• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 41 CÂU KỂ : AI THẾ NÀO?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).

* HS năng khiếu viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.

- HS có phẩm chất học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết. Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + 2, 3 tờ giấy khổ to viết đoạn văn ở phần nhận xét.

+ 1 tờ giấy viết các câu ở BT 1 (phần luyện tập).

- HS: VBT, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút) - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

+ Tìm từ ngữ chỉ các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.

+ Tìm từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh.

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới.

- Lớp trưởng điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành Kiến thức (15 phút) a. Nhận xét

Bài tập 1+ 2:

- GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn vừa đọc.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

+ Các từ chỉ trạng thái là bộ phận nào trong câu kể?

Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho ...

- GV giao việc: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ:

xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh.

- Cho HS làm bài. GV đưa những câu văn đã viết sẵn trên giấy khổ to trên bảng lớp

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.

+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần.

+ C3: Chúng thật hiền lành.

+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

+ Vị ngữ của câu Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối thế nào?

+ C2: Nhà cửa thế nào?

+ C3: Chúng (đàn voi) thế nào?

+ C4: Anh (người quản tượng) thế nào?

(2)

cho HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

Bài tập 4: Tìm từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả.

- YC HS xác định các từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng + Các từ chỉ sự vật là bộ phận nào của câu?

Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ...

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

+ thế nào? như thế nào?

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.

+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần.

+ C3: Chúng thật hiền lành.

+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

+ Chủ ngữ Đáp án:

+ C1: Bên đường, cái gì xanh um?

+ C2: Cái gì thưa thớt dần?

+ C3: Những con gì thật hiền lành?

+ C4: Ai trẻ và thật khỏe mạnh ? + Ai? Cái gì? Con gì?

- HS đọc ghi nhớ.

3. Hoạt động Luyện tập- thực hành:(15 phút) Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng

Bài tập 2: Kể về các bạn trong tổ em...

- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài hay.

*Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 xác đinh đúng câu kể Ai thế nào?

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định CN và VN của các câu kể đó.

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm

Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp Đ/a:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

Căn nhà trồng vắng.

Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

Anh Đức lầm lì, ít nói.

Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Cá nhân – Chia sẻ lớp

VD: Tổ em có 10 bạn. Tổ trưởng là bạn Nam. Nam thông minh và học giỏi. Bạn Na dịu dàng, xinh xắn. Bạn Hoàng nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lém lỉnh, huyên thuyên suốt ngày.

- Nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?

(3)

tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

- GV nhận xét tuyên dương HS.

* Củng cố - Dặn dò:

? Nêu cấu tạo và ý nghĩa của câu kể Ai thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Giao nhiệm vụ về nhà: Về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Câu kể Ai thế nào có hai bộ phận: chủ ngữ trả lời cho câu hỏi....

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

TOÁN

Tiết 96: PHÂN SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Làm quen với khái niệm phân số

- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số

- HS có phẩm chất học tập tích cực.Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng học Toán, bảng phụ - HS: Sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- Lớp phó văn thể điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức:(15 phút) Giới thiệu phân số

- GV treo lên bảng hình tròn (như SGK) hướng dẫn HS quan sát một hình tròn:

+ Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau?

+ Có mấy phần được tô màu?

- GV: Chia hình tròn thành 6 phần

- HS quan sát hình, trả lời các câu hỏi của GV:

+ 6 phần bằng nhau.

+ 5 phần.

(4)

bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

+ Năm phần sáu viết thành 5 6

- GV giới thiệu tiếp: Ta gọi 5 6 phân số, 5 là tử số, 6 là mẫu số.

+ Khi viết phân số 5

6 thì mẫu số được viết ở đâu?

+ Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?

=> GV nêu: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn phải khác 0.

+ Khi viết phân số 5

6 thì tử số được viết ở đâu?

+ Tử số cho em biết điều gì?

=> Gv nêu: Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.

- GV đưa ra hình tròn (như SGK) và yêu cầu HS:

+ Viết PS chỉ số phần đã tô màu trong mỗi hình

+ Nêu TS và MS của mỗi PS đó

- GV viết các phân số:

1 2;3

4;4 7

- GV chốt KT.

- HS lắng nghe.

- HS nhận xét về cách viết PS: viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.

- HS đọc: Năm phần sáu - HS nhắc lại

+ Viết ở dưới gạch ngang.

+ Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- HS lắng nghe.

+ Viết ở trên vạch ngang.

+ Có 5 phần bằng nhau được tô màu.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân – nhóm 2 – Chia sẻ lớp

VD:

+ Đã tô 1

2 hình tròn. Vì hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần. Phân số

1

2 có tử số là 1 và mẫu số là 2.

- HS đọc và nhận xét về cấu tạo của PS.

cách viết TS và MS: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang.

- HS lắng nghe. Lấy thêm VD về phân số.

3.Hoạt động Luyện tập - thực hành (15 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Thực hiện làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

(5)

- GV chốt đáp án.

- GV lưu ý HS cách trình bày PS trong giấy ô li sao cho đẹp

Bài 2:

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

Bài 3+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật

4. Hoạt động Vận dụng (5p)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức.

- Học sinh chơi

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - dặn dò

+ Nêu đặc điểm của phân số ? - Nhận xét tiết học,

- Chuẩn bị bài sau

Đ/a:

2 5;5

8;3 4; 7

10;3 6;3

7 .

- HS đọc các phân số, nêu TS và MS, nêu cách viết của TS và MS

- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

Phân số Tử số Mẫu số 6

11 6 11

8

10 8 10

5 12

5 12

Phân số Tử số Mẫu số 3

18 3 18

18 25

18 25

12 55

12 55

- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp.

Bài 3:

2 5 ;

11 12 ;

4 9 ;

9 10 ;

52 84 Bài 4:

a. Năm phần chín b. Tám phần mười bảy c. Ba phần hai mươi bảy d. Mười chín phần ba mươi ba e. Tám mươi phần một trăm.

- Ghi nhớ cách đọc, viết, phân số. Lấy VD phân số

- Tìm các bài tập về phân số trong sách Toán buổi 2 và giải

(6)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

TẬP ĐỌC

TIẾT 42: BÈ SUÔI SÔNG LA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ

- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam. Góp phần phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* BVMT: Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- Lớp trưởng điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật

+ 1 HS đọc

+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: 25 phút Hoạt động 1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, tình cảm

- GV chốt vị trí các đoạn

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (dẻ cau, táu mật,

(7)

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Giới thiệu thêm một số loại gỗ quý khác: lim, gụ, trầm hương

muồng đen, chai đất, lát chun, lát hoa, mươn mướt, lán cưa, ...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4)

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Sông La đẹp như thế nào?

* GDBVMT: Sông La và nhiều con sông khác trên đất nước ta đều rất đẹp và trong lành, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những dòng sông ấy?

+ Chiếc bè gỗ được quý với cái gì?

Cách nói ấy có gì hay?

+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

+ Hình ảnh “Trong bom đạn đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

+ Ý nghĩa của bài thơ?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Nước sông La trong veo như ánh mắt, hai bên bờ hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi, những gợn óng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.

- HS nêu: Không xả rác, đổ nước thải chưa qua xử lý xuống sông...

+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng sông. Bè đi chiều thầm thì gỗ lượn đàn thong thả. Như bầy trâu lim dim đắm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.

+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai:

những chiếc bè gỗ được chở về suối sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn kẻ thù.

Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng,

(8)

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài.

sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương

- HS ghi nội dung bài vào vở 3. Hoạt động vận dụng: 10 phút

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài

- Lưu ý nhấn giọng các từ ngữ: trong veo, im mát, mươn mướt, thầm thì, lim dim, êm ả, long lanh

- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp

- GV nhận xét chung

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ

- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS: Về nhà luyện đọc lại bài và Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm trong nhóm + Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng

- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

(9)

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- Có ý thức kính trọng và biết ơn người lao động- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Tôn trọng giá trị sức lao động.

- Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

- HS: SGK, SBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (2 phút)

- Kể lại câu chuyện: Buổi học đầu tiên

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?

+ Hãy giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ bạn?

- Nhận xét, chuyển sang bài mới

-Lớp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS kể

+ Vì các bạn cho rằng nghề của bố mẹ bạn Hà là người lao động bình thường, không đáng kính trọng … + HS nối tiếp giới thiệu

2. Hoạt động Luyện tập – thực hành (30p)

* Hoạt động 1: Chọn lựa hành vi

- Yêu cầu HS chọn lựa các hành vi thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động

+ Hãy kể những hành động khác thể hiện kính trọng, biết ơn người lao động và không kính trọng, biết ơn người lao động?

+ Em đã làm được những hành động nào và chưa làm được hành động nào trong các hành động trên?

*Hoạt động 2: Đóng vai: (Bài tập 4) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Chia lớp thành các nhóm 4: đóng vai theo tình huống, sau đó thực hiện trước lớp Tình huống 1: Trưa hè bác đưa thư mang thư tới cho nhà tư. Tư sẽ ...

Tình huống 2: Hân nghe một số bạn trong lớp nhại tiếng bà bán hàng rong. Hân sẽ …

Tình huống 3: Các bạn của Lan đến chơi và

Nhóm 2 – Lớp

Đáp án: Hành động ở ý a, c, d, đ, e, g

- HS giải thích về sự chọn lựa của mình.

- HS kể - HS liên hệ

Nhóm 4 – Lớp

* Lớp chia thành các nhóm 4: đóng vai theo tình huống, sau đó thực hiện trước lớp:

+ Cảm ơn bác (nhận thư bằng 2 tay). Mời bác vào nhà uống nước ạ.

+ Hân: Các ban ạ, mỗi người có một quê hương. Tiếng nói là phong tục tập quán của họ, chúng ta nhại tiếng họ là không nên.

+ Các bạn ơi chúng mình ngồi đây

(10)

nô đùa trong lúc bố của Lan đang làm việc ở góc phòng. Lan sẽ …

- GV khen nhóm sắm vai tốt, nhận xét cách ứng xử tình huống của mỗi nhóm

*Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (bài 5+ bài 6)

- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát nói về người lao động,

- Kể, viết, vẽ về 1 người lao động mà em thích

3. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)

- Thực hiện kính trọng và biết ơn người lao động trong cuộc sống hàng ngày.

- Trưng bày tranh vẽ về người lao động

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về xem lại bài

chơi yên tĩnh để bố mình còn làm việc nhé.

Nhóm 6 – Lớp

- HS trình bày kết quả theo nhóm.

Báo cáo kết quả trước lớp.

+ Các bài thơ, bài hát + Các bức tranh đã vẽ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

KĨ THUẬT

TIẾT 20 :VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.

- Yêu thiên nhiên, tích cực trồng rau, cây xanh BVMT. Góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh.

- HS: Sưu tầm một số dụng cụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

+ Nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Rau dùng làm thực phẩm, làm thuốc; hoa dùng để trang trí,...

2. Hoạt động Luyện tập - thực hành: (30 phút)

(11)

HĐ1: Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng:

+ Kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?

+ Ở gia đình em thường bón phân nào cho rau và hoa? Theo em dùng loại phân nào tốt nhất?

+ Chúng ta nên trồng rau, hoa vào những nơi đất như thế nào thì cây phát triển tốt?

- GV chốt các vật liệu: hạt giống, phân bón, đất trồng

HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những dụng cụ chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng:

+ Em hãy cho biết lưỡi và cán cuốc được bằng gì?

+ Dầm xới nó có mấy bộ phận, được dùng để làm gì?

+ Theo em cào được dùng để làm gì?

+ Quan sát hình 4b, em hãy nêu cách cầm vồ?

+ Quan sát hình 5,em hãy gọi tên từng loại bình tưới nước?

- GV kết luận theo SGK: Các dụng cụ trồng ra, hoa: cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất, bình tưới

Cá nhân - Chia sẻ lớp

- HS tự đọc thông tin trong sách và trả lời:

a. Hạt giống:

+ Hạt rau: Cải, muống, mồng tơi,…

+ Hạt hoa: Cúc vạn thọ, cúc đại đoá,

b. Bón phân:

+ Phân chuồng, phân xanh, vi sinh,..

+ Tuỳ thuộc vào các loại cây rau, hoa mà chúng ta bón phân cho chúng…

c. Đất trồng:

+ Nên chọn đất trồng thích hợp với các loại rau, hoa.

Cá nhân – Lớp - HS đọc nội dung phần 2 – SGK a. Cuốc:

+ Lưỡi cuốc được làm bằng sắt, cán cuốc được làm tre hoặc gỗ.

b. Dầm xới:

+ Nó có hai bộ phận là lưỡi và cán, thường dùng để xới đất và đào hốc cây.

c. Cào:

+ Cào cho đất được bằng…

d. Vồ đập đất:

+ Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần phía đuôi cán (tương tự cầm cuốc)

e. Bình tưới nước:

+ Hình 5a: Bình có vòi hoa sen. Hình 5b: Bình xịt nước.

- HS giới thiệu một số vật liệu và dụng cụ mà mình đã chuẩn bị để mang tới lớp.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Giáo dục ý thức trồng cây rau, hoa để làm đẹp cho môi trường tại nhà - Tìm hiểu và mô tả về các dụng cụ trồng rau, hoa hiện đại được sử dụng

(12)

trong các khu vực trồng rau, hoa chuyên biệt. VD: máy đập đất thay thế cho vồ đập đất, vòi phun nước tự động thay thế cho bình tưới,...

* Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

KHOA HỌC

TIẾT 42: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được các tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt

- Biết bảo vệ đôi mắt bằng cách tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt.

- Có ý thức học tập, làm việc ở nơi có ánh sáng đủ để bảo vệ đôi mắt. Góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...

*KNS: - Trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ đôi mắt

- Bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: +Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).

+ Kính lúp - HS: Đèn pin

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

Trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: con người? động vật?

+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của thực vật?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và có sức khoẻ.

+ Ánh sáng giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra nguy hiểm, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của động vật

+ Ánh sáng giúp cây xanh quang hợp và duy trì sự sống,...

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (30 phút)

(13)

HĐ1: Những ánh sáng quá mạnh gây hại cho mắt và cách phòng tránh

- Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?

+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.

- GV kết luận: Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt.

Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được.

Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.

- Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.

- GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:

+ Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng?

+ Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì?

Nhóm 2/Nhóm 4 – Lớp

+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì:

ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều:

tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.

+ Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê- ông quá mạnh, đèn pha ô- tô, …

- HS nghe.

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát, thảo luận, đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.

(14)

+ Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn?

+ Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì?

- Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời thoại.

- Dùng kính lúp hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:

+ Em đã nhìn thấy gì?

- GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khỏi những ánh sáng quá mạnh.

HĐ2: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2.

- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Những trường hợp nào nên, những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước

- Các nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

+ HS nhìn vào kính và trả lời: Em nhìn thấy một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp.

- HS nghe.

Nhóm 2 – Lớp

+ H5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.

+ H6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại cho mắt.

+ H7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.

+ H8: Nên ngồi học như bạn nhỏ.

Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.

- HS lắng nghe.

(15)

để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Biết cách bảo vệ đôi mắt khỏi tác động xấu của ánh sáng.

- Tập bài tập rèn luyện cơ mắt cho đôi mắt khoẻ mạnh

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về xem lại bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022 TOÁN

TIẾT 97: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

- Biết cách viết thương của các phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số (PS có TS bé hơn MS), biểu diễn được các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài. Góp phần phát huy các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (2 ý đầu), bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu học tập, hình vẽ SGK - HS: SGK,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút) Trò chơi: Bắn tên

- Viết phân số: 3/2; 4/7; 5/3;....

- GV nhận xét chung - Giới thiệu bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp tham gia trò chơi

2.Hoạt động Hình thành kiến thức (30 phút) a) Trường hợp thương là 1 số tự

nhiên:

Bài toán 1: Có 8 quả cam chia đều cho 4 + Mỗi bạn được 8: 4 = 2 (quả cam)

(16)

em. Hỏi mỗi em được mấy quả cam?

+ Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?

=> GV nhận xét và kết luận: Khi thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là 1 số tự nhiên. Nhưng, không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện được như vậy.

b) Trường hợp thương là phân số:

Bài toán 2: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?

+ Em có thể thực hiện phép chia 3: 4 tương tự như thực hiện 8: 4 được không?

- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.

=> GV: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được

3

4 cái bánh.

Vậy 3: 4 =?

- GV nhận xét, ghi bảng: 3: 4 = 3 4 + Thương trong phép chia 3: 4 =

3 4 có khác gì so với thương trong phép chia 8: 4 = 2 không?

+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương

3

4 và số bị chia, số chia trong phép chia 3: 4?

=> GV nhận xét, kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

+ Là các số tự nhiên.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

+ Không thể thực hiện được vì 3 không chia hết cho 4

- HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được

3 4 cái bánh.

+ Vậy 3: 4 = 3 4

- HS đọc: 3 chia 4 bằng 3 4

+ Thương trong phép chia 8: 4 = 2 là một số tự nhiên còn thương trong phép chia 3: 4 =

3

4 là một phân số.

+ Số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương.

- HS lắng nghe và nhắc lại - HS nêu ví dụ

3. Hoạt động Luyện tập -thực hành:(15 phút) Bài 1: Viết thương của các phép chia

sau dưới dạng phân số

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

(17)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số

Bài 2 (2 ý đầu): HSNK làm cả bài.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chú ý HS: Khi TS chia hết cho MS thì ta lấy TS chia cho MS để được thương là một số tự nhiên.

- GV chốt đáp án.

Bài 3:

a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng 1 phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu) - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

b) Qua bài tập a, em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào?

=> GV nhận xét, kết luận.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Ghi nhớ KT của bài

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

Đ/á:

7: 9 = 7

9 5: 8 = 5

8

6: 19 = 6

19 1: 3 = 1

3

- Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đ/á:

36: 9 = 36

9 = 4 ; 88: 11 = 88 11

= 8 0: 5 =

0

5 = 0 ; 7: 7 = 7 7 = 1

- Cá nhân – Lớp Đ/á:

6 = 6

1 ; 1 = 1

1 ; 27 = 27

1 ; 0 =

0

1 ; 3 = 3 1

+ Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

- 2- 3 HS nhắc lại kết luận (b).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 41: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết rút kinh nghiệm về vài TLV tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

- HS biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.

- Giữ gìn, yêu quý đồ vật trong gia đình. Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tờ giấy ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu … ý cần chữa chung trước lớp và phiếu thống kê các loại lỗi.

- HS: Vở, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV dẫn vào bài học

- Lớp phó văn thể điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Luyện tập - thực hành (30 phút) HĐ1: Nhận xét chung:

- GV viết lên bảng đề bài đã kiểm tra.

+ Ưu điểm, khuyết điểm.

* Ưu điểm: Xác định đúng đề bài (tả đồ vật), kiểu bài miêu tả.

+ Bố cục đầy đủ 3 phần; câu văn diễn đạt ý trọn vẹn, có sự liện kết giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài.

* Khuyết điểm:

+ Một số bài: Câu văn dài, rườm rà, sai lỗi chính tả,

+Bài viết ít sử dụng các hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Những HS viết bài chưa đạt yêu cầu, GV cho về nhà viết lại.

- GV trả bài cho từng HS.

HĐ2: Chữa bài:

a. Hướng dẫn HS sửa lỗi.

- GV giao việc: Các em đọc kĩ lời nhận xét, viết vào phiếu học tập các loại lỗi và sửa lại cho đúng những lỗi sai. Sau đó, các em nhớ đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lại lỗi, việc sửa lỗi.

b. Hướng dẫn chữa lỗi chung.

- Cho HS lên bảng chữa lỗi.

- GV dán lên bảng tờ giấy đã viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, về ý.

- GV nhận xét và chữa lại cho đúng bằng phấn màu.

HĐ3:Học tập đoạn văn, bài văn hay:

- GV đọc một số đoạn, bài văn hay.

- 1 HS đọc lại, lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS nhận bài và đọc lại bài

- HS tự sửa lỗi, đổi tập sửa lỗi cho bạn.

- Một số HS lên chữa lỗi trên bảng, cả lớp chữa trên giấy nháp.

- Lớp trao đổi và nhận xét.

- HS chép bài chữa đúng vào vở.

- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đẹp của câu văn, đoạn văn.

(19)

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 nhận ra được lỗi của mình.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Chữa các lỗi sai

- Viết lại các đoạn văn chưa ưng ý cho hay hơn

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

- HS rút kinh nghiệm cho mình khi làm bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

LỊCH SỬ

TIẾT 20: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước; uy quyền tập trung vào tay vua

- Biết cách xâu chuỗi các sự kiện lịch sử.

* ĐCND: Không cần nắm nội dung của bộ luật Hồng Đức, chỉ cần biết bộ luật được soạn thảo thời Hậu Lê

- Có tinh thần học tập nghiêm tục, tôn trọng lịch sử. Góp phần phát triển các năng lực ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phiếu học tập cho HS.

+ Tranh minh hoạ như SGK (nếu có) - HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

+Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?

+ Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét:

+Ải Chi Lăng hiểm trở thuận lợi cho việc mai phục của quân ta...

+ Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn....

2. Hoạt động Hình thành kiến thức (30 phút)

(20)

* Giới thiệu bài: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

Hoạt động 1: Một số nét khái quát về nhà Hậu Lê:

- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê: Tháng 4- 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) . - GV phát phiếu học tập cho HS.

+ Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào?

Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì?

Đóng đô ở đâu?

+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?

+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?

+ Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối?

* Việc quản lý đất nước thời Hậu Lê rất chặt chẽ. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua

Hoạt động 2: Bản đồ Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức

- GV giới thiệu vai trò của bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh:

Đây là công cụ để quản lí đất nước.

- GV giúp HS tìm hiểu đôi nét bản đồ và bộ luật

+ Ai là người cho vẽ bản đồ và xây dựng bộ luật?

+ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?

- GV nhận xét và kết luận: Gọi là Bản đồ Hồng Đức, bộ luật Hồng Đức vì chúng cùng ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi vua đặt niên hiệu là Hồng Đức. Nhờ có bộ luật này những

- Lắng nghe

- HS đọc thông tin SGK

- HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý .

- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp + Nhà Hậu Lê ra đời năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.

+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra.

+ Việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.

+ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội

- HS tìm hiểu cá nhân – Chia sẻ lớp.

+ Vua Lê Thánh Tông

+ Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ

- Lắng nghe

(21)

chính sách phát triển kinh tế, đối nội , đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút).

- Hãy nêu một số luật, bộ luật có vai trò quan trọng trong quản lí đất nước hiện nay

* Củng cố - dăn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về xem lại bài

- HS nối tiếp nêu

- Tìm hiểu thêm về vua Lê Thánh Tông

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 42: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI THẾ NÀO?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).

- Có ý thức đặt câu và viết câu đúng. Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + 2 tờ giấy khổ to viết 6 câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn ở phần nhận xét; 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3.

+1 tờ giấy khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn ở BT, phần luyện tập.

- HS: Vở BT, bút, ..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mờ đầu (5 phút)

+ Đặt 1 câu kể Ai thế nào?

+ Xác định 2 bộ phận của câu kể đó - Dẫn vào bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét

2. Hoạt động Hình hành kiến thức (15 phút) a. Phần nhận xét

Bài tập 1 + 2: Đọc và tìm câu kê Ai thế nào?

- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ

Nhóm 2- Lớp - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn văn và đánh thứ tự câu.

- HS làm việc nhóm 2 xác định câu kể Ai

(22)

tìm các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Trong đoạn văn có các câu kể Ai thế nào? Là câu 1, 2, 4, 6, 7.

Bài tập 3: Xác định CN và VN trong câu ...

- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng các câu văn đã chuẩn bị trước.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 4: Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung..

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

GV đưa bảng phụ (băng giấy) đã ghi sẵn lời giải đúng.

- Chốt lại nội dung bài học.

*Lưu ý giúp đo hs M1+M2

thế nào? và chia sẻ trước lớp.

HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp + Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

+ Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều

+ Ông Ba trầm ngâm.

+ Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

+ Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

- HS đọc ghi nhớ.

3. Hoạt động Luyện tập - thực hành (15 phút) Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ VN của các câu do từ loại nào tạo thành?

Bài 2: Đặt 3 câu kể Ai thế nào? mỗi câu ta một loài hoa.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Nhận xét, khen/ động viên.

- GV cùng HS chữa các câu đặt cho HS

- Cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a:

a) Tất cả các câu trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?

b)Vị ngữ của các câu trên và những từ ngữ tạo thành là:

- Cánh đại bàng rất khỏe - Mỏ đại bàng dài và cứng

- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu

- Đại bàng rất ít bay

- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều

+ Do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành Cá nhân – Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

VD:

+ Hoa huệ trắng muốt như tuyết + Hoa đào sắc phơn phớt hồng

(23)

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Ghi nhớ cách xác định VN trong câu kể Ai thế nào?

- Liên kết các câu ở bài tập 2 thành đoạn văn.

* Củng cố - dặn dò:

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào?

- Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022 TOÁN

TIẾT 98 : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số

- Biểu diễn được thương của phép chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS (PS có TS lớn hơn MS). Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Góp phần phát triển các kĩ năng tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình vẽ minh hoạ SGK.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

+ Bạn hãy viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?

7:9; 5:8; 6:12;...

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét.

2.Hoạt động Hình thành kiến thức (15 phút) a) Biểu diễn thương của phép

chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS

(24)

* Ví dụ 1:

- Gv nêu ví dụ 1 và vẽ hình lên bảng.

+ Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần?

- GV nêu: ta nói Vân ăn 4 phần hay

4

4 quả cam.

+ Vân ăn thêm 1

4 quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?

+ Như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần?

- GV nêu: Ta nói Vân ăn 5 phần hay

5

4 quả cam.

=>KL: Mỗi quả cam được chia thành 4 phần bằng nhau, Vân ăn 5 phần, vậy số cam Vân đã ăn là

5

4 quả cam.

* Ví dụ 2:

- Gv nêu ví dụ 2 và vẽ hình như SGK.

+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được mấy quả cam?

=> GV nhắc lại: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được

5

4 quả cam. Vậy 5: 4 =?

Vậy có thể biểu diễn thương của phép chia 5 cho 4 đưới dạng PS là:

5 4

b. So sánh 1 phân số với 1:

+ 5

4 quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?

+ So sánh 5

4 và 1.

- 1HS đọc ví dụ và quan sát hình minh hoạ, trả lời các câu hỏi:

+ 4 phần.

+ 1 phần.

+ 5 phần.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc lại ví dụ và quan sát hình minh hoạ cho ví dụ- nêu cách chia.

+ Mỗi người được 5

4 quả cam.

+ 5: 4 = 5 4

+ 5

4 quả cam nhiều hơn 1 quả cam vì 5

4 quả cam là 1 quả cam thêm 1 4 quả cam.

5 4 > 1 + Phân số

5

4 có tử số lớn hơn mẫu số.

- HS nhắc lại.

(25)

+ Hãy so sánh mẫu số và tử số của phân số

5 4 ?

+ Vậy những PS như thế nào thì lớn hơn 1?

=> GV kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp để rút ra các kết luận

=> GV kết luận 2: Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì bằng 1.

=> GV kết luận 3: Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

+ PS có TS lớn hơn MS

- HS nêu lại. Lấy VD phân số lớn hơn 1.

+ 4: 4 = 4

4 ; 4: 4 = 1

- HS nêu kết luận và lấy VD minh hoạ

3. Hoạt động Luyện tập- thực hành (15 phút) Bài 1: Viết thương của phép chia

dưới dạng phân số.

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách viết thương của phép chia dưới dạng phân số.

- Lưu ý trợ giúp hs M1+M2 Bài 3: Trong các phân số … a) Phân số nào bé hơn 1 b) Phân số nào bằng 1.

c) Phân số nào lớn hơn 1 - GV chốt đáp án.

- Củng cố cách so sánh phân số với 1.

Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Lấy VD về phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên và biểu diễn dưới

- Làm cá nhân - Chia sẻ lớp Đ/a:

9: 7 = 9

7 8: 5 = 8

5 19: 11 = 19

11

3: 3 = 3

3 2: 15 = 2 15

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a:

a) 13

4 < 1 ; 9

14 < 1 ; 6 10 <

1

b) 24

24 = 1 ; c)

7

5 > 1 ; 19 17 > 1

- HS quan sát hình vẽ, nêu đáp án đúng + Hình 1: Phân số:

7 6 + Hình 2: Phân số:

7 12

(26)

dạng phân số

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 42: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).

- Tích cực, tự giác học bài. Góp phần phát triển các năng lực tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

*GD BVMT: Nhận xét trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: +Tranh ảnh một số cây ăn quả.

+ Bảng phụ ghi lời giải BT 1, 2 (phần nhận xét).

- HS: Sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV dẫn vào bài mới

- Lớp phó văn thể điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2.Hoạt động Hình thành kiến thức:(15 phút) a. Phần nhận xét

Bài tập 1: Đọc bài văn và xác định các đoạn văn…

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Cho HS trình bày.

- Chốt đáp án

Nhóm 2 - cả lớp

-1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đáp án:

Đoạn 1: 3 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về bãi ngô.

Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.

Đoạn 3: Còn lại. Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

(27)

Bài tập 2: Đọc lại bài “Cây mai tứ quý”.

Trình bày…

- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại bài Cây mai tứ quý, sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở BT 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.

+ Bài Cây mai tứ quý có mấy đoạn?

Nội dung từng đoạn?

+ So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài:

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài tập 3: Từ cấu tạo của hai bài văn trên em hãy rút ra cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc phần ghi nhớ.

Nhóm 4 - Lớp

Đáp án:

* Cây mai tứ quý có 3 đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về cây mai

+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.

+ Đoạn 3: 4 dòng còn lại: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

+ Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

Cá nhân - Lớp

* Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

3. Hoạt động Luyện tập - thực hành (15 phút) Bài tập 1: Đọc bài văn và cho biết cây

gạo…

- GV giao việc: Các em phải chỉ rõ bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?

- GV nhận xét và chốt lại

- Lưu ý HS học tập cách miêu tả cây gạo vào bài văn của mình sau này

* GDBVMT: Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng. Khi quan sát và miêu tả cây cối, chúng ta sẽ nhận ra được vẻ đẹp ấy. Theo các em, chúng ta cần làm

Nhóm 2 - Lớp

- HS tìm các đoạn của bài văn và nêu nội dung từng đoạn:

+ Đ 1: Miêu tả thời kì ra hoa của cây gạo

+ Đ 2: Miêu tả thời kì hoa tàn + Đ 3: Miêu tả thời kì ra quả

=> Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo...

- HS liên hệ, nêu các biện pháp bảo vệ cây và môi trường sống của cây.

(28)

gì đề luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của các loài cây?

Bài tập 2: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc….

- GV giao việc: Các em có thể chọn một trong số loại cây ăn quả quen thuộc (cam, bưởi, chanh, xoài, mít,…) lập dàn ý để miêu tả cây mình đã chọn.

- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài tốt.

* Lưu ý: GV đi giúp đỡ những HS M1+M2

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Hoàn thiện dàn ý cho bài văn tả cây cối

- Lập thêm dàn ý theo cách thứ hai.

* Củng cố - dăn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Dặn hs về xem lại bài

Cá nhân – Lớp

VD: Lập dàn ý tả từng bộ phận của cây Tả cây khế

MB: Giới thiệu cây khế được trồng ở góc vườn

TB: *Tả bao quát: Cây khế cao khoảng 2m, tán lá xùm xoà,...

*Tả chi tiết:

+ Cành khế: dày, đan vào nhau, giòn, dễ gãy

+ Lá khế: Nhỏ, mọc thành chùm sát nhau

+ Hoa khế: Tím hồng như những ngôi sao li ti

+ Quả khế lúc xanh, lúc chín,...

*Tả công dụng của cây khế: Quả khế chua dùng nấu canh. Khế ngọt để ăn rất ngon

KB: Nêu tình cảm và cách chăm sóc cây.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

….

………

….………

TẬP ĐỌC

TIẾT 43: SẦU RIÊNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa. Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(29)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

+ Sông La đẹp như thế nào?

+ Theo em, bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- Lơp trưởng điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi …

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: 25 phút Hoạt động 1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm…

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu … kì lạ.

+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng … tháng năm ta.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện,lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4)

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

(30)

bài

+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

+ Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?

+ Quả

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi mắc trong bài viết theo

- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết

- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi mắc trong bài viết theo sự hướng

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc