• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19 Ngày soạn: Ngày 10/1/ 2020

Ngày giảng: Thứ 2/ 13/1 /2020 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 4/ 15/1 /2020 1A- Tiết 2

Bài 19: VẼ GÀ I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà.

- Biết cách vẽ con gà

- Tập vẽ con gà và tô màu theo ý thích.

- Học sinh yêu quý và có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật.

II. Đồ dùng dạy- học:

GV:- Tranh, ảnh về gà.

HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.

III. Các hoạt đông dạy - học:

1.Tổ chức lớp. (02’) 2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’) 3.Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’): Cho hs hát bài về đàn gà con.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT 1. Giới thiệu con gà ( 5’)

- Giới thiệu tranh, ảnh các về gà.

- Con gà gồm có những bộ phận gì?

- Đặc điểm hình dáng, màu sắc của gà trống, gà mái, gà con?

- Con gà có tác dụng gì?

GV kết luận: Các con gà có nhiều tác dụng và chúng rất đáng yêu vì vậy các em cần yêu quý và có ý thức chăm sóc và bảo vệ chúng. Để vẽ được các con gà đẹp các em cần quan sát kĩ và ghi nhớ hình dáng, đặc điểm, màu sắc và hoạt động của chúng.

2. Cách vẽ con gà ( 6’)

- GV vẽ minh hoạ lên bảng các bước vẽ con gà.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

+ Gà có đầu, thân, đuôi,chân và cánh.

- Gà trống: Dáng đi oai vệ, chân to, chắc khoẻ, mắt tròng, mỏ vàng, mào đỏ, đuôi cong, màu lông rực rỡ.

- Gà mái: Mào nhỏ, lông ít màu hơn, chân thấp, đuôi ngắn.

- Gà co: Thân nhỏ tròn, dáng xinh xắn, đầu to, mắt tròn, lông vàng.

- Báo thức, làm thức ăn,…

- Lắng nghe

+ HS quan sát

(2)

- Mình, đầu con gà có thể quy vào hình tròn

- Vẽ con gà ở các tư thế khác nhau.

- Vẽ tiếp các bộ phận và vẽ chi tiết.

- Vẽ màu vào con gà theo ý thích.

- Có thể vẽ thêm hình ảnh phụ (đống rơm, cây, chuồng gà...)

- Yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ 3.Thực hành ( 17’)

- Cho HS xem bài của anh chị khoá trước.

- Quan sát, hướng dẫn hs vẽ bài.

+ HS quan sát gv vẽ trên bảng

- Hs nhắc lại - Quan sát

+ HS tập vẽ con gà mình thích nhất (gà trống, gà mái, gà con,) vào VTV 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:

+ Hình vẽ.

+ Màu sắc.

- GV yêu cầu HS chọn ra bài vẽ đẹp mà mình thích (theo ý mình).

5. Dặn dò HS ( 1’)

- Quan sát gà trống, gà mái, gà con và tìm ra sự khác nhau của chúng.

- Quan sát nải chuối, quả chuối, chuẩn bị đất nặn.

Ngày soạn: 10/ 1/ 2020

Ngày giảng: Thứ 2/ 13/ 1/ 2020 2D- T2 Thứ 4 /15/ 1/ 2020 2A- T4

Thứ 6/17/ 1/ 2020 2B- T1; 2C-T3 Bài 19: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.

- Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi.

- Tập vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi.

-Thêm yêu trường lớp có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường.

+ Hs khuyết tật:

(3)

- Dưới sự gợi mở, hướng dấn, giúp đỡ của gv, hs có thế hiểu được giờ ra chơi có những hoạt động nào. Tập vẽ hình ảnh đơn giản với sự giúp đỡ của gv

II. Chuẩn bị :

GV: - Tranh, ảnh, giờ ra chơi ở sân trường.

HS : - Vở tập vẽ 2 - Bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Hoạt động dạy - học:

1.Tổ chức lớp. (2’) 2.Kiểm tra đồ dùng.( 1’)

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

3.Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’): GV cho hs hát bài về trường lớp. Từ đó hướng hs có ý thức bảo vệ trường lớp, giữ vệ sinh lớp học sân trường.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1.Tìm chọn nội dung đề tài.( 5’)

- GV giới thiệu tranh.

+ Sân trường trong giờ ra chơi có những hình ảnh nào? Có nhộn nhịp không?

- GV nhấn mạnh: Để vẽ được hoạt động trong giờ ra chơi ở sân

trường, các em cần quan sát và nhớ lại hình ảnh của hoạt động, khung cảnh nơi diễn ra hoạt động và lựa chọn để đưa vào tranh.

2.Hướng dẫn cách vẽ tranh: ( 6’) - Giáo viên gợi ý HS tìm, chọn nội dung vẽ tranh:

+ Em định vẽ về hoạt động nào?

- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ:

+ Chọn nội dung vẽ tranh.

+ Phân mảng chính, mảng phụ + Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung.Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động.

+ Sửa hình

+ Vẽ màu: Có đậm, có nhạt, vẽ màu kín tranh.

+ HS quan sát tranh và trả lời:

- Rất nhộn nhịp. có các hình ảnh các bạn đang nhảy day, đá bóng, đá cầu, chạy đuổi nhau, đọc báo, ngồi xích đu,...

- Lắng nghe

- HS chọn hoạt động để vẽ - Quan sát phần phác hoạ của gv trên bảng

+ HS quan sát và lắng nghe tập trả lời các hoạt động có trong tranh - Lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát

(4)

- GV cho xem một số bài vẽ mẫu trên phông chiếu để các em học tập cách sắp xếp bố cục, hình vẽ và vẽ màu.

- GV yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ.

3.Hướng dẫn thực hành: ( 17’) -GV gợi ý HS vẽ, tập trung vào:

+Tìm chọn nội dung

+ Vẽ thêm hình gì cho rõ nội dung hơn.

+ Cách vẽ màu

- Quan sát các bài của hs lớp trước

- Hs nhắc lại

+ Tập vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi và vẽ màu theo ý thích.

- Quan sát

-Vẽ một hình ảnh đơn giản dưới sự giúp đỡ của gv

4. Nhận xét, đánh giá. ( 3’)

- GV cùng hs nhận xét, đánh giá một số bài vẽ về:

+ Nội dung (rõ hay chưa rõ đề tài)?

+Hình vẽ có thể hiện được các hoạt động không?

+ Màu sắc của tranh.

- GV tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng:

+ Bài nào đẹp?

+ Bài nào chưa đẹp.Vì sao?

5. Dặn dò: ( 1’)

- Hoàn thành bài vẽ ở nhà (nếu ở lớp học sinh vẽ chưa xong).

- Quan sát cái túi xách (hình dáng, các bộ phận, màu sắc và cách trang trí) Ngày soạn: 12/1/2020

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 15/1/2020 3C- T1; 3A -T3 Thứ 6 ngày 17/1/2020 3B -T2

Bài 19: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.

- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.

- Trang trí được hình vuông.

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình vuông khi được trang trí + Hs khuyết tật:

- Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh tập trang trí hình vuông đơn giản.

II. Chuẩn bị:

(5)

GV: - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm len, gạch hoa, ...

- Một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:

1.Tổ chức lớp. (2’) 2.Kiểm tra ( 2’) - Đồ dùng.

- Bài cũ: Nêu cách vẽ lọ hoa theo mẫu?

GV gọi 1 hs trả lời sau đó nhận xét.

3.Bài mới.

Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Học sinh bình thường HSKT 1.Quan sát,nhận xét ( 5’)

- Kể tên một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí?

- GV cho HS quan sát một số bài trang trí và đồ vật hình vuông + Mảng chình của hình vuông được vẽ ở đâu?

+ Mảng chính của hình vuông có dạng hình gì?

+ Mảng phụ của hình vuông được vẽ ở đâu?

+Hình vuông được trang trí bằng những họa tiết gì?

+ Họa tiết được trang trí như thế nào?

+ Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau?

+ Màu nền và màu hoạ tiết thường vẽ như thế nào?

- Các bài trang trí hình vuông trên bảng có giống nhau hay không?

GV củng cố kiến thức 2.Cách trang trí ( 6’)

- GV hướng dẫn theo các bước:

+ Vẽ hình vuông.

+ Kẻ các đường trục. Phân mảng chính, phụ.

+ Chọn và vẽ hoạ tiết cho phù hợp với cách mảng.

+ Vẽ màu tự chọn.

- Cái khăn, viên gạch lát nền, - Quan sát, trả lời

+ Ở giữa

+ Hình vuông, hình tròn, hình thoi

+ Ở bốn góc xung quanh, Hoa, lá, con vật,...

+ Trang trí đối xứng nhau qua các trục ngang, đứng, chéo + Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu.

+ Đối lập nhau về độ đậm nhạt

+ Khác nhau.

- Lắng nghe

- Quan sát, lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe

- Quan sát, lắng nghe

(6)

- Khi vẽ màu em chú ý điều gì?

- GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ - GV cho xem 1 số bài của Học sinh lớp trước.

3.Thực hành ( 17’)

GV nhắc nhở, hướng dẫn khi cần thiết.

+ GV vẽ một số hoạ tiết lên bảng cho hs tham khảo thêm.

- Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu.

- Nhắc lại cách vẽ

- Quan sát. HS học tập cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu.

+ Vẽ vào vở tập vẽ 3 + Vẽ theo hướng dẫn 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại.

- Học sinh tự tìm ra bài vẽ mà mình thích, nêu lí do thích?

- Gv nhận xét chung tiết học, khen động viên những hs có bài vẽ tốt.

5. Dặn dò ( 1’):

- Sưu tầm tranh về đề tài ngày Tết và lễ hội.

Ngày soạn : 11/1/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14/ 1 /2020 4C-T1

Thứ 5 ngày 16/1/2020 4A- T2; 4B-T3 Bài 19: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh

- Học sinh hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.

- Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

+ Học sinh khuyết tật:

- Với sự hướng dẫn của gv, hs chỉ ra được một vài hình ảnh và màu sắc có trong tranh.

II. Chuẩn bị:

GV: - SGK, tranh dân gian

- Ứng dụng các thiết bị của Phòng học thông minh.

HS : - Giấy vẽ, SGK 4, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu.

III. Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức. (1’)

2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’) 3.Bài mới.

(7)

Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HSBT + Hs Hà Anh

Hoạt động của

HSKT 1. Giới thiệu về tranh dân gian ( 5’)

- Giáo viên yêu cầu hs đọc SGK và giới thiệu tranh trên phông chiếu.

GV giới thiệu: Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam.

+ Tranh dân gian còn được gọi là tranh gì? vì sao?

+ Tranh xuất hiện từ khi nào?

+ Nổi bật nhất trong các dòng tranh dân gian VN là những tranh nào?

+ Đề tài của tranh dân gian?

* GV nhận xét và tóm tắt chung.

SGV – Tr. 65

Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu,.. Bố cục tranh chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung.

Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.

2.Hướng dẫn xem tranh: ( 20’) Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm.

- Gv chuyển phiếu câu hỏi.

+Tranh Lí Ngư Vọng Nguyệt có những hình ảnh nào?

+Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?

+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ?

+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?

+ HS quan sát tranh. HS đọc mục I- SGK

-Gọi là tranh tết vì thường được treo vào dịp tết.

- Có từ rất lâu đời

- Hàng Trống và Đông Hồ

- Lao động, sản xuất, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, mơ ước của nhân dân…

- Lắng nghe

* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)

Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí

- Nhận phiếu câu hỏi trên máy tính bảng.

+ HS quan sát tranh và trả lời

+ HS quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe

- Nêu hình ảnh và màu sắc trong tranh với sự giúp đỡ của gv.

(8)

+ Hai con các chép được thể hiện như thế nào?

+ Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau?

- Giáo viên yêu cầu các nhóm đại diện trình bày ý kiến của mình.

- Giáo viên nhận xét các ý kiến, trình bày của các nhóm.

* GV bổ sung- tóm tắt ý chính:

+ Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau.

Đây là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.

* GV giới thiệu qua về cách làm tranh dân gian:

- Tranh Đông Hồ: Khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc.

- Tranh Hàng Trống: Chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu.

3.Nhận xét,đánh giá. ( 6’) - Giaó viên nhận xét tiết học và khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài:

4.Dặn dò ( 1’):

- Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội Việt Nam.

+ Lần lượt từng nhóm cử đại diện trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV. Các nhóm khác lắng nghe bổ sung thêm.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn: 11/ 1/ 2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14 /1/2020 5C- T1 Thứ 4 ngày 15/ 1/ 2020 5A- T3 Thứ 5 ngày 16/1/2020 5B- T5 Bài 19 : Vẽ tranh

ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh

- HS hiểu đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

-HS biết cách vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- HS tập vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- Hs yêu quê hương, đất nước. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để làm đẹp cho quê hương

(9)

II. Chuẩn bị:

GV: - SGK, tranh, ảnh, video về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- Ứng dụng các thiết bị của Phòng học thông minh.

HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra:(2,) - Đồ dùng học tập

- Bài cũ:Nêu cách trang trí hình chữ nhật?

3. Bài mới.

* Giới thiệu bài: (1,)

- Cho HS quan sát video có nội dung về ngày tết, lễ hội và mùa xuân sau đó giới thiệu bài.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HSBT + HS Phương Linh 1. Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’)

- GV giới thiệu một số tranh,ảnh lễ hội và mùa xuân trên phông chiếu để hs nhận biết:

+ không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân

+ Những hình ảnh màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

- GV gợi ý HS kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.

- GV nhận xét bổ sung thêm. Hướng hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ trong những ngày lễ tết, trồng cây đầu năm …những hoạt động có ích làm đẹp cho quê hương đất nước.

2. Cách vẽ ( 6’)

- GV giới thiệu tranh trong SGK.

- GV gợi ý cho HS chọn một số đề tài để vẽ:

-GVgợi ý cho HS tranh để HS nhận ra cách vẽ:

- GV vẽ nhanh lên bảng cho học sinh

Hs quan sát tranh và trả lời

- Tưng bừng, náo nhiệt

- Trang trí nhà cửa, đi chợ, trồng cây, chơi các trò chơi dân gian….

- Màu sắc rực rỡ…….

- HS kể

- HS lắng nghe

+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK

- Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết.

- Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,…

- Tế lễ, rước rồng, múa lân, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca.

+ Phân mảng chính, phụ trong tranh.

+Vẽ các hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Vẽ các hình ảnh

(10)

quan sát.

- Cho hs quan sát tranh của hs năm trước trên phông chiếu.

3. Thực hành ( 17’)

GV : đến từng bàn quan sát, nhắc nhở hs vẽ bài:

Vẽ hình người, cảnh vật sao cho hợp lí, vẽ được các dáng hoạt động. Vẽ màu tươi sáng thể hiện được không khí vui tươi.

GV sửa bài khi cần thiết.

phụ sau ( Nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa..) .

+Chỉnh sửa

+ Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh

- Hs quan sát để tự tin khi làm bài.

+ Hs tập vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

4. Nhận xét, đánh giá ( 3’)

- GV cùng HS chọn 1 số bài , gợi ý để HS nhận xét về bố cục, hình ảnh, màu sắc. Học sinh chọn ra bài đẹp theo ý thích.

GV nhận xét chung tiết học,khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài.

5. Dăn dò ( 1’): - Nhắc hs về nhà quan sát các đồ vật và hoa quả.

Ngày soạn: 11/1/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14/1/2020 3B- T3

TIẾT 19: ÔN TẬP CHƯƠNG II CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (Tiết 1) I. Mục tiêu:

- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.

- HS khéo tay: Kẻ, cắt , dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp .

- HS yêu thích cắt, dán chữ.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp HS nhớ lại cách thực hiện.

- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

(11)

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. KT đồ dùng học tập ( 1') 3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1')

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Nội dung ôn tập : ( 7')

- cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II ”

- GV giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kỹ năng, sản phẩm.

2. Thực hành ( 20')

- GV quan sát HS làm bài. Có thể gợi ý cho những HS kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.

3. Nhận xét- Đánh giá ( 3')

- GV cùng Hs nhận xét một số sản phẩm.

- Đánh giá sản phẩm của HS theo 3 mức độ:

+ Hoàn thành tốt ( T): Kẻ, cắt , dán được một số chữ cái đơn giản. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp .

+ Hoàn thành (H): Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản.

+ Chưa hoàn thành (C): Không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học.

* Củng cố - dặn dò: ( 1')

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bìa màu, thước kẻ, bút màu, kéo thủ công để học bài.

- HS nhắc lại các bài đã học trong chương I.

- Lắng nghe

- HS làm bài theo yêu cầu.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn, của mình.

- Lắng nghe

(12)

Ngày soạn: 11/1/2020

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 14/ 1/ 2020 4C- T2; 4B- T3 Thứ 5 ngày 16/1/2020 4A- T1

TIẾT 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA TIẾT 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I. Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

+ HSBT+ HS Hà Anh:

+ HSBT+ HS Hà Anh:

- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. (Liên hệ Giáo dục bảo vệ môi trường)

- Hs yêu thích việc trồng rau, hoa.

+ HSKT:

- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau và hoa.

II. Chuẩn bị:

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. Tranh minh họa ích lợi của việc trồng rau hoa.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp : ( 1') 2. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV nhận xét

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của

HSKT 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh

tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa (9’)

- Giáo viên giới thiệu tranh.

+ Quan sát hình 1 ( sgk ) và liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau ?

+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ? + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em

+ Rau còn được sử dụng để làm gì - Giáo viên nhận xét, tóm tắt các ý trả lời của học sinh và bổ sung: Rau

- Quan sát và trả lời - Rau được làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; rau cung cấp các chất dĩnh dưỡng cần thiết cho con người; rau được dùng làm thức ăn cho vật nuôi,..

- Rau muống, rau cải….

- Được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu

- Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm,…

- Học sinh lắng nghe

- Quan sát , lắng nghe

- Học sinh lắng nghe

(13)

có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, có rau lấy củ, quả,…Trong rau có nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng tốt cho cơ thể con người và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.

Rau là thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.

- Giáo viên hướng dẫn quan sát hình 2 ( sgk ) và đặt câu hỏi

+ Rau hoa được sử dụng như thế nào

?

- Giáo viên nhận xét của học sinh và kết luận về lợi ích của việc trồng rau, hoa theo nội dung sgk

- Rau hoa là cây trồng phổ biến gần gũi với chúng ta. Và rau hoa là nguồn cung cấp thực phẩm và hoa chủ yếu cho con

. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của con người chúng ta - Trong rau xanh có chứa nhiều vi- ta-min và các chất dinh dưỡng - Rau xanh cũng được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi

- Hoa được trồng trong vườn, quanh nhà, ở công viên làm cho phong cảnh thiên nhiên đẹp và vui tươi hơn.

* GDBVMT: Trồng rau hoa cũng góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp

2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cay rau, hoa ở nước ta. ( 20’ )

-Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?

- Giáo viên nhận xét bổ sung: Đời sống càng cao thì nhu cầu sử dụng rau, hoa của con người càng nhiều.

Yêu cầu về đất trồng, dụng cụ, vật

- Học sinh quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:

- Rau, hoa được sử dụng rộng rãi ( làm thực phẩm, quà tặng,…)

- Học sinh lắng nghe

- Hs nêu

- Hs lắng nghe

- Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát, lắng nghe

- Hs nêu - Hs lắng nghe

- Lắng nghe

(14)

liệu trồng rau hoa cũng đơn giản. Vì vậy nghề trồng rau hoa ở nước ta ngày càng phát triển. Các em phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

- Giáo viên tóm tắt nội dung chính đã học theo phần ghi nhớ trong sgk 3. Dặn dò, nhận xét (1’)

Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh

- Đọc trước bài vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn: 11/1/2020

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 14/ 1/ 2020 5A- T4 ( S); 5B- T2 ( C) Thứ 4 ngày 15/1/2020 5C- T1

TIẾT 19: NUÔI DƯỠNG GÀ I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh:

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh:

- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà.

- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV

- HS: SGK, Vở thực hành

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)

+ Nêu tên các loại nhóm thức ăn nuôi gà?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ HS Phương Linh

1. Tìm chọn mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ( 4’ )

- GV nêu: Công việc nuôi gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng

- GV nêu ví dụ như cho gà ăn những thức ăn gì ? Ăn vào lúc nào ? Lượng thức ăn cho gà ăn hằng ngày ra sao ? Cho gà uống nước vào lúc nào ? cho ăn, uống như thế nào?...

- Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà?

- Lắng nghe

- Nuôi dưỡng gà gồm 2 công việc chủ yêu là cho gà ăn uống nhằm cung cấp

(15)

- GV nhận xét và bổ sung: Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt.

Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.

2. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống (20’)

*Cách cho gà ăn

- Nêu cách cho gà ăn ở gia đình hoặc địa phương em?

- Cách cho gà ăn ở từng thời kĩ sinh trưởng? ( gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng ) có giống nhau không?

- Giáo viên nhận xét và giải thích:

+ Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt mỡ. Gà giò lớn nhanh, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và chất đạm. Do vậy cần phải cho gà giò ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và thức ăn cung cấp chất đạm.

+ Chất đạm, chất khoáng là những chất dinh dưỡng chủ yếu tham gia tạo thành trứng gà. Vì vậy, cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chứa nhiều chất đạm như giun đát, côn trùng ( cào cào, châu chấu, mối,…), cua, ốc đạp nhỏ, cá băm nhỏ, bột đỗ tương…; thức ăn chứa nhiều chất khoáng như vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy khô, nghiền nhỏ và thức ăn chứa nhiều vi-ta-min như rau muống, bắp cải,… rửa sạch, thái nhỏ.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung theo sgk

* Cách cho gà uống

- Gợi ý cho học sinh nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật

- Nhận xét và giải thích: Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hòa tan từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống.

Nước có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.

- Nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà

- Nêu cách cho gà uống?

nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.

- Lắng nghe

-Trả lời - Khác nhau Lắng nghe

- Tóm tắt -Học sinh nêu -Lắng nghe

- Hs nêu - Lắng nghe

(16)

- Nhận xét và tóm tắt cách cho gà uống nước theo sgk và lưu ý : Dùng nước sạch như nước máy, nước giếng cho vào máng uống để cung cấp nước cho gà và đảm bào nước luôn sạch sẽ.

Máng uống phải luôn có đầy đủ nước.

Kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nh cầu về dinh dương ở từng thời kì sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước cho gà uống.

Thức ăn, nước uống dùng để nuôi gà phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc và được đựng trong máng sạch 3.Dặn dò. (1’)

- Giáo viên nhận xét kết quả học tập của học sinh và nhận xét chung tiết học

- Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị cho giờ sau

- Lắng nghe

-Lắng nghe -Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông và

Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên,thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu

- Giáo viên dùng phiếu hướng dẫn học sinh quan sát cách trang trí đường diềm trong vở tập vẽ trang 56.. - Kẻ hai đường thẳng bằng nhau và cách đều nhau sau đó

- Dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên học sinh tập vẽ hình đơn giản về mẹ hoặc cô