• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3/1/2020 Tiết 40 Ngày giảng:10/1

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC (Đọc thêm) BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ DI TRUYỀN HỌC

THOÁI HÓA VÀ ƯU THẾ LAI I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- Củng cố cho HS khái niệm thoái hoá giống.

- HS trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS hiểu được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nhân giống.

- HS hiểu và xác định, phân tích được kết quả phép lai là hiện tượng thoái hoá hay ưu thế lai.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin.

- Rèn kĩ năng làm bài tập về các phép lai, phân tích kết quả.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập.

- Giáo dục HS lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

II/. Chuẩn bị

- GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

- HS: Xem lại các kiến thức về thoái hoá giống và ưu thế lai.

III/. Phương pháp dạy học - Đàm thoại, nhóm.

- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.

(2)

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

2/. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài.

3/. Các hoạt động dạy học: 39 p

Hoạt động 1: Kiến thức ứng dụng DTH với thoái hóa và ưu thế lai.( 19p)

-Mục tiêu: Củng cố hiện tượng thoái hoá ở ĐTV, từ đó hiểu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết và ưu thế lai.

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân

- Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Ưu thế lai là gì? cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?

- Gọi HS khác nhận xét.

I/. Kiến thức cần nhớ - Khái niệm thoái hoá giống.

- Khái niệm ưu thế lai.

- Ứng dụng.

Hoạt động 2: Vận dụng làm bài tập DT(20p) -Mục tiêu: Củng cố lại cách làm bài tập di truyền - Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV đưa ra nội dung bài tập, yêu cầu HS nghiên cứu, thảo luận để hoàn thành.

ë lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài a. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho chó lông ngắn thuần chủng lai với lông dài.

b. Xác định tỉ lệ xuất hiện kiểu gen dị hợp ở mỗi đời. Giải thích?

- GV gọi đại diện HS lên viết sơ đồ lai.

II/. Bài tập Bài tập 1:

a. Quy ước gen A quy định tính trạng lông ngắn; gen a quy định tính trạng lông dài.

- Sơ đồ lai:

P AA x aa GP A a

F1 Aa (100% lông ngắn)

(3)

- Yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV hướng dẫn HS xác định tỉ lệ mỗi kiểu gen và rút ra kết luận.

- Ở lúa các tính trạng thân cao, cây cứng, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, cây yếu, hạt dài. Làm thế nào để tạo được ưu thế lai từ hai dòng lúa thuần chủng dựa vào các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai minh hoạ.

- GV hướng dẫn HS cách tạo các dòng lúa thuần chủng dựa vào các tính trạng đã cho.

- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, kết luận.

a. Ở ngô tính trạng hạt vàng là trội so với hạt trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho ngô hạt vàng thuần chủng lai với hạt trắng.

F1 x F1 Aa x Aa GF1 A, a A, a F2 1AA : 2 Aa : 1 aa (3 chó lông ngắn: 1 chó lông dài) b. Tỉ lệ gen dị hợp: Đời F1: 100% ; Đời F2: 50%.

=> Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ, đây là hiện tượng thoái hoá giống.

Bài tập 2:

- Quy ước gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp;gen B quy định tính trạng thân cứng, gen b quy định tính trạng thân yếu; gen D quy định tính trang hạt tròn, gen d quy định tính trạng hạt dài.

- Để tạo được ưu thế lai các cây đem lai cần có kiểu gen:

AAbbDD: Thân cao, yếu, hạt tròn aaBBdd: Thân thấp, cứng, hạt dài.

Hoặc:

AAbbdd: Thân cao, yếu, hạt dài aaBBDD: Thân thấp, cứng, hạt tròn - Sơ đồ lai:

P AAbbDD x aaBBdd Gp AbD aBd F1 AaBbDd

(100% Thân cao, cứng, hạy tròn)

Bài tập 3:

a. Quy ước: Gen A quy định tính trạng hạt vàng; gen a quy định tính trạng hạt trắng.

Sơ đồ lai:

(4)

b. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng thoái hoá và tạo được ưu thế lai dựa vào các tính trạng trên?

- GV gợi ý để HS đưa ra cách giải bài tập.

- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, kết luận.

P: AA x aa

F1: Aa (100% hạt vàng) F1 x F1: Aa x Aa F2: 1AA : 2Aa : 1aa

(3 hạt vàng : 1 hạt trắng)

b. Để hạn chế hiện tượng thoái hoá và tạo ưu thế lai cần chọn các cá thể có kiểu gen đồng hợp đem lai với nhau (thuần chủng).

4/. Củng cố (4 phút):

- Yêu cầu HS rút ra kết luận về cách xác định hiện tượng thoái hoá và ưu thế lai.

- GV nhận xét, đánh giá giờ học.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):

GV yêu cầu HS học về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.

GV yêu cầu HS học về nhà nghiên cứu nội dung bài 37.

VI. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.. - Nhận biết: Động vật nguyên sinh,hẹ thần kinh giun

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát các đối tượng sinh học, phân loại, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận.. - Năng lực thực hiện trong phòng