• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11/12/2021 Tiết: 24 BÀI 25. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Giải thích được tại sao cần phải truyền chuyển động.

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số cơ cấu truyền chuyển động.

- Nêu ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.

-Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền chuyển động

- Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền chuyển động của các bộ truyền chuyển động.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan truyền chuyển động, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.2. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền chuyển động.

- Sử dụng công nghệ: Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền chuyển động của các bộ truyền chuyển động.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, phiếu học tập, đề kiểm tra.

- Bộ truyền chuyển động cơ khí; thước lá, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Báo cáo thực hành theo mẫu.

(2)

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 16/12/2021

8B 18/12/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ truyền chuyển động?

3. Tiến trình bài dạy Hoạt động 1: Mở đầu (3’)

a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;

b. Nội dung: Giới thiệu bài dạy.

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Giải quyết tình huống.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Để máy may hoạt động chúng ta cần dùng thao tác nào?

GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

HS tiếp nhận tình huống.

Giải quyết tình huống.

Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

GV theo dõi, hỗ trợ HS lúc khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Máy hay thiết bị gồm nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi bộ phận được đặt ở vị trí khác nhau. Để tốc độ của các bộ phận máy và thiết bị phù hợp với nhau thì cần truyền

(3)

chuyển động. Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Tìm hiểu được truyền động ăn khớp (12’)

a.Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của truyền động đai.

Nêu ứng dụng của một số cơ cấu truyền truyền động đai.

b.Nội dung: Truyền động ăn khớp

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành PHT d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT1.

GV phát PHT1 cho HS và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 4 phút.

2. Truyền động ăn khớp

- Truyền động ăn khớp là truyền động bánh răng và truyền động xích

a. Cấu tạo gồm:

+ Bộ truyền động bánh răng: Bánh dẫn, bánh bị dẫn.

+ Bộ truyền động xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích

Khi bánh 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1(vòng/phút), bánh 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2(vòng/phút), tỉ số truyền được xác định:

n2

Z1

i = =

n1 Z2

Hay

Z1

n2 = n1 x Z2

c. Ứng dụng

- Bộ truyền động bánh răng dùng trong chuyển động của các loại máy thiết bị: Đồng hồ, hộp số, xe máy…

- Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động trong thiết bị: Xe máy, xe đạp…

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.

(4)

GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn. Chấm xong đưa lại cho GV.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nội dung 2: Thực hành:

Tìm hiểu quy trình đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích(7’)

a.Mục tiêu: Đo được đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

b. Nội dung: Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đàm thoại hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích..

- Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính các bánh đai (đơn vị đo được tính bằng mm)

- Đánh dấu để đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.

GV yêu cầu HS thực hành nhóm đo đường kính bánh răng, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích. Ghi số liệu vào báo cáo thực hành.

II. Nội dung và quy trình thực hành

1.Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và xích.

Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành và làm theo yêu cầu của GV.

Gv bao quát lớp, hỗ trợ các HS thực hiện nhiệm vụ.

(5)

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Nội dung 3: Thực hành:

Tìm hiểu lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền (12’)

a.Mục tiêu: Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền chuyển động của các bộ truyền chuyển động

b.Nội dung: Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

Gv đàm thoại hướng dẫn các bước lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền và yêu cầu các nhóm thực hiện theo quy trình. Trong quá trình các nhóm thực hiện, GV hướng dẫn, kịp thời điều chỉnh các thao tác thực hành của HS.

- Lần lượt lắp ráp các bộ truyền vào giá đỡ.

- Đánh dấu vào một điểm của bánh dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.

- Kiểm tra đo và đếm được ghi vào báo cáo thực hành.

- Kiểm tra tỉ số truyền: Điền số liệu cần thiết vào bảng, tính toán tỉ số truyền thực tế và so sánh với tỉ số truyền lý thuyết.

II. Nội dung và quy trình thực hành

1.Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và xích.

Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành và làm theo yêu cầu của GV.

Gv bao quát lớp, hỗ trợ các HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận

(6)

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về truyền chuyển động b. Nội dung: Truyền chuyển động

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.

Hoàn thành bài kiểm tra

Thực hiện nhiệm vụ HS làm bài kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.

HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

GV nhận xét và khen bạn có nhiều câu đúng nhất.

HS nghe.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng(2’)

a.Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

b.Nội dung: Truyền và biến đối chuyển động c.Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.

d.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

(7)

GV yêu cầu HS về nhà tìm các đồ dùng trong gia đình có sử dụng bộ truyền chuyển động.

Mô tả trên giấy A4, giờ sau nộp GV.

Bản ghi trên giấy A4 hoàn thành nội dung bài tập.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhiệm vụ, HS về nhà làm bài tập. Ghi trên giấy A4, giờ sau nộp cho GV.

Báo cáo, thảo luận Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung cho nội dung vừa nêu.

Xin ý kiến của GV.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

PHỤ LỤC 1. PHT1.

Cho hình vẽ sau

Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau

Bộ truyền bánh răng Bộ truyền động xích 1.Cấu tạo

(8)

2.Nguyên lý hoạt động

3.Ứng dụng

PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1. Một máy cơ khí có số bánh răng dẫn là 49 răng, bánh bị dẫn là 14 răng.

Hãy tính tỉ số truyền i? Khi bánh bị dẫn quay được 77 vàng thì bánh dẫn quay được bao nhiêu vòng?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +