luận: Sgk c. Thực hành

Bài tập 1(8’): Rút gọn phân số

- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc các em rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Khi rút gọn có thể có một số bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau.

- GV theo dõi, nhận xét

Bài tập 2:(6’) Trong các phân số sau...

- GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 3:(6’)

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu các bước rút gọn phân số ? - Thế nào là phân số tối giản ?

- vì là phân số tối giản.

- 1 Hs lên bảng làm - 2 Hs đọc trong Sgk.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

3

2 2 : 6

2 : 4 6

4

2

3 4 : 8

4 : 12 8

12

5

3 5 : 25

5 : 15 25

15

2

1 11 : 22

11 : 11 22

11

2

1 5 : 10

5 : 5 10

5

4

1 3 : 12

3 : 3 12

3 25 : 300

25 : 75 300

75

- Hs nhận xét

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả.

a) Phân số 3

1

là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.

Tương tự với phân số 7

4

, 73

72

cũng vậy

b) Phân số 12

8

; 36

30

là phân số rút gọn được. Phân số rút gọn được là:

12 8

= 3

2

; 6

5 36 30

- Hs nhận xét

- Hs làm vào vở và báo cáo.

72 54

4 3 12

9 36

27

- Hs nhận xét.

- Chia cả tử số và mẫu số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0

(21)

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.

3.Thái độ:Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ một số đồ vật trong Sgk: một số ảnh đồ vật, đồ chơi khác (nếu có). Giấy bút để làm bài kiểm tra.

- Bảng lớp viết dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:

1 . Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Viết bài(30’)

- Gv đưa đề bài, yêu cầu Hs đọc kĩ.

- Yêu cầu xác định những từ quan trong trong đề cần gạch chân.

- Gv hướng dẫn Hs chỉ chọn một trong ba đề để làm.

- Đề em chọn yêu cầu gì ? - Gv yêu cầu Hs viết bài vào vở.

- Gv theo dõi, nhắc nhở các em làm bài.

3. Củng cố, dặn dò(5’) - Thu bài

- Nhận xét giờ học: Tuyên dương học sinh làm bài nghiêm túc trong giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs trình bày sự chuẩn bị của mình.

- 2, 3 Hs nối tiếp đọc các đề bài.

- Lớp đọc thầm.

- 1 Hs lên bảng gạch chân những từ quan trọng trong đề.

- Hs đọc kĩ đề, suy nghĩ chọn đề để làm. Lớp đọc thầm.

- Hs tự giác viết bài.

- Hs thu bài.

Khoa học ÂM THANH I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra.

2.Kĩ năng: Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm vật phát ra âm thanh.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ống bơ, sỏi, trống, giấy vụn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Một số biện pháp bảo vệ bầu không khí - 2 Hs nêu- Lớp nhận xét

(22)

trong sạch?

- Kiểm tra sự dụng cụ thí nghiệm của Hs.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(7’): Các âm thanh xung quanh - Nêu các âm thanh mà em biết ?

- Những âm thanh nào do con người tạo ra

?

- Những âm thanh nào thường nghe vào buổi sáng ? Những âm thanh nào thường nghe vào buổi tối ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(6’):vThực hành tạo ra âm thanh

- Gv chia nhóm, yêu cầu Hs thảo luận tìm các cách làm vật phát ra âm thanh.

- Gv nhận xét, kết luận.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 3 (7’): Khi nào vật phát ra âm thanh

- Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi phát ra âm thanh hay không ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 4(5’): Trò chơi: Tiếng gì ? - Gv phổ biến cách chơi và luật chơi.

- Cho HS chơi thử, chơi thật.

- Gv theo dõi, nhắc nhở.

* Kết luận: Sgk

3. Củng cố, dặn dò:(4') - Âm thanh do đâu mà có?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Làm việc cả lớp.

- Tiếng gà gáy, đài, tivi, xe cộ, nước chảy, ...

- Còi, đài, ti vi, tiếng va đập, ..

- Hs phát biểu.

- 2 Hs đọc

Làm việc theo nhóm.

- Hs trao đổi thảo luận trong nhóm.

- Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc SGK

- Hs làm thí nghiệm “gõ trống” như hướng dẫn Sgk.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc

- Học sinh chơi thử.

- Hs tham gia chơi - 1 Hs đọc

- Do vật rung động phát ra

Ngày soạn: 7.2.2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Rút gọn được phân số.

2.Kĩ năng: Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực. 3.Thái độ: HS

2.Kĩ năng:- Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ:- HS

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ: HS

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài,

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài,