• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16

NS: 17 / 12 / 2021

NG: 20 / 12 / 2021 Thứ 2 ngày 20 tháng 12 năm 2021

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được hai cách MB (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1) - Viết được đoạn MB cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

+ Gd HS biết giữ gìn, yêu quí đồ dùng học tập của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trong bài văn tả đồ vật:

+ MB trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.

+ MB gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào gt đồ vật định tả.

+ Bút dạ, 3-4 tờ giấy trắng để HS làm BT2.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

T/c HS mở hộp quà bí mật:

+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật đã học?

+ Nêu cách mở bài trực tiếp?

+ Nêu cách mở bài gián tiếp?

- Hs lần lượt mở hộp quà - trả lời + Có 2 cách :Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp.

+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả

+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

- GV mở bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài để giới thiệu: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn kể chuyện

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài tập 1: 10’

- Y/c HS tiếp nối nhau đọc yc bài tập.

- Y/c HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.

+ Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 2: 20’

- GV nhắc HS:

- 2 HS tiếp nối nhau đọc.

- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn.

+ Điểm khác nhau:

. Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật cần tả.

. Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

(2)

+ Bài tập chỉ y/c viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.

+ Phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau: một đoạn viết theo cách trực tiếp, đoạn kia viết theo cách gián tiếp.

- GV phát giấy cho 3-4 HS.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn viết dược đoạn mở bài hay nhất.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS nghe.

- Mỗi HS luyện viết đoạn mở bài theo 2 cách; viết vào VBT.

- HS tiếp nối nhau đọc bài viết.

+ Cách 1 trực tiếp: Chiếc bàn học sinh này là người bàn ở trường thân thiết, gần gũi với tôi đã hai năm nay.

+ Cách 2 gián tiếp: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, gia đình của tôi vì nơi đây tôi có bố mẹ và các anh chị em thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen, gắn bó với tôi. Nhưng thân thiết và gần gũi nhất có lẽ là chiếc bàn học xinh xắn của tôi 3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp khác nhau như thế nào?

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn và chuẩn bị bài sau.

+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả

+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ - CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ TÀI NĂNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người;

- Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2) ; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+ GD HS biết trân trọng những người tài, cũng như biết bảo vệ tài nguyên của đất nước.

* Giảm bài tập 4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Từ điển TV, bảng phụ

- HS: 4 - 5 tờ giấy phiếu khổ A4 kẻ bảng phân loại từ ở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: 5’

(3)

- Tổ chức chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật.

- Các phiếu lá thăm có thể sử dụng:

? Trong câu kể Ai làm gì? CN chỉ gì?

? Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?

thường do loại từ nào tạo thành?

? Đặt một câu kể Ai làm gì?

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới 2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: 10’

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Chia nhóm 4 HS trao đổi thảo luận và tìm từ, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”

b) Tài có nghĩa là “tiền của”

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 2: 10’

- HS đọc yêu cầu, tự làm bài.

- Gọi HS đọc câu đã đat với từ. Chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a/

- HS cả lớp n/x câu bạn đặt. Sau đó HS khác n/x câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.

- Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành như nhóm a.

Bài 3: 10’

- Y/c HS đọc yêu cầu.

- Nghĩa bóng của các câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người?

- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học (đã viết) có nội dung đã nêu ở trên.

+ Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV: Trong 3 câu đã cho có 2 câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người

Bài 4: giảm tải

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Các em đã tìm hiểu những từ ngữ thuộc chủ điểm nào trong giờ học này?

- HS truyền tay nhau chiếc hộp theo nhạc. Hết nhạc HS bốc thăm, trả lời câu hỏi.

+ Ai ( cái gì, con gì) ? + Danh từ

- HS đặt câu.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc.

- Hoạt động trong nhóm.

- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.

- Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được.

a) Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.

b) Tài nguyên, tài trợ, tài sản.

- HS đọc, tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV 4.

- HS đọc câu đã đặt:

- 1 HS đọc thành tiếng.

a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.

b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.

+ Suy nghĩ và nêu.

a/ Người ta là hoa đất.

b/ Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

- HS cả lớp nxét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.

- Thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng.

- Lắng nghe và ghi nhớ

(4)

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Giúp HS nhận ra rằng: Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên. Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Thực hiện phép chia số TN cho số tự nhiên mà viết thương dưới dạng phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Giáo dục HS có ý thức vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng toán 4 - HS: SGK, VBT, VỞ ÔLY

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - Gọi HS đọc, viết các phân số sau

29 5 ;

100 75 ;

107

22 ; 1923 ;

100 80

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: các em đã biết cấu tạo và ý nghĩa của phân số. Hôm nay cô trò ta sẽ vào phân số và phép chia số tự nhiên.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:(12’) Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0: 15’

a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên

+ Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam?

+ Em có nhận xét gì về phép chia trên?

+ Vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta được kết

- LP điều hành lớp hát và vận động tại chỗ

- HS trả lời nhanh

- HS lắng nghe.

a) Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em.

Mỗi em được:

8 : 4 = 2 (quả cam)

+ Số bị chia và số chia là các số tự nhiên khác 0.

+ Kết quả là một số tự nhiên

(5)

quả như thế nào?

=> Khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương làm một số tự nhiên.

Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện được như vậy

b) Trường hợp thương là phân số - Gọi HS đọc bài toán.

+ Để tìm mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ta làm như thế nào?

+ 3 có chia hết cho 4 không?

=> Vì 3 không chia được cho 4 nên ta thực hiện chia như sau: Chia một cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi em một phần

+ Sau mỗi lần chia thì mỗi bạn được bao nhiêu phần cái bánh?

+ Sau mấy lần chia thì hết 3 cái bánh?

+ Sau 3 lần chia thì mỗi bạn được bao nhiêu phần cái bánh?

+ Sau ba lần chia, mỗi em được mấy phần cái bánh?

=> Sau 3 lần chia bánh như thế, mỗi em sẽ được 3 phần. Ta nói mỗi em được

4 3

cái bánh.

Ta viết: 3 : 4 =

4

3 ( cái bánh)

+ Phép chia 3 : 4 có tìm được thương là số tự nhiên không?

=> Vậy ta có thể dùng phân số để biểu thị phép chia đó. Ta có 3 : 4 =

4 3

b) Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em.

Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?

Chia đều 3 cái bánh cho 4 em

+ Để tìm mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ta làm thực hiện phép chia 3 : 4

+ 3 không chia hết cho 4

+ Mỗi em được

4

1của một cái bánh + Sau ba lần chia thì hết 3 cái bánh + Sau 3 lần chia, mỗi bạn được

4

3 cái bánh

+ Mỗi em được

4

3 cái bánh.

- HS nghe và nhắc lại.

+ Không tìm được thương là một số tự nhiên vì 3 không chia hết cho 4.

+ Thương trong phép chia 8: 4 = 2 là một số tự nhiên còn thương trong phép

(6)

*Thương trong phép chia 3: 4 =

4

3 có gì khác so với thương trong phép chia 8:4=2 ?

=> Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số.

c) Nhận xét

* Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết được ở dưới dạng nào nữa?

- Yêu cầu HS tìm thương của phép chia 8 : 4; 3 : 4 ; 5 : 5

3- HĐ thực hành. (18’) Bài 1: 6'

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chốt bài làm đúng.

+ Vậy khi chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 ta có thể viết thương bằng các cách nào?

Bài 2:6'

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Dựa vào mẫu con hiểu bài toán yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn mẫu.

*Vì sao có thể viết 24 : 8 =

8 24 = 3

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét .

=> Phân số có tử số chia hết được cho mẫu số thì cần tính và ghi kết quả cuối cùng đó (thương).

Bài 3:6'

chia 3: 4 =

4

3 là một phân số.

+ Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia

+ 8 : 4 = 84 ; 3 : 4 =

4

3 ; 5 : 5 =

5 5

1. Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số:

- 1 HS đọc.

- 1 HS làm bảng phụ.

- 2 HS đọc 7 : 9 =

9

7 6 : 19 =

19 6

5 : 8 =

8

5 1 : 3 =

3 1

- Phân số có tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

2. Viết theo mẫu - 1 HS đọc.

+ Viết thương của phép chia dưới dạng phân số rồi viết ra số tự nhiên.

M: 24 : 8 =

8 24 = 3

+ Vì thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số 24 : 8 =

8

24 = 3.

36 : 9 =

9

36 = 4 0 : 5 =

5 0 = 0 88 : 11 =

11

88 = 8 7 : 7 =

7 7 = 1 - 1 HS làm bảng phụ.

- 2 HS đọc

3. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

- HS nêu

(7)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

+ Bài yêu cầu gì?

- HD mẫu

+ 9 chia cho số nào mà vẫn bằng chính nó?

+ Vậy một số tự nhiên bất kì được biểu diễn dưới dạng phân số bằng cách nào?

- Yêu cầu HS làm bài . - Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét.

+ Theo em vì sao mỗi số tự nhiên lại có thể viết thành phân số có mẫu số bằng 1?

+ Vậy số tự nhiên bất kì được biểu diễn dưới dạng phân số bằng cách nào?

* Qua bài tập trên em rút được ra nhận xét gì ?

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên(khác 0) hôm nay có đặc điểm gì?

+ Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết được ở dưới dạng nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia phân số (tiếp theo).

M: 9 = 19 = 9

+ 9 chia cho 1 thì vẫn bằng chính nó.

+ Phân số có tử số là số tự nhiên đã cho và mẫu số là 1.

6 = 1

6 ; 1 =

1

1; 27 =

1 27; 0 = 1

0 ; 3 =

1 3

+ Vì 1 số tự nhiên khi chia cho 1 vẫn bằng chính nó, và phép chia số tự nhiên lại viết được dưới dạng phân số.

+ Là phân số có tử số là số tự nhiên đã cho mẫu số là 1

+ Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

+ Thương của phép chia là một phân số + Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đề

- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Có ý thức bảo vệ đề điều và phòng chống lũ lụt

* GDBVMT:

(8)

- Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh ảnh nhà Trần đắp đê, lũ lụt.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

T/c HS mở hộp quà bí mật:

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà Trần đã làm những việc để gì phát triển nông nghiệp ?

- Nhận xét

hs lần lượt mở hộp quà - trả lời

+ Lý Huệ Tông không có con trai truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Đầu năm 1226 nhà Trần được thành lập.

+ Nhà Trần đã lập chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều.

Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.

Đặt thêm chức quan Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang

- GV: Nhà Trần từ khi mới ra đời đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp, mở rộng thêm diện tích canh tác. Triều đình áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, trong đó nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt. Vậy dưới thời Trần đê điều được xây dựng ra sao chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài Nhà Trần và việc đắp đê

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1: Lí do nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê: 10’

- Yêu cầu HS đọc thầm: Từ đầu ... của ông cha ta

+ Dưới thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là gì?

* Để phát triển nghề trồng lúa nước yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được là nước. Vậy để lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng, nhân dân ta phải dựa vào đâu?

- Cho HS quan sát lược đồ:

+ Nêu tên lược đồ?

- Yêu cầu HS lên chỉ trên lược đồ và nêu tên một số con sông

- HS đọc

+ Dưới thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là trồng lúa nước

+ Sông ngòi

+ Đây là lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

- 1HS

(9)

+ Em có nhận xét gì về sông ngòi của nước ta?

+ Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt

=> Ở giờ học địa lí trước, các em đã biết: nước ta có nhiều sông nhưng ít sông lớn, tạo nên mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đặc biệt sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

+ Với đặc điểm sông ngòi như vậy đã mang lại những thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân?

+ Bên cạnh những thuận lợi mà sông ngòi mang lại thì nó gây những khó khăn gì?

+ Thuận lợi: Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng

+ Khó khăn: Lụt lội thường xuyên xảy ra ảnh hướng đến mùa màng, sản xuất và cuộc sống của nhân dân

=> Hệ thống sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước dồi dào cho việc cấy trồng và bồi đắp phù sa cho các đồng bằng màu mỡ nhưng vào mùa mưa, nước sông dâng cao lại là nguyên nhân gây ra lũ lụt làm ảnh hướng đến mùa màng, sản xuất và cuộc sống của nhân dân

+ Bạn nào đã được chứng kiến hoặc biết câu chuyện về cảnh lũ lụt qua các phương tiện thông tin đại chúng hãy kể tóm tắt lại cảnh lũ lụt đó cho cả lớp nghe?

- HS kể

GV cung cấp thêm:

+ Trận mưa đêm ngày 24, kéo dài đến sáng ngày 25/5/2016 được xem là trận mưa lớn nhất lịch sử trong cùng kỳ tháng 5 suốt từ năm 1971 đến nay tại Hà Nội làm 1.606 ha diện tích lúa và rau màu bị ngập nước. Tính trong khu vực nội thành Hà Nội có 26 điểm ngập úng

. Đợt xả lũ ở miền Trung ngày 17/10/ 2016 làm ít nhất 11 người thiệt mạng và nhiều người mất tích trong trận lũ nghiêm trọng ở miền Trung Việt Nam, làm hàng chục ngàn nhà cửa chìm trong biển nước.

. Quảng Ninh chìm trong biển nước do đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8-2015 gây nên đã làm 17 người bị thiệt mạng, gây thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng.

=> Qua lời kể của các bạn chúng ta thấy được khi lũ lụt tràn về không nhiều thì ít nó đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Bây giờ cô trò chúng ta sẽ cùng hướng lên màn hình cùng nhìn lại những hình ảnh đó

=> Các hình ảnh đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của lũ lụt đối với đời sống của con người : đướng xá, ruộng đồng, tài sản của nhân dân

+ Từ những điều kiện tự nhiên của nước ta như vậy nên nhân dân ta đã làm gì để chống lũ lụt?

+ Con hiểu thế nào là đê?

- Cho HS quan sát hình ảnh đê

+ Để chống lũ lụt nhân dân ta phải đắp đê

+ Đê là bờ đất cao đắp ở ven sông hay ven biển để chắn nước,ngăn lũ lụt

+ Câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh

* Xác định được sự thiệt hại do ngập lụt gây ra từ thuở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chống lại thiên tai dịch hoạ. Trong kho tàng truyện cổ VN có câu chuyện nào nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội?

(10)

=> Qua câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh chúng ta thấy được tinh thần đắp đê, phòng chống lụt đã là một truyền thống có từ ngàn đời của người Việt.

* Vậy nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê để làm gì?

+ Để phát triển nông nghiệp, bảo vệ mùa màng, nhà cửa, bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân.

=> Để bảo vệ mùa màng , nhà cửa bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân nên nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê và đó cũng chính là lí do mà nhà trần đắp đê. Vậy dưới thời Trần việc đắp đê được quan tâm như thế nào? Cô cùng các con chuyển tiếp sang phần thứ hai của bài.

HĐ 2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt: 12’

- Yêu cầu đọc SGK: Nhà Trần … “triều đại đắp đê” và thảo luận câu hỏi:

+ Nhà Trần đã có biện pháp gì trong việc đắp đê chống lụt?

+ Em hiểu chức quan Hà đê sứ là chức quan có nhiệm vụ gì?

- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày + Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.

+ Trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều.

=> Đây là chức quan duy nhất chỉ có dưới thời Trần, càng chứng tỏ sự quan tâm của vua Trần với công tác đắp đê trị thuỷ

* Nhân dân cả nước cùng tham gia đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. Việc làm này có tác dụng gì?

+ Để ngăn nước lũ tràn ngập vào nhà cửa, ruộng vườn, đường xá từ vùng thượng nguồn đến vùng đất ở cửa sông, cửa biển

=> Việc đắp đê thực hiện suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho tới bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập, gọi là đắp đê quai vạc. Đắp đê quai vạc được xem là bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi Việt Nam. Hiện nay nhiều địa phương ven sông Hồng vẫn còn đê quai vạc. Ngoài đắp đê ngăn nước sông, nhà Trần còn tổ chức đắp đê biển ngăn nước mặn. Đê biển là công trình chỉ mới có từ thời nhà Trần

* Khi có lũ tất cả mọi người đều phải tham gia bảo vệ đê, việc làm đó có tác dụng gì?

* Các vua nhà Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê, điều đó chứng tỏ điều gì?

- Cho HS quan sát tranh: Vua quan nhà Trần tự mình trông nom việc đắp đê, mọi người hăng say làm việc.

* Từ nội dung vừa tìm hiểu, em hãy cho biết vs nhà Trần gọi là triều đại đắp đê?

+ Huy động sức dân cả nước, tạo ra khối đoàn kết dân tộc.

+ Thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu nhà nước về việc bảo vệ đê điều, phát triển kinh tế

. Là động lực thúc đẩy nhân dân cùng tham gia đắp đê, tăng cường sự đoàn kết dân tộc

+ Vì triều đại nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê, toàn dân tham gia đắp đê.

Vua cũng trực tiếp tham gia đắp đê.

=> Với những biện pháp kể việc đắp đê dưới thời nhà Trần thu được kết quả như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu sang phần tiếp theo

(11)

HĐ 3: Kết quả đắp đê của nhà Trần: 5’

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Với những biện pháp kể trên, nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

+ Hệ thống đề điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta?

+ Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

+ Làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân thêm ấm no, thiên tai, lụt lội giảm

=>Thời nhà Trần, các đê dọc theo những con sông lớn đă được đắp xong. Do vậy nạn lụt đã được hạn chế nhiều, đời sống nhân dân ấm no, công cuộc đắp đê trị thuỷ làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. Thành tựu này đã để lại những bài học quý cho chúng ta ngày nay trong công tác trị thuỷ

+ Qua bài học hôm nay, em biết được điều gì về việc đắp đê dưới thời nhà Trần?

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Tính đến nay Việt Nam đã có hệ thống đê biển, đê cửa sông khép kín với chiều dài trên 3000km. Vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm?

+ Để hạn chế lũ lụt xảy ra, Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp gì ?

+ Tỉnh ta là một tỉnh ven biển. Để phòng chống lũ lụt cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã là gì?

+ Với các em, chúng ta sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường, phòng tránh lũ lụt?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

+ Hệ thống đê điều xuống cấp vì:

. Do sự phá hoại đê điều của người dân . Phá hoại rừng đầu nguồn….

. Ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu

+ Để hạn chế lũ lụt xảy ra Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân tích cực trồng rừng, chống phá rừng như giao đất giao rừng đến tận tay cá nhân hay tổ chức, xử lí nghiêm những trường hợp chặt phá rừng. Xây dựng và củng cố những con đập, đê điều và hệ thống kênh dẫn kiên cố.

+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống đê biển, kè biển, đập chứa nước

. Trồng rừng ngập mặn tạo thảm cây chắn sóng ở những vùng bãi nông.

+ Tuyên truyền vận động mọi người có những việc làm thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu, tránh xảy ra lũ lụt.

=> Như vậy là các em đã thấy không chỉ ngày xưa cha ông ta quan tâm tới việc đắp đê phòng lũ lụt mà ngày nay nhân dân ta cũng rất quan tâm tới việc trị thuỷ phòng chống lũ lụt phát huy và kế thừa truyền thống chống lụt của cha ông ta. Cô mong

(12)

các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực thực hiện tốt bảo vệ môi trường góp phần hạn chế lũ lụt; cần biết cảm thông, chia sẻ với những mất mát đau thương mà những dân vùng lũ phải trải qua, bằng cả vật chất và tinh thần.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau:

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

NS: 17 / 12 / 2021

NG: 21 / 12 / 2021 Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2021

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).

- Rèn kỹ năng xây dựng kết bài thành thạo.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

+ Gd hs sử dụng đúng từ, câu khi viết văn. Ý thức bảo quản giữ gìn đồ vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bút dạ, giấy khổ to - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho 2 HS lên bảng thi đọc các đoạn mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu 10’

- Yêu cầu HS trao đổi và thực hiện yêu cầu a,b như SGK..

+ Câu a: đoạn kết là đoạn cuối cùng bài.

- - Má bảo: “có của phải biết giữ gìn mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt như thế nón sẽ bị méo vành.

- HS lên bảng thi đọc bài

- HS nhận xét, bình chọn bài hay nhất.

2 HS tiếp nối nhau đọc.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.Tiếp nối trình bày .

- + Câu b: Đó là kiểu kết bài mở rộng:

căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.

- HS nhận xét

(13)

GV nhận bổ sung

Kết luận: Ở bài văn miêu tả cái nón, sau khi tả cái nón xong, bạn nhỏ lại nêu lên lời dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của mình. Từ đó, ta thấy được tình cảm của bạn nhỏ đới với chiếc nón. Đó là kết bài mở rộng

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . 20’

Các em hãy chọn 1 trong 3 đề bài đã cho và viết một kết bài mở rộng vào vở . GV sữa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm bài vào vở.

- 3 - 5 HS trình bày miệng bài của mình cho cả lớp nghe.

- HS nhận xét - VD về các đoạn kết bài:

+ Kết bài tả cây thước kẻ của em: Không biết bao giờ cái thước đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thước luôn ở cạnh em mỗi khi em học bài. Thước giúp em kẽ những đường lề thẳng tắp, vẽ những sơ đồ giải toán, gạch chân các câu văn hay, để em học tốt hơn. Cảm ơn thước, người bạn nhỏ giản dị mà kì diệu vô cùng.

+ Kết bài tả cái bàn học của em: Chiếc bàn đã gắn bó với em gần bốn năm qua và giờ đây miệt mài cùng em làm những bài toán khó, viết những đoạn văn hay, kể những câu chuyện có ích, san sẻ cùng em những niểm vui nỗi buồn của tuổi học sinh.

+ Kết bài tả cái trống trường em: Cái trống trường quả là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Mai đây lớn lên chúng em dù có đi bất cứ nơi đâu cũng không thể quên tiếng trống trường. Tùng! tùng! tùng!... trống gọi em về với những bài giảng của thầy cô.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Có mấy cách kết bài? Nêu từng cách đó?

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn vào vở và chuẩn bị bài tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

- 2 cách kết bài: KB mở rộng và kết bài không mở rộng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Nguyện vọng chính đáng của trẻ em: sống trong hòa bình, sống nhân bản

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(14)

-GV: Ảnh trống đồng trong SGK trang 17, CNTT. Bảng phụ ghi sẵn nội dung câu, đoạn văn cần luyện đọc.

- HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại trống đồng khác

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ mở đầu. 5’

- Tổ chức chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật.

- Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi - Các phiếu lá thăm có thể sử dụng:

+ Vì sao bốn anh em Cẩu Khây lại chiến thắng được yêu tinh?

+ Nêu nội dung câu chuyện?

- Nhận xét từng HS.

- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ và hỏi:

Bức ảnh chụp là cổ vật nào? có xuất xứ từ đâu ?

- HS truyền tay nhau chiếc hộp theo nhạc. Hết nhạc HS bốc thăm, đọc bài Bốn anh tài, trả lời câu hỏi.

+ Nhờ có tinh thần đoàn kết, hợp lực đồng tâm.

+ Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.

- Bức ảnh là hình ảnh trống đồng Đông Sơn, có xuất xứ từ Thanh Hoá.

GV: Nước VN ta tự hào có một nền văn hoá từ lâu đời. Trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng đó. Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quặt và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại.

Các cổ vật nảy thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc đất huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là văn hoá Đông Sơn.

Trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là trống đồng Đông Sơn.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’)

* Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài chia làm mấy đoạn ?

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

HD giải nghĩa từ khó.

- Yêu cầu HS đặt câu với từ: chính đáng, hoa văn, nhân bản, vũ công ...

* HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đ1: Niềm tự hào...hươu nai có gạc +Đ2: Nổi bật trên hoa văn...người dân.

- Tiếp nối nhau đặt câu

+ Được chăm sóc, học hành là quyền lợi chính đáng của trẻ em.

+ Bố em mua bộ bàn ghế co trạm trổ hoa văn rất đẹp.

+ Chúng ta phải sống sao cho thật nhân bản.

- Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn/chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.

(15)

* Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

* Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:

(?) Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?

(?) Trên mặt trống đồng, các hoa văn được trang trí, sắp xếp như thế nào ?

- GV: Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của dân tộc. nó thể hiện nét văn hoá từ ngàn xưa của ông cha ta. Sự đa dạng của trống đồng với những hoa văn đặc sắc được trang trí đã thể hiện nét tài hoa của các nghẹ nhân thời đó.

(?) Đoạn đầu bài văn nói nên điều gì ? - Y/cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời hỏi (?) Nổi bật trên hoa văn trống đồng là gì?

(?) Những hoạt động nào của con người được thể hiện trên trống đồng?

(?) Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- Đọc thầm, 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

+ Trống đồng Đông sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cánh trang trí, cách sắp xếp hoa văn.

+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc, ...

- Lắng nghe.

-> Nói lên sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của Trống Đồng Đông Sơn.

- Đọc thầm, trao đổi , trả lời câu hỏi.

+ Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.

+ Những hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng là: lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi Nam Nữ.

+ Vì h/ảnh con người với những hoạt động thường ngày là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh: cánh cò, chim, đàn cá bơi lội...

chỉ làm đẹp thêm cho hình tượng con người với những khát khao của mình.

- Gv: Con người là tinh hoa của đất. Ngay từ xa xưa qua những hoa văn trang trí, ông cha ta đã khẳng định con người lao động làm chủ thế giới. Điều đó thể hiện trên trống đồng là hình ảnh con người nổi rõ nhất trên hoa văn và đó cũng là nguyện vọng của trẻ em: sống trong hòa bình, sống nhân bản

Những hình ảnh khác: ngôi sao, hình tròn, chim bay, hươu nai, đàn cá lội, ghép đôi muông thú chỉ góp phần thể hiện con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên, con người nhân hậu, luôn khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

(?) Em hãy nêu ý chính đoạn 2 ? - Gv ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.

-> Nói lên hình ảnh con người lao đông làm chủ thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên.

- HS nhắc lại ý chí đoạn 2.

(16)

(?) Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ? - KL: Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, tinh xảo, là một bằng chứng nói nên rằng: dân tộc việt nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững. Do đó chúng ta có thể nói rằng:

Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

- Gv ghi ý chính của bài lên bảng.

3. HĐ thực hành. (8’)

- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: HS cả lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm (GV có thể chọn đoạn khác) sau đótiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm như sau:

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện theo cặp

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm - Gọi HS đọc toàn bài.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em có nhận xét gì về trống đồng Đông Sơn?

+ Các cổ vật thể hiện nền văn minh của người Việt cổ thường được lưu giữ ở đâu?

+ Khi đến thăm những cổ vật quý con phải làm gì?

+ Qua bài học, em có suy nghĩ gì về nền văn hoá của dân tộc?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà miêu tả lại hoa văn trên trống đồng Đông Sơn cho người thân nghe

+ Vì Trống Đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá nói lên con người Việt ta rất tài hoa, dân tộc Việt Nam có nền văn hoá lâu đời.

- Hs nhắc lại ý chính toàn bài.

- HS tiếp nối nhay đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc (đã nêu ở phần luyện đọc).

+ Lắng nghe

+ Trao đổi tìm cách đọc và luyện đọc theo cặp.

- 3 đến 5 HS thi đọc.

+ Trống đồng Đông Sơn là một cổ vật quý báu phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.

+ Viện bảo tàng

+ Không được sờ tay vào, giữ gìn chúng và quan sát tỉ mỉ các đồ vật đó.

+ Dân tộc ta có một nền văn hoá lâu đời là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(17)

- Giúp HS nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số)

- Bước đầu biết so sánh phân số với 1. Rèn kĩ năng viết phân số - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Giáo dục HS có ý thức yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng học toán lớp 4 - HS: SGK, VBT, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

1. Nêu cách viết phân số dựa vào phép chia 2 STN khác 0?

2. Viết phân số: 9 : 17; 16 : 4; 70 : 45.

3. Viết mỗi số TN dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

-Giới thiệu bài: Hôm nay cô trò ta tiếp tục học bài phân số và phép chia số tự nhiên.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(12’)

a) Hình thành biểu tượng và cách tính:

Ví dụ 1: Có 2 quả cam đều được chia thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả và … quả cam. Viết phân số chỉ số phần cam Vân đã ăn.

- GV nêu ví dụ 1.

- Gọi HS đọc bài toán trên bảng.

+ Một quả cam được chia thành mấy phần bằng nhau?

+ Bạn Vân ăn 1 quả cam tức là ăn mấy phần của quả cam?

+ Vân đã ăn thêm

4

1 quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa của quả cam?

+ Số cam Vân ăn là bao nhiêu? Tính như thế nào?

+ Như vậy Vân ăn tất cả mấy phần của

+ Mọi phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác không ta đều viết được thành một phân số có tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

9 : 17 = 179 ; 16 : 4=

4

16 ; 70 : 45= 7045 ; 8 = 18 ; 5 = 15 ; 0 =

1 0

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc.

+ 4 phần bằng nhau

+ Vân ăn 4 phần quả cam.

+ Ăn thêm 1 phần

+ Lần 1: ăn 1 quả cam: 4 phần

(18)

quả cam?

- GV: Vân ăn 5 phần hay

4

5quả cam.

Ví dụ 2: Chia đều 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người?

- GV nêu Ví dụ 2.

- Cho HS thảo luận, tìm cách chia số cam theo yêu cầu.

+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được bao nhiêu phần của quả cam? Chia như thế nào?

- Trên hình vẽ - GV chia mỗi quả cam thành 4 phần rồi tô màu 1 phần - GV thực hiện theo HS nói.

+ Chia 5 quả cam cho 4 người, mỗi người được mấy phần quả cam?

+ Vậy 5 : 4 = ?

b) So sánh phân số với 1:

+ 4

5quả cam và 1 quả cam thì bên nào nhiều cam hơn? vì sao?

+ Như vậy người đó ăn nhiều hơn hay ít hơn 1 quả ?

 Người đó ăn nhiều hơn 1 quả cam nên ta viết:

4 5 > 1

+ Nhận xét về Tử số và Mẫu số của phân số

4 5?

+ Phân số lớn hơn 1 có đặc điểm gì?

+ Ăn

4

4 quả cam là ăn bao nhiêu quả cam ?

 Ăn

4

4 quả cam = 1 quả cam Nên ta viết:

4 4 = 1

+ So sánh về Tử số và Mẫu số của phân số

4 4 ?

+ Phân số bằng 1 có đặc điểm gì?

+ Lần 2: ăn

4

1 quả cam: thêm một phần + Vân ăn 5 phần quả cam

- Vài HS nêu: Vân ăn

4

5quả cam.

- 1HS đọc.

- HS nêu miệng cách chia :

+ Chia mỗi quả cam làm 4 phần bằng nhau, lần lượt đưa cho mỗi người một phần, tức là

4

1 của từng quả cam.

+ Sau 5 lần chia như thể, mỗi người được 5 phần hay

4

5 quả cam + 5 : 4 =

4 5

- 3 HS nhắc lại +4

5 quả cam nhiều hơn 1 quả cam vì:

4 5

quả cam gồm 1 quả cam +

4 1quả + Người đó ăn nhiều hơn 1 quả cam

+ Tử số > Mẫu số

+ Phân số > 1 có Tử số > Mẫu số + Ăn

4

4 quả cam = 1 quả cam

+ Tử số = Mẫu số

(19)

+ Ăn

4

1quả cam là ăn bao nhiêu phần của 1 quả cam?

 Vậy

4 1< 1

+ Phân số < 1 có đặc điểm gì?

+ Khi phân số có tử số > mẫu số?

+ Khi phân số có tử số < mẫu số?

+ Khi phân số có tử số = mẫu số?

- GV chốt bài.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1:(6')

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Bài yêu cầu gì?

- Cho HS làm bài.

- Gọi HS khác nhận xét; GV chốt kết quả, cách trình bày.

+ Để viết được thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số ta dựa vào đâu?

Bài 2: (6')

- Cho HS quan sát hình và đọc rõ yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài . - GV nhận xét.

* Tại sao viết phân số

6

7 ở hình 1?

+ Vì sao viết ở hình 2 là phân số

12 7 ?

+ Tử số và Mẫu số bằng nhau, phân số đó bằng 1?

+ Ăn

4

1quả cam là ăn 1 phần của 1 quả cam. Ăn 1 phần quả cam nên

4

1quả cam

< 1 quả cam.

+ Tử số < Mẫu số

+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.

+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.

+ Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bắng 1.

1.Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số:

- 1HS đọc.

- Cả lớp làm bài; 2 HS lên bảng.

9 : 7 = 97 ; 8 : 5 =

5 8

19 : 11 = 1911 ; 3 : 3 =

3

3 = 1.

2 : 15 = 152 ;

+ Số bị chia là tử số, số chia là mẫu số.

2. Cho hai phân số

6 7

12

7 , phân số nào chỉ phần đã tô màu ở hình 1, phân số nào chỉ phần đã tô màu ở hình 2?

- 1 HS đọc

- HS cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm, 2 HS nêu

Hình 1: phân số là

6 7

Hình 2: phân số là

12 7

- Nhận xét

+ Ở hình 1, mỗi hình chữ nhật được chia thành 6 phần bằng nhau, tô màu 7 phần

(20)

Bài 3:(6')

- GV treo bảng phụ. HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét.

+ Tại sao

4 3< 1?

* Muốn so sánh một phân số với 1 ta cần dựa vào đâu?

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em có nhận xét gì về thương trong phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ?

+ Khi nào phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học

- Dặn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

(tô màu hết 1 hình chữ nhật và tô màu thêm 1 phần ở hình chữ nhật thứ hai nữa) nên ta viết được phân số

6 7

+ Ở hình 2, hình chữ nhật được chia thành 12 phần bằng nhau, tô màu 7 phần nên ta viết được phân số

12 7

3. Trong các phân số :

4 3,....

a) Phân số nào bé hơn 1?

b) Phân số nào bằng 1?

c) Phân số nào lớn hơn 1?

- HS làm bài và đổi chéo soát bài.

- 3HS nêu kết quả.

Đáp án:

a) Phân số bé hơn 1: 43 ;

14

9 ; 106

b) Phân số bằng 1: 2424

c) Phân số lớn hơn 1: 1719 ;

7 5 .

+ Vì phân số này có tử số bé hơn mẫu số.

+ Dựa vào tử số và mẫu số.

+ Thương tìm được có thể là một phân số.

+ Phân số có tử số bằng mẫu số thì PS đó bằng 1.

+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì PS đó bé hơn 1.

+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì PS đó lớn hơn 1.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(21)

- HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

- Xác định được trên bản đồ vị trí Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

- Góp phần phát triển các năng lực:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ + HS ôn tập nghiêm túc, tích cực, tự giác

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

- HS: SGK, tranh, ảnh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

- Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Đến nay HN được bao nhiêu tuổi?

- Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)

- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới 1. HĐ Luyện tập, thực hành.

HĐ1: Vị trí miền núi và trung du 8’

- Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du?

- Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.

- Nhận xét

HĐ2: Đặc điểm thiên nhiên 7’

- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm )

- Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận.

- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày

- Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3

HĐ 3: Con người và hoạt động 8’

- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời - Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi

- Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó...

- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan- xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt

- 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt.

- Chia nhóm nhận phiếu học tập - 1 hs đọc to y/c

- HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm)

- Lắng nghe

(22)

thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm)

- Gọi HS lên dán kết quả và trình bày

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Kết luận phiếu đúng

- Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành

Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên, con người, văn hóa và hoạt động sản xuất.

HĐ4: Vùng trung du Bắc Bộ và ĐBBB. 7’

- Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?

- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?

1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên?

2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì?

Địa hình của ĐBBB như thế nào?

3) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

4) ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?

5) Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.

- Chia nhóm, nhận phiếu học tập - Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1,2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên

- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng

- Lắng nghe

- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.

- Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi.

1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.

3) Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

4) Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.

5) + Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả

+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá

- Lắng nghe

Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Người dân quê em có những biện pháp gì để bảo vệ cây trồng trong mùa đông giá lạnh ?

Củng cố, dặn dò:

- Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập

- Phủ kín ruộng mới gieo trồng - Phủ kín ruộng mạ

(23)

- Bài sau: Kiểm tra cuối học kì I.

- Nhận xét tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

NS: 17 / 12 / 2021

NG: 22 / 12 / 2021 Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2021

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 39: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (viết)

Đề bài: 1. Tả chiếc cặp sách của em.

2. Tả cái thước kẻ của em.

3. Tả cây bút chì của em.

4. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS tiếp tục củng cố thể loại văn miêu tả đồ vật.

- HS biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

+ Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đồ vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Tranh minh họa một số đồ vật trong SGK. Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát

+ Bài văn miêu tả đồ vật có mấy phần?

Đó là những phần nào?

+ Có mấy cách mở bài, mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật?

+ Cần quan sát, miêu tả đồ vật như thế nào cho hợp lí?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) HĐ 1: Hướng dẫn học sinh. 10’

- GV chép đề.

- Y/cầu HS đọc kỹ đề, lựa chọn, làm bài.

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi. bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa

+ Gồm có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Có hai cách mở bài, hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng

+ Miêu tả theo trình tự từ bộ phận chính đến bộ phận phụ, từ ngoài vào trong

(24)

+ Khi làm văn miêu tả đồ vật ta cần chú ý điều gì?

- GV nhắc nhở HS lập dàn bài trước khi viết bài, nên nháp trước khi viết vào vở.

- GV đưa ra dàn bài chung

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát toàn bộ đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.

b) Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.

HĐ 2: HS làm bài. 20’

- Theo dõi HS làm bài.

- Thu bài.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

- Nêu dàn bài chung của bài văn tả đồ vật

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

+ Khi tả bài miêu tả đồ vật ta cần tả theo thứ tự từ bao quát đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong, từ trên xuống dưới.

Trước khi tả cần quan sát kĩ đồ vật, tìm nét nổi bật, riêng biệt của đồ vật mà em định tả.

- Làm bài.

- Nộp bài.

- HS đọc dàn ý

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

PHÂN SỐ BẰNG NHAU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số. Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.

- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để tìm phân số bằng nhau - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Giáo dục HS có ý thức tính toán linh hoạt, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng dạy học toán 4 - HS: SGK, VBT, vở ôly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

+ Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.

A O B

AO = ... AB ; OB = ... AB

- HS tham gia chơi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực. 3.Thái độ: HS

2.Kĩ năng:- Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ:- HS

2.Kĩ năng: Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời van tự nhiên, chân thực.. 3.Thái độ: HS

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài,

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài,