• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 26/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2021 Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn; Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP; HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"

- Cách chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS) + HS hô: Thuyền... chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: ...:10 hoặc 100; 1000...

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Ví dụ 1: HĐ cá nhân

- GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?

- Thực hiện theo sách giáo khoa

Ví dụ 2: HĐ cá nhân

- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

27 4 30 6,75 (m) 20

0 - HS nghe yêu cầu.

(2)

hiện phép tính 43 : 52.

+ Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? Vì sao?

+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.

+ Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.

- Quy tắc thực hiện phép chia

- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.

- HS nêu : 43 = 43,0

- HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52 và 1 HS lên bảng làm bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính.

- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1a: HĐ Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ Cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, kết luận

Bài 1b(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài vào vở và chữa bài.

Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài vào vở và chia sẻ trước lớp

- Đặt tính rồi tính

- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

Bài giải

May 1 bộ quần áo hết số mét vải là:

70 : 25 = 2,8 (m)

May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:

2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16, 8m - HS làm bài vào vở, báo cáo GV b) Kết quả các phép tính lần lượt là:

1,875; 6,25;20,25

- HS tự làm bài và báo cáo GV - Kết quả là : 0,4; 0,75; 3,6.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức giải

bài toán sau:

- HS làm bài

Giải

(3)

Một xe máy đi 400km tiêu thụ hết 9l xăng. Hỏi xe máy đó đi 300km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?

Đi 1km tiêu thụ hết số lít xăng là:

9 : 400 = 0,0225(l) Đi 300km tiêu thụ hết số lít xăng là:

0,0225 x 300= 6,75(l) Đáp số: 6,75l xăng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1; Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) ; Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3); *HS HTT nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3); Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng cặp quan hệ từ.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: Các BT đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao về nhận thức bảo vệ môi trường cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, máy tính - Học sinh: Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”.

- HS trả lời

- HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành:(25 phút)

Bài 1: HĐ Cặp đôi

+ GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề

+ Yêu cầu HS làm bài + Trình bày kết quả + GV nhận xét chữa bài

+ HS đọc yêu cầu

+ HS thảo luận nhóm đôi

+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả:

Đáp án:

- nhờ ... mà.

- không những .... mà còn

(4)

Bài 2: Cá nhân

+ HS đọc yêu cầu và nội dung của bài + Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?

+ Cho HS làm việc các nhân, một số em báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung:

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

Bài 3: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK - Gọi HS phát biểu ý kiến

+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?

+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?

+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?

- HS đọc yêu cầu

+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.

- HS làm bài cá nhân Đáp án:

a. Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b. Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển...

- 2 HS nối tiếp nhau đọc

- HS trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng,báo cáo kết quả trước lớp

+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau:

Câu 6: vì vậy...

Câu 7: cũng vì vây ...

Câu 8: vì (chẳng kịp)... nên (cô bé).

+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.

+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5phút) - Chuyển câu sau thành câu ghép có sử

dụng cặp quan hệ từ:

+ Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh.

- HS nêu

+Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

- Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(5)

………

………

………

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có; Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác và trách nhiệm trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đoạn văn mẫu, bảng nhóm, máy tính - HS : SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- GV kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS hát - HS chuẩn bị

- HS ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành:(25phút)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Gọi HS đọc phần Gợi ý

- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn - Gợi ý HS : Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...

- Yêu cầu HS tự làm bài

- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn.

- GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình

- HS lắng nghe

- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn

(6)

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét HS

- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình.

Ví dụ:

Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút) - Khi viết một văn tả người, em cần lưu

ý điều gì ?

- HS nêu - Về nhà viết lại đoạn văn tả người cho

hay hơn.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Ngày soạn: 27/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn; Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân ; HS cả lớp làm được bài 1, 3, 4 .

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

(7)

- Cho HS chơi trò chơi:"Nối nhanh, nối đúng"

- Chia l p th nh 2 ớ à đội ch i, m i ơ ỗ đội 4 b n, các b n còn l i c v cho 2ạ ạ ạ ổ ũ

i ch i.

độ ơ

25 : 50 0,75

125 : 40 0,25

75 : 100 0,5

30 : 120 3,125

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS nêu

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét HS

Bài 3: Cá nhân

- GV gọi HS đọc đề bài toán - Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét

Bài 4: Cặp đôi

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS thảo luận cặp đôi tóm tắt

- Tính

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả a) 5,9 : 2 + 13,6 = 2,95 + 13,6 = 16,01

b) 35,04 : 4 - 6,87 = 8,67 - 6,87 = 1,89

c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d) 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- Cả lớp làm vở, chia sẻ trước lớp Bài giải

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

24

5

2 = 9,6 (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(24 + 9,6) 2 = 67,2 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

24 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2m

230,4m2 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- HS tóm tắt bài toán, giải bài toán

(8)

bài toán, giải bài toán

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét

Bài 2HĐ cá nhân

- Cho HS tự nhẩm kết quả

- GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia(do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83)

- 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả trước lớp.

- Các nhóm nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài giải

Trong 1 giờ xe máy đi được:

93 : 3 = 31(km) Trong 1 giờ ô tô đi được:

103 : 2 = 51,5(km)

Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:

51,5 - 31 = 20,5(km) Đáp số: 20,5km

- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả 8,3 x 0,4= 3,32 8,3 x 10 : 25= 3,32 - HS nhận xét:

8,3 x 0,4= 8,3 x 10 : 25 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS tính giá trị của biểu thức:

112,5 : 5 + 4

- HS tính:

112,5 : 5 + 4 = 22,5 + 4 = 26,5 - Về nhà làm thêm các phép tính tương

tự như bài tập 2

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3); Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

*CV 3799: Kể tiếp kết thúc câu chuyện; BT thực hiện tại nhà: Nêu n/vật yêu thích và giải thích lí do vì sao yêu thích.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(9)

- Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc (máy tính)

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam

- 3 học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (12 phút) - Cho HS đọc toàn bài.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu...người anh yêu quý ?

+ Đoạn 2: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + 2 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ 2 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc

- HS theo dõi.

2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) Phần 1

- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?

+ Chi tiết nào cho biết điều đó?

+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?

- GV kết luận nội dung phần 1

- Nhóm trưởng cho các bạn đọc, TLCH và chia sẻ trước lớp:

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.

+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.

+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.

+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.

(10)

- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.

- Tổ chức HS thi đọc - GV nhận xét

Phần 2

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2

- Yêu cầu HS đọc thầm trong nhóm và trả lời câu hỏi

+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?

+ Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?

+ Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?

+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?

- GV kết luận nội dung phần

+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV ghi nội dung bài lên bảng - Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2 - HS thi đọc

- GV nhận xét Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

- HS luyện đọc - HS thi đọc - HS nghe

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS thảo luận nhóm TLCH:

+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?

+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.

+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.

+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan.

Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng cô bé từ khi mẹ mất.

- HS nêu nội dung của bài:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác

- HS đọc

- HS đọc cho nhau nghe - 2 HS thi đọc

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ?

*CV 3799: Em hãy kể tiếp kết thúc câu chuyện

- Học sinh trả lời.

(11)

- BT thực hiện tại nhà: Nêu n/vật yêu thích và giải thích lí do vì sao yêu thích.

Tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Thể dục

BÀI 25: ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”

I. Yêu cầu cần đạt.

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển năng lực về:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước động tácthăng bằng của bài thể dục phát triển chung và trò chơi.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, trao đổi,hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác trong bài học, trò chơi vận động bổ trợ môn học.

- NLgiải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức và tập luyện.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện,biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện đượcđộng tácthăng bằngcủa bài thể dục phát triển chung, và nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.

- NL thể dục thể thao: Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của động tác, bài tập và vận dụng được vào trong hoạt động tập thể từ đó có thể tự rèn luyện trong lớp, trường, ở nhà và các hoạt động khác.

II. Địa điểm – phương tiện 1. Địa điểm: Sân trường 2. Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, cờ, bóng, còi, mắc cơ, và dụng cụ phục vụ tập luyện cho Hs.

+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

(12)

1. Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

2. Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm…., IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu T

G

SL Hoạt động GV Hoạt động HS I. Phần mở đầu

Nhận lớp

7’ - Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

Đội hình nhận lớp

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho Gv.

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,..

- Ép ngang , ép dọc.

- Trò chơi “Chuyền bóng”

2’

2lx8

n - Gv HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Đội hình khởi động

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- HS khởi động, chơi theo hướng dẫn của Gv II. Phần cơ bản:

*Kiểm tra động tác Văn mình.

23

1’

- Gv gọi 1 -2 Hs lên thực hiện.

- Hs nhận xét việc thực hiện của bạn; Gv nhận xét và khen Hs.

Hoạt động 1

* Kiến thức:

* Ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.

3’

- Gv nhắc lại kiến thức và thực hiện lại động tác.

- Gv chỉ huy lớp thực hiện, kết hợp sửa sai.

Đội hình Hs quan sát

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs quan sát Gv làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

*Luyện tập Tập đồng loạt

2 lần 2lx8 n

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình tập đồng loạt

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs tập theo hướng dẫn của Gv

Hoạt động 2

* Kiến thức:

* Động tác thăng

10

- Gv nêu tên động tác, ý nghĩa tác dụng động tác. Gv làm mẫu động

Đội hình Hs quan sát

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

(13)

bằng.

- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4. Nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.

tác. Lần 1: Đếm nhịp và tập hoàn chỉnh động tác; Lần 2: Gv phân tích kết hợp làm mẫu;

Lần 3: Gv cho Hs xem tranh ảnh,

- Gv tổ chức cho Hs tập. (Gv dạy, điều khiểu như tiết trước).

€

- Hs quan sát Gv làm mẫu

*Luyện tập

Tập đồng loạt động tác thẳng bằng

- Ôn đồng loạt 6 động tác: Vươn thở vtay, chân, vặn mình toàn thân và thăng bằng.

3 lần 2lx8 n

1 lần 2lx8 n

- Gv hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Gv hô - Hs tập theo Gv.

Đội hình tập đồng loạt

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs tập theo hướng dẫn của Gv

Tập theo tổ 6 động tác

2 lần 2lx8 n

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- Gv quan sát và sửa sai cho Hs các tổ.

ĐH tập luyện theo tổ

€€€€€€€€

€€€€€€€€€

€€€€€€€€

- Hs tập theo hướng dẫn của tổ trưởng

Thi đua giữa các tổ 6 động tác.

1 lần 2l x 8n

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- Từng tổ lên thi đua, trình diễn

* Vận dụng 1’ - Gv cho Hs nhận biết đúng, sai trên tranh ảnh có tập luyện động tác.

Đội hình vận dụng

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs cùng Gv vận dụng kiến thức .

(14)

Hoạt động 3

* Trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”

5’ - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

ĐH chơi trò chơi ...

€€€€€€€€€

€

...

....

€€€€€€€€€

………

€Gv

- Hs chơi theo hướng dẫn của Gv

* Bài tập PT thể lực: 3’ - Gv cho Hs chạy 40m xuất phát cao.

ĐH phát triên thể lực

€€€€€II...

€€€€€II...

€€€€€II...

€Gv

- Hs làm theo hướng dẫn của Gv.

* Kiến thức chung:

- Luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

- Hs Hình thành phẩm chất chăm chỉ, chăm làm,luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

2’ 1 lần -Gv hướng dẫn Hs làm vệ sinh sân tập, luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

- Hs thực hành làm vệ sinh sân bãi, luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng sau tiết học.

III. Kết thúc

*Thả lỏng cơ toàn

3’ 2lx8 n

- GV hướng dẫn thả lỏng

ĐH thả lỏng

€€€€€€€

(15)

thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn Hs tự ôn ở nhà.

* Xuống lớp

Gv hô “ Giải tán” ! Hs hô “ Khỏe”!

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

€€€€€€€

€€€€€€€

€Gv

- HS thực hiện thả lỏng ĐH kết thúc

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Lịch sử

“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta; Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến; Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc; Nêu được tình hình thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động; Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước; HS yêu thích môn học lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng (máy tính)

- HS: SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Nhân dân ta đã làm gì để chống lại

“giặc đói” và “giặc dốt”

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS trả lời

- HS nghe và thực hiện 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)

*Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi sau đó một số nhóm báo cáo kết

- HS thảo luận nhóm đôi

- Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà

(16)

quả:

- Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?

- Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

- Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?

*Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn

“Đêm 18 ... không chịu làm nô lệ”

- Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?

- Ngày 20 - 12- 1946 có sự kiện gì xảy ra?

- Yêu cầu HS đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì ?

- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất?

*Hoạt động 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi

nội,....

- Ngày 18-12-1946 Pháp ra tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội.

Bắt đầu từ ngày 20 - 12 - 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

- Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

- Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- HS đọc

- Đêm 18, rạng sáng ngày 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Ngày 20 - 12 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- HS đọc lời kêu gọi của Bác

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

- Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.

(17)

các vấn đề sau:

+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?

+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?

+ Hình chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế, nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế...

dựng chiến lũy trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.

+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút) - GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của

em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

- HS nghe và thực hiện

- Ở các địa phương khác nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào?

- Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt, nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin "kháng chiến nhất định thắng lợi".

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Kĩ thuật CHĂM SÓC GÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà; Biết cách chăm sóc gà.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học;

Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở BT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Ở gia đình em thường cho gà ăn uống như thế nào?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

(18)

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà

- GV nêu khái niệm về chăm sóc gà.

- GV hướng dẫn HS đọc mục 1 (SGK) - Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà?

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc

* Sưởi ấm cho gà:

- GV hướng dẫn HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật.

- GV nhận xét và giải thích thêm vai trò của nhiệt độ.

- Gà con bị rét sẽ kém ăn, dễ nhiễm bệnh …

+ Vậy cần làm gì để giúp gà con chống rét?

+ Nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà?

+ Ở gia đình em thường sưởi ấm cho gà bằng dụng cụ nào?

- Mời một số HS trả lời.

-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, và hướng dẫn thêm.

* Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà:

* Phòng ngộ độc thức ăn cho gà:

(thực hiện tương tự phần trên)

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập

- Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài - GV nhận xét.

- HS nghe - HS đọc

- Mục đích tạo các điều kiện sống thuận lợi thích hợp cho gà

- Tác dụng: giúp gà khoẻ mạnh ,mau lớn và có sức chống bệnh tốt.

-Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên , sinh sản của động vật…

- Cần sưởi ấm cho gà

- Dụng cụ sưởi ấm cho gà là : chụp sưởi

- Bóng điện, đối bếp than ,bếp củi quanh chuồng

- HS trả lời

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- HS nghe - HS đọc

- Về nhà áp dụng kiến thức vào thực tế. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(19)

………

………

………

Ngày soạn: 28/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 01 tháng 12 năm 2021 Toán

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân; Vận dụng để giải các bài toán có lời văn; Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn; HS làm được bài 1, bài 3.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa,vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3phút) - Gọi học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân và thực hành tính 11:4 = ?

- Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân

- HS nêu

- HS nghe và ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

a) Ví dụ 1

Hình thành phép tính

- GV đọc yêu cầu ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích là 57m² chiều dài 9,5m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét ? - Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật.

- Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57 : 9,5 = ? (m).

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài.

- HS nêu phép tính 57 : 9,5 = ? m

(20)

Đi tìm kết quả

- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.

- GV hỏi : vậy 57 : 9,5 = ? m

- GV nêu và hướng dẫn HS: Thông thường để thực hiện phép chia 57 : 95 ta thực hiện như sau:

- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.

- Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?.

- Thương của phép tính có thay đổi không?

b) Ví dụ 2

- GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính rồi tính 99 : 8,25.

- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình.

c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân

- Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân ? - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK

- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính :

(57 10) : (9,5 10)

= 570 : 95 = 6.

- HS nêu : 57 : 9,5 = 6

- HS theo dõi GV đặt tính và tính.

570 9,5 0

6 (m)

- HS làm bài vào giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia.

- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời.

- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính.

- Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.

- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc lòng quy tắc ngay tại lớp.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1: Cá nhân

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét HS

- Yêu cầu HS nêu lại cách chia một

- HS nêu

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

- HS nghe

- Muốn chia một số thập phân cho 0,1 ;

(21)

số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ;...

Bài 3: Cặp đôi

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS

Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở.

- Gv quan sát, uốn nắn.

0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ...chữ số.

- Cả lớp theo dõi

- HS thảo luận cặp đôi làm bài và chia sẻ trước lớp

Bài giải

1m thanh sắt đó cân nặng là:

16 : 0,8 = 20(kg)

Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng:

20 x 0,18 = 3,6(kg)

Đáp số: 3,6kg - HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên

a) 3,2 : 0,1= 32 b) 168 : 0,1 = 1680 32: 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8 c) 934 : 0,01= 93400

934: 100 = 9,34 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS vận dụng tính kết quả của phép tính:

28 : 0,1 = 53 : 0,01 = 7 : 0,001 =

- HS tính

28 : 0,1 = 280 53 : 0,01 = 5300 7 : 0,001 = 7000 - Về nhà tìm hiểu cách chia nhẩm

một số cho 0,2 ; 0,5; 0,25;...

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Chính tả

CHUỖI NGỌC LAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi;

Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3. Làm được bài tập 2a; Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(22)

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực; Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ (máy tính) , từ điển HS - Học sinh: Vở viết, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (5phút)

- Cho HS tổ chức thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - Mở vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) - Gọi HS đọc đoạn viết

+ Nội dung đoạn văn là gì ?

* Hướng dẫn viết từ khó - HS tìm từ khó

- HS luyện viết từ khó

- HS đọc đoạn viết

+ Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.

- HS nêu: ngạc nhiên, Nô-en; Pi-e;

trầm ngâm; Gioan; chuỗi, lúi húi, rạng rỡ...

- HS viết từ khó 2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

- GV đọc bài viết lần 2 - GV đọc cho HS viết bài

- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp

Lưu ý:

- Tư thế ngồi:

- Cách cầm bút:

- Tốc độ viết:

- HS nghe - HS viết bài

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)

(23)

Bài 2a: HĐ cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV tổ chức cho HS "Thi tiếp sức"

- Học sinh nêu yêu cầu của bài - 2 học sinh đại diện lên làm thi đua.

tranh hanh

tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào trưng

chưng

trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu...

bánh chưng, chưng cất, chưng mắm.chưng hửng trúng

chúng

trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử.

chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng..

trèo chèo

leo trèo, trèo cây trèo cao

vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống

Bài 3: HĐ cá nhân - cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm bài vào vở bài tập - GV nhận xét kêt luận:

- HS đọc

- HS làm vào vở một HS lên bảng làm Đáp án:

+ ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào

+ ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Lắng nghe

- Quan sát, học tập.

- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn - Xem trước bài chính tả sau.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1;

Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c); HS (M3,4) làm được toàn bộ BT4; Rèn quy tắc viết hoa, tự tìm đại từ xưng hô.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ (máy tính); từ điển HS

(24)

- Học sinh: Vở BT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "

Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài tập: Cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?

+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét

- GV treo bảng phụ cho HS đọc ghi nhớ về danh từ

Bài tập2: Cả lớp - HS đọc yêu cầu bài

- HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.

- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng

- Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn....

- GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng.

Bài tập 3: Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét bài

Bài tập 4a,b,c: Cá nhân - HS đọc yêu cầu

- HS tự làm bài

- HS đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi

+ Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo...

+ Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa.

VD: Huyền, Hà,..

- HS đọc

- HS đọc - HS nêu - HS đọc lại

- HS viết trên bảng, dưới lớp viết vào vở

- HS nêu yêu cầu - HS nhắc lại

- HS thảo luận cặp đôi là và chia sẻ kết quả trước lớp.

- Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi.

- HS đọc - HS làm bài

(25)

- Gọi HS lên chia sẻ kết quả - Nhận xét bài trên bảng

Bài 4d(M3,4): HĐ cá nhân - Cho Hs tự làm bài vào vở - GV kiểm tra, sửa sai

- HS lên chia sẻ kết quả

a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

- Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn DT

ngào.

- Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước ĐT

mắt.

- Nguyên cười rồi đưa tay quyệt nước DT

mắt.

b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai như thế nào?

- Một mùa xuân mới bắt đầu.

Cụm DT

c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”

+ Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé !

+ Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .

- HS tự làm bài vào vở, báo cáo GV d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”

+ Chị là chị(DT)gái của em nhé ! + Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi . 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam được viết hoa theo quy tắc nào?

- Khi viết tên riêng người , tên riêng địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- Về nhà tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Kể chuyện PA-XTƠ VÀ EM BÉ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(26)

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; HS HTT kể lại được toàn bộ câu chuyện; Kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu quý, tôn trọng tính mạng của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to (máy tính) - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS thi kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài – ghi đề.

- HS thi kể

- HS nghe - HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Nghe kể chuyện: (10 phút) - Giáo viên kể lần 1.

- GV viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa-xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/7/1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/7/1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người)

- GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822 - 1895)

- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ SGK.

- Giáo viên kể lần 3(nếu cần)

- HS nghe - HS theo dõi

- HS nghe và quan sát - HS nghe

- HS nghe 2.2. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- HS kể theo cặp

- 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.

- HS nghe

- Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi. Sau đó kể lại toàn bộ câu

(27)

- Thi kể trước lớp

- GV nhận xét

- GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.

chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh

- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . - Lớp nhận xét

- HS nghe - Hs bình chọn 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)

- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?

+ Câu chuyện muốn nói điều gì?

- GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị.

- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.

- HS nêu ý kiến.

+ Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người.

+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ.

- HS nghe

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chi tiết nào trong truyện làm em

nhớ nhất ?

- HS nêu - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện

cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Đạo đức

HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(28)

- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi; Biết được hợp tác với mọi người trong công viẹc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người;

Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường,của gia đình và của cộng đồng; Trung thực trong học tập và cuộc sống. Họp tác với bạn bè làm việc nhóm.

* GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân cho HĐ3, máy tính - HS: SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS nêu một số biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK - Yêu cầu thảo luận theo cặp

- Gọi HS trình bày

- GV KL: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan,trong tình huống a là đúng - việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng

* Hoạt động 2: xử lí tình huống bài tập 4 trong SGK

- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét bổ xung GV KL:

+ Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người và phối hợp giúp đỡ lẫn nhau + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nàođể tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.

* Hoạt động 3: Làm bài tập 5

- HS thảo luận - HS trả lời

- HS khác nhận xét

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

(29)

- HS tự làm bài tập

- Gọi HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1 số công việc

- GV nhận xét đánh giá

- HS làm bài rồi trao đổi với bạn bên - HS trình bày

- HS nghe 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Muốn công việc thuận lợi, đạt kết quả

tốt cần làm gì?

- HS nêu - Em đã hợp tác với bạn bè và mọi

người làm những việc gì ? Việc đó đạt kết quả như thế nào ?

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Ngày soạn: 29/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 02 tháng 12 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân; Vận dụng tìm x và giải các bài toán có lời văn; Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân; HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3 .

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.

- HS : SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho học sinh thi đua nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân .

- Gọi 1 học sinh tính : 36 : 7,2 = ...?

- Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài: Luyện tập - Gv ghi tên bài lên bảng.

- HS nêu - HS tính - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(27 phút)

(30)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV nhận xét chữa bài.

- Các em có biết gì sao các cặp biểu thức trên có giá trị bằng nhau không ?

- Dựa vào kết qủa bài tập trên, bạn nào cho biết khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0.25 ta có thể làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc này để vận dụng trong tính toán cho tiện.

Bài 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân

Bài 3: Cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn giải được bài toán ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS

- Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị các biểu thức rồi so sánh.

- HS lên chia sẻ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 5 : 0,5 5 2 10 = 10 52 : 0,5 52 2 104 = 104 b) 3 : 0,2 3 5 15 = 15 18 : 0,25 18 4 74 = 74

- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời :

a) vì 1 : 0,5 = 2

nên 5 2 = 5 (1: 0,5) = 1 : 0,5 b) vì 1 : 0,2 = 5

nên 3 5 = 3 (1 : 0,2) = 3 : 0,2

- Khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2; chia số đó cho 0,2 ta có thể nhân số đó với 5 ; chia số đó cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4.

- HS nghe

- HS đọc

- Cả lớp làm vở, chia sẻ

x 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45

9,5 x = 399

x = 399 : 9,5 x = 42

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ Bài giải

Số lít dầu có tất cả là:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực

- Học sinh có cơ hội hình thành, phát triển năng lực: Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực